Cảng Hobart, tiểu bang Tasmania ở Australia.
Ngọc Hân - VOA - 18.02.2013 - Hình ảnh quen thuộc mà công chúng bên ngoài Australia vẫn thường nhìn thấy trên màn ảnh truyền hình và các bức ảnh trên báo chí truyền thông thường là những đám cháy rừng dữ dội hoặc những trận lũ lụt kinh hoàng hàng năm.
Ngay cả tại Úc châu, nơi mà đa số dân chúng sinh sống ở thành thị, đây cũng là những hình ảnh quen thuộc. Từ đầu tháng Giêng năm nay, khi mùa hè bắt đầu, nhiều đám cháy rừng tàn phá hàng trăm ngàn hec-ta và biến những khu rừng xanh tươi thành những vùng đất trơ trọi đầy tro bụi tại các tiểu bang Tasmania, Victoria, NSW và Tây Úc – tức là hơn phân nửa lục địa Úc châu. Ngay trong ngày hôm nay, tại tiểu bang Victoria, “Mùa Hè Đỏ Lửa” vẫn tiếp tục.
Australia nổi tiếng là một lục địa có nhiều sa mạc, đồng khô cỏ cháy – và hình ảnh nầy đã đi vào lòng người địa phương ngay cả trong bài quốc ca ‘Advance Australia Fair.” Thế nhưng Australia còn có một hình ảnh khác, kém quen thuộc hơn với người nước ngoài. Đó là những cánh đồng bất tận, cò bay thẳng cánh, nói theo phương cách của giới nông gia Việt Nam tại vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL).
Australia là nước lớn hàng thứ sáu trên thế giới, với một diện tích 7 triệu 683 ngàn 300 cây số vuông tức là gần bằng diện tích Hoa Kỳ - không kể Tiểu bang Alaska - nhưng lại chỉ có 23 triệu dân so với trên 300 triệu dân tại Mỹ.
Những ai quan tâm đến kinh tế, thường biết Australia rất giàu tài nguyên thiên nhiên và nền ngoại thương lớn mạnh nhờ vào số lượng quặng mỏ xuất cảng hàng năm đem lại phúc lợi cho nhân dân và chính phủ Úc Đại Lợi.
Trong khi quặng mỏ là tài nguyên chỉ có thể sử dụng một lần và vào lúc nào đó trong tương lai xa, tài nguyên thiên nhiên này sẽ cạn kiệt. Trái lại, sức mạnh nông nghiệp của Australia là nguồn tài nguyên bền vững và có thể tái tạo từ thế hệ này sang thế hệ khác, để bảo vệ sức mạnh kinh tế của Australia như là một cường quốc bậc trung đã phát triển.
Vườn nho ở Thung lũng Barossa, Australia
Hiện nay, Australia sản xuất số lượng nông phẩm gấp ba lần nhu cầu và có thể nuôi sống trên 60 triệu người mỗi năm tại các quốc gia bên ngoài Úc Châu. Trị giá nông phẩm xuất khẩu của Austrlaia là 27 tỉ Úc kim và đứng đầu danh sách là lúa mì (wheat), thịt gia súc (meat) và các sản phẩm từ sữa (dairy). Trong khi kim ngạch này chỉ tương đương với khoảng 2% tổng sản lượng nội địa GDP, Australia sử dụng một lực lượng nhân công bằng 15 % nhân số làm việc tại Úc. So với khoảng 2% nhân công sử dụng trong ngành hầm mỏ, ngành nông nghiệp tạo rất nhiều công ăn việc làm cho công chúng Úc Châu.
Vì lý do khí hậu khắc nghiệt – đặc biệt là vào mùa hè và Australia lại là lục địa khô thứ nhì trên thế giới, nên chỉ có khoảng 6% diện tích Australia là thích hợp cho việc canh tác. Nhưng 6% này tương đương với khoảng 460 ngàn cây số vuông, tức là bằng 1 lần rưỡi diện tích của Việt Nam.
Trong tiến trình phát triển kinh tế, Australia đôi lúc cần đầu tư nước ngoài. Trong những năm gần đây, Trung Quốc – cũng vì lý do chiến lược an toàn thực phẩm cho dân số 1 tỉ 300 triệu người – đã bắt đầu chú ý đến lĩnh vực nông nghiệp tại Australia. Và tư bản Trung Quốc cũng đã tạo mãi một số nông trại, đặc biệt là tại mền Bắc nước Úc đất rộng người thưa. Sự hiện diện của tư bản Trung Quốc trong lĩnh vực nông nghiệp đã tạo nên một phản ứng tình cảm trong công chúng Úc - quan trong về mặt chính trị quốc nội ở cấp tiểu bang cũng như cấp liên bang.
Vì lý do khí hậu khắc nghiệt – đặc biệt là vào mùa hè và Australia lại là lục địa khô thứ nhì trên thế giới, nên chỉ có khoảng 6% diện tích Australia là thích hợp cho việc canh tác. Nhưng 6% này tương đương với khoảng 460 ngàn cây số vuông, tức là bằng 1 lần rưỡi diện tích của Việt Nam.
Trong tiến trình phát triển kinh tế, Australia đôi lúc cần đầu tư nước ngoài. Trong những năm gần đây, Trung Quốc – cũng vì lý do chiến lược an toàn thực phẩm cho dân số 1 tỉ 300 triệu người – đã bắt đầu chú ý đến lĩnh vực nông nghiệp tại Australia. Và tư bản Trung Quốc cũng đã tạo mãi một số nông trại, đặc biệt là tại mền Bắc nước Úc đất rộng người thưa. Sự hiện diện của tư bản Trung Quốc trong lĩnh vực nông nghiệp đã tạo nên một phản ứng tình cảm trong công chúng Úc - quan trong về mặt chính trị quốc nội ở cấp tiểu bang cũng như cấp liên bang.
Bởi vậy, chính phủ tại Canberra đã thiết lập một Sổ Đăng bạ Quốc gia (National Register) để thu thập dữ kiện về đất đai nông nghiệp thuộc quyền sử hữu của tư bản nước ngoài. Kết quả cho đến nay có vẻ trấn an được công luận, vì 89% đất đai nông nghiệp hãy còn nằm trong tay tư bản nội địa, tức là chỉ số này không thay đổi trong vòng 30 năm qua.
Đối với Australia, sự quan trọng của nông nghiệp không chỉ là số lượng. Australia là một quốc gia công nghệ đã phát triển, nên việc sản xuất nông phẩm được liên tục nghiên cứu và cải thiện để gia tăng phẩm chất và nâng cao hiệu năng sản xuất.
Đối với Australia, sự quan trọng của nông nghiệp không chỉ là số lượng. Australia là một quốc gia công nghệ đã phát triển, nên việc sản xuất nông phẩm được liên tục nghiên cứu và cải thiện để gia tăng phẩm chất và nâng cao hiệu năng sản xuất.
Trọng tâm của tiến trình nghiên cứu là Cơ quan Nghiên cứu Khoa học và Kỹ nghệ Úc gọi tắt là CSIRO. Đây là một cấu trúc liên bang bao gồm nhiều lĩnh vực có hàng ngàn khoa học gia và chuyên viên thuộc nhiều ngành làm việc. Trong lĩnh vực nông nghiệp và ngư nghiệp, tổ chức này đã thành công trong việc thử nghiệm canh tác trong tình trạng thiếu nước hoặc trong tình trạng đất đai bị nhiễm mặn. Họ cũng đã khám phá được những loại thuốc chủng ngừa để bảo vệ gia súc và các hải sản để thực phẩm có thể vừa ngon miệng vừa đáp ứng tiêu chuẩn cao về mặt sức khoẻ quần chúng.
Tuy nhiên, tiến bộ khoa học đôi khi đặt ra vấn đề ‘đạo đức’ là con người có nên thay đổi tiến trình tự nhiên của cây cỏ và động vật để phục vụ đời sống con người hay không? Tại Australia, - cũng như tại các quốc gia Châu Âu và Bắc Mỹ – kỹ nghệ nông nghiệp gọi là ‘hữu cơ’ (organic) cũng phát triển mạnh và thu hút được người tiêu thụ có khuynh hướng bảo vệ môi trường xanh và an toàn thực phẩm.
Và cũng như tại Châu Âu và Bắc Mỹ, xã hội ‘dư thừa’ tại Australia cũng phung phí thực phẩm rất nhiều. Người ta ước lượng mỗi năm, công chúng Australia đã phế thải khoảng tám triệu tấn thực phẩm tức là khoảng 361 kí-lô thực phẩm cho mỗi người mỗi năm.
Đây là sự phung phí đáng tiếc, vì thế giới này còn rất nhiều người đói khát. Theo thống kê dân số của Liên Hiệp Quốc, thế giới có sáu tỉ 100 triệu người trong năm 2000 và nhân số này sẽ gia tăng lên chín tỉ 300 triệu vào năm 2050. Hiện nay, nhân số người nghèo được ước tính là 870 triệu trên toàn thế giới mà nhiều hơn cả là tại Châu Phi, Châu Á Thái Bình Dương và Châu Mỹ La Tinh.
Những quốc gia đã phát triển đã đồng ý theo đuổi Mục tiêu Thiên niên kỷ của Liên Hiệp Quốc nhằm xóa đói giảm nghèo. Nhưng nhiều nước đã duyệt xét lại chương trình viện trợ phát triển ODA, vì hậu quả của cuộc khủng hoảng tài chánh năm 2008-2010.
Tuy vậy, Australia đã gia tăng ngân khoản viện trợ an toàn thực phẩm từ 140 triệu 600 ngàn Úc kim trong năm 2005/06 lên đến 416 triệu 700 ngàn Úc kim trong năm 2012/13. Đây là chương trình chung cho toàn thế giới qua những tổ chức toàn cầu như Chương trình Thực phẩm Thế giới WFP, Tổ chức Lương-Nông Liên Hiệp Quốc FAO hoặc tổ chức khu vực như Diễn đàn Châu Á Thái Bình Dương APEC hoặc Thượng đỉnh Đông Á (EAS).
Người dân ở khu vực đồng bằng sông Mekong
Riêng đối với Việt Nam, trị giá toàn bộ chương trình viện trợ ODA là 134 triệu 400 ngàn Úc kim trong năm 2012/13. Theo tài liệu của AusAid – cơ quan viện trợ quốc tế của Australia - tuy Việt Nam đã được Liên Hiệp Quốc coi là quốc gia có thu nhập trung bình nhưng 37 triệu người Việt trong tổng số 90 triệu tại Việt Nam ngày nay, vẫn còn sống trong tình trạng nghèo đói nghĩa là khoảng dưới hai Mỹ kim một ngày.
Một phần của tổng số ngoại viện này nhằm giúp Việt Nam cải thiện an toàn thực phẩm, trong trung hạn cũng như dài hạn. Dài hạn là vì hậu quả của biến đổi khí hậu có thể xảy ra cho Việt Nam – là một trong số 10 quốc gia có thể bị ảnh hưởng nặng nề nhất trên thế giới. Ngoài ra, vì ảnh hưởng tiêu cực có thể xảy ra do việc sử dụng nguồn nước sông Mekong ở thượng nguồn, vùng ĐBSCL Việt Nam có thể bị khô hạn trong tương lai và trong hiện tại đang bị nhiễm mặn.
Cơ quan CSIRO của Australia đang thử nghiệm một chương trình nghiên cứu trồng lúa tại vùng ĐBSCL trong tình trạng thiếu nước và bị nhiễm mặn. Tiến sĩ Ben MacDonald, một chuyên viên về môi trường của CSIRO tại Canberra là người đã đến vùng Cà Mau nhiều lần trong năm 2012/13 để thực hiện công trình nghiên cứu này.
Một phần của tổng số ngoại viện này nhằm giúp Việt Nam cải thiện an toàn thực phẩm, trong trung hạn cũng như dài hạn. Dài hạn là vì hậu quả của biến đổi khí hậu có thể xảy ra cho Việt Nam – là một trong số 10 quốc gia có thể bị ảnh hưởng nặng nề nhất trên thế giới. Ngoài ra, vì ảnh hưởng tiêu cực có thể xảy ra do việc sử dụng nguồn nước sông Mekong ở thượng nguồn, vùng ĐBSCL Việt Nam có thể bị khô hạn trong tương lai và trong hiện tại đang bị nhiễm mặn.
Cơ quan CSIRO của Australia đang thử nghiệm một chương trình nghiên cứu trồng lúa tại vùng ĐBSCL trong tình trạng thiếu nước và bị nhiễm mặn. Tiến sĩ Ben MacDonald, một chuyên viên về môi trường của CSIRO tại Canberra là người đã đến vùng Cà Mau nhiều lần trong năm 2012/13 để thực hiện công trình nghiên cứu này.