Thứ Năm, 18 tháng 12, 2014

Anh Vũ: Đảng viên suy thoái, hiện tượng hay bản chất?

Chủ tịch nước Trương Tấn Sang


Theo RFA - Share
Trong buổi gặp cử tri Hà nội gần đây, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nói rằng: " Không thể từ một vụ ông Truyền mà suy ra “Đảng hỏng hết, vứt đi tất”. Vậy vụ việc ông Trần Văn Truyền có phải là cá biệt và việc lãnh đạo đảng suy thoái đạo đức có phải là bản chất của Đảng?

Việc một bộ phận không nhỏ các đảng viên lãnh đạo, có chức có quyền trở nên suy thoái về đạo đức, lối sống dẫn tới tham nhũng, đặc quyền đặc lợi… là một hiện tượng hết sức phổ biến ở VN.

Quá nhiều “con sâu làm rầu nồi canh”

Những ngày gần đây, truyền thông của nhà nước liên tiếp phanh phui các vụ tham nhũng tài sản của các cán bộ lãnh đạo cao cấp đã nghỉ hưu. Như vụ Tổng Thanh tra Chính phủ Trần Văn Truyền, nguyên Chủ tịch TP. Hà nội Hoàng Văn Nghiên, nguyên Giám đốc CA Đà nẵng Phan Như Thạch hay nguyên Phó Chủ tịch tỉnh Vĩnh phúc Hà Hòa Bình v.v…

Khi tiếp xúc với cử tri TP. Hồ Chí Minh tháng 5-2011, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang cũng đã nói:"Trước đây chỉ một con sâu làm rầu nồi canh, nay thì nhiều con sâu lắm. Nghe mà thấy xấu hổ, không nhẽ cứ để hoài như vậy. Mai kia người ta nói một bầy sâu, tất cả là sâu hết thì đâu có được. Một con sâu đã nguy hiểm rồi, một bầy sâu là 'chết' cái đất nước này."

Tuy vậy, trong buổi gặp cử tri Hà nội gần đây, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trong lại nói rằng: "Bây giờ không cẩn thận một vụ việc này lại suy ra là bao nhiêu các thứ, hay suy ra Đảng này hỏng hết, vứt đi tất. Không thể từ một vụ ông Truyền mà suy ra “Đảng hỏng”
Trước đây chỉ một con sâu làm rầu nồi canh, nay thì nhiều con sâu lắm. Nghe mà thấy xấu hổ, không nhẽ cứ để hoài như vậy. Mai kia người ta nói một bầy sâu, tất cả là sâu hết thì đâu có được. Một con sâu đã nguy hiểm rồi, một bầy sâu là 'chết' cái đất nước này. Chủ tịch nước Trương Tấn Sang
Nhà văn Thùy Linh nhận xét về phát biểu của ông Tổng BT Nguyễn Phú Trọng, theo bà qua phát biểu này cho thấy người đứng đầu Đảng CSVN đã lẩn tránh và tỏ ra xa rời thực tế. Theo bà điều này cho thấy ông Tổng BT vẫn bị ám ảnh và không thoát khỏi tư duy “đánh chuột sợ vỡ bình”.

Từ Hà nội, Nhà văn Thùy Linh nhận định:

“Nếu chỉ có một vụ việc của ông Truyền mà đánh giá thì đúng là hồ đồ, nhưng ông ấy phải biết một thực tế rằng có quá nhiều ông Truyền. Mà tham nhũng thì chắc chắn phải là những người có chức có quyền và có chức có quyền thì chắc chắn là đảng viên. Không lẽ ông Trọng không biết. Xã hội VN đang bị suy thoái trên mọi lĩnh vực, suy thoái và xuống dốc một cách thảm hại, thì không lẽ những người đảng viên và Đảng cầm quyền lại là trong sạch và vô can trong sự suy thoái này?”

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
Nhà báo Nguyễn Vũ Bình, một tù nhân chính trị - nguyên Biên tập viên Tạp chí Cộng sản cho biết, tháng 6-2012 khi tiếp xúc với cứt tri Quận Ba đình, chính Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã từng nói: "Hiện tượng hư hỏng, tham nhũng, tiêu cực của cán bộ đảng viên đúng là nhìn vào đâu cũng thấy, sờ vào đâu cũng có...". Điều đó cho thấy sự suy thoái đạo đức và lối sống của đảng viên là vấn đề của số đông chứ không phải là của một vài cá nhân. Theo ông đây là vấn đề đáng báo động.

Nhà báo Nguyễn Vũ Bình cho biết:

“Phát biểu của ông Tổng BT là phát biểu né tranh sự thật và những phát biểu như thế là chuyện thường xuyên của lãnh đạo Đảng và Nhà nước VN. Họ luôn luôn né tránh một sự thật hiển nhiên là: tham nhũng đã trở thành quốc nạn và VN hầu như không có giải pháp để giải quyết”.
Hiện tượng hư hỏng, tham nhũng, tiêu cực của cán bộ đảng viên đúng là nhìn vào đâu cũng thấy, sờ vào đâu cũng có. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
Hệ quả của việc độc quyền chính trị

Khi được hỏi nguyên nhân chính do đâu đã dẫn đến tình trạng một bộ phận không nhỏ đảng viên lãnh đạo suy thoái đạo đức như hiện nay?

Nhà văn Thùy Linh nhận định:

“Có lẽ là trong Hiến pháp đã thể hiện mầm mống và sự bắt đầu của sự suy thoái, đó là Điều 4 khi cho phép đảng lãnh đạo độc quyền và tuyệt đối. Và bản thân những cái gì độc quyền sẽ trở nên lạm quyền và lạm quyền thì tất yếu sẽ dẫn đến sự suy thoái. Con người cũng vậy thôi, chứ đừng nói một đảng phái, sự độc quyền, độc quyền quá lâu và thiếu sự minh bạch trong một thời gian dài nên đã dẫn tới tình trạng như hiện nay. Đó là tình trạng sa hóa đạo đức của cán bộ lãnh đạo là khá nhiều”

Trả lời câu hỏi tình trạng suy thoái về đạo đức và lối sống của đảng viên là cán bộ lãnh đạo là vấn đề mang tính bản chất hay chỉ là hiện tượng?

Nhà báo Nguyễn Vũ Bình thấy rằng, theo lý luận của CN Marx – Lenin thì bản chất là cái tồn tại khách quan gắn liền với sự vật, còn hiện tượng là biểu hiện ra bên ngoài của bản chất, là cái khách quan, nó không phải do cảm giác của chủ quan con người quyết định.

Nhà báo Nguyễn Vũ Bình khẳng định:
Đó là vấn đề mang tính bản chất, vì chúng ta cần hiểu rằng nếu không có đối trọng quyền lực, không có giám sát, kiểm soát một cách độc lập, khách quan thì chắc chắn sẽ dẫn đến sự lạm quyền và tha hóa. Đó là nguyên lý, trên thực tế ở VN nó đang diễn ra như vậy. Nhà báo Nguyễn Vũ Bình
“Đó là vấn đề mang tính bản chất, vì chúng ta cần hiểu rằng nếu không có đối trọng quyền lực, không có giám sát, kiểm soát một cách độc lập, khách quan thì chắc chắn sẽ dẫn đến sự lạm quyền và tha hóa. Đó là nguyên lý, trên thực tế ở VN nó đang diễn ra như vậy và nó là điều hiển nhiên mà ai cũng nhận thấy”

Nhà văn Thùy Linh cho rằng đây là hệ quả của việc độc quyền chính trị của Đảng CSVN, chính điều đó đã làm tê liệt và vô hiệu hóa cơ chế giám sát, điều chỉnh quyền lực ở VN trong một thời gian quá dài.

Nhà văn Thùy Linh nhận định:

“Đảng CS khi họ thành lập không phải để họ đi đến tình trạng suy thoái, nhưng đường lối hoạt động của họ đã dẫn đến tình trạng như ngày hôm nay. Tôi không nói đó là bản chất, nhưng đường lối của Đảng CS đã tạo ra tất cả sự tha hóa đạo đức của tầng lớp lãnh đạo”

Nói về các giải pháp nhằm tháo gỡ và để chặn đứng tình trạng suy thoái đạo đức lối sống của các cán bộ lãnh đạo, các quan chức nắm trọng trách trong bộ máy Đảng và Nhà nước. Nhà văn Thùy Linh cho rằng quan trọng là vấn đề Đảng phải biết sai để sửa.

Nhà văn Thùy Linh nói:

“Cần phải có một sự cởi mở về chính trị, phải có sự tham gia và giám sát của một hệ thống Xã hội Dân sự, đồng thời phải có sự tham gia điều hành của những chính đảng chính trị khác. Có nghĩa là phải có đa nguyên về chính trị, để họ có thể giám sát lẫn nhau. Có như thế thì chúng ta mới hạn chế được sự lạm quyền và như vậy mới có thể có sự phát triển”

Bản chất phản ánh cái chung, cái tất yếu, quyết định sự tồn tại và phát triển, nhưng hiện tượng chỉ phản ánh cái riêng, cái cá biệt của sự vật. Trong điều kiện Đảng CSVN đang tự cho mình vai trò lãnh đạo nhà nước và xã hội, nghĩa là họ đang nắm giữ điều quyết định sự phát triển và tồn tại của đất nước. Do đó, nếu sự tha hóa của một bộ phận không nhỏ đảng viên lãnh đạo trở thành vấn đề bản chất của Đảng thì là điều cực kỳ nguy hiểm.

Tuyên Cáo của Tuổi Trẻ Việt Nam