Hà Sĩ Phu - Danlambao - ...Ít người làm được, vì cái giá phải trả cho khí phách kiên cường quá lớn, trả bằng sinh mệnh. Ngót một tháng tuyệt thực, 4 gói mì tôm do quản giáo quẳng vào vẫn còn nguyên không lay động nỗi lòng người chiến sĩ. Người tù đã lả đi, yếu lắm. Không thể tự đi, tự ngồi, cái đầu vẫn hiên ngang tự bên trong nhưng sức nặng bên ngoài của cái vỏ đã cần đến hai cánh tay trơ xương gầy chống đỡ mới không gập xuống... Từng phút một, hình hài đáng quý trọng ấy có thể giã từ chúng ta, làm thế nào loại trừ để khả năng đáng ân hận ấy không thể xảy ra, không được xảy ra?...
Vụ án Điếu Cày đặt ra những dấu hỏi tất yếu.
Vụ bắt cóc ngay trên đường phố cho thấy tính dối trá, không dám chính danh của công quyền, khi bắt thì lu loa là buôn ma túy, khi xử án lại truy tố tội trốn thuế, một thứ tội “vớ vẩn” mà hàng chục nghìn doanh nhân thời nay đều mắc phải và có thể bị khởi tố bất cứ lúc nào nếu nhà nước muốn.
Hết 30 tháng tù giam Điếu Cày không được về nhà, bị bắt lại ngay và truy tố tiếp tội tuyên truyền chống nhà nước (điều 88). Rất lạ, hành vi gọi là “tuyên truyền chóng nhà nước” không thể phát sinh trong 30 tháng ngồi tù, vậy sao trước đây không xử lại phải xử tội “trốn thuế”? Cuộc tù tiếp theo 12 năm đã là quá nặng, nhưng đáng nói hơn là sự khắt khe ngược đãi, điều kiện giam giữ khắc nghiệt và sự thăm hỏi giao lưu với người thân bị cản trở đến mức cực kỳ khó khăn nếu chưa muốn nói là tùy tiện, bất chấp luật pháp một cách vô nhân đạo.
Không ai tin vào những cái cớ bề ngoài, ai cũng tự hỏi thực chất vụ án là gì, khiến cho nhà nước đối xử đặc biệt nghiệt ngã đối với một cựu chiến binh của chính chế độ, “tội” gì mà ghê gớm quá vậy?
Qua thực tiễn, nghiệm ra rằng chỉ có mấy “tội” này là nặng nhất, bị nhà nước ta “ghét” nhất: thứ nhất là tội xúc phạm đến tình hữu nghị 16+4, hai là tội lập tổ chức “ngoài sự lãnh đạo”, ba là tội bướng - nhất định giữ khí phách, lương tâm và danh dự cá nhân, không chịu phục tùng. Ba “tội” hàng đầu này Điếu Cày đều dính cả, trọng tâm là tội thứ nhất, nói nôm na là “tội chống Tàu xâm lược”! (Nếu các nhà lãnh đạo đất nước mắc được 3 “tội” này thì đáng quý biết bao!).
Tấm hình Điếu Cày cùng các bạn trẻ trương khẩu hiệu song ngữ “Hoàng Sa - Trường Sa là của Việt Nam” trước nhà hát thành phố HCM có sức cổ động lòng yêu nước của người Việt thế nào, phía Trung Quốc nhất định phải đọc. Phải chăng đây mới là xuất xứ thật của vụ án Điếu Cày?
Sự điển hình cả về chất lượng “lương tâm” của người tù lương tâm cũng như sự đối xử khắc nghiệt của nhà nước Việt Nam đã khiến cho Blogger Điếu Cày được Tổng thống Mỹ Barack Obama vinh danh trong ngày Tự do Báo chí Thế giới (3/5/2012) khi nhắc tới những ngòi bút bị tù đày vì đã can đảm đấu tranh cho dân chủ-nhân quyền: "Chúng ta không được quên [các nhà báo] như blogger Điếu Cày, người bị bắt giữ năm 2008 trùng hợp với một khối lượng đàn áp báo chí công dân ở Việt Nam".
Trên cái nền của các sự kiện ấy, hãy đặt dấu hỏi vì sao đúng lúc này tự dưng trại giam cương quyết bắt Điếu Cày phải ký giấy nhận tội? Vì không chịu ký nên bị nhận một lệnh biệt giam 3 tháng, dẫn đến cuộc tuyệt thực kinh hoàng một tháng này.
Không phải ngẫu nhiên mà “sự cố Điếu Cày” nổ ra đúng lúc có hai cuộc viếng thăm của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang sang Trung Quốc và sang Hoa kỳ. Thử tưởng tượng Tập Cận Bình biết tin Việt Nam quyết đàn áp một người chống Tàu Bành trướng ắt phải vui lòng, và lạy trời, nếu tên tù đó lại ký giấy nhận tội thì món quà này quả có giá trị không xoàng.
Nhưng trong chuyến thăm Hoa Kỳ, nếu có được một bản nhận tội như thế để trình ra cho Tổng thống Obama biết rằng cái anh tù nhân lương tâm Điếu Cày mà ông từng vinh danh và can thiệp chẳng qua chỉ là một kẻ phạm luật hình sự Việt Nam, tội gây rối để chống chính quyền, hắn nhận tội rồi đây nay! Thế thì đây là “cú tát nảy đom đóm”, liệu ông Obama còn có thể nói gì về nhân quyền Việt Nam, rồi từ nay dám lên tiếng bênh vực nữa hay thôi? Không biết “cú” này có bàn tay đạo diễn phương Bắc hay do ta tự nguyện hiến dâng?
Tình thế nghiêm trọng không thể xem thường.
Nhưng không, Điếu Cày không ký gì hết! Anh đã cứu một bàn thua chính trị cho đất nước và cho cả người bạn Obama. Giá trị của một khí phách kiên cường của người tù lương tâm ưu tú Điếu Cày Nguyễn Văn Hải biết lấy gì đo?
Rất có thể Điếu Cày không có thông tin, không hiểu hết tình huống, anh không ký nhận tội chỉ vì bản tính anh như thế, lương tâm anh như thế, không, và quyết không chịu nói một lời nhận tội để phản bội đất nước, phản bội đồng đội và tự phản mình, mặc dù trong hoàn cảnh khắc nghiệt như thế, nếu anh có một chữ ký “trá hàng” cũng đáng được thông cảm, không ai nỡ trách.
Ít người làm được, vì cái giá phải trả cho khí phách kiên cường quá lớn, trả bằng sinh mệnh. Ngót một tháng tuyệt thực, 4 gói mì tôm do quản giáo quẳng vào vẫn còn nguyên không lay động nỗi lòng người chiến sĩ. Người tù đã lả đi, yếu lắm. Không thể tự đi, tự ngồi, cái đầu vẫn hiên ngang tự bên trong nhưng sức nặng bên ngoài của cái vỏ đã cần đến hai cánh tay trơ xương gầy chống đỡ mới không gập xuống.
Con anh nhìn bố mà không thể nhận ra hình hài bố mình. Xót thương, xót lòng tất cả những người Việt Nam còn lương tâm và lý trí. Nhưng tất cả chúng ta càng nhận ra anh, rõ nét và mãnh liệt hơn bao giờ hết, vì hình hài này đang sống trong tất cả chúng ta, cho tất cả chúng ta.
Từng phút một, hình hài đáng quý trọng ấy có thể giã từ chúng ta, làm thế nào loại trừ để khả năng đáng ân hận ấy không thể xảy ra, không được xảy ra?
Câu hỏi xé lòng!
Đà Lạt 22/7/2013
Hà Sĩ Phu
danlambaovn.blogspot.com
Vụ án Điếu Cày đặt ra những dấu hỏi tất yếu.
Vụ bắt cóc ngay trên đường phố cho thấy tính dối trá, không dám chính danh của công quyền, khi bắt thì lu loa là buôn ma túy, khi xử án lại truy tố tội trốn thuế, một thứ tội “vớ vẩn” mà hàng chục nghìn doanh nhân thời nay đều mắc phải và có thể bị khởi tố bất cứ lúc nào nếu nhà nước muốn.
Hết 30 tháng tù giam Điếu Cày không được về nhà, bị bắt lại ngay và truy tố tiếp tội tuyên truyền chống nhà nước (điều 88). Rất lạ, hành vi gọi là “tuyên truyền chóng nhà nước” không thể phát sinh trong 30 tháng ngồi tù, vậy sao trước đây không xử lại phải xử tội “trốn thuế”? Cuộc tù tiếp theo 12 năm đã là quá nặng, nhưng đáng nói hơn là sự khắt khe ngược đãi, điều kiện giam giữ khắc nghiệt và sự thăm hỏi giao lưu với người thân bị cản trở đến mức cực kỳ khó khăn nếu chưa muốn nói là tùy tiện, bất chấp luật pháp một cách vô nhân đạo.
Không ai tin vào những cái cớ bề ngoài, ai cũng tự hỏi thực chất vụ án là gì, khiến cho nhà nước đối xử đặc biệt nghiệt ngã đối với một cựu chiến binh của chính chế độ, “tội” gì mà ghê gớm quá vậy?
Qua thực tiễn, nghiệm ra rằng chỉ có mấy “tội” này là nặng nhất, bị nhà nước ta “ghét” nhất: thứ nhất là tội xúc phạm đến tình hữu nghị 16+4, hai là tội lập tổ chức “ngoài sự lãnh đạo”, ba là tội bướng - nhất định giữ khí phách, lương tâm và danh dự cá nhân, không chịu phục tùng. Ba “tội” hàng đầu này Điếu Cày đều dính cả, trọng tâm là tội thứ nhất, nói nôm na là “tội chống Tàu xâm lược”! (Nếu các nhà lãnh đạo đất nước mắc được 3 “tội” này thì đáng quý biết bao!).
Tấm hình Điếu Cày cùng các bạn trẻ trương khẩu hiệu song ngữ “Hoàng Sa - Trường Sa là của Việt Nam” trước nhà hát thành phố HCM có sức cổ động lòng yêu nước của người Việt thế nào, phía Trung Quốc nhất định phải đọc. Phải chăng đây mới là xuất xứ thật của vụ án Điếu Cày?
Sự điển hình cả về chất lượng “lương tâm” của người tù lương tâm cũng như sự đối xử khắc nghiệt của nhà nước Việt Nam đã khiến cho Blogger Điếu Cày được Tổng thống Mỹ Barack Obama vinh danh trong ngày Tự do Báo chí Thế giới (3/5/2012) khi nhắc tới những ngòi bút bị tù đày vì đã can đảm đấu tranh cho dân chủ-nhân quyền: "Chúng ta không được quên [các nhà báo] như blogger Điếu Cày, người bị bắt giữ năm 2008 trùng hợp với một khối lượng đàn áp báo chí công dân ở Việt Nam".
Trên cái nền của các sự kiện ấy, hãy đặt dấu hỏi vì sao đúng lúc này tự dưng trại giam cương quyết bắt Điếu Cày phải ký giấy nhận tội? Vì không chịu ký nên bị nhận một lệnh biệt giam 3 tháng, dẫn đến cuộc tuyệt thực kinh hoàng một tháng này.
Không phải ngẫu nhiên mà “sự cố Điếu Cày” nổ ra đúng lúc có hai cuộc viếng thăm của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang sang Trung Quốc và sang Hoa kỳ. Thử tưởng tượng Tập Cận Bình biết tin Việt Nam quyết đàn áp một người chống Tàu Bành trướng ắt phải vui lòng, và lạy trời, nếu tên tù đó lại ký giấy nhận tội thì món quà này quả có giá trị không xoàng.
Nhưng trong chuyến thăm Hoa Kỳ, nếu có được một bản nhận tội như thế để trình ra cho Tổng thống Obama biết rằng cái anh tù nhân lương tâm Điếu Cày mà ông từng vinh danh và can thiệp chẳng qua chỉ là một kẻ phạm luật hình sự Việt Nam, tội gây rối để chống chính quyền, hắn nhận tội rồi đây nay! Thế thì đây là “cú tát nảy đom đóm”, liệu ông Obama còn có thể nói gì về nhân quyền Việt Nam, rồi từ nay dám lên tiếng bênh vực nữa hay thôi? Không biết “cú” này có bàn tay đạo diễn phương Bắc hay do ta tự nguyện hiến dâng?
Tình thế nghiêm trọng không thể xem thường.
Nhưng không, Điếu Cày không ký gì hết! Anh đã cứu một bàn thua chính trị cho đất nước và cho cả người bạn Obama. Giá trị của một khí phách kiên cường của người tù lương tâm ưu tú Điếu Cày Nguyễn Văn Hải biết lấy gì đo?
Rất có thể Điếu Cày không có thông tin, không hiểu hết tình huống, anh không ký nhận tội chỉ vì bản tính anh như thế, lương tâm anh như thế, không, và quyết không chịu nói một lời nhận tội để phản bội đất nước, phản bội đồng đội và tự phản mình, mặc dù trong hoàn cảnh khắc nghiệt như thế, nếu anh có một chữ ký “trá hàng” cũng đáng được thông cảm, không ai nỡ trách.
Ít người làm được, vì cái giá phải trả cho khí phách kiên cường quá lớn, trả bằng sinh mệnh. Ngót một tháng tuyệt thực, 4 gói mì tôm do quản giáo quẳng vào vẫn còn nguyên không lay động nỗi lòng người chiến sĩ. Người tù đã lả đi, yếu lắm. Không thể tự đi, tự ngồi, cái đầu vẫn hiên ngang tự bên trong nhưng sức nặng bên ngoài của cái vỏ đã cần đến hai cánh tay trơ xương gầy chống đỡ mới không gập xuống.
Con anh nhìn bố mà không thể nhận ra hình hài bố mình. Xót thương, xót lòng tất cả những người Việt Nam còn lương tâm và lý trí. Nhưng tất cả chúng ta càng nhận ra anh, rõ nét và mãnh liệt hơn bao giờ hết, vì hình hài này đang sống trong tất cả chúng ta, cho tất cả chúng ta.
Từng phút một, hình hài đáng quý trọng ấy có thể giã từ chúng ta, làm thế nào loại trừ để khả năng đáng ân hận ấy không thể xảy ra, không được xảy ra?
Câu hỏi xé lòng!
Đà Lạt 22/7/2013
Hà Sĩ Phu
danlambaovn.blogspot.com