Tổng Bí thư Ðảng cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng.
VOA - Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng nói đã xuất hiện
những ý kiến có thể bị coi là ‘biểu hiện của suy thoái về nhận thức tư
tưởng’trong các góp ý sửa đổi hiến pháp.
"Vừa rồi đã có các luồng ý kiến, cũng có thể quy vào được là suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống."
"Vừa rồi đã có các luồng ý kiến, cũng có thể quy vào được là suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống."
Bản
tin thời sự của Đài truyền hình Việt Nam tối 25/2 dẫn lời ông Trọng
phát biểu như vậy trong khi ông tới tỉnh miền bắc Phú Thọ.
"Xem ai có tư tưởng muốn bỏ Điều 4 Hiến pháp không? Phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng không? Muốn đa nguyên đa đảng không? Có tam quyền phân lập không? Có phi chính trị hóa quân đội không? Người ta đang có những quan điểm đấy, đưa cả lên phương tiện thông tin đại chúng đấy. Thế là suy thoái chứ còn gì nữa. Tham gia khiếu kiện, biểu tình, ký đơn tập thể, thì nó là cái gì? Nên phải quan tâm xử lý những điều đó."
Cũng trong bản tin vừa kể, xướng ngôn viên của Đài truyền hình Việt Nam nói: ‘góp ý dự thảo sửa đổi hiến pháp năm 1992, nhiều ý kiến khẳng định vai trò lãnh đạo của đảng đối với nhà nước, và xã hội là một tất yếu lịch sử’.
Quốc hội Việt Nam hiện đang lấy ý kiến của người dân về bản dự thảo sửa đổi hiến pháp năm 1992 cho tới cuối tháng Ba.
Hồi đầu tháng Hai, hàng chục nhân sỹ, trí thức có uy tín ở trong nước đã gửi bản kiến nghị sửa đổi hiến pháp lên quốc hội, trong đó nhấn mạnh tới các quyền cơ bản của người dân.
"Xem ai có tư tưởng muốn bỏ Điều 4 Hiến pháp không? Phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng không? Muốn đa nguyên đa đảng không? Có tam quyền phân lập không? Có phi chính trị hóa quân đội không? Người ta đang có những quan điểm đấy, đưa cả lên phương tiện thông tin đại chúng đấy. Thế là suy thoái chứ còn gì nữa. Tham gia khiếu kiện, biểu tình, ký đơn tập thể, thì nó là cái gì? Nên phải quan tâm xử lý những điều đó."
Cũng trong bản tin vừa kể, xướng ngôn viên của Đài truyền hình Việt Nam nói: ‘góp ý dự thảo sửa đổi hiến pháp năm 1992, nhiều ý kiến khẳng định vai trò lãnh đạo của đảng đối với nhà nước, và xã hội là một tất yếu lịch sử’.
Quốc hội Việt Nam hiện đang lấy ý kiến của người dân về bản dự thảo sửa đổi hiến pháp năm 1992 cho tới cuối tháng Ba.
Hồi đầu tháng Hai, hàng chục nhân sỹ, trí thức có uy tín ở trong nước đã gửi bản kiến nghị sửa đổi hiến pháp lên quốc hội, trong đó nhấn mạnh tới các quyền cơ bản của người dân.
Bản kiến nghị này hiện đã nhận được hàng nghìn chữ ký ủng hộ. Nhà văn
Võ Thị Hảo là một trong số những người ký vào bản kiến nghị. Bà nói:
"Hiến pháp là điều rất quan trọng đó là đạo luật gốc. Người dân có được bảo vệ cái quyền đương nhiên của mình hay không, có được quyền tự do hay không, một chính thể họ sẽ bị kiềm chế, đi vào con đường độc tài và đồi bại…Có bao nhiêu thứ quan trọng trong hiến pháp. Bởi vậy, tôi rất quan tâm đến hiến pháp ngay từ những ngày đầu tiên khi mà đặt vấn đề sửa đổi hiến pháp. Tôi thấy rằng là dù có thế nào, tôi vẫn phải quan tâm tới hiến pháp này và tôi đã góp ý, ký kiến nghị sửa đổi hiến pháp. Tôi nghĩ đó là hiến pháp đương nhiên, tốt, và nó công bằng đối với mọi lực lượng, mọi tầng lớp. Công bằng cả với đảng cầm quyền hiện này đang toàn quyền lãnh đạo, đó là đảng cộng sản. Tôi nghĩ đảng cộng sản chẳng thiệt thòi gì trong vấn đề này."
"Hiến pháp là điều rất quan trọng đó là đạo luật gốc. Người dân có được bảo vệ cái quyền đương nhiên của mình hay không, có được quyền tự do hay không, một chính thể họ sẽ bị kiềm chế, đi vào con đường độc tài và đồi bại…Có bao nhiêu thứ quan trọng trong hiến pháp. Bởi vậy, tôi rất quan tâm đến hiến pháp ngay từ những ngày đầu tiên khi mà đặt vấn đề sửa đổi hiến pháp. Tôi thấy rằng là dù có thế nào, tôi vẫn phải quan tâm tới hiến pháp này và tôi đã góp ý, ký kiến nghị sửa đổi hiến pháp. Tôi nghĩ đó là hiến pháp đương nhiên, tốt, và nó công bằng đối với mọi lực lượng, mọi tầng lớp. Công bằng cả với đảng cầm quyền hiện này đang toàn quyền lãnh đạo, đó là đảng cộng sản. Tôi nghĩ đảng cộng sản chẳng thiệt thòi gì trong vấn đề này."
Bà
Hảo nói rằng kiến nghị sửa đổi hiến pháp của các nhân sỹ, trí thức,
‘không bác bỏ quyền của đảng, nhưng phải đặt đảng trong một cái sự cạnh
tranh tốt về mặt công việc và uy tín’.
Nữ nhà văn từng nhiều lần lên tiếng về các vấn đề trong xã hội nói rằng bà ‘không thể tưởng tượng nổi’ khi nghe lời phát biểu của ông Nguyễn Phú Trọng.
"Nếu mà gọi những người đã nghe theo lời kêu gọi rằng hãy góp ý cho hiến pháp sửa đổi 1992, và khi mà người ta đã chân thành góp ý mà lại gọi thế là suy thoái đạo đức thì đúng là không thể tưởng tượng nổi. Tôi không thể tưởng tượng nổi một tổng bí thư lại có thể nói như vậy trong khi trước đó thì đã kêu gọi người ta góp ý vào hiến pháp. Các nhà cầm quyền ở Việt Nam thường nói rằng là Việt Nam rất là dân chủ, thậm chỉ còn có người còn nói dân chủ gấp triệu lần tư sản. Thế thì tại sao người ta góp ý vào hiến pháp, mình nghe hay không thì đó là cái việc tính sau, nhưng phải trân trọng các ý kiến đó chứ. Người ta góp ý một cách đàng hoàng và công khai, và những cái góp ý như thế tôi thấy rất là đúng và công bằng. Hiến pháp mà nó có những điều cơ bản như chúng tôi góp ý thì nó đã đem lại những sự phát triển rất tốt ở các nước khác và đem lại sự công bằng dân chủ, bình đẳng và tự do. Mặc dù không phải là tuyệt đối nhưng nó tiến bộ hơn rất nhiều so với hiến pháp 1992 và hiến pháp đó còn lấy lại được một số tinh thần quan trọng trong hiến pháp 1946 khi mà thành lập nhà nước này và ông Hồ Chí Minh đã cùng với một số trí thức soạn ra. Tôi nghĩ rằng là cái gì nó là sự thật, thì dù có thừa nhận hay không thì nó vẫn còn đó. Bao nhiêu đời người ta vẫn còn nhận xét về điều đó, sao có thể gọi đó là suy thoái được."
Nhà văn Võ Thị Hảo cũng cho biết bà cũng rất ngạc nhiên khi ban soạn thảo sửa đổi hiến pháp 92 ‘hoàn toàn bác bỏ việc góp ý, kiến nghị hiến pháp (của các trí thức) là không hợp lệ, không đúng nghị quyết của quốc hội’.
Bà Hảo còn cho rằng ‘tai họa lớn nhất mà những người Việt Nam đã gặp là cái tai họa luôn luôn bị đe dọa, và bị tước đoạt quyền làm người, quyền đương nhiên được nói, quyền bình đẳng với loài vật, tức là được kêu lên hồn nhiên’.
Nữ nhà văn từng nhiều lần lên tiếng về các vấn đề trong xã hội nói rằng bà ‘không thể tưởng tượng nổi’ khi nghe lời phát biểu của ông Nguyễn Phú Trọng.
"Nếu mà gọi những người đã nghe theo lời kêu gọi rằng hãy góp ý cho hiến pháp sửa đổi 1992, và khi mà người ta đã chân thành góp ý mà lại gọi thế là suy thoái đạo đức thì đúng là không thể tưởng tượng nổi. Tôi không thể tưởng tượng nổi một tổng bí thư lại có thể nói như vậy trong khi trước đó thì đã kêu gọi người ta góp ý vào hiến pháp. Các nhà cầm quyền ở Việt Nam thường nói rằng là Việt Nam rất là dân chủ, thậm chỉ còn có người còn nói dân chủ gấp triệu lần tư sản. Thế thì tại sao người ta góp ý vào hiến pháp, mình nghe hay không thì đó là cái việc tính sau, nhưng phải trân trọng các ý kiến đó chứ. Người ta góp ý một cách đàng hoàng và công khai, và những cái góp ý như thế tôi thấy rất là đúng và công bằng. Hiến pháp mà nó có những điều cơ bản như chúng tôi góp ý thì nó đã đem lại những sự phát triển rất tốt ở các nước khác và đem lại sự công bằng dân chủ, bình đẳng và tự do. Mặc dù không phải là tuyệt đối nhưng nó tiến bộ hơn rất nhiều so với hiến pháp 1992 và hiến pháp đó còn lấy lại được một số tinh thần quan trọng trong hiến pháp 1946 khi mà thành lập nhà nước này và ông Hồ Chí Minh đã cùng với một số trí thức soạn ra. Tôi nghĩ rằng là cái gì nó là sự thật, thì dù có thừa nhận hay không thì nó vẫn còn đó. Bao nhiêu đời người ta vẫn còn nhận xét về điều đó, sao có thể gọi đó là suy thoái được."
Nhà văn Võ Thị Hảo cũng cho biết bà cũng rất ngạc nhiên khi ban soạn thảo sửa đổi hiến pháp 92 ‘hoàn toàn bác bỏ việc góp ý, kiến nghị hiến pháp (của các trí thức) là không hợp lệ, không đúng nghị quyết của quốc hội’.
Bà Hảo còn cho rằng ‘tai họa lớn nhất mà những người Việt Nam đã gặp là cái tai họa luôn luôn bị đe dọa, và bị tước đoạt quyền làm người, quyền đương nhiên được nói, quyền bình đẳng với loài vật, tức là được kêu lên hồn nhiên’.