Blogger Phạm Viết Đào (Ảnh: Facebook Nguyễn Lân Thắng)
Trà Mi-VOA - Cập nhật: 14.06.2013 - Thêm một blogger chỉ trích chính quyền bị bắt về tội “lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích nhà nước”.
Gia đình nhà văn-nhà báo tự do Phạm Viết Đào xác nhận với VOA Việt ngữ công an đến nhà đọc lệnh khám xét và bắt ông đi lúc 8 giờ tối ngày 13/6 với lý do ông bị cáo buộc vi phạm điều 258 Bộ Luật Hình sự.
Nguyên Trưởng phòng Thanh tra-Phòng chống Tham nhũng thuộc Bộ Văn hóa Thể thao Du lịch là chủ nhân trang blog Phạm Viết Đào Thế sự-Văn chương.
Trà Mi-VOA - Cập nhật: 14.06.2013 - Thêm một blogger chỉ trích chính quyền bị bắt về tội “lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích nhà nước”.
Gia đình nhà văn-nhà báo tự do Phạm Viết Đào xác nhận với VOA Việt ngữ công an đến nhà đọc lệnh khám xét và bắt ông đi lúc 8 giờ tối ngày 13/6 với lý do ông bị cáo buộc vi phạm điều 258 Bộ Luật Hình sự.
Nguyên Trưởng phòng Thanh tra-Phòng chống Tham nhũng thuộc Bộ Văn hóa Thể thao Du lịch là chủ nhân trang blog Phạm Viết Đào Thế sự-Văn chương.
Tôi không cảm thấy bất ngờ khi có thêm một blogger nữa bị bắt vì điều 258 Bộ Luật Hình sự vì như lần trước khi blogger Trương Duy Nhất bị bắt tôi đã nói điều 258 là một cái thòng lòng siết chặt quyền tự do ngôn luận của giới blogger ở Việt Nam... Blogger Mẹ Nấm Nguyễn Ngọc Như Quỳnh.
Trang nhà của ông thu hút đông đảo độc giả vì các bài viết trực ngôn phê phán các chính sách của nhà nước, nạn tham nhũng của các quan chức, và phản ánh các vấn đề nhạy cảm như tranh chấp Biển Đông.
Sau cuộc thăm gặp ông tại đồn công an chiều 14/6, gia đình ông cho biết ông giữ thái độ cương trực, bảo vệ suy nghĩ của mình, và khẳng định không viết gì sai hay làm gì phạm pháp.
Blogger Phạm Viết Đào bị bắt hơn 2 tuần sau vụ bắt giữ một blogger nổi tiếng khác từng làm việc cho các tờ báo chính thống của nhà nước về cùng tội danh. Nhà báo Trương Duy Nhất từng cộng tác cho tờ Công An Quảng Nam-Đà Nẵng và Đại Đoàn Kết, tác giả trang blog “Một góc nhìn khác”, bị bắt hôm 26/5 tại Đà Nẵng và đang bị giam giữ ở Hà Nội để điều tra.
Tội danh “lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích nhà nước” có hình phạt cao nhất lên đến 7 năm tù.
Năm 2009, blogger Mẹ Nấm (tức Nguyễn Ngọc Như Quỳnh) cũng từng bị bắt khẩn cấp về tội danh này, nhưng không bị truy tố, sau khi có các bài viết về chính trị-xã hội, phản đối Trung Quốc, kêu gọi bảo vệ chủ quyền Hoàng Sa-Trường Sa.
Sau cuộc thăm gặp ông tại đồn công an chiều 14/6, gia đình ông cho biết ông giữ thái độ cương trực, bảo vệ suy nghĩ của mình, và khẳng định không viết gì sai hay làm gì phạm pháp.
Blogger Phạm Viết Đào bị bắt hơn 2 tuần sau vụ bắt giữ một blogger nổi tiếng khác từng làm việc cho các tờ báo chính thống của nhà nước về cùng tội danh. Nhà báo Trương Duy Nhất từng cộng tác cho tờ Công An Quảng Nam-Đà Nẵng và Đại Đoàn Kết, tác giả trang blog “Một góc nhìn khác”, bị bắt hôm 26/5 tại Đà Nẵng và đang bị giam giữ ở Hà Nội để điều tra.
Tội danh “lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích nhà nước” có hình phạt cao nhất lên đến 7 năm tù.
Năm 2009, blogger Mẹ Nấm (tức Nguyễn Ngọc Như Quỳnh) cũng từng bị bắt khẩn cấp về tội danh này, nhưng không bị truy tố, sau khi có các bài viết về chính trị-xã hội, phản đối Trung Quốc, kêu gọi bảo vệ chủ quyền Hoàng Sa-Trường Sa.
Ảnh: Blogger Mẹ Nấm Nguyễn Ngọc Như Quỳnh cũng từng bị bắt khẩn cấp năm 2009.
Mới tháng trước, blogger Mẹ Nấm cùng với blogger See Free bị xử phạt hành chính cũng vì lý do “Lợi dụng quyền tự do, dân chủ, tự do tín ngưỡng để lôi kéo kích động người khác xâm phạm lợi ích của nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức cá nhân” sau khi họ phân phát bản Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền tại Nha Trang.
Blogger Mẹ Nấm nói với VOA Việt ngữ:
“Tôi không cảm thấy bất ngờ khi có thêm một blogger nữa bị bắt vì điều 258 Bộ Luật Hình sự vì như lần trước khi blogger Trương Duy Nhất bị bắt tôi đã nói điều 258 là một cái thòng lòng siết chặt quyền tự do ngôn luận của giới blogger ở Việt Nam. Nói ‘lợi ích nhà nước’ phải nói chủ đích cụ thể, không thể nói chung chung. ‘Lợi ích nhà nước’ bị thất thoát về mặt uy tín, danh dự, niềm tin như những gì các cán bộ an ninh làm việc với tôi đã nói, tôi cho là đó là phạm vi trừu tượng. Điều này tùy thuộc vào vị trí và góc nhìn của người nghe.”
Blogger này cho rằng vụ bắt giữ liên tiếp hai blogger Duy Nhất và Viết Đào về cùng tội danh là một sự cảnh báo đầy đe dọa cho thấy những người thực thi quyền tự do ngôn luận và giới viết blog tại Việt Nam đang bị đặt trước một mối nguy hiểm cao.
Blogger Mẹ Nấm:
“Hai blogger đều từng làm việc cho báo nhà nước có đủ kinh nghiệm để biết nên viết thế nào để không bị bắt. Điều này cho thấy dù anh ở vị trí nào, anh nói những điều không phù hợp với chủ trương của hệ thống truyền thông nhà nước thì sẽ bị trả giá. Lần bắt ông Đào là một sự răn đe tiếp bước mạnh hơn. Hai blogger bị bắt chưa đầy một tháng về cùng tội danh thì cái đòn mà họ nhắm tới chắc chắn là giới blogger ở Việt Nam.”
Blogger Mẹ Nấm nói với VOA Việt ngữ:
“Tôi không cảm thấy bất ngờ khi có thêm một blogger nữa bị bắt vì điều 258 Bộ Luật Hình sự vì như lần trước khi blogger Trương Duy Nhất bị bắt tôi đã nói điều 258 là một cái thòng lòng siết chặt quyền tự do ngôn luận của giới blogger ở Việt Nam. Nói ‘lợi ích nhà nước’ phải nói chủ đích cụ thể, không thể nói chung chung. ‘Lợi ích nhà nước’ bị thất thoát về mặt uy tín, danh dự, niềm tin như những gì các cán bộ an ninh làm việc với tôi đã nói, tôi cho là đó là phạm vi trừu tượng. Điều này tùy thuộc vào vị trí và góc nhìn của người nghe.”
Blogger này cho rằng vụ bắt giữ liên tiếp hai blogger Duy Nhất và Viết Đào về cùng tội danh là một sự cảnh báo đầy đe dọa cho thấy những người thực thi quyền tự do ngôn luận và giới viết blog tại Việt Nam đang bị đặt trước một mối nguy hiểm cao.
Blogger Mẹ Nấm:
“Hai blogger đều từng làm việc cho báo nhà nước có đủ kinh nghiệm để biết nên viết thế nào để không bị bắt. Điều này cho thấy dù anh ở vị trí nào, anh nói những điều không phù hợp với chủ trương của hệ thống truyền thông nhà nước thì sẽ bị trả giá. Lần bắt ông Đào là một sự răn đe tiếp bước mạnh hơn. Hai blogger bị bắt chưa đầy một tháng về cùng tội danh thì cái đòn mà họ nhắm tới chắc chắn là giới blogger ở Việt Nam.”
Hai blogger (Duy Nhất và Viết Đào) đều từng làm việc cho báo nhà nước có đủ kinh nghiệm để biết nên viết thế nào để không bị bắt...Lần bắt ông Đào là một sự răn đe mạnh hơn. Hai blogger bị bắt chưa đầy một tháng về cùng tội danh thì cái đòn mà họ nhắm tới chắc chắn là giới blogger ở Việt Nam. Blogger Mẹ Nấm.
Người blogger từng bị cáo buộc tội “lợi dụng quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích nhà nước” kêu gọi công luận khắp nơi mạnh mẽ lên tiếng bênh vực cho các nạn nhân của điều 258 vì theo bà:
“Mục đích cuối cùng của những người viết blog cũng chỉ muốn thể hiện rằng có quyền tự do ngôn luận tại Việt Nam hay không thôi. Khi họ bị bắt, sự việc đó chính là câu trả lời rõ ràng nhất. Nếu cá nhân tôi hay ai đó viết blog mà phải hy sinh tự do của mình thì cũng là muốn góp một phần nhỏ của mình vào bức tranh tự do ngôn luận tại Việt Nam.”
Việt Nam ngăn cấm báo chí tư nhân. Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Việt Nam nói trong thời gian gần đây các phần tử cơ hội trong và ngoài nước đã lợi dụng internet để lan truyền thông tin xuyên tạc chính sách của đảng và nhà nước.
Chính phủ Việt Nam nói không giam cầm những người bày tỏ quan điểm ôn hòa mà chỉ phạt tù những ai vi phạm pháp luật.
Tính tới nay, có ít nhất 46 nhà hoạt động bị kết án vì các hoạt động ôn hòa phản kháng nhà nước với các bản án tù dài hạn chiếu theo các điều khoản của Bộ Luật Hình sự Việt Nam mà giới cổ xúy nhân quyền cho là có nội dung mập mờ, bao quát.
Việt Nam đang bị quốc tế chỉ trích là ngày càng mạnh tay đàn áp các tiếng nói bất đồng quan điểm với nhà nước, các blogger càng ngày càng bị nhắm mục tiêu giữa lúc người sử dụng net tại Việt Nam đang dần chiếm 1/3 tổng dân số chừng 90 triệu dân.
Trong cuộc điều trần tại Hạ viện Quốc hội Hoa Kỳ hôm 5/6 vừa qua, Phó trợ lý Ngoại trưởng Mỹ đặc trách về dân chủ-nhân quyền-lao động, Daniel Baer đã mạnh mẽ chỉ trích rằng chiến dịch trấn áp các blogger là một phần trong xu hướng tuột dốc về nhân quyền kéo dài nhiều năm nay tại Việt Nam.
“Mục đích cuối cùng của những người viết blog cũng chỉ muốn thể hiện rằng có quyền tự do ngôn luận tại Việt Nam hay không thôi. Khi họ bị bắt, sự việc đó chính là câu trả lời rõ ràng nhất. Nếu cá nhân tôi hay ai đó viết blog mà phải hy sinh tự do của mình thì cũng là muốn góp một phần nhỏ của mình vào bức tranh tự do ngôn luận tại Việt Nam.”
Việt Nam ngăn cấm báo chí tư nhân. Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Việt Nam nói trong thời gian gần đây các phần tử cơ hội trong và ngoài nước đã lợi dụng internet để lan truyền thông tin xuyên tạc chính sách của đảng và nhà nước.
Chính phủ Việt Nam nói không giam cầm những người bày tỏ quan điểm ôn hòa mà chỉ phạt tù những ai vi phạm pháp luật.
Tính tới nay, có ít nhất 46 nhà hoạt động bị kết án vì các hoạt động ôn hòa phản kháng nhà nước với các bản án tù dài hạn chiếu theo các điều khoản của Bộ Luật Hình sự Việt Nam mà giới cổ xúy nhân quyền cho là có nội dung mập mờ, bao quát.
Việt Nam đang bị quốc tế chỉ trích là ngày càng mạnh tay đàn áp các tiếng nói bất đồng quan điểm với nhà nước, các blogger càng ngày càng bị nhắm mục tiêu giữa lúc người sử dụng net tại Việt Nam đang dần chiếm 1/3 tổng dân số chừng 90 triệu dân.
Trong cuộc điều trần tại Hạ viện Quốc hội Hoa Kỳ hôm 5/6 vừa qua, Phó trợ lý Ngoại trưởng Mỹ đặc trách về dân chủ-nhân quyền-lao động, Daniel Baer đã mạnh mẽ chỉ trích rằng chiến dịch trấn áp các blogger là một phần trong xu hướng tuột dốc về nhân quyền kéo dài nhiều năm nay tại Việt Nam.