Tháng tư về.
Với những người miền Bắc, đó là tháng của những niềm vui. Từ quá khứ đến hiện tại. Trong quá khứ, những “ người mẹ nhìn đàn con nay đã về” và đó chính là “ mùa xuân mơ ước ấy đang đến đầu tiên” như trong lời ca mà nhạc sỹ Văn Cao đã viết.
Niềm vui đó không dừng ở việc đoàn tụ gia đình, mà nó còn là những món quà của bộ đội mang từ miền Nam về. Những mặt hàng như: Đồng hồ, Radio, vảii vóc, quần áo…đối với người miền Bắc là xa xỉ. Bởi thế, nên có câu “Miền Nam nhận họ, miền Bắc nhận hàng”. Hiện tại là những nhãn hàng Quốc tế được treo bày la liệt trên khắp cửa ngỏ tiến vào Hà Nội. Một thế giới Tư Bản đang dần dần làm cho đời sống của người dân Cộng Sản trở nên đầy đủ hơn.
Nhưng đối với người miền Nam thì tháng Tư về gợi lại trong họ những tháng ngày đen tối liên tiếp. Những chia cắt, phân ly. Những bắt bớ,tù tội, giết chóc, trù dập, giết hại, thuyền nhân…Nó không được như trong ca từ mà Văn Cao đã viết “Từ đây người biết yêu người. Từ đây người biết thương người”. Những hận thù trong chiến tranh được họ thoải mái mang ra trả thù của những kẻ đứng trên cương vị của người chiến thắng.
Không phải dễ dàng để người như ông Võ Văn Kiệt nói: “Nhiều sự kiện khi nhắc lại, có hàng triệu người vui mà cũng có hàng triệu người buồn”. Ấy phải trăn trở lắm mới có thể nói được. Vì, ông Kiệt cũng là một người miền Nam. Bà con ruột thịt của ông cũng có người làm cho chế độ cũ.
Vào những ngày khi trên đường phố rợp trời màu đỏ tung tóe, thì trong gia đình của những người miền Nam lại rầu rĩ những tiếc khó nỉ non. Chiếc bình nhang tưởng chừng như được cất đi sau 1975 thì ngay sau đó phải mang ra sử dụng lại. Những người mẹ, người vợ,người chị…lại phải tiễn con, chồng, em của họ gói ghém quần áo vào những trại cải tạo mà chẳng biết ngày về.
Rất nhiều trong số họ đã trở thành mồi ngon cho rừng thiêng nước độc. Trờ thành nạn nhân của sốt rét, rồi bỏ mạng không về. Cuốn phim “Journey from the Fall” có tên tiếng Việt là “Vượt Sóng” phần nào tả lại những cuộc khổ nạn mà người dân miền Nam phải chịu đựng sau 1975 tang tóc.
Người viết bài này ở miền Nam.Một phần của Bên-Thua-Cuộc. Cậu của người viết tốt nghiệp tú tài, nhưng chẳng thể đi học Đại học chỉ bởi vì lý lịch là Công Giáo. Má của người viết từ sau 1975 cũng không thể tiếp tục đi học, mà phải trở thành Thanh Niên Xung Phong một cách bất đắc dĩ. Ấy cũng là một phần trong lời kêu gọi, hiệu triệu của ông Võ Văn Kiệt.
Từ sau 1975, biết bao nhiêu gia đình ly tán. Nhiều người muốn tìm cho mình một vùng đất mới, nơi mà “người biết thương người. Người biết yêu người”. Và để đạt được điều đó, họ phải bỏ rất nhiều tháng ngày lênh đênh trên biển, trong đói khát.Trong tủi nhục khi bị những tên hải tặc Thái Lan hãm hiếp. Và tiếp sau đó là chuỗi ngày nhục nhã khi phải sống cảnh ở đậu trên đất người. Chịu sự khinh khi của người bản xứ. Họ có đất nước, họ có quê hương. Vậy sao lại phải chịu cảnh“ăn nhờ ở đậu” nơi xứ người xa lạ? Ấy là chưa nói, có thể lên đến hàng chục ngàn người trở thành nạn nhân của cá mập trên biển Đông trong cuộc ra đi tìm quê hương mới. Những người đó được biết với tên “Thuyền Nhân”.
Vô tâm hay ác ý?
Chẳng thể nào biết được “Phong trào nhuộm đỏ diễn đàn mạng” là chủ trương hay chỉ là hành động bộc phát. Tôi nghiêng về chủ trương. Cũng chẳng thể nào biết được,hành động treo avatar đỏ lên trên Facebook là vô tâm, vô tình hay có chủ đích hẳn hoi. Những người treo Avatar ấy, liệu họ có nghĩ đến nỗi đau của những người thua trận? Hay họ đang muốn khoét sâu vào vết thương chưa kịp liền da non kia?
Quốc gia này, dù cho chiến tranh đã 38 năm trôi qua nhưng hận thù chưa bao giờ được hóa giải. Làm sao hóa giải được một khi những người thuộc bên thắng cuộc vẫn cười vui, múa hát trên nỗi đau khổ của những kẻ thua cuộc. Làm sao hóa giải một khi chủ nghĩa lý lịch vẫn được dùng trong hành chính. Trong những lần đi xin việc làm trong các cơ quan hành chính, người làm đơn phải ghi rõ, ông bà, cha mẹ trước 1975 làm gì. Có một sự bất công, phân biệt đối xử.
Quốc gia, Dân tộc này chưa bao giờ là một Quốc gia, Dân tộc đoàn kết. Chia rẽ, phân tán có truyền thống cả ngàn năm. Nó chỉ được đoàn kết một khi phải đương đầu trước những thế lực ngoại bang. Mầm móng chia rẽ ấy luôn được hun đúc bằng những lá cờ, avatar treo tung bay trên những con đường, tài khoản mạng trong những ngày tháng Tư từ hai phía. Kẻ thắng thì cười vang, ăn chơi nhảy múa. Kẻ thua thì khóc lóc, treo cờ lên mà cứ như cờ rũ.
Với giới trẻ, có thể tạm tha thứ cho hành động bộc phát mà chẳng lượng trước, tính sau.Chúng bị tâm lý đám đông làm cho mụ mị lý trí. Avatar treo lên như tượng trưng cho sự yêu nước trong những ngày tháng Tư. Nhưng đó không phải là yêu nước. Hành động ấy đang bị trục lợi cho một mưu đồ đen đối nhằm phân hóa sự đoàn kết. Chia rẽ kẻ Nam, người Bắc. Kẻ Đỏ người Vàng.
Song, với người lớn tuổi thì đáng chê trách lắm. Có những người đã trên 60 tuổi, sống qua biết bao nhiêu thế hệ, chế độ nhưng đầu óc vẫn cắm vào nỗi hận thù. Mỗi ngày tháng Tư về lại thấy họ trên TV, trên báo, trên diễn đàn để ngợi ca thành quả giết đồng bào mình. Họ tự hào vì điều đó.
Họ treo avatar cờ đỏ, cờ vàng như chứng minh cho thời liệt oanh, cho sự nuối tiếc quá khứ. Nhắc nhở người trẻ không được quên mối hận vong quốc. Và, màu cờ họ treo mới là chính nghĩa Quốc gia, mới là lá cờ mà người dân chọn lựa. Trong tất cả những màu cờ, chẳng có màu nào là sự lựa chọn của dân chúng cả. Chúng bị áp buộc bởi thiểu số quyền lực. Thử xem, đã từng có cuộc trưng cầu dân ý cho màu cờ, từ Đỏ và Vàng?
Chính quyền có vẻ trở nên “dễ thương” hơn, khi những ngày tháng Tư từ “Giải phóng”dần dần thay vào là “Thống Nhất”. Vì cùng với sự phát triển của xã hội, con người dần dần hiểu được rằng, ai mới chính là người được giải phóng sau những ngày mà người miền Nam gọi là Tháng Tư Đen.
Song, ở họ chưa có thành ý, chuẩn bị đầy đủ cho việc hòa giải dân tộc. Những vết thương của quá khứ luôn được khoét sâu, đào rộng thêm trong những ngày tháng Tư. Họ hun đúc sự hận thù cho đại bộ phận giới trẻ. Họ muốn xiển dương tinh thần Dân Tộc Chủ Nghĩa, nhưng nghiệt nỗi cái tinh thần ấy lại sử dụng đối với đồng bào mình.
Với những người miền Bắc, đó là tháng của những niềm vui. Từ quá khứ đến hiện tại. Trong quá khứ, những “ người mẹ nhìn đàn con nay đã về” và đó chính là “ mùa xuân mơ ước ấy đang đến đầu tiên” như trong lời ca mà nhạc sỹ Văn Cao đã viết.
Niềm vui đó không dừng ở việc đoàn tụ gia đình, mà nó còn là những món quà của bộ đội mang từ miền Nam về. Những mặt hàng như: Đồng hồ, Radio, vảii vóc, quần áo…đối với người miền Bắc là xa xỉ. Bởi thế, nên có câu “Miền Nam nhận họ, miền Bắc nhận hàng”. Hiện tại là những nhãn hàng Quốc tế được treo bày la liệt trên khắp cửa ngỏ tiến vào Hà Nội. Một thế giới Tư Bản đang dần dần làm cho đời sống của người dân Cộng Sản trở nên đầy đủ hơn.
Nhưng đối với người miền Nam thì tháng Tư về gợi lại trong họ những tháng ngày đen tối liên tiếp. Những chia cắt, phân ly. Những bắt bớ,tù tội, giết chóc, trù dập, giết hại, thuyền nhân…Nó không được như trong ca từ mà Văn Cao đã viết “Từ đây người biết yêu người. Từ đây người biết thương người”. Những hận thù trong chiến tranh được họ thoải mái mang ra trả thù của những kẻ đứng trên cương vị của người chiến thắng.
Không phải dễ dàng để người như ông Võ Văn Kiệt nói: “Nhiều sự kiện khi nhắc lại, có hàng triệu người vui mà cũng có hàng triệu người buồn”. Ấy phải trăn trở lắm mới có thể nói được. Vì, ông Kiệt cũng là một người miền Nam. Bà con ruột thịt của ông cũng có người làm cho chế độ cũ.
Vào những ngày khi trên đường phố rợp trời màu đỏ tung tóe, thì trong gia đình của những người miền Nam lại rầu rĩ những tiếc khó nỉ non. Chiếc bình nhang tưởng chừng như được cất đi sau 1975 thì ngay sau đó phải mang ra sử dụng lại. Những người mẹ, người vợ,người chị…lại phải tiễn con, chồng, em của họ gói ghém quần áo vào những trại cải tạo mà chẳng biết ngày về.
Rất nhiều trong số họ đã trở thành mồi ngon cho rừng thiêng nước độc. Trờ thành nạn nhân của sốt rét, rồi bỏ mạng không về. Cuốn phim “Journey from the Fall” có tên tiếng Việt là “Vượt Sóng” phần nào tả lại những cuộc khổ nạn mà người dân miền Nam phải chịu đựng sau 1975 tang tóc.
Người viết bài này ở miền Nam.Một phần của Bên-Thua-Cuộc. Cậu của người viết tốt nghiệp tú tài, nhưng chẳng thể đi học Đại học chỉ bởi vì lý lịch là Công Giáo. Má của người viết từ sau 1975 cũng không thể tiếp tục đi học, mà phải trở thành Thanh Niên Xung Phong một cách bất đắc dĩ. Ấy cũng là một phần trong lời kêu gọi, hiệu triệu của ông Võ Văn Kiệt.
Từ sau 1975, biết bao nhiêu gia đình ly tán. Nhiều người muốn tìm cho mình một vùng đất mới, nơi mà “người biết thương người. Người biết yêu người”. Và để đạt được điều đó, họ phải bỏ rất nhiều tháng ngày lênh đênh trên biển, trong đói khát.Trong tủi nhục khi bị những tên hải tặc Thái Lan hãm hiếp. Và tiếp sau đó là chuỗi ngày nhục nhã khi phải sống cảnh ở đậu trên đất người. Chịu sự khinh khi của người bản xứ. Họ có đất nước, họ có quê hương. Vậy sao lại phải chịu cảnh“ăn nhờ ở đậu” nơi xứ người xa lạ? Ấy là chưa nói, có thể lên đến hàng chục ngàn người trở thành nạn nhân của cá mập trên biển Đông trong cuộc ra đi tìm quê hương mới. Những người đó được biết với tên “Thuyền Nhân”.
Vô tâm hay ác ý?
Chẳng thể nào biết được “Phong trào nhuộm đỏ diễn đàn mạng” là chủ trương hay chỉ là hành động bộc phát. Tôi nghiêng về chủ trương. Cũng chẳng thể nào biết được,hành động treo avatar đỏ lên trên Facebook là vô tâm, vô tình hay có chủ đích hẳn hoi. Những người treo Avatar ấy, liệu họ có nghĩ đến nỗi đau của những người thua trận? Hay họ đang muốn khoét sâu vào vết thương chưa kịp liền da non kia?
Quốc gia này, dù cho chiến tranh đã 38 năm trôi qua nhưng hận thù chưa bao giờ được hóa giải. Làm sao hóa giải được một khi những người thuộc bên thắng cuộc vẫn cười vui, múa hát trên nỗi đau khổ của những kẻ thua cuộc. Làm sao hóa giải một khi chủ nghĩa lý lịch vẫn được dùng trong hành chính. Trong những lần đi xin việc làm trong các cơ quan hành chính, người làm đơn phải ghi rõ, ông bà, cha mẹ trước 1975 làm gì. Có một sự bất công, phân biệt đối xử.
Quốc gia, Dân tộc này chưa bao giờ là một Quốc gia, Dân tộc đoàn kết. Chia rẽ, phân tán có truyền thống cả ngàn năm. Nó chỉ được đoàn kết một khi phải đương đầu trước những thế lực ngoại bang. Mầm móng chia rẽ ấy luôn được hun đúc bằng những lá cờ, avatar treo tung bay trên những con đường, tài khoản mạng trong những ngày tháng Tư từ hai phía. Kẻ thắng thì cười vang, ăn chơi nhảy múa. Kẻ thua thì khóc lóc, treo cờ lên mà cứ như cờ rũ.
Với giới trẻ, có thể tạm tha thứ cho hành động bộc phát mà chẳng lượng trước, tính sau.Chúng bị tâm lý đám đông làm cho mụ mị lý trí. Avatar treo lên như tượng trưng cho sự yêu nước trong những ngày tháng Tư. Nhưng đó không phải là yêu nước. Hành động ấy đang bị trục lợi cho một mưu đồ đen đối nhằm phân hóa sự đoàn kết. Chia rẽ kẻ Nam, người Bắc. Kẻ Đỏ người Vàng.
Song, với người lớn tuổi thì đáng chê trách lắm. Có những người đã trên 60 tuổi, sống qua biết bao nhiêu thế hệ, chế độ nhưng đầu óc vẫn cắm vào nỗi hận thù. Mỗi ngày tháng Tư về lại thấy họ trên TV, trên báo, trên diễn đàn để ngợi ca thành quả giết đồng bào mình. Họ tự hào vì điều đó.
Họ treo avatar cờ đỏ, cờ vàng như chứng minh cho thời liệt oanh, cho sự nuối tiếc quá khứ. Nhắc nhở người trẻ không được quên mối hận vong quốc. Và, màu cờ họ treo mới là chính nghĩa Quốc gia, mới là lá cờ mà người dân chọn lựa. Trong tất cả những màu cờ, chẳng có màu nào là sự lựa chọn của dân chúng cả. Chúng bị áp buộc bởi thiểu số quyền lực. Thử xem, đã từng có cuộc trưng cầu dân ý cho màu cờ, từ Đỏ và Vàng?
Chính quyền có vẻ trở nên “dễ thương” hơn, khi những ngày tháng Tư từ “Giải phóng”dần dần thay vào là “Thống Nhất”. Vì cùng với sự phát triển của xã hội, con người dần dần hiểu được rằng, ai mới chính là người được giải phóng sau những ngày mà người miền Nam gọi là Tháng Tư Đen.
Song, ở họ chưa có thành ý, chuẩn bị đầy đủ cho việc hòa giải dân tộc. Những vết thương của quá khứ luôn được khoét sâu, đào rộng thêm trong những ngày tháng Tư. Họ hun đúc sự hận thù cho đại bộ phận giới trẻ. Họ muốn xiển dương tinh thần Dân Tộc Chủ Nghĩa, nhưng nghiệt nỗi cái tinh thần ấy lại sử dụng đối với đồng bào mình.
Facebooker Tào Lao
https://www.facebook.com/notes/tào-lao/vô-tâm-hay-ác-ý/10151428985718691
https://www.facebook.com/notes/tào-lao/vô-tâm-hay-ác-ý/10151428985718691