Thứ Ba, 3 tháng 3, 2015

Hoàng Thừa Ngạn - An toàn của đối lập là thước đo của một nền dân chủ

Boris Nemtsov, chính trị gia đối lập với Putin, vừa bị ám sát hôm thứ Sáu.
Theo Dân Luận -  Share
Đó là tình trạng của nước Nga, nơi mà chính khách đối lập vẫn còn có quyền tồn tại. Còn ở Việt Nam, chính khách và báo chí đối lập bị dán mác "phản động" và đưa ra ngoài vòng pháp luật. Xem thế thì đủ hiểu dân chủ ở Việt Nam như thế nào.

Dẫu trong chính trường dân chủ, cuộc ganh đua của chính giới rất cam go, khốc liệt, nhưng rất lành mạnh, công bằng. Vì thế chỉ những chính khách có bản lãnh, đạo đức và tài năng mới được dân bầu làm lãnh đạo.

Vụ ám sát Boris Nemtsov đã làm trấn động mọi kênh truyền thông. Từ sáng, trên mạng xã hội tiếng Việt, mọi người bàn tán sôi nổi về chính sự nước Nga. Một số người cho ý kiến, ở Mỹ đâu có hơn gì, Kennedy cũng bị ám sát đó thôi.

Đó là một sự so sánh khập khiễng và sai lầm. Nếu tinh ý một chút ta sẽ thấy ở các quốc gia dân chủ, những chính khách bị ám sát phần lớn là những người đang cầm quyền: Kennedy, Olof Palme, Indra Gandy v.v. Còn ở các nước thiếu dân chủ, những chính khách bị vu khống, bắt bớ, ám sát, tuyệt đại đa số là những người đối lập.

Vì sao như vậy?

Trong một quốc gia dân chủ, người cầm quyền phải chấp nhận đứng trong vòng kiểm soát của báo chí và của chính khách đối lập. Họ có mục đích chung là vạch trần và phân tích tất cả những sai lầm của chính phủ. Báo chí nịnh chính phủ sẽ không ai mua đọc; chính khách đối lập không chứng minh được mình có dự án chính trị tốt hơn chính khách cầm quyền thì thua tiếp trong đợt bầu cử tiếp theo. Bù lại, họ được đảm bảo an toàn tương đương với những chính khách cầm quyền.

Luật chơi dân chủ là như vậy. Dẫu trong chính trường dân chủ, cuộc ganh đua của chính giới rất cam go, khốc liệt, nhưng rất lành mạnh, công bằng. Vì thế chỉ những chính khách có bản lãnh, đạo đức và tài năng mới được dân bầu làm lãnh đạo.

Một khi có chính khách hay một nhà báo đối lập bị ngăn cản (ví dụ bị nghe trộm thôi như trong vụ Watergate, chứ chưa nói đến việc bị sát hại), người chịu trách nhiệm đầu tiên là nhà cầm quyền, bất luận ai là thủ phạm. Họ sẽ phải tự điều trần, thanh minh, xin từ chức, chứ không có chuyện trâng tráo đạo đức giả như Putin đang diễn vừa qua.

Đó là tình trạng của nước Nga, nơi mà chính khách đối lập vẫn còn có quyền tồn tại. Còn ở Việt Nam, chính khách và báo chí đối lập bị dán mác "phản động" và đưa ra ngoài vòng pháp luật. Xem thế thì đủ hiểu dân chủ ở Việt Nam như thế nào.

Share

Tuyên Cáo của Tuổi Trẻ Việt Nam