Danlambao - Ngày 27/10/2015, tàu khu trục tên lửa USS Lassen của Hoa Kỳ đã đi vào khu vực 12 hải lý quanh đá Subi và Vành Khăn, nơi Trung Cộng đang ráo riết bồi đắp để làm ác căn cứ quân sự phi pháp.
Ngay lập tức, chính phủ hai nước Úc và Philippines đã lên tiếng ủng hộ Mỹ trong vấn đề bảo vệ tự do hàng hải trên Biển Đông.
Tại Việt Nam, người dân tỏ thái độ hoan nghênh trước việc Hoa Kỳ công khai thách thức tham vọng bành trướng lãnh thổ của Trung Cộng.
Trên các mạng xã hội, sự kiện này đã được chia sẻ liên tục và trở thành một chủ đề ‘nóng’ nhất trong ngày.
Tuy vậy, trái ngược với sự hứng khởi của người dân, các quan chức chop bu cộng sản cho đến thời điểm này vẫn tỏ thái độ im lặng.
Trong phát biểu sang 27/10 tại ‘đại hội thi đua yêu nước’ của bộ ngoại giao, thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng làm ra vẻ ‘không biết, không nghe, không thấy’ trước sự kiện đang rất nóng bỏng này.
Điều này được thể hiện rõ qua phát biểu rất qua loa của ông Dũng khi nói về Biển Đông: “Tranh chấp lãnh thổ, đặc biệt là trên Biển Đông diễn biến phức tạp, gay gắt và rất khó lường”.
Xét cho cùng, trong sự kiện tàu chiến Hoa Kỳ tuần tra tại Trường Sa, bên được hưởng lợi nhiều nhất vẫn là Việt Nam.
Tuy nhiên, đã không hề có một tuyên bố thể hiện quan điểm rõ ràng nào được đưa ra. Thậm chí, một lời tố cáo Trung Cộng leo thang gây hấn cũng không!
Nguyễn Tấn Dũng dường như đang e sợ làm phật lòng quan thầy Trung Cộng, đặc biệt là trước thời điểm Tập Cận Bình dự kiến có chuyến đi Việt Nam vào tháng 11 sắp tới.
Thái độ im lặng này có thể khiến Việt Nam rơi vào tình thế bị cho đứng ngoài cuộc trong các vấn đề tranh chấp chủ quyền tại Trường Sa. Sự hèn hạ nào cũng phải có cái giá của nó.
Trong thời điểm quan trọng nhất, lá bài Nguyễn Tấn Dũng – nhân vật được dựng lên như một ‘lá cờ đầu chống Tàu’ xem như đã chính thức bể quẻ. Đây là cũng kịch bản đã được dư báo trước, nhưng vẫn lắm người mù quáng tin theo.