Ảnh: Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng được 210 đại biểu bỏ phiếu tín nhiệm cao, 122 phiếu tín nhiệm và 160 phiếu tín nhiệm thấp, đứng sau Chủ tịch nước Trương Tấn Sang.
VOA - 11.06.2013 - Hôm nay, Thủ Tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng phải đối mặt lần đầu tiên với một đòn nặng công khai hiếm thấy, với số phiếu tín nhiệm cao chưa tới phân nửa số đại biểu ở Quốc hội.
Đó là lời mở đầu của bản tin của hãng thông tấn Reuters hôm nay sau khi kết quả cuộc bỏ phiếu tín nhiệm đầu tiên tại Việt Nam được công bố vào sáng hôm nay.
Theo trang mạng VnExpress, kết quả cuộc bỏ phiếu tín nhiệm 47 chức danh vừa hoàn tất cho thấy Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng được 210 đại biểu bỏ phiếu tín nhiệm cao, 122 phiếu tín nhiệm và 160 phiếu tín nhiệm thấp, đứng sau Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, với 330 phiếu tín nhiệm cao, 133 phiếu tín nhiệm và 28 phiếu tín nhiệm thấp trong tổng số 492 đại biểu có mặt.
Bản tin nói rằng mặc dù Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng vượt qua cuộc trắc nghiệm, các nhà phân tích cho rằng kết quả không mấy nhiệt tình của các đại biểu quốc hội thuộc một đảng vốn theo truyền thống, vẫn đoàn kết sau lưng lãnh đạo, là một chỉ dấu về sự bất mãn lan rộng về cách chính phủ xử lý nạn tham nhũng, và về sự trì trệ của một nền kinh tế một thời rất năng động.
Reuters ghi nhận việc giới lãnh đạo Việt Nam được đánh giá công khai trong cuộc bỏ phiếu tín nhiệm như thế này là điều vô cùng hiếm hoi, xuất phát từ lời kêu gọi của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang hồi năm ngoái, đòi các nhà lãnh đạo phải chịu trách nhiệm nhiều hơn, giữa lúc phẫn nộ đang dâng cao về nạn tham nhũng và quản lý kinh tế yếu kém.
Reuters trích dẫn lời Tiến sĩ Nguyễn Quang A, nói rằng kết quả bỏ phiếu tín nhiệm phản ánh sự bất mãn về cách quản lý kinh tế và hệ thống ngân hàng. Ông cho rằng cuộc bỏ phiếu tín nhiệm có mục đích xoa dịu công chúng, trong khi không đe dọa sẽ thay đổi hiện trạng.
Hãng tin tài chánh Bloomberg cũng nhận định rằng Đảng Cộng Sản Việt Nam đang phải đối phó với nỗi bất mãn ngày càng tăng vì đã không kiềm chế được nạn tham nhũng, trong khi nền kinh tế hồi năm ngoái tăng trưởng ở mức chậm nhất trong vòng 13 năm qua.
Tin của Bloomberg trích nguồn tin của Quỹ tiền tệ Quốc tế nói rằng Việt Nam nhắm mục tiêu tăng trưởng 5,5% trong năm nay, và đây sẽ là lần đầu tiên trong 3 năm liên tiếp, đà tăng trưởng nằm dưới mức 6% tính từ năm 1988.
Chính phủ Việt Nam đang tìm cách cải cách lĩnh vực ngân hàng đang bị nợ xấu đè nặng, và áp lực phải tăng hiệu quả của các công ty do nhà nước sở hữu.
Nhân vật được tín nhiệm nhất trong 47 chức danh chủ chốt, là bà Nguyễn Thị Kim Ngân, Phó Chủ tịch quốc hội, với 372 phiếu tín nhiệm cao. Người ít được tín nhiệm nhất là ông Nguyễn văn Bình, Thống Đốc Ngân hàng Nhà nước, chỉ đạt được 209 phiếu.
Bloomberg trích lời ông Jonathan London, giáo sư trường Đại học Thành phố Hong Kong, nói rằng cuộc bỏ phiếu tín nhiệm trao một tiếng nói cho quốc hội, và theo ông, có khả năng xảy ra “những thay đổi đáng kể trên chính trường Việt Nam nội trong 5 năm tới”, điều mà ông nói trước đây, ông không tin tưởng có thể xảy ra.
VOA - 11.06.2013 - Hôm nay, Thủ Tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng phải đối mặt lần đầu tiên với một đòn nặng công khai hiếm thấy, với số phiếu tín nhiệm cao chưa tới phân nửa số đại biểu ở Quốc hội.
Đó là lời mở đầu của bản tin của hãng thông tấn Reuters hôm nay sau khi kết quả cuộc bỏ phiếu tín nhiệm đầu tiên tại Việt Nam được công bố vào sáng hôm nay.
Theo trang mạng VnExpress, kết quả cuộc bỏ phiếu tín nhiệm 47 chức danh vừa hoàn tất cho thấy Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng được 210 đại biểu bỏ phiếu tín nhiệm cao, 122 phiếu tín nhiệm và 160 phiếu tín nhiệm thấp, đứng sau Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, với 330 phiếu tín nhiệm cao, 133 phiếu tín nhiệm và 28 phiếu tín nhiệm thấp trong tổng số 492 đại biểu có mặt.
Bản tin nói rằng mặc dù Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng vượt qua cuộc trắc nghiệm, các nhà phân tích cho rằng kết quả không mấy nhiệt tình của các đại biểu quốc hội thuộc một đảng vốn theo truyền thống, vẫn đoàn kết sau lưng lãnh đạo, là một chỉ dấu về sự bất mãn lan rộng về cách chính phủ xử lý nạn tham nhũng, và về sự trì trệ của một nền kinh tế một thời rất năng động.
Reuters ghi nhận việc giới lãnh đạo Việt Nam được đánh giá công khai trong cuộc bỏ phiếu tín nhiệm như thế này là điều vô cùng hiếm hoi, xuất phát từ lời kêu gọi của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang hồi năm ngoái, đòi các nhà lãnh đạo phải chịu trách nhiệm nhiều hơn, giữa lúc phẫn nộ đang dâng cao về nạn tham nhũng và quản lý kinh tế yếu kém.
Reuters trích dẫn lời Tiến sĩ Nguyễn Quang A, nói rằng kết quả bỏ phiếu tín nhiệm phản ánh sự bất mãn về cách quản lý kinh tế và hệ thống ngân hàng. Ông cho rằng cuộc bỏ phiếu tín nhiệm có mục đích xoa dịu công chúng, trong khi không đe dọa sẽ thay đổi hiện trạng.
Hãng tin tài chánh Bloomberg cũng nhận định rằng Đảng Cộng Sản Việt Nam đang phải đối phó với nỗi bất mãn ngày càng tăng vì đã không kiềm chế được nạn tham nhũng, trong khi nền kinh tế hồi năm ngoái tăng trưởng ở mức chậm nhất trong vòng 13 năm qua.
Tin của Bloomberg trích nguồn tin của Quỹ tiền tệ Quốc tế nói rằng Việt Nam nhắm mục tiêu tăng trưởng 5,5% trong năm nay, và đây sẽ là lần đầu tiên trong 3 năm liên tiếp, đà tăng trưởng nằm dưới mức 6% tính từ năm 1988.
Chính phủ Việt Nam đang tìm cách cải cách lĩnh vực ngân hàng đang bị nợ xấu đè nặng, và áp lực phải tăng hiệu quả của các công ty do nhà nước sở hữu.
Nhân vật được tín nhiệm nhất trong 47 chức danh chủ chốt, là bà Nguyễn Thị Kim Ngân, Phó Chủ tịch quốc hội, với 372 phiếu tín nhiệm cao. Người ít được tín nhiệm nhất là ông Nguyễn văn Bình, Thống Đốc Ngân hàng Nhà nước, chỉ đạt được 209 phiếu.
Bloomberg trích lời ông Jonathan London, giáo sư trường Đại học Thành phố Hong Kong, nói rằng cuộc bỏ phiếu tín nhiệm trao một tiếng nói cho quốc hội, và theo ông, có khả năng xảy ra “những thay đổi đáng kể trên chính trường Việt Nam nội trong 5 năm tới”, điều mà ông nói trước đây, ông không tin tưởng có thể xảy ra.