Thứ Tư, 7 tháng 2, 2018

Tản Mạn Cuối Năm: Đinh La Thăng, U23 Việt Nam Và Bi Kịch Dân Tộc

Nguyễn Trọng Bình

1. Truyền thông và “nghệ thuật sắp đặt” hay là “ăn cơm Chúa, múa tối ngày”?

Có một sự trùng hợp (mà theo tôi là hoàn toàn không ngẫu nhiên) là sáng ngày 08/01 khi phiên tòa xét xử ông Đinh La Thăng được mở ra thì gần như trên các phương tiện truyền thông chính thống cũng đồng loạt đăng và dẫn lại (cùng nội dung khác tiêu đề) bài viết của ông Trương Tấn Sang – nguyên Chủ tịch nước bàn về sự thịnh suy của dân tộc và đất nước trong lịch sử đồng thời liên hệ với thực tiễn công cuộc chống tham nhũng của chính quyền hiện thời. Đọc kỹ bài viết này sẽ thấy có một bàn tay của ai đó đã “sắp đặt” và “đạo diễn” để nó xuất hiện cùng ngày, cùng thời điểm với phiên tòa xét xử ông Đinh La Thăng và đồng phạm.

Việc tất cả các tờ báo lớn đều phải đăng hoặc dẫn lại bài viết trên chính là chỉ dấu thứ nhất. Chỉ dấu thứ hai là câu văn chuẩn bị cho đoạn kết trong bài viết của ông Tư Sang như sau:

“Hôm nay chúng ta bước sang một năm mới với một tâm trạng tươi tắn, niềm tin trong nhân dân đã trở lại, sức khỏe nền kinh tế có phần hồi phục, vị thế đất nước được lan tỏa rộng rãi”.

Chỉ dấu cuối cùng là nguyên văn câu kết: “Với niềm tin đó chúng ta cùng phấn khởi bước sang năm Mậu Tuất 2018” và lời ghi chú của tác giả sau bài viết: “Viết tại Thành phố Hồ Chí Minh, cuối năm 2017” [1]
Mời đọc thêm

Thứ Hai, 5 tháng 2, 2018

Nghĩa trang nghìn tỷ - Chết còn tốn tiền của dân!

Thanh Hồ - Những ngày qua, dư luận cả nước đang xôn xao việc Bộ Xây dựng và UBND TP Hà Nội phối hợp công bố quy hoạch xây dựng dự án nghĩa trang Yên Trung dành cho cán bộ cấp cao của Đảng và Nhà nước, các anh hùng, danh nhân của đất nước ở Thạch Thất, Hà Nội với nguồn vốn dự kiến khoảng 1.400 tỉ đồng từ ngân sách. Hầu như mọi ý kiến đều cho rằng, đó là việc không nên.

Theo quy hoạch được Thủ tướng phê duyệt, tổng diện tích nghĩa trang là 120 ha, gồm khu an táng 72 ha và khu đệm cây xanh cảnh quan trên 47 ha. Nghĩa trang Yên Trung sẽ có 2.200 - 2.500 ngôi mộ; mỗi ngôi có khuôn viên 25 - 35m2. Khu vực cảnh quan có sức chứa 5.000 người.

Được biết, từ trước tới nay nghĩa trang Mai Dịch (Cầu Giấy- Hà Nội) là nơi táng những nhân vật chính trị cấp cao như bộ trưởng, thứ trưởng các bộ trong chính phủ, các ủy viên Trung ương Đảng trở lên; các nhà khoa học, nhà văn hóa, nhà văn, nhà thơ được giải thưởng Hồ Chí Minh; các tướng lĩnh xuất sắc; anh hùng lực lượng vũ trang,... nhưng nay đã hết chỗ. Vì vậy, năm 2015 Ban Bí thư Trung ương Đảng đã đưa ra chủ trương xây dựng Nghĩa trang mới. Và khi đó thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã chỉ đạo Bộ Xây dựng hoàn thiện Quy hoạch chi tiết xây dựng nghĩa trang Yên Trung. Điều đặc biệt ở dự án nghĩa trang Yên Trung là khi cán bộ cấp cao từ trần được chôn cất chung cùng vợ (hoặc chồng).

Đọc những thông tin trên tôi thực sự “choáng”, không hiểu các vị nghĩ gì khi thực hiện dự án trên bằng tiền ngân sách. Còn nhớ, chính Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã tuyên bố: “phải trách nhiệm với từng đồng tiền thuế của dân”. Vậy việc bỏ ra 1.400 tỷ đồng để xây nghĩa trang như thế thì trách nhiệm ở đâu?
Mời đọc thêm

Thứ Tư, 31 tháng 1, 2018

Bao giờ thì chúng ta không chỉ xuống đường vì bóng đá?

Song Chi - Người Việt mê bóng đá, điều đó quá rõ. Chỉ có điều bóng đá VN bao nhiêu lâu nay dưới sự điều hành, quản lý của Liên đoàn bóng đá VN (viết tắt VFF từ chữ tiếng Anh Vietnam Football Federation) vẫn cứ lẹt đẹt trong vùng trũng Đông Nam Á, chưa bao giờ vô địch SEAGames (Southeast Asian Games), bất chấp kinh phí đổ vào không ít cho việc thuê thầy ngoại, bất chấp tình yêu cuồng nhiệt của các cổ động viên VN. Biết bao nhiêu lần người Việt khóc, cười, lên đồng, rồi xìu nghỉu, thất vọng… khi đội tuyển VN thắng hoặc thua trong những trận đấu ở SEAGames, đặc biệt trước đối thủ mạnh hơn và có nhiều “ân oán” là Thái Lan.

Cho nên không có gì ngạc nhiên khi lần đầu tiên đội bóng U23 Việt Nam vào được bán kết giải U23 châu Á sau khi thắng Iraq vào tối ngày 20.1 vừa qua, hàng ngàn hàng vạn thanh niên VN ở Sài Gòn, Hà Nội, và nhiều thành phố khác ùa ra đường “đi bão”, và như thường lệ, cờ đỏ, tiếng hò reo tràn ngập đường phố. Có nhiều cô gái cởi trần, quấn lá cờ quanh ngực, mặc quần đùi ngắn ngủn, có cô phơi ngực trần và thậm chí...hơn nữa, ngay giữa phố!

Ừ thì vui. Ừ thì lâu lâu có một dịp được quậy, được xả stress, được la hét cuồng nhiệt giữa đường phố mà không bị ai cấm đoán. Người dân cuồng lên đã đành. Báo chí cũng cuồng. Có những bài báo giật những cái tít kiểu như “Hành trình rung chuyển châu Á của U23 Việt Nam” (Tiền Phong) “Người hâm mộ châu Á vỡ òa, chúc mừng U23 Việt Nam vào bán kết”(Dân Trí), rồi thì “U23 VN gây địa chấn”, “U23 Việt Nam đi vào lịch sử”, thậm chí “Không thể tin nổi! U23 VN đặt cả châu Á dưới chân bằng chiến thắng để đời”, Trí thức Trẻ) ?!…Rồi những ông lãnh đạo cấp cao nhất của đảng và nhà nước VN cũng hồ hởi phấn khích quá mức.

Cái status “đặt cả châu Á dưới chân” lập tức bị nhiều người trên facebook chỉ trích.

Mời đọc thêm

Chủ Nhật, 28 tháng 1, 2018

Sẵn sàng cởi truồng cho bóng đá nhưng sẽ trùm mền khi mất nước!

Nguyên Thạch  - Xuân lại sắp đến trên dải đất cằn cỗi kiệt quệ (về cả nghĩa bóng lẫn nghĩa đen) hầu như toàn diện này, những con dân có lương tâm cùng bổn phận không thể không đau lòng ngao ngán khi nhìn thất thế hệ trẻ đã bị đầu độc cả hình hài lẫn tâm tưởng, lao vào cuộc sống vật chất, bon chen, đua đòi với nhiều thể hiện nông cạn cùng mớ tư duy dường như trống rỗng.

Một cách trung thực thì thể hiện vui mừng cho những trận thắng giải của bóng đá thì chẳng có gì là sai cả. Vấn đề được đặt ra ở đây là chỉ một vài trận đá banh thắng thì tuổi trẻ xuống đường tung hô ồ ạt nhưng tại sao khi Tàu Cộng lấn chiếm Biển Đông cùng các đảo và một số đất liền thuộc 6 tỉnh dọc biên thùy, bắn giết, tông chìm các tàu đánh cá của ngư dân Việt Nam thì dân chúng lại cúi đầu lặng thình?

Đó là cái tựa đề mà người viết muốn đề cập trong bài viết cho hiện trạng nhận thức về đất nước hôm nay của tuổi trẻ cùng số đông người dân Việt Nam.

Hệ quả của nền giáo dục "vuốt đuôi và bưng bô" của hệ thống nhồi sọ đã sinh sản ra những thế hệ tuổi trẻ mang tính lệ thuộc theo bầy đàn để đáp ứng những nhu cầu mà guồng máy cầm quyền độc tài muốn thấy. 

Nhà cầm quyền muốn thấy dân chúng với cờ đỏ sao vàng phất phới trên khắp nẻo đường, góc phố với niềm hân hoan rằng Việt Nam chiến thắng, cho dẫu chiến thắng ấy chỉ đơn thuần là một bộ môn thể thao, để cho nhũng người dân khác cũng như thế giới thấy rằng guồng máy của họ được đám đông ủng hộ một cách vui mừng đầy phấn khởi.
Mời đọc thêm

Thứ Bảy, 27 tháng 1, 2018

Hai phụ nữ gốc Việt

VNCH-Ngoc Trương - Hai phụ nữ gốc Việt, tuy cách biệt tuổi tác, nhưng có nhiều điểm chung:

- Cả hai đều là phụ nữ gốc Việt.

- Tình cờ họ đều mang họ Nguyễn.

- Cha của họ từng phục vụ trong quân đội hay chính phủ của Việt Nam Cộng Hòa.

- Cả hai đều là con của người tỵ nạn Việt Nam chạy trốn CS.

- Hai phụ nữ đều có học vấn đại học, lớn lên ở Úc, quốc gia tự do, từng là đồng minh của VNCH. Họ viết báo, tạp chí về nhiều vấn đề, đặc biệt về chiến tranh Việt Nam, đăng trên các báo, tạp chí ở Úc và xuất bản sách vừa tiếng Anh, vừa tiếng Pháp bán ở nhiều quốc gia trên thế giới.

- Cả hai đều muốn nói lên quan điểm của chính họ xuyên qua hình ảnh của người cha, hay những quân nhân QLVNCH đã chiến đấu cho miền Nam tự do, những người lính bị thế giới cũng như đồng minh bỏ rơi và đối xử không công bằng.
Mời đọc thêm

Thứ Sáu, 26 tháng 1, 2018

Ông tướng này giàu thật!

Danlambao - Hữu Ước cũng là người từng bị Ls Trần Đình Triển tố cáo đã làm “phù phép” bán 2 mảnh đất rộng 28.000 m2 UBND TP Hà Nội cấp cho báo Công an nhân dân (CAND) để xây nhà ở cho cán bộ và bỏ túi 200 tỉ đồng. Sự việc đổ bể, ông trung tướng, cũng là nhà văn của đảng này làm văn bản xin trả lại cho thành phố. Vì là thành phần chuột trong bình nên Hữu Ước được hạ cánh an toàn và thảnh thơi xây dựng chốn lưu ẩn khủng.

Báo lề đảng vừa trình làng cơ ngơi của trung tướng kiêm nhà văn công an Nguyễn Hữu Ước. Nhìn vào cái được gọi là "chốn lưu ẩn" này của ông Bí thư Đảng bộ Báo Công an nhân dân; Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Xây dựng Lực lượng, Bộ Công an; Tổng Biên tập kênh truyền hình Công an nhân dân người ta tự hỏi: 

Nguyễn Phú Trọng đâu, sao không cử đàn em điều tra xem tướng này là tướng cướp hay tướng... cộng sản loại gì mà giàu đến mức này!?

Trả lời: nó còn ok tức là nó thuộc phe đồng chí ta chứ không phải phe đồng chí địch.

Và đây là "chốn lưu ẩn" của đồng chí ta:
Mời đọc thêm

Thứ Năm, 25 tháng 1, 2018

Góp ý với thiếu tướng CS Lê Mã Lương

Điệp Mỹ Linh - Khi đọc đến đoạn gia đình của tướng Lương có ba người con; một cô con gái đang sống cùng chồng con tại Đức và một cô con gái đang du học tại Anh thì… tôi chán nản, tắt computer! Lúc này tôi mới nhớ lời Ba tôi dạy tôi: “Đừng bao giờ tin/hy vọng vào bất cứ người Cộng Sản nào cả!”
***
Bất ngờ đọc được bài do Lưu Thủy – thuộc cơ quan truyền thông VTC News – phỏng vấn thiếu tướng Cộng Sản Việt Nam Lê Mã Lương, nguyên Giám đốc Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam về sự kiện Hoàng Sa xảy ra ngày 19-01-1974 giữa Hải Quân Việt Nam Cộng Hòa và Hải Quân Trung Cộng, tôi muốn góp ý với thiếu tướng Lê Mã Lương.

Là một ngòi bút không chuyên nghiệp và không thích bàn luận về chính trị – nhất là vấn đề chính trị liên quan đến đảng và “nhà nước” Cộng Sản Việt Nam (C.S.V.N.). Nhưng, sau khi đọc bài Lưu Thủy phỏng vấn thiếu tướng Lương, nhận xét đầu tiên của tôi là: Thiếu tướng Lương không có luận điệu tuyên truyền thái quá cho đảng và “nhà nước” C.S.V.N.. Thiếu tướng Lương cũng mạnh dạn nêu ra và xác định rằng Trung Cộng là một đất nước lúc nào cũng nuôi ý đồ xâm lăng Việt Nam và khống chế biển Đông. Một điều nữa cũng đáng cho tôi lưu ý đến bài phỏng vấn này là: Nếu phải đề cập đến miền Nam Việt Nam/chính thể Việt Nam Cộng Hòa (V.N.C.H.) thiếu tướng Lương chỉ “đổ tội” cho chính thể V.N.C.H. một cách tương đối; như câu sau đây: “…Trong sự kiện Trung Quốc tấn công và chiếm đóng trái phép đảo Hoàng Sa của Việt Nam năm 1974 và sau này là sự kiện Trung Quốc tấn công chiếm đóng trái phép đảo Gạc Ma của Việt Nam năm 1988 cho thấy chúng ta đã sơ suất, thiếu sự đề phòng.”

Nhưng khi Lưu Thủy hỏi: “Sau này, đại tá phi công Nguyễn Thành Trung tiết lộ rằng, việc để mất Hoàng Sa vào tay Trung Quốc năm 1974 còn có trách nhiệm của phía chính quyền V.N.C.H. khi đó đã thiếu quyết đoán. Bởi theo đại tá Trung, khi đó V.N.C.H. vẫn có thể điều Không Quân từ Đà Nẵng ra chiến đấu để giành lại đảo. Ý kiến của ông về vấn đề này như thế nào?” thì câu trả lời của tướng Lương làm tôi vô cùng thất vọng! Thiếu tướng Lương đáp: “Việc không cho máy bay từ Đà Nẵng bay ra Hoàng Sa để tác chiến là một sai lầm nghiêm trọng về mặt chiến thuật khi đó của chính quyền V.N.C.H. Phải nói là để mất Hoàng Sa là một sai lầm có tính lịch sử. Bởi vì lúc cần sự cố gắng để giữ cho được lãnh thổ, lãnh hải của mình thì lại không dám quyết đoán để đưa ra những quyết định đúng đắn. Nếu mà quyết đoán thì chúng ta không bị mất Hoàng Sa vào tay Trung Quốc…”

Trước nhất, xin nói qua về Nguyễn Thành Trung trong câu hỏi của Lưu Thủy.

Với kinh nghiệm của thời kỳ theo Kháng Chiến chống Tây, Ba tôi thường giải thích cho chị em tôi hiểu rằng: Một trong các lý do khiến Ba tôi bỏ Kháng Chiến để trở về miền Nam là vì Ba tôi nhận thấy, ngoài sự xảo trá/lừa lọc/gian manh không thể lường được, Việt Minh, về sau trở thành C.S.V.N., còn là một tập thể tàn ác hơn cả Tây và Nhật; vì Việt Minh – sau mỗi trận chiến – đều giết tất cả thương binh của họ để khỏi phải mang theo người bị thương!

Vì hiểu bản chất của người C.S.V.N. tàn ác như vậy, cho nên, suốt gần nửa thế kỷ qua, tôi cứ tự hỏi: Tại sao người C.S.V.N. đã giết những người cùng hàng ngũ với họ khi những người này bị thương mà họ lại “dùng” người “đại” phản bội Nguyễn Thành Trung – người đã lừa thầy/phản bạn/phản lại một thể chế mà Nguyễn Thành Trung đã lớn lên/được đi học/được thu nhận vào một trong các quân binh chủng oai hùng/can cường/liều lĩnh của Quân Lực V.N.C.H. và được sang Hoa Kỳ tu nghiệp?

Mời đọc thêm

Thứ Tư, 24 tháng 1, 2018

Hèn!

Nguyên Thạch - Và cũng từ hình ảnh nhu nhược ấy khiến chúng ta mới cảm kích được sự hào hùng oanh liệt của các tướng lãnh, công chức và các chiến sĩ hữu danh cũng như vô danh của Việt Nam Cộng Hòa trước và sau ngày mất nước như: Thiếu Tướng Nguyễn Khoa Nam, Thiếu Tướng Phạm Văn Phú, Thiếu Tướng Lê Văn Hưng, Chuẩn Tướng Trần Văn Hai, Chuẩn Tướng Lê Nguyên Vỹ, Đại Tá Hồ Ngọc Cẩn, Đại Tá Đặng Sĩ Vinh, Trung-Tá Cảnh-Sát Nguyễn-Văn-Long, các chiến sĩ đã tự sát bằng lựu đạn hoặc chiến đấu đến hơi thở cuối cùng, cùng một số các sĩ quan quân cán chính đã không chịu khuất phục giặc cộng và đã chết trong các trại lao tù.

*
Tháng Giêng còn lảng vảng và tháng Tư sắp đến, người viết xin mượn cuộc tòa xử về tham nhũng của tháng Giêng với hai nhân vật đảng viên lãnh đạo cao cấp của ĐCSVN mà luận về chữ HÈN.

Trước tiên, tác giả không quên có lời cảm ơn đến 2 vị Đinh La Thăng cựu ủy viên Bộ chính trị, Bộ trưởng Bộ giao thông vận tải, lãnh đạo của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petro Vietnam) cùng nhiều chức vụ quan trọng khác và Trịnh Xuân Thanh Phó chủ tịch tỉnh tỉnh Hậu Giang phụ trách công nghiệp - thương mại. Ông đắc cử đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa XIV đã hiện nguyên hình bản chất HÈN trước mặt các văn võ bá quan mà người cao nhất là ngài Tổng bí thư cho đến thứ dân thấp nhất là công chúng đã thấy qua màn hình TV bằng cách là 2 ông đã KHÓC.

He he... quan mà còn khóc thì dân còn phải khóc đến cỡ nào? Xin thưa, chớ vu oan. Không, dân không hề khóc cho dẫu rằng với nhiều bản kết án rất là nghịch lý vì ăn cắp một con vịt (1) trị giá 120.000 VNĐ để làm mồi nhậu, anh Nguyễn Văn Khang (sinh năm 1997, trú ấp Phước Chung, xã Mong Thọ) đã không khóc. Người yêu nước Nguyễn Ngọc Như Quỳnh xuống đường phản đối Formosa thải chất độc giết biển, giết cá, phản đối Tàu cộng trong mưu đồ thôn tính Việt Nam, phản đối những tiêu cực của đảng CSVN và nhà cầm quyền khiến chị phải ở tù 10 năm với tội danh “Tuyên truyền chống nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam” theo điều 88 BLHS, cùng những năm theo dõi quản chế nhưng Nguyễn Ngọc Như Quỳnh đã không khóc hay van xin trước vành móng ngựa.
Mời đọc thêm

Thứ Hai, 22 tháng 1, 2018

Ai đáng phải đứng trước vành móng ngựa?

Hương Khê - Hôm nay Nguyễn Phú Trọng đưa Đinh La Thăng và đồng bọn ra trước tòa để xét xử. Nhưng sẽ đến một ngày, nhân dân VN lại đưa Nguyễn Phú Trọng và đồng bọn ra trước vành móng ngựa để xét xử về những tội lỗi của họ và phe đảng trong hàng ngàn tội ác mà cái đảng cướp ấy đã gieo rắc cho nhân dân VN trong mấy chục năm qua.

Vậy là sau 9 ngày “vừa thổi vừa húp” như người ăn cháo nóng, làm việc cả ngày nghỉ, và sau 5 ngày “nghị án”, cuối cùng thì vở tuồng xét xử Đinh La Thăng và các đồng phạm trong vụ án xảy ra tại Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) và Tổng công ty cổ phần Xây lắp dầu khí Việt Nam (PVC), được TAND TP Hà Nội đưa ra xét xử về tội “Cố ý làm trái quy định Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng”, cũng đã kết thúc sáng nay 22/01/2018.

Theo đó: “TAND TP Hà Nội đã tuyên bản án đối với các bị cáo Đinh La Thăng, Trịnh Xuân Thanh và 20 đồng phạm trong vụ án tham ô, cố ý làm trái xảy ra tại Tập đoàn dầu khí Việt Nam (PVN) và Tổng công ty xây lắp dầu (khí PVC).

Sau khi đánh giá toàn bộ nội dung vụ án, Hội đồng xét xử (HĐXX) nhận định cáo trạng truy tố các bị cáo trong vụ án là có căn cứ, đúng quy định của pháp luật.

Tòa quyết định tuyên phạt bị cáo Đinh La Thăng - nguyên chủ tịch HĐQT (nay là hội đồng thành viên) PVN 13 năm tù về tội Cố ý làm trái.

Bị cáo Trịnh Xuân Thanh - nguyên chủ tịch HĐQT kiêm tổng giám đốc PVN 14 năm tù về tội Cố ý làm trái, tù chung thân về tội tham ô tài sản, tổng hợp hình phạt chung bị cáo Thanh phải chấp hành là tù chung thân"(1).

Nói vụ án này là vở tuồng, vì chúng ta đều biết mọi phiên tòa đã và đang diễn ra trên đất nước Việt Nam dưới sự cai trị của đảng độc tài toàn trị, thì ngành tư pháp chỉ là con rối nhằm tô vẽ cho ra dáng tòa án xét xử độc lập, khách quan mà thôi. Mọi bán án đã được đảng chỉ đạo và định sẵn, dân ta hay gọi là “án bỏ túi”. Do đó, thay vì tòa án phải “Nhân danh công lý” để xét xử như các nước dân chủ văn minh, thì tại VN, tòa án lại “Nhân danh nước CHXHCN VN” để đưa ra những bản án theo ý đảng.
Mời đọc thêm

Chủ Nhật, 21 tháng 1, 2018

Chiến lược xóa tiếng Việt trước khi sát nhập lãnh thổ Việt Nam vào nước tàu

Nguyễn Hoàng Hân - Ngày 20-11-2017, giáo sư tiến sĩ Bùi Hiền, 83 tuổi, tung ra một cuốn sách “Cải Tiến Tiếng Việt” sử dụng tiếng Việt Mới. Một loại tiếng Việt Hán hoá, phiên âm theo tiếng Tàu Bắc Kinh ( tổng hợp gồm đơn âm Quan Thoại và Bạch Thoại ). Nói cho dễ hiểu hơn, đây là một kiểu chữ Tàu áp dụng riêng cho người Việt Nam vào những thập niên sắp tới, phiên âm từ tiếng Tàu, nhằm địa phương hoá ngôn ngữ , tương tự như tiếng Tàu Quảng Đông, Hồ Nam, Tây Tạng, Tân Cương, Nội Mông ….trong thời gian Tự Trị trước khi sát nhập. 

Quyển sách dầy 2000 trang, ông nói là do ông mất đúng 20 năm để biên soạn được Bộ Giáo Dục Việt Nam cho xuất bản. Tại Việt Nam, rải một tờ bươm bướm A4, quảng cáo dầu cù là hay thuốc xổ cao đơn hoàn tán cũng phải xin phép công an. Huống gì một công trình cải đổi từ tiếng Việt chuyển sang tiếng Tàu. Nếu không được sự uỷ nhiệm của Đảng, bà cố nội của ông Bùi Hiền cũng không dám làm điều nầy. Đây là một chiến dịch quy mô được phát động có kế hoạch, có âm mưu, có chiến lược, phổ biến rộng rãi để chuẩn bị tư tưởng người Việt nhằm tránh sự ngỡ ngàng một ngày kia không xa lắm, tiếng Việt sẽ bị xoá bỏ hẳn hòi. 

Người ta tạo ra một thứ tiếng Tàu riêng cho từng vùng, từng khu vực mục đích đánh lừa một dân tộc trước khi tiêu diệt ngôn ngữ của dân tộc đó, đồng hoá dân tộc đó một cách êm thắm do người bản xứ lãnh đạo, chỉ huy và thực thi phương án sát nhập trong thời hạn 60 năm bắt đầu năm 2020, hoàn tất vào năm 2060. Lúc đó, Việt Nam chỉ còn là một tỉnh lỵ. 

Ông Bùi Hiền nói láo, Đảng cũng nói lộn luôn! “Bộ Chữ Cải Tiến Tiếng Việt ” nầy hoàn toàn do “Cục Ngôn Ngữ Trung Quốc” mà Cục Trưởng là giáo sư Từ Hướng Hòa (con trai thứ ba của Thống Chế Từ Hướng Tiền) soạn thảo xong vào tháng 3 năm 1998, thời kỳ Giang Trạch Dân làm Tổng Bí Thư (1989-2002). Bây giờ đã đến lúc ra lệnh Nhà Nước VN có bổn phận thi hành nhiệm vụ hướng dẫn người Việt đi từ từ vào con đường đồng hoá cũng như hội nhập vào xã hội của “Trung Quốc” một cách “dịu dàng” ôn hòa, tự nguyện dâng hiến đất nước của mình trở thành một tỉnh lỵ của “Trung Quốc” !. 
Mời đọc thêm

Thứ Bảy, 20 tháng 1, 2018

‘Cái ô’ nào đang và sẽ che chở cho Đinh La Thăng?

Ông Đinh La Thăng tại phiên tòa ở Hà Nội. (Ảnh: VNA/Doan Tan via REUTERS)
Phạm Chí Dũng - Trước phiên tòa “Thăng - Thanh”, trong dư luận xã hội và trên mạng xã hội đã râm ran những đồn đoán về một “âm mưu ám sát”. Tuy nhiên, đồn đoán này chỉ là một trong nhiều giả thiết và cách nào đó có thể bị giễu cợt và phản bác rằng đó chỉ là… “thuyết âm mưu”.

Đinh La Thăng và Trịnh Xuân Thanh - hai nhân vật cực kỳ quan trọng không chỉ đối với phiên tòa xử vụ Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) vào đầu tháng 1/2018, mà còn được dư luận cho là đóng vai trò “xe - mã” trên bàn cờ chính trị Việt Nam, có thể dẫn thẳng đến cửa nhà cựu thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và những nhóm lợi ích của “thời kỳ trước”.

Cái ô!

Khi phiên tòa “Thăng - Thanh” bắt đầu khai diễn, công luận được thấy những bức hình về hai bị cáo Đinh La Thăng và Trịnh Xuân Thanh được hàng chục cảnh sát vây bọc như một cách “lấy thân mình lấp lỗ châu mai”, không khác gì nghiệp vụ bảo vệ nguyên thủ quốc gia ở các nước phương Tây. Công luận cũng nhìn thấy những cái ô được giương lên để che phủ hai bị cáo này; người ta không thể nghĩ khác rằng Đinh La Thăng và Trịnh Xuân Thanh đã được “cơ quan bảo vệ pháp luật” tổ chức bảo vệ rất ngặt nghèo, khác hẳn với chế độ bảo vệ bình thường đối với tuyệt đại đa số bị cáo có nguồn gốc quan chức phạm tội “cố ý làm trái” hay “tham ô tham nhũng” bị đưa ra tòa trước đây.

Cũng khác hẳn với rất nhiều phiên tòa trước đây xử quan chức tham nhũng, phiên tòa “Thăng - Thanh” được báo chí và giới luật sư mô tả là “vượt trên mức cẩn mật”, khi cảnh sát được bố trí vòng trong vòng ngoài, các thiết bị điện tử của luật sư và báo giới bị khám xét rất kỹ, và nói chung bầu không khí của phiên tòa này tràn ngập tính “khủng bố”.

Mời đọc thêm

Thứ Sáu, 19 tháng 1, 2018

Những lời thỏ thẻ trước tòa

Trịnh Xuân Thanh (phải) và Đinh La Thăng tại Tòa ở Hà Nội.
Trân Văn - Những “lời cuối cùng” mà ông Đinh La Thăng và ông Trịnh Xuân Thanh thỏ thẻ với Hội đồng xét xử vụ án “Cố ý làm trái qui định của nhà nước gây hậu quả nghiêm trọng”, “Tham ô”, xảy ra tại Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN), trước khi các thẩm phán và hội thẩm nhân dân nghị án, giống như cáo trạng dành cho “nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa” tại Việt Nam.

***

Hiến pháp Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam khẳng định, nhà nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam là “nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, vì nhân dân và cho nhân dân, do nhân dân làm chủ, tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân” theo phương thức “phân công, phối hợp, kiểm soát các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp”. Qua Hiến pháp, Đảng CSVN – lực lượng vẫn giành và cố giữ vai trò của “lực lượng lãnh đạo nhà nước và xã hội” – cam kết “hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật”.

Nội dung những “lời cuối cùng” mà ông Thăng, rồi ông Thanh thỏ thẻ với Hội đồng xét xử họ cho thấy, dẫu khoác áo “cộng hòa” nhưng Việt Nam có… vua. Tuy không ngai song ông vua này chính là người điều khiển “nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa”, Hiến pháp, pháp luật chỉ là những cái “bánh vẽ”. Đó là lý do cả ông Thăng lẫn ông Thanh cùng xin lỗi “Tổng Bí thư”, “bác Trọng”… cùng đưa ra những đề nghị mà thiên hạ đang đàm tiếu là ngây ngô: Ông Thăng xin được tại ngoại để “ăn Tết” với thân nhân và bạn bè trước khi vào tù thi hành bản án mà Hội đồng xét xử sắp tuyên. Ông Thanh thì xin sang… Đức chăm sóc vợ dại và ba con thơ!
Mời đọc thêm

Thứ Năm, 18 tháng 1, 2018

Kịch bản ‘đả hổ diệt ruồi’ Việt Nam sẽ đi về đâu?

'Đả hổ diệt ruồi' của Việt Nam sẽ đi về đâu?

Thiện Ý - Kịch bản “đã hổ, diệt ruồi” nguyên tác của ông Tập Cận Bình người đứng đầu đảng Cộng sản Trung Quốc đã được ông Nguyễn Phú Trọng người đứng đầu đảng Cộng sản Việt Nam sao ý bản chính và đang đạo diễn cho các cơ quan chức năng nhà nước thực hiện, với sự cố vấn, cam kết hổ trợ của đảng và nhà nước Trung Quốc. Nhiều người đã nhận xét như vậy để cho rằng chính cơ sở này mà Tổng bí thư Nguyễn Phú trọng và nhóm lợi ích đang ở thế mạnh của ông mới dám chống tham nhũng một cách mạnh mẽ, quyết liệt như hiện nay mà không sợ “bứt dây động rừng”, sự phản kháng của các đối tượng tham nhũng trong các nhóm lợi ích khác.

Khi chúng tôi viết bài này thị vụ đại án chống tham nhũng đã diễn ra một tuần và dự kiến kéo dài khoảng hai tuần. Đây là một đại án chống tham nhũng vì là vụ án lớn “điển hình” cho kịch bản chống tham nhũng “Đả hổ, diệt ruồi” do Tổng bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng lãnh đạo thực hiện. Vụ đại án liên quan đến 22 viên chức cán bộ đảng viên cộng sản từng nắm những chức vụ lãnh đạo cấp cao trong chính quyền, điều hành các cơ sở kinh tế, hoạt động sản xuất kinh doanh vốn lớn, tiền nhiều, đầy cám dỗ. Trong số các bi can này, cao cấp nhất là nguyên Ủy viên Bộ Chính Trị, Bí thư thành ủy, Đại biểu Quốc hội và Bộ trưởng Giao thông Đinh La Thăng đã bị tước hết binh quyền trước khi bị bắt giam hôm 8-12-2017 và truy tố ra tòa cùng với Trinh XuânThanh và khoảng 20 người khác thuộc hạng không hổ thì cũng là cọp beo; mà có đồn đoán là thuộc nhóm lợi ích của cựu Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Tất cả đều bị truy tố một hay cả hai tội danh “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng” quy định tại Khoản 3 Điều 165, và tội “Tham ô tài sản” quy định nơi khoản 4, Điều 278, Bộ luật Hình sự năm 1999, không phải Bộ Hình sự 2015 có hiệu lực từ năm 2018. Vì các tội phạm xẩy ra trong thời gian ông Nguyễn Tấn Dũng làm Thủ tướng khi Bộ luật hình sự 1999 đang có hiệu lực pháp luật.
Mời đọc thêm

Thứ Tư, 17 tháng 1, 2018

Xử lý hình sự ông Thăng: chỉ là kế sách yên dân?



Phiên xử Đinh La Thăng, Trịnh Xuân Thanh và cán bộ PVN

RFA - Sáng ngày 8/1, tòa án Nhân dân thành phố Hà Nội bắt đầu xét xử cựu ủy viên Bộ chính trị Đinh La Thăng và 21 đồng phạm về tội gây thiệt hại và làm thất thoát nhiều ngàn tỷ đồng tiền vốn và tài sản của nhà nước, trong thời gian từ 2005 đến 2011, lúc các bị cáo đang điều hành guồng máy lãnh đạo Tập Đoàn Dầu Khí Việt Nam, được gọi tắt là PVN, và Tổng Công Ty Cổ Phần Xây Lắp Dầu Khí Việt Nam, tức PVC.

Ông Đinh La Thăng, 57 tuổi, bị truy tố với tội danh cố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế, gây hậu quả nghiêm trọng, có thể lãnh bản án từ 10 đến 20 năm tù.

Trước khi bị truy tố, ông Thăng từng giữ những vai trò quan trọng trong đảng cũng như trong chính phủ, như ủy viên Bộ Chính Trị, bí thư thành ủy thành phố Hồ Chí Minh.

Trong số 21 bị cáo cùng bị xét xử chung với ông Thăng, được chú ý đến nhiều nhất là ông Trịnh Xuân Thanh, 51 tuổi, nguyên chủ tịch Hội Đồng Quản Trị Tổng Công Ty Cổ Phần Xây Lắp Dầu Khí Việt Nam PVC, nguyên phó chủ tịch Tỉnh Hậu Giang.

Ông Thanh bị truy tố 2 tội danh cố ý làm trài quy định của nhà nước và tội tham ô tài sản. Nếu bị tòa xác nhận có tội tham ô tài sản, ông có thể đối mặt với án tử hình.

Ông Thanh được thế giới biết đến vì hồi 2016 khi đang làm Phó Chủ tịch tỉnh Hậu Giang, ông bất ngờ bỏ trốn sang Đức xin tỵ nạn chính trị. Một năm sau đó, chính quyền Việt Nam cho biết ông Thanh tự ý quay về Hà Nội và ra đầu thú, trong khi chính phủ Đức khẳng định ông này bị công an từ Việt Nam sang bắt cóc đưa về nước.
Mời đọc thêm

Thứ Ba, 16 tháng 1, 2018

Lối thoát cho Việt Nam - Bất Tuân Dân Sự

Mai Thanh Truyết - Theo định nghĩa thông thường, Bất tuân (Disobedience) là sự từ chối hay phủ nhận, hay không vâng lời (một mệnh lệnh nào đó). Còn Bất tuân dân sự (civil disobedience) là từ chối tuân thủ các luật lệ do chính phủ áp đặt và gián tiếp buộc họ phải làm hoặc thay đổi (một chính sách hay luật lệ gì đó). Một thí dụ cụ thể trong đại học là Hội sinh viên của trường có thể thực hiện bất tuân dân sự để gây áp lực với Hội đồng Khoa để đòi thay đổi học phí hay chính sách thi cử v.v…

Mời đọc thêm

Thứ Hai, 15 tháng 1, 2018

Lời khai của ông Đinh La Thăng dẫn đến cựu Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Bộ Chính Trị

Ông Đinh La Thăng (thứ hai từ bên phải sang) chụp cùng các Ủy viên Bộ Chính Trị tại lễ bế mạc Đại hội Đảng lần thứ 12 ở Hà Nội hôm 28/1/2016. AFP

RFA - Ông Đinh La Thăng, cựu quan chức cấp cao đang phải ra tòa, khai rằng những quyết định của ông khi còn đứng đầu Tập đoàn dầu khí Việt Nam (PVN) là do đường lối của Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam, trong đó có quyết định của Thủ tướng Chính phủ.

Ông Thăng trả lời như vậy trong phiên tòa xử ông vào ngày hôm qua, 9 tháng Một, khi tòa hỏi ông tại sao lại chỉ định thầu một dự án quan trọng cho công ty con của Tập đoàn dầu khí Việt Nam là Tổng Công ty xây lắp dầu khí Việt Nam (PVC).

Hãng tin Reuters loan tin này từ Hà Nội, và cho biết vào thời điểm ông Thăng đứng đầu PVN, ông không phải là ủy viên Bộ Chính trị, và lúc đó ông Nguyễn Tấn Dũng là Thủ tướng Chính phủ.

Giới phân tích chính trị đưa ra nhận định ông Nguyễn Tấn Dũng là một đối thủ chính trị của đương kim Tổng bí thư Đảng cộng sản Việt Nam, Nguyễn Phú Trọng. Ông Dũng đã ra khỏi Bộ Chính trị trong Đại hội đảng toàn quốc lần thứ 12 vào đầu năm 2016, và ngay sau đó ông không còn làm Thủ tướng nữa.

Reuters cho biết đã tìm cách liên lạc với cựu Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng để bình luận về việc này nhưng không được.

Vụ xử ông Đinh La Thăng, từng là Ủy viên Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam bắt đầu từ ngày 8 tháng Một, 2018 và dự định kết thúc vào ngày 21 tháng này.

Ông Thăng bị cáo buộc là cố ý làm trái những nguyên tắc quản lý nhà nước vào thời kỳ ông đứng đầu Tổng Công ty Dầu khí Việt Nam, gây thất thoát hàng ngàn tỉ đồng.

Đây được xem là một đại án vì không chỉ có cáo buộc về số tiền bị thất thoát quá lớn, mà còn là lần đầu tiên một Ủy viên Bộ Chính trị của Đảng Cộng sản bị đem ra xử công khai.

Source: RFA




Mời đọc thêm

Chủ Nhật, 14 tháng 1, 2018

Góc tối quê hương

Nguyễn Thị Thảo An

Không phải chuyện đùa

“Nơi nào người ta đốt sách thì họ sẽ kết thúc bằng việc đốt sinh mạng con người.”

Mấy tuần nay, câu chuyện về cuộc cải cách tiếng Việt, chữ Việt trong nước là câu chuyện thời sự số 1 ở Việt Nam. Trong nước người thi nhau “ném đá”, ngoài nước cũng “ném”. “Đá” nhiều tới nỗi có thể “chôn sống” cả cái nhân vật chính, chủ trương cải cách, ông Bùi Hiền. Đến nước này thì không tò mò cũng không được.

Trên email, bạn bè gửi tới tấp chuyện động trời. Một ông tiến sĩ đòi sửa Tiếng Việt thành “Tiếg Việt”, “luật giáo dục” phải viết là “luật záo zụk,” “nhà nước” là “N’à nướk”… Chẳng nói chơi, mới đây, trong cuốn sách “Ngôn Ngữ ở Việt Nam – Hội Nhập và Phát Triển (tập 1)” dày 2,200 trang, do nhà xuất bản Dân Trí phát hành, nhân dịp “Hội thảo ngữ học toàn quốc” được tổ chức tại trường Đại Học Quy Nhơn, Bình Định, hồi Tháng Chín, trong bài viết “Chữ Quốc Ngữ và Hội Nhập Quốc Tế,” ông Bùi Hiền với đề nghị cải tiến chữ viết tiếng Việt gây nhiều tranh cãi kể cả trong và ngoài nước.

Theo báo Thanh Niên, Bùi Hiền là Phó Tiến Sĩ(?), cựu hiệu phó trường Đại Học Sư Phạm Ngoại Ngữ Hà Nội, cựu phó viện trưởng Viện Nội Dung và Giáo Dục Theo Phương Pháp Phổ Thông. 

Theo ông Bùi Hiền, “Từ năm 1924, khi toàn quyền Đông Dương ký nghị định cho phép dạy chữ quốc ngữ bắt buộc ở cấp tiểu học, trải qua gần một thế kỷ, đến nay chữ quốc ngữ đã bộc lộ nhiều bất hợp lý, nên cần phải cải tiến để giản tiện, dễ nhớ, dễ sử dụng, tiết kiệm thời gian, vật tư…”.
Mời đọc thêm

Thứ Bảy, 13 tháng 1, 2018

Nghịch Lý

Đỗ Hồng

Đất nước bây giờ đầy nghịch lý
Người khôn bị trị bởi thằng ngu
Tự do là sống nơi lao lý
Hạnh phúc là nghèo đến chổng khu

Kẻ dốt có nhiều bằng tiến sĩ
Tham quan làm chủ, dân làm tôi
Công khai là cấm dân xem xử
Công lý: án giam soạn sẵn rồi

Yêu nước là cùng đem nước bán
Chống Tàu: buông súng đứng làm bia
Biểu tình: phản động vì tiền Mỹ
Viết báo: tuyên truyền chống quốc gia

Cướp đất để làm sân đánh golf
Phá chùa lại bảo: mở đường đi
Bệnh điên, qua xứ người ăn cắp
Về nước, lên đài dạy lễ nghi

Tôn giáo thì cho là thuốc phiện
Sát nhân lại sánh bậc danh nhân
Nhà cầu lại bảo là lăng tẩm
Xác thối mà xem như thánh thần

Sửa chữ u mê là sáng tạo
Man di mà tưởng rất văn minh
Đem rừng khỏi khỉ vô cùng khó
Đưa khỉ khỏi rừng dễ thất kinh

Dựng nước bốn ngàn năm khốn khổ
Bán quê cho Chệt chỉ dăm ngày
Buôn dân: xuất khẩu người lao động
Nô lệ mà kêu: độc lập đây!

Cộng sản là gom bao sản nghiệp
Bỏ vào trong túi bọn tham quan
Vinh quang là sống trong ô nhục
Địa ngục mà loa nói: địa đàng!
Mời đọc thêm

Thứ Sáu, 12 tháng 1, 2018

Người Việt cố giàu lên, để làm gì?

tuankhanh - Trong những ngày mưa ngập lụt lội nhiều nơi tại Việt Nam, có một người đàn ông đi xe hơi hạng đắt tiền đã giận dữ bỏ đi giữa làn nước, vốn đã lên đến thắt lưng, để lại chiếc xe của mình một cách đau đớn bất lực. Như hàng vạn người nghèo khó khác đã ngụp lặn, lội qua giòng nước ô nhiễm đó, chèo kéo từng chiếc xe honda, xe đạp của mình để về nhà, người đàn ông đó chắc cũng có chung một câu hỏi không lời đáp về tương lai mà tiền của là vô nghĩa trước những biến động đang ập đến ngay cửa nhà mình.

Qua những biểu đạt than phiền về ngập lụt khắp nơi, qua các trang mạng hay báo chí, có thể thấy rằng không phải con người Việt Nam đã quá sức chịu đựng, mà họ như sực tỉnh trước một giấc mộng dài được vỗ về bởi những người lãnh đạo về sự hoa lệ của đô thị, về những chỉ số phát triển... nhưng chỉ trong tíc tắc đã lộ ra rằng mọi thứ chỉ là sân khấu tạm thời rực rỡ. Khi cánh màn nhung và những lời tuyên bố vừa dứt, hiện thực đã hiện ra tàn nhẫn với tương lai về nhà đen ngòm.

Người Việt rầm rộ làm giàu từ nhiều năm nay, tập bỏ quên mọi thứ khác chung quanh mình, mà tưởng chừng miếng cơm manh áo no đủ sẽ giải quyết tất cả, nhưng mọi thứ lại không phải như vậy.

Chưa bao giờ người Việt ào ạt in và ngấu nghiến đọc những công thức dạy làm giàu, dạy thành đạt như bây giờ. Thậm chí liều thuốc cường dương dựng đứng giấc mơ thành đạt của Mã Vân (Jack Ma) cũng được nhắc đi nhắc lại như một kim chỉ nam "quá 35 tuổi mà còn nghèo là tại bạn". Thế nhưng những phong trào uống, chích các loại thuốc như vậy không hề có việc ghi chú chống chỉ định rằng việc thành đạt nóng, phải giàu có cho bằng được đôi khi cũng tạo ra loại ác thú núp kín sau bộ mặt niềm nở với đồng loại của mình.

Rất nhiều người trẻ ở Việt Nam muốn nhanh giàu có, nên đã bơm hoá chất vào heo gà và rau xanh, hoặc trở thành những kẻ cướp máu lạnh. Tệ hơn nữa là những kẻ luồn lách và làm giàu bằng gian lận và tham nhũng tiền thuế của nhân dân. Làm giàu và khoe giàu đã trở thành một tín chỉ quan trọng để vuơn lên, leo vào một chuồng trại khác trong xã hội Việt Nam hôm nay. Già hay trẻ cũng vậy! Sự tôn thờ vật chất đã có rất nhiều ví dụ đau lòng như con giết cha mẹ để lấy nhà, lấy đất cho đời thụ hưởng.
Mời đọc thêm

Thứ Tư, 10 tháng 1, 2018

BOT Sóc Trăng: người dân múa lân ăn mừng xả trạm

RFA - Một số tài xế và dân địa phương tại khu vực thu phí BOT Sóc Trăng vào ngày 10 tháng Một tổ chức múa lân gần trạm để ăn mừng khi BOT này tiến hành xả trạm.

Đội múa lân sư rồng xuất hiện tại khu vực cách trạm BOT khoảng 100m. Một tài xế cầm micro nói rằng cánh tài xế thuê đội múa lân để ăn mừng xả trạm. Người này còn cho biết là cứ mỗi khi BOT Sóc Trăng xả trạm thì đội múa lân sẽ biểu diễn hết ngày hôm đó.

Đại diện BOT Sóc Trăng sau đó cho biết họ không có thẩm quyền tự ý xả trạm mà phải làm theo chỉ đạo của Bộ Giao thông Vận tải, và việc xả trạm chỉ được làm khi xảy ra tình trạng kẹt xe, hết kẹt xe phải thu phí trở lại.
BOT T2 phải xả trạm

Cũng liên quan đến vấn đề trạm thu phí BOT, vào ngày 10/1 trạm BOT T2 nằm trong dự án BOT Quốc lộ 91 Cần Thơ – An Giang, thuộc thành phố Cần Thơ phải xả trạm sau khi nhiều tài xế không chịu mua vé gây ùn tắc giao thông.

Mặc dù cánh tài xế phản đối quyết liệt nhưng nhân viên nhất quyết không mở thanh chắn cho xe qua mà bắt họ phải mua vé. Một số tài xế sau đó đã lao thẳng vào quầy vé để cãi cọ với nhân viên.

Người dân không bằng lòng vì họ cho rằng chỉ đi có mấy trăm mét đường nhưng phải trả tiền phí cho toàn dự án Quốc lộ 91.

Khoảng 15 phút sau đó, xe cộ ùn tắc kéo dài cả cây số và nhân viện buộc phải xả trạm để lưu thông.

Tình trạng tương tự xảy ra vào đêm trước đó, hôm 9/1.
Mời đọc thêm

Tuyên Cáo của Tuổi Trẻ Việt Nam