Thứ Tư, 12 tháng 11, 2014

Gia Minh: Những đòn thù thâm độc của công an trại giam

Từ trái: anh Nguyễn Hữu Vinh, chị Cấn Thị Thêu và anh Đặng Xuân Diệu. RFA files










Theo RFA - Share
Nhiều tù nhân chính trị/lương tâm kiên quyết không chịu nhận tội phải đón nhận những hành xử mang tính trả thù dữ dội trong trại giam.

Anh Basam Nguyễn Hữu Vinh

‘Kiến nghị về việc đổi người giam cùng buồng với nghi can Nguyễn Hữu Vinh’ do luật sư Hà Huy Sơn gửi Viện Kiểm sát Tối cao và giám thị trại giam B14 Bộ Công An ký vào ngày 31 tháng 10 vừa qua. Trong thư luật sư Hà Huy Sơn, người bào chữa cho trường hợp của blogger AnhBasam Nguyễn Hữu Vinh, hiện đang bị tạm giam và khởi tố về điều 258 Bộ luật hình sự Việt Nam ‘lợi dụng các quyền tự do dân chủ …’ thuật lại lần làm việc vào ngày 30 tháng 10, đích thân ông Nguyễn Hữu Vinh cho biết đang bị giam giữ cùng một bị can nhỏ hơn chừng 20 tuổi có biểu hiện tâm lý bất thường. Người này từng có tiền án giết người và đang bị khởi tố về một tội hình sự đặc biệt nghiêm trọng. Ông Nguyễn Hữu Vinh đã sử dụng nhiều phương cách để khuyên nhủ, trấn tĩnh tâm lý cho bị can giam chung phòng; thế nhưng mọi biện pháp đều không hiệu quả và nếp sinh hoạt bất thường của bị can đó gây ảnh hưởng đến tinh thần của ông Nguyễn Hữu Vinh một cách nghiêm trọng, cũng như có nguy cơ không bảo đảm an toàn cho ông Vinh. Bản thân ông này đề nghị được đổi người giam chung cùng phòng như thế.
Mời đọc thêm

Thứ Ba, 11 tháng 11, 2014

Deborah Block: Ngày Cựu Chiến Binh vinh danh tất những người phục vụ cho nước Mỹ

Ngày Cựu Chiến Binh vinh danh các nam nữ quân nhân đã phục vụ trong quân đội Mỹ.











Theo VOA - Share
Ngày Cựu chiến binh ở Hoa Kỳ vinh danh nam nữ quân nhân đã phục vụ trong quân đội và hy sinh vì đất nước. Nhưng không phải tất cả các cựu chiến binh đều là công dân Mỹ. Trong những năm gần đây, một điều kiện về thường trú ở Hoa Kỳ, thường được gọi là “thẻ xanh,” được bao gồm để gia nhập quân đội, chứ không cần phải là công dân Mỹ. Theo Bộ Quốc phòng, hơn 65.000 di dân không phải là công dân Mỹ đang phục vụ trong quân đội Hoa Kỳ. Thông tín viên VOA Deborah Block đã nói chuyện với 2 cựu chiến binh, một người gốc Somalia và một người gốc Philippines đang sống trong vùng thủ đô Washington. Câu hỏi đặt ra với các cựu chiến binh này là vì sao họ quyết định gia nhập quân đội Mỹ và chấp nhận sự rủi ro về tính mạng.
Mời đọc thêm

Nguyễn Khanh: Giải Nhân quyền Việt Nam 2014

Anh Nguyễn Khanh, Giám đốc đài Á châu Tự Do đang phỏng vấn Tiến Sĩ Nguyễn Bá Tùng, Điều Hợp Viên Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam tại California ngày 7 tháng 11, 2014. RFA






Theo RFA - Share
Trong cuộc họp báo tổ chức chiều mùng 7 tháng Mười Một 2014 tại thành phố Wesminster, bang California, Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam đã công bố danh sách những đơn vị và cá nhân được chọn lãnh Giải Nhân Quyền 2014. Tân khôi nguyên nhân quyền năm nay gồm Dòng Chúa Cứu Thế Việt Nam, nhà tranh đấu Nguyễn Bắc Truyển cùng với 2 nhạc sĩ Việt Khang và Trần Vũ Anh Bình. Sau cuộc họp báo, Tiến Sĩ Nguyễn Bá Tùng, Điều Hợp Viên Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam đã dành cho Nguyễn Khanh của Ban Việt Ngữ chúng tôi cuộc trao đổi ngắn sau đây.
Mời đọc thêm

Thứ Hai, 10 tháng 11, 2014

Bạo hành những người bất đồng chính kiến: Công an giả danh côn đồ

Mời đọc thêm

Võ Thị Hảo: Cất “lưỡi hái tra tấn” trên đầu người VN

Bất kỳ một người dân nào cũng có thể bị nhục hình, tra tấn, bức cung hoặc chết oan ức dưới bàn tay của cơ quan hành pháp. Người nông dân mất đất còn bị mất cả nhân cách... Files photos


Theo RFA - Share
Mỗi quốc gia thành viên phải bảo đảm rằng mọi hành vi tra tấn đều cấu thành tội phạm theo luật hình sự của nước mình. Điều này cũng áp dụng với những hành vi cố gắng thực hiện việc tra tấn hoặc hành vi của bất kỳ người nào đồng lõa hoặc tham gia việc tra tấn.

Mỗi quốc gia thành viên phải trừng trị những tội phạm này bằng những hình phạt thích đáng tương ứng với tính chất nghiêm trọng của chúng.(Điều 4. Công ước chống tra tấn của Liên hợp quốc).
Mời đọc thêm

Lê Diễn Đức: Giấc mơ trong bóng tối và biên giới của ánh sáng

Dấu tích bức tường Berlin bị phá hôm 09/11/1989. AFP photo




Theo RFA - Share
Thấm thoắt thế mà đã 5 năm trôi qua. Vào đầu tháng 11 năm 2009, tôi hẹn với những người bạn tại Berlin để tham dự 20 năm ngày lễ tưởng niệm Bức tường Berlin sụp đổ.

Đến Berlin, tôi đã có dịp lang thang ở trung tâm, hai phía Đông-Tây để nhìn nhận và so sánh cảnh quan với giai đoạn mà tôi đã chứng kiến 20 năm về trước.

Các ngôi nhà của Đông Đức vốn tràn ngập một gam màu tối nay được sửa sang, sơn phết lại sáng sủa. Phố phường nhộn nhịp hẳn lên với khách bộ hành. Dọc vỉa hè, người ta bày bán đồ lưu niệm của thời cộng sản như mũ, huy hiệu, giày, áo quần của quân đội Liên Xô...
Mời đọc thêm

Chủ Nhật, 9 tháng 11, 2014

Thái Phục Nhĩ - Tường Berlin: Biểu tượng Chiến Tranh Lạnh và sự phá sản của Chủ nghĩa Cộng sản

Kỷ niệm ngày Tường Berlin sụp đổ: 9 tháng Mười Một






Theo Danlambao - Share
Thế Chiến II làm thay đổi trật tự quyền lực của thế giới. Đế quốc thuộc địa của các nước phương Tây như Anh, Pháp, Hòa Lan tan rã, quyền lực rơi vào hai nước lớn: Mỹ và Liên Bang Soviet. Hai thế lực này vốn đối nghịch nhau về ý thức hệ, nhưng trong chiến tranh tạm gác qua mọi xích mích để đánh phe Trục. Sau chiến tranh mới bắt đầu lao vào một cuộc đối đầu mới: chiến tranh lạnh. Sự đối đầu chính trị, kinh tế, và võ trang này toàn diện và căng thẳng, khiến những nước nhỏ hơn buộc phải chọn một trong hai phe. Tây Âu và Nhật Bản được Mỹ hậu thuẫn, mau chóng phục hồi và trở thành những nước mạnh trên trường quốc tế. Đông Âu bị Stalin áp đặt chính thể cộng sản từ sau Thế Chiến II cho tới đầu thập kỷ 1990, chính trị hóa ngột ngạt và kinh tế rơi vào chỗ èo uột. Bức tường Berlin dựng lên giữa thủ đô Berlin của Đức là biểu tượng cho sự chia rẽ này giữa tư bản và cộng sản.
Mời đọc thêm

Google Doodle: The 25th Anniversary of the Fall of the Berlin Wall

Mời đọc thêm

Thứ Bảy, 8 tháng 11, 2014

Tường An - Nước Đức, 25 năm sau ngày bức tường Berlin sụp đổ, phần 2

Cổng vào chợ Đồng Xuân của người Việt ở Berlin, Đức. Photo: duhocduc.edu
Theo RFA - Share
Chiếc huy chương nào cũng có những mặt phải và mặt trái của nó. Sau khi bức tường Bá Linh sụp đổ ngày 9 tháng 11 năm 1989, Niềm vui thống nhất của người dân hai miền Đông Tây chưa trọn vẹn thì họ đã phải đối diện với những khó khăn về vật chất khi mà 40 triệu người dân Tây Đức đã phải gánh thêm trên vai cuộc sống của hơn 18 triệu dân Đông Đức với tất cả những hệ luỵ còn sót lại của 28 năm dưới chế độ Cộng sản và cả những di sản trước đó do chiến tranh để lại.
Mời đọc thêm

Tường An - Nước Đức, 25 năm sau ngày bức tường Berlin sụp đổ, phần 1

Bức tường Bá Linh được dựng lại bằng hàng ngàn những chiếc đèn lồng trắng , là một phần của dự án "Lichtgrenze 2014" để kỷ niệm 25 năm sự sụp đổ của Bức tường Bá Linh ngày 09 Tháng 11 năm 2014. AFP






Theo RFA - Share
Để kỷ niệm 25 năm bức tường Bá Linh sụp đổ. Kính mời quý vị cùng thông tín viên Tường An nhìn lại những thành tựu cũng như những bất cập còn tồn đọng sau 25 năm thống nhất qua những chia sẻ của người Việt sống tại Cộng Hòa Liên Bang Đức

Bức tường Bá Linh

Đêm 13 tháng 8 năm 1961, tại Bá Linh, một bức tường dài 156 km được dựng lên chia đôi 2 miền ý thức hệ. Bức tường đã giam cầm sự tự do của hơn 3 triệu người dân ròng rã 28 năm.
Mời đọc thêm

Thứ Sáu, 7 tháng 11, 2014

Phát hiện thêm một đại biểu tâm thần lọt vào quốc hội

ĐBQH Bùi Văn Phương kiến nghị phong hàm thiếu tướng cho trưởng khoa Mác - Lê nin để các 'thế lực xấu' không thể xuyên tạc. Video: Báo Lao Động
Theo Danlambao - Share
Tại phiên thảo luận về luật quân đội sửa đổi sáng ngày 6/11/2014, phó trưởng đoàn đại biểu quốc hội tỉnh Ninh Bình, ông Bùi Văn Phương đã đăng đàn kiến nghị phải phong hàm thiếu tướng cho trưởng khoa Mác - Lê nin. 

Trước đó, xuất hiện nhiều kiến nghị yêu cầu các ứng cử viên cần kiểm tra mức độ tâm thần trước khi lọt vào quốc hội CSVN. 
Mời đọc thêm

Dân Singapore quyên tiền giúp du khách Việt bị lừa khi mua iPhone

Trung tâm thương mại ở Quảng trường Sim Lim, Singapore.









Theo VOA - Share
Dân chúng Singapore, bất bình về vụ một cửa tiệm bán đồ điện tử lừa đảo một du khách Việt Nam, khiến anh phải khóc ròng trước công chúng, đã quyên góp hàng chục ngàn đôla để bồi thường nạn nhân.

Tin của Pháp Tấn Xã và tờ The Bangkok Post tường thuật rằng anh Phạm Văn Thoại, một công nhân Việt Nam 28 tuổi, hôm thứ Hai đã chi ra 950 đôla Singapore để mua một chiếc iPhone 6 ở Quảng trường Sim Lim, một khu thương mại chuyên bán hàng điện tử của Singapore. 

Nhân viên cửa tiệm Mobile Air không cho anh mang chiếc iPhone mới sắm ra khỏi cửa tiệm trừ phi anh trả thêm 1,500 đôla “phí bảo hiểm,” theo một hợp đồng anh đã ký vì bị lừa. Sau khi nhờ cảnh sát can thiệp, anh Thoại chỉ được trả lại có 400 đôla Singapore, mà không được trao điện thoại.
Mời đọc thêm

Ngọc Lan - Janet Nguyễn thắng chức Thượng nghị sĩ tiểu bang California

Janet Nguyễn, người phụ nữ gốc Việt đầu tiên trở thành thượng nghị sĩ tiểu bang California. Photo Ngọc Lan, RFA






Theo RFA - Share
Bây giờ là 9 giờ 30 phút tối theo giờ California, Thứ Ba, 4 Tháng 11, 2014, Ngọc Lan đang có mặt tại nhà hàng Azteca thuộc thành phố Garden Grove cùng trăm đồng hương gốc Việt và người bản xứ chờ đợi kết quả trong cuộc so tài giữa ứng cử viên Janet Nguyễn thuộc đảng Cộng Hòa và Jose Solorio thuộc đảng Dân Chủ trong cuộc đua vào chiếc ghế thượng viện tiểu bang California. Theo kết quả hiện tại, ứng cử viên Janet Nguyễn đang giữ 63% số phiếu và ông Solorio được 37%.

Xin mời quý vị cùng Ngọc Lan nghe cuộc phỏng vấn cùng ứng cử viên Janet Nguyễn trong thời khắc này.
Mời đọc thêm

Thứ Năm, 6 tháng 11, 2014

Nóng: Côn đồ hành hung ông Tổng lãnh sự Pháp tại thành phố Hồ Chí Minh

Ông Tổng lãnh sự Pháp tại thành phố Hồ Chí Minh Emmanuel Ly Batallan
Theo Dân Luận - Share
Sáng ngày 5/11/2014, nhà báo độc lập Huỳnh Công Thuận thông báo việc vợ chồng anh Nguyễn Bắc Truyển, cùng chị Oanh (vợ thầy giáo Phạm Minh Hoàng) bị những người mặc thường phục bao vây và đe dọa. Chúng tôi đã liên lạc được với anh để nghe anh tường trình về sự việc này.
Mời đọc thêm

Thứ Tư, 5 tháng 11, 2014

Đức Tâm - Trung Quốc : Mua xác người để thiêu cho đạt chỉ tiêu

Một phụ nữ Trung Quốc khóc trên ngôi một người chồng nhân ngày lễ Thanh Minh tại tỉnh Giang Tây (Trung Quốc). Ảnh chụp ngày 05/04/ 2011.REUTERS







Theo RFI - Share
Theo truyền thông nước này, các quan chức tại một địa phương đã mua xác người để thiêu, nhằm đạt được chỉ tiêu mà cấp trên đã đề ra.

Theo Tân Hoa Xã, trích dẫn báo chí tỉnh Quảng Đông, miền nam, Trung Quốc, hai quan chức tại tỉnh này, « thực hiện cải cách trong các hoạt động an táng » đã cho tiến hành thu mua khoảng hai chục xác người, bị bọn trộm đào bới lên tại các khu nghĩa trang.

Khi bị bắt, cả hai quan chức này giải trình là dưới áp lực thực hiện chỉ tiêu mà cấp trên đề ra trong việc hỏa thiêu, họ đã phải đi thu mua xác người, qua đó, làm tăng số lượng xác người được đưa đến các lò hỏa thiêu.
Mời đọc thêm

Đỗ Mười không được chết!







Theo Danlambao - Share
Bảng Đỏ - Một nguồn tin chưa kiểm chứng nói rằng sức khỏe của cựu tổng bí thư đảng cộng sản Việt Nam, ông Đỗ Mười (ĐM) đang hết sức nguy kịch và chuẩn bị lên đường gặp cụ Mác, cụ Mao và ‘bác’.

Nếu đúng thật, đây quả là một ‘hung tin’ đối với cá nhân tôi - người đã luôn ủng hộ và tham gia chiến dịch Chúng Tôi Muốn Biết từ những ngày đầu.

ĐM và Lê Đức Anh phải trả lời trước công luận về những thỏa thuận tại Mật nghị Thành Đô năm 1990, thời điểm mà ông này đang giữa chức Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (thủ tướng).
Mời đọc thêm

Người tị nạn Việt Nam rời trại, sống tạm trong cộng đồng ở Úc

Một nhóm người tị nạn Việt Nam được đưa đến đảo Christmas ở Australia (ảnh chụp ngày 14/4/2013).









Theo VOA - Share
Một nhóm hơn 50 thuyền nhân Việt Nam mới đây đã được cho ra khỏi trại tị nạn và sinh sống trong cộng đồng ở bang Tây Úc, Australia.

Tin cho hay, phần đông các thuyền nhân này là các tín đồ Công giáo, và người Việt ở miền Tây Australia đã mở rộng vòng tay đón chào họ.

Bác sĩ Nguyễn Anh Dũng, Chủ tịch Cộng đồng người Việt tại tiểu bang Tây Úc, cho VOA Việt Ngữ biết về đợt thả người tị nạn mới nhất này:
Mời đọc thêm

Thứ Ba, 4 tháng 11, 2014

Điếu Cày, hội luận tại SBTN

Mời đọc thêm

Vietnamese police obstruct, assault journalist Trương Minh Đức

Journalist Trương Minh Đức was tracked and savagely beaten by police








Theo Danlambao - Share
Translated by Jasmine Tran - At 8:30pm on 2 November 2014, a group of police abruptly obstructed freelance journalist Trương Minh Đức, at Ngã 3 Suối Giữa, on Highway 13 Bình Dương. He was then cruelly beaten.

At least 8 police were involved in the near-fatal assault. Helmets were used as weapons; the journalist's head had been repeatedly bashed. He was brutally punched and kicked. It is possible some of his ribs are broken as a result of the attack. 
Mời đọc thêm

Côn an cộng sản truy sát nhà báo Trương Minh Đức

Nhà báo Trương Minh Đức bị côn an cộng sản truy sát và đánh đập tàn nhẫn.


Theo Danlambao - Share
Lúc 20:30’, tối ngày 2/11/2014, nhà báo tự do Trương Minh Đức đã bị một nhóm côn an chặn đường truy sát và đánh đập hết sức tàn nhẫn tại khu vực Ngã 3 Suối Giữa (quốc lộ 13, Bình Dương).

Ít nhất 8 tên công an cộng sản là thủ phạm đã tham gia vào truy sát. Bọn chúng dùng hung khí là mũ bảo hiểm liên tục đạp mạnh vào mặt và đầu nhà báo Trương Minh Đức. Những tên khác tiếp tục đấm đá mạnh vào sườn, khiến ông cảm thấy vô cùng đau đớn và có nguy cơ bị gãy xương sườn.
Mời đọc thêm

Thứ Hai, 3 tháng 11, 2014

Vũ Đông Hà: Đôi dép Việt Nam


Thân tặng anh Điếu Cày
Theo Danlambao - Share
Tôi đã đi qua 11 trại tù. Trại giam Q.3, PA24, Chí Hòa, Cà Mau, K2, K3 Xuân Lộc, B34... Ở đó, có những cái hộp nhốt người bằng xi măng với ô cửa tù thèm khát ánh sáng đã bị những động vật hai chân bít trám lại để che kín bầu trời và gió. 6 năm 6 tháng, tôi đã đếm thời gian bằng giây, bằng phút với cái nóng của địa ngục và mong ngóng về một thiên đường thân quen, ở đó có những con người còn biết thương và biết khóc. 
Mời đọc thêm

Nguyễn Khanh: CSVN tức giận tìm cách trả thù gia đình Điếu Cày



Theo SBTN - Share
Buổi tiệc mừng ông Điếu Cày Nguyễn Văn Hải vừa được trả tự do, tổ chức tại văn phòng Công Lý và Hoà Bình, nhà thờ Chúa Cứu Thế, Kỳ Đồng, Q.3 bởi gia đình của ông Nguyễn Văn Hải. Thế nhưng niềm vui này cũng không kéo dài được lâu, vì gia đình của ông Hải lại phải đối diện với một đợt sách nhiễu mới của công an CSVN. 

Tin từ Việt Nam cho biết, vì tức giận trước những hoạt động truyền thông mới nhất của ông Điếu Cày Nguyễn Văn Hải, Công an CSVN đã tìm cách trả thù vào gia đình của ông ở Sài Gòn. 
Mời đọc thêm

HongKong: Đêm nay 100 ngàn người xuống đường



Theo Tễu Blog - Share
Từ sáng đến đêm 28/10/2014 hơn 100.000 người dân đã xuống đường ủng hộ, kỷ niệm 31 ngày đêm CÁCH MẠNG DÙ VÀ PHONG TRÀO CHIẾM TRUNG TÂM. 

Hongkong đêm nay tổ chức kỷ niệm tròn một tháng diễn ra biểu tình. Các biểu tình viên cùng nhau đồng loạt bật ô lên che trong vòng 87 giây tượng trưng cho 87 quả hơi cay mà cảnh sát đã ném vào họ. 
Mời đọc thêm

Chủ Nhật, 2 tháng 11, 2014

Thêm 2 blogger Việt Nam bị đề nghị truy tố vì điều 258

Ông Nguyễn Hữu Vinh, người sáng lập trang anh Ba Sàm
Theo VOA - Share













Thêm hai blogger trong nước bị đề nghị truy tố về tội danh ‘lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích nhà nước’ bất chấp sự chỉ trích và phản đối mạnh mẽ đối với điều luật 258 Bộ luật Hình sự Việt Nam mà cộng đồng quốc tế cho là vi phạm các quyền tự do căn bản của công dân.

Cơ quan an ninh điều tra của Việt Nam nói ông Nguyễn Hữu Vinh (sinh năm 1956), chủ nhân trang blog Ba Sàm nổi tiếng, và người đồng sự Nguyễn Thị Minh Thúy (sinh năm 1980) từ tháng 9 năm ngoái đến lúc bị bắt hồi tháng 5 năm nay đã phổ biến nhiều bài viết trên hai trang blog ‘Dân quyền’ và ‘Chép Sử Việt’ có nội dung chống nhà nước.
Mời đọc thêm

Blogger Điếu Cày trả lời phỏng vấn RFA

Mời đọc thêm

Thứ Bảy, 1 tháng 11, 2014

Thanh Tôn - Vài hạn chế khi phải ra sống ở nước ngoài


Một người yêu nước đấu tranh cho sự nghiệp dân chủ, dân oan, chống giặc ngoại xâm... từng phải chịu tù đày nhiều năm nay lại bị cưỡng xuất ra nước ngoài như anh Điếu Cày có được vài thuận lợi nhưng cũng phải giải quyết rất nhiều khó khăn, hạn chế.

Trước hết đó là anh phải mất khá nhiều thời gian nhằm thích nghi và ổn định cuộc sống như ngôn ngữ, tư cách pháp nhân, những trang bị thiết yếu, chuyện di chuyển, ăn ở, khám chữa bịnh, phong tục tập quán, thời tiết khí hậu, công ăn việc làm, đoàn tụ gia đình, các mối quan hệ... Những việc "linh tinh" mà với nhiều người VN khi đi định cư ở nước ngoài (Việt kiều) với rất nhiều thuận lợi, được chuẩn bị trước... thường cũng phải mất nhiều năm cho việc tái hòa nhập này.
Mời đọc thêm

AP Interview: Dissident forced to leave Vietnam

Nguyen Van Hai, one of Vietnam's most prominent dissidents, speaks to the Associated Press on Thursday, Oct. 30, 2014 in Los Angeles after being released from prison and flown to the United States. Hai, who is known as Dieu Cay, was serving a 12-year prison term on charges of spreading "propaganda against the state" through his blogging and citizen media activities.Richard Vogel/AP Photo 













By DAISY NGUYEN Associated PressShare 
LOS ANGELES - One of Vietnam's most prominent dissidents said he was asked to sign a form seeking a pardon for spreading "propaganda against the state" before his release from prison last week, then forced onto a U.S.-bound flight with just the clothes on his body.

Nguyen Van Hai, who blogged under the name Dieu Cay, told The Associated Press on Thursday that he refused to sign the document because he didn't believe he had committed a crime.

He said authorities gave him no option but to leave for the United States.

"They rushed me directly from the jail to (Hanoi's) Noi Bai International Airport and escorted me onto the airplane. They didn't allow me to see my family before my departure. So we can't say they released me. If they had given me back my freedom, I could have gone back home instead of going directly to the airport without seeing my family and my friends." 
Mời đọc thêm

Thứ Sáu, 31 tháng 10, 2014

Interview Free Journalist Nguyễn Văn Hải (Nick Điếu Cày) forced to be in exile in the US by the Vietnamese communist party

Translated and subtitled by Hung Nguyen
Theo Danlambao - Share
One of the most famous prisoners of conscience in Vietnam: blogger with the nick "Điếu Cày" Nguyễn Văn Hải. He had been imprisoned by the Vietnamese communist government and has just been forced to leave the country to live in exile in the US.

On 21/10/2014, blogger Nguyển Văn Hải -Điếu Cày- the founder of The (Vietnamese) Free Journalist Club was greeted by hundreds of Vietnamese communist refugees as a hero when he arrived at LA airport and set foot in the US. After a few days resting to recoup and to sort out some personal matters. Mr Điếu Cày gave an interview conducted by a member of Dan Lam Bao Internet News to retrace the path he had gone through and also share his goals in the struggle against the Vietnamese communists in the coming days.
Mời đọc thêm

Điếu Cày: Ra nước ngoài không phải là đóng lại cánh cửa đấu tranh











Theo Danlambao - Share
Một trong những tù nhân lương tâm nổi tiếng nhất Việt Nam, blogger Điếu Cày - Nguyễn Văn Hải đã bị nhà cầm quyền CSVN cưỡng bức và trục xuất ra khỏi Việt Nam hồi tuần qua. Ngày 21/10/2014, người sáng lập Câu lạc bộ Nhà Báo Tự Do đã được hàng trăm người Việt tị nạn cộng sản chào đón như một người hùng ngay khi vừa đặt chân đến Hoa Kỳ.

Sau ít ngày nghỉ ngơi để hồi phục sức khỏe và lo một số vấn đề cá nhân, anh Điếu Cày đã dành cho Danlambao một cuộc phỏng vấn để hồi tưởng chặng đường đã qua và chia sẻ mục tiêu đấu tranh trong thời gian sắp tới. 
Mời đọc thêm

Mai Vân - Chuyện lạ: Hải sản khô ruồi không dám đậu









Theo Blog Bảo Mai - Share
Qua số điện thoại đường dây nóng của Báo Bình Thuận, nhiều bạn đọc phản ánh “chuyện lạ” nhiều cửa hàng bán các loại cá khô, mực khô… nhưng không có một con ruồi nào đậu vào. 

Đây là loại sản phẩm vốn dĩ thu hút khá nhiều ruồi, kiến nhưng không biết bằng cách nào các cửa hàng này đã “trị tận gốc” tình trạng này. Từ thông tin bạn đọc cung cấp, chúng tôi đã lần theo dấu vết và phát hiện sự thật kinh hoàng phía sau những con cá khô vàng óng... 
Mời đọc thêm

Tuyên Cáo của Tuổi Trẻ Việt Nam