Trần Quốc Việt - Danlambao - Vào tháng Bảy 1988 báo Tuổi Trẻ đăng bức thư của học sinh Lê Vĩnh Nguyên ở Nha Trang:
Tôi có cảm giác bị phản bội, và tôi muốn biết tại sao...
Lúc giải phóng chúng tôi được bảo rằng chúng ta sẽ xây dựng đất nước giàu hơn, đẹp hơn và thịnh vượng hơn gấp mười lần trước đây. Vậy tại sao nhân dân vẫn còn quá nghèo? Tại sao họ vẫn không đủ ăn? Tại sao những học sinh thi đậu không được vào đại học vì cha mẹ họ có lý lịch xấu?
Những người dân vô tội ở Việt Nam chỉ còn biết kêu trời. Ở các nước khác, nếu phạm sai lầm các bộ trưởng chấp nhận trách nhiệm rồi từ chức. Khi nào Việt Nam học được như vậy?
Chính quyền tự hào về đánh Mỹ, nhưng lại không thể nào tổ chức nổi việc lấp các lỗ gà trên các con đường.
Vào thời ấy dân số Việt Nam độ 65 triệu người. Hiện nay dân số Việt Nam khoảng 90 triệu người mà đa phần là lớp trẻ. Trong thời đại bùng nổ thông tin này những người trẻ này sẽ trưởng thành hơn các thế hệ trước về mặt chính trị và họ sẽ bước ra khỏi lối mòn nô lệ các thế hệ cha anh đã đi qua. Họ muốn sống tự do ngay bây giờ. Họ có đủ can đảm để hành động nhưng không có đủ kiên nhẫn để chờ quá lâu như các thế hệ trước. Đây là một thế hệ chín chắn và có khả năng quyết định và hành động vì tương lai của mình và dân tộc. Hơn thế nữa họ muốn tăng tốc tương lai.
Từ lá thư của Lê Vĩnh Nguyên đến bài viết bất ngờ và rất can đảm của Nguyễn Đắc Kiên là khoảng thời gian của một thế hệ.
Từ đòi hỏi xóa ổ gà trên đường đến đòi hỏi xóa Điều 4 trong Hiến pháp để khai thông vận hội mới tươi sáng cho tương lai Việt Nam là một bước tiến dài và rất ý nghĩa ở chỗ bóng đêm sợ hãi đang bắt đầu tan để nhường chỗ cho ánh hồng của bình minh mới.
Từ đây chúng ta bắt đầu hy vọng. Nhưng từ đây Chuyến tàu Tự Do bắt đầu tăng tốc nếu và chỉ nếu rất nhiều người, đặc biệt thế hệ trẻ, hãy cùng nhau hành động để xây dựng tương lai chung của đất nước trong đó có tương lai của cá nhân mình và của con cháu mình.
Văn hào Victor Hugo từng nói rằng không có gì mạnh hơn tư tưởng khi thời gian của tư tưởng ấy đã đến. Hôm nay tư tưởng Tự Do đã đến thể hiện qua hàng ngàn chữ ký ủng hộ Lời Tuyên Bố của các Công Dân Tự Do.
Lịch sử chỉ là bi kịch nối dài khi chúng ta tiếp tục tồn tại trong sợ hãi. Song lịch sử là hy vọng khi chúng ta sống và hành động hết mình theo tiếng gọi của Tự Do và Lương Tri.
Cho nên những ai chưa ký vào bản vẽ tương lai của mình hãy ký vào vì thời gian không chờ đợi. Hãy nhớ con rùa bò được chỉ khi nó thò cổ ra ngoài. Chúng ta sẽ không bao giờ thấy được tương lai như mong muốn nếu chúng ta không cùng nhau hành động tập thể.
Hãy nhìn lại lịch sử của Liên Xô vào lúc tư tưởng tự do bùng phát từ dưới đáy của kim tự tháp quyền lực cộng sản. Từ tháng Mười 1988 đến tháng Mười 1989 4 triệu đoàn viên Thanh niên Cộng sản trả thẻ Đoàn. Và vào đầu năm 1990 khoảng từ 200.000 đến 300.000 người biểu tình ở Mạc Tư Khoa đòi xóa bỏ Điều 6 trong hiến pháp Liên Xô mà tương tự như Điều 4 trong hiến pháp của ĐCSVN.
Còn nếu chúng ta thấy tất cả sự thối nát của chế độ nhưng vì hàng ngàn "lý do chính đáng" chúng ta im lặng và không hành động trong khả năng cá nhân của mình thì người đáng trách nhất không ai khác hơn là chính chúng ta.
Rồi cuối cùng còn lại đằng sau những lớp bụi mờ tan dần trên con đường lịch sử vào lúc hoàng hôn là hình ảnh của chúng ta, những con rùa cam phận dấu mình lặng lẽ mãi mãi dưới những cái mai sợ hãi.
Hãy vươn mình ra khỏi bóng tối sợ hãi để tìm về ánh sáng tự do!
Trần Quốc Việt
danlambaovn.blogspot.com
Tôi có cảm giác bị phản bội, và tôi muốn biết tại sao...
Lúc giải phóng chúng tôi được bảo rằng chúng ta sẽ xây dựng đất nước giàu hơn, đẹp hơn và thịnh vượng hơn gấp mười lần trước đây. Vậy tại sao nhân dân vẫn còn quá nghèo? Tại sao họ vẫn không đủ ăn? Tại sao những học sinh thi đậu không được vào đại học vì cha mẹ họ có lý lịch xấu?
Những người dân vô tội ở Việt Nam chỉ còn biết kêu trời. Ở các nước khác, nếu phạm sai lầm các bộ trưởng chấp nhận trách nhiệm rồi từ chức. Khi nào Việt Nam học được như vậy?
Chính quyền tự hào về đánh Mỹ, nhưng lại không thể nào tổ chức nổi việc lấp các lỗ gà trên các con đường.
Vào thời ấy dân số Việt Nam độ 65 triệu người. Hiện nay dân số Việt Nam khoảng 90 triệu người mà đa phần là lớp trẻ. Trong thời đại bùng nổ thông tin này những người trẻ này sẽ trưởng thành hơn các thế hệ trước về mặt chính trị và họ sẽ bước ra khỏi lối mòn nô lệ các thế hệ cha anh đã đi qua. Họ muốn sống tự do ngay bây giờ. Họ có đủ can đảm để hành động nhưng không có đủ kiên nhẫn để chờ quá lâu như các thế hệ trước. Đây là một thế hệ chín chắn và có khả năng quyết định và hành động vì tương lai của mình và dân tộc. Hơn thế nữa họ muốn tăng tốc tương lai.
Từ lá thư của Lê Vĩnh Nguyên đến bài viết bất ngờ và rất can đảm của Nguyễn Đắc Kiên là khoảng thời gian của một thế hệ.
Từ đòi hỏi xóa ổ gà trên đường đến đòi hỏi xóa Điều 4 trong Hiến pháp để khai thông vận hội mới tươi sáng cho tương lai Việt Nam là một bước tiến dài và rất ý nghĩa ở chỗ bóng đêm sợ hãi đang bắt đầu tan để nhường chỗ cho ánh hồng của bình minh mới.
Từ đây chúng ta bắt đầu hy vọng. Nhưng từ đây Chuyến tàu Tự Do bắt đầu tăng tốc nếu và chỉ nếu rất nhiều người, đặc biệt thế hệ trẻ, hãy cùng nhau hành động để xây dựng tương lai chung của đất nước trong đó có tương lai của cá nhân mình và của con cháu mình.
Văn hào Victor Hugo từng nói rằng không có gì mạnh hơn tư tưởng khi thời gian của tư tưởng ấy đã đến. Hôm nay tư tưởng Tự Do đã đến thể hiện qua hàng ngàn chữ ký ủng hộ Lời Tuyên Bố của các Công Dân Tự Do.
Lịch sử chỉ là bi kịch nối dài khi chúng ta tiếp tục tồn tại trong sợ hãi. Song lịch sử là hy vọng khi chúng ta sống và hành động hết mình theo tiếng gọi của Tự Do và Lương Tri.
Cho nên những ai chưa ký vào bản vẽ tương lai của mình hãy ký vào vì thời gian không chờ đợi. Hãy nhớ con rùa bò được chỉ khi nó thò cổ ra ngoài. Chúng ta sẽ không bao giờ thấy được tương lai như mong muốn nếu chúng ta không cùng nhau hành động tập thể.
Hãy nhìn lại lịch sử của Liên Xô vào lúc tư tưởng tự do bùng phát từ dưới đáy của kim tự tháp quyền lực cộng sản. Từ tháng Mười 1988 đến tháng Mười 1989 4 triệu đoàn viên Thanh niên Cộng sản trả thẻ Đoàn. Và vào đầu năm 1990 khoảng từ 200.000 đến 300.000 người biểu tình ở Mạc Tư Khoa đòi xóa bỏ Điều 6 trong hiến pháp Liên Xô mà tương tự như Điều 4 trong hiến pháp của ĐCSVN.
Còn nếu chúng ta thấy tất cả sự thối nát của chế độ nhưng vì hàng ngàn "lý do chính đáng" chúng ta im lặng và không hành động trong khả năng cá nhân của mình thì người đáng trách nhất không ai khác hơn là chính chúng ta.
Rồi cuối cùng còn lại đằng sau những lớp bụi mờ tan dần trên con đường lịch sử vào lúc hoàng hôn là hình ảnh của chúng ta, những con rùa cam phận dấu mình lặng lẽ mãi mãi dưới những cái mai sợ hãi.
Hãy vươn mình ra khỏi bóng tối sợ hãi để tìm về ánh sáng tự do!
Trần Quốc Việt
danlambaovn.blogspot.com