Phóng viên Nguyễn Đắc Kiên đã bị cho nghỉ việc vì phản đối Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
VOA - Một phóng viên của báo Gia đình và Xã hội đã bị cho nghỉ việc sau khi
viết bài có tựa đề ‘vài lời với Tổng bí thư đảng Cộng sản Việt Nam
Nguyễn Phú Trọng’.
Tờ báo nơi anh Nguyễn Đức Kiên làm việc hôm 26/2 đã đăng một thông báo trên trang web của tờ này, nói rằng anh ‘không còn tư cách là phóng viên Báo Gia đình & Xã hội’.
Thông báo có đoạn: ‘Hội đồng Kỷ luật của Báo Gia đình & Xã hội đã họp và ra quyết định kỷ luật, buộc thôi việc đối với anh Nguyễn Đắc Kiên’.
‘Hiện nay anh Nguyễn Đắc Kiên không còn tư cách là phóng viên Báo Gia đình & Xã hội và tự chịu trách nhiệm cá nhân trước pháp luật với các phát ngôn, hành vi của mình’.
Trước đó, anh Kiên đã có một bài blog
phản hồi sau bài phát biểu của ông Nguyễn Phú Trọng. Ông Trọng nói đã
xuất hiện những ý kiến có thể bị coi là ‘biểu hiện của suy thoái về nhận
thức tư tưởng’trong các góp ý sửa đổi hiến pháp.Tờ báo nơi anh Nguyễn Đức Kiên làm việc hôm 26/2 đã đăng một thông báo trên trang web của tờ này, nói rằng anh ‘không còn tư cách là phóng viên Báo Gia đình & Xã hội’.
Thông báo có đoạn: ‘Hội đồng Kỷ luật của Báo Gia đình & Xã hội đã họp và ra quyết định kỷ luật, buộc thôi việc đối với anh Nguyễn Đắc Kiên’.
‘Hiện nay anh Nguyễn Đắc Kiên không còn tư cách là phóng viên Báo Gia đình & Xã hội và tự chịu trách nhiệm cá nhân trước pháp luật với các phát ngôn, hành vi của mình’.
Ông nói tại tỉnh Phú Thọ và được Đài truyền hình Việt Nam loan tin:
"Xem ai có tư tưởng muốn bỏ Điều 4 Hiến pháp không? Phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng không? Muốn đa nguyên đa đảng không? Có tam quyền phân lập không? Có phi chính trị hóa quân đội không? Người ta đang có những quan điểm đấy, đưa cả lên phương tiện thông tin đại chúng đấy. Thế là suy thoái chứ còn gì nữa. Tham gia khiếu kiện, biểu tình, ký đơn tập thể, thì nó là cái gì? Nên phải quan tâm xử lý những điều đó."
Đáp lại, phóng viên Nguyễn Đắc Kiên viết:
"Đầu tiên, cần phải xác định, ông đang nói với ai? Nếu ông nói với nhân dân cả nước thì xin khẳng định luôn là ông không có tư cách."
"Ông là Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam, nếu muốn dùng hai chữ 'suy thoái' thì cùng lắm là ông chỉ có thể nói với những người đang là đảng viên cộng sản, ông không đủ tư cách để nói lời đó với nhân dân cả nước. Nếu ông và các đồng chí của ông muốn giữ Điều 4, muốn giữ vai trò lãnh đạo, muốn chính trị hóa quân đội, không muốn đa đảng, không muốn tam quyền phân lập, thì đó chỉ là ý muốn của riêng ông và đảng cộng sản của ông."
Anh Kiên nói thêm: "Ông không thể quy kết rằng đó là ý muốn của nhân dân Việt Nam. Tuy nhiên, cũng cần phải nhấn mạnh rằng, những ý muốn trên chỉ nên xem là của riêng ông Tổng Bí thư Trọng, chưa chắc đã là tâm nguyện của toàn bộ đảng viên cộng sản hiện nay."
Ngoài ra, trong bài blog của mình anh Kiên cũng tuyên bố ủng hộ đa nguyên, đa đảng, ủng hộ các đảng cạnh tranh lành mạnh cũng như ủng hộ phi chính trị hóa quân đội.
Bài phát biểu của ông Trọng đã gây ra nhiều cuộc tranh luận trên các trang mạng xã hội và các diễn đàn
Một độc giả của VOA tiếng Việt viết: “Chân thành góp ý thì bị chụp mũ là tư tưởng suy thoái về đạo đức, không khéo lại bị lừa để rồi ghép vào tội nói xấu để toan tính lật đổ Đảng và nhà nước cái bẫy vi phạm điều 79 và 88 bộ luật hình sự lồ lộ ra đấy... Kẻ nào thật thà thì sẽ chịu nhiều sót sa... Đừng tin những gì họ nói...”.
Đợt lấy ý kiến của người dân về bản dự thảo sửa đổi hiến pháp năm 1992 dự kiến sẽ kết thúc vào cuối tháng Ba.
"Đầu tiên, cần phải xác định, ông đang nói với ai? Nếu ông nói với nhân dân cả nước thì xin khẳng định luôn là ông không có tư cách."
"Ông là Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam, nếu muốn dùng hai chữ 'suy thoái' thì cùng lắm là ông chỉ có thể nói với những người đang là đảng viên cộng sản, ông không đủ tư cách để nói lời đó với nhân dân cả nước. Nếu ông và các đồng chí của ông muốn giữ Điều 4, muốn giữ vai trò lãnh đạo, muốn chính trị hóa quân đội, không muốn đa đảng, không muốn tam quyền phân lập, thì đó chỉ là ý muốn của riêng ông và đảng cộng sản của ông."
Anh Kiên nói thêm: "Ông không thể quy kết rằng đó là ý muốn của nhân dân Việt Nam. Tuy nhiên, cũng cần phải nhấn mạnh rằng, những ý muốn trên chỉ nên xem là của riêng ông Tổng Bí thư Trọng, chưa chắc đã là tâm nguyện của toàn bộ đảng viên cộng sản hiện nay."
Ngoài ra, trong bài blog của mình anh Kiên cũng tuyên bố ủng hộ đa nguyên, đa đảng, ủng hộ các đảng cạnh tranh lành mạnh cũng như ủng hộ phi chính trị hóa quân đội.
Bài phát biểu của ông Trọng đã gây ra nhiều cuộc tranh luận trên các trang mạng xã hội và các diễn đàn
Một độc giả của VOA tiếng Việt viết: “Chân thành góp ý thì bị chụp mũ là tư tưởng suy thoái về đạo đức, không khéo lại bị lừa để rồi ghép vào tội nói xấu để toan tính lật đổ Đảng và nhà nước cái bẫy vi phạm điều 79 và 88 bộ luật hình sự lồ lộ ra đấy... Kẻ nào thật thà thì sẽ chịu nhiều sót sa... Đừng tin những gì họ nói...”.
Đợt lấy ý kiến của người dân về bản dự thảo sửa đổi hiến pháp năm 1992 dự kiến sẽ kết thúc vào cuối tháng Ba.