Thứ Ba, 16 tháng 2, 2016

Chỉ là một đảng cướp toàn diện!!!

Xã luận bán nguyệt san Tự do Ngôn luận - Đại hội cộng đảng lần thứ 12 đã cho toàn dân thấy rõ thêm bộ mặt của thế lực cai trị này. Nó lộ ra qua nhiều điểm. Trước hết, phát biểu xanh rờn “Dân chủ đến thế là cùng” mà Nguyễn Phú Trọng đưa ra khi bế mạc như muốn tổng kết tinh thần cuộc bầu chọn, từ tứ trụ đến bộ chính trị và giàn ủy viên trung ương, câu ấy chẳng che giấu nổi sự kiện đó là một cuộc tranh giành quyền lực đầy lợi ích phe nhóm, toan tính ăn chia và mưu mô thủ đoạn trên chính cơ thể Dân tộc. Thứ đến, việc kiên định học thuyết Mác-Lê, mục tiêu tiến lên chủ nghĩa xã hội, kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và việc bầu lại Trọng Lú làm tổng bí thư chỉ cho thấy đảng quyết tâm bám lấy quyền lực và giữ chắc quyền lợi, bất chấp số phận điêu linh của Đất nước. Cuối cùng, việc chọn bộ trưởng công an giỏi nghề đàn áp và thạo chuyện khinh luật làm chủ tịch nước, cũng như đưa nhiều tướng quân đội và công an vào hàng ngũ lãnh đạo cao cấp nhất của đảng càng bộc lộ não trạng tiếp tục cai trị dân và quản lý nước bằng đàn áp và vũ lực. Những điểm này là cơ hội để nhìn lại và nhìn sâu vào bản chất của cái lực lượng từng hãnh diện “đã cướp được chính quyền”, từng tung hoành trên đất nước hơn 70 năm qua như một đảng toàn trị, đúng hơn như một đảng cướp toàn diện.
Mời đọc thêm

Thứ Hai, 15 tháng 2, 2016

Vấn đề không phải là tự ứng cử mà cần tẩy chay bầu cử Quốc hội cộng sản

Người Đưa Tin - Danlambao - Để thúc đẩy tiến trình dân chủ hóa đất nước đòi buộc phải đa nguyên đa đảng. Một khi cộng sản còn độc tài toàn trị bằng điều bốn HP thì việc tự ra tranh cử không có giá trị và đạt được mục tiêu xây dựng dân chủ. Đã là cộng sản thì bản chất như nhau, khát vọng quyền lực biến người theo cộng sản nhìn đâu cũng thấy kẻ thù, kể cả đồng chí, đồng đảng, đồng bọn cộng sản đều chung ý thức giết lầm hơn bỏ sót (1) đã có từ thập niên 40, tiền đề cho "cuộc cách mạng long trời lở đất" do Hồ Chí Minh chủ xướng trong CCRĐ. Cũng như Lê Đức Thọ lúc sinh thời đã từng khẳng định "Luật là tao -Tao là luật" (2), điều đó cho thấy các kiến nghị cũng như đơn thư tố cáo đối với đảng cộng sản chỉ là trò đùa không hơn kém. Hành động khuyến khích người dân tẩy chay bầu cử thiết thực hơn là tuyên bố của một vài cá nhân tự ra ứng cử, khi biết chắc, biết trước nhà cầm quyền cộng sản không thể chấp nhận. Hành động mà biết trước kết quả không hay thì nên chuyển hướng là điều cần thiết.
Mời đọc thêm

Chủ Nhật, 14 tháng 2, 2016

Dân chủ và kỷ cương

Ông Nguyễn Phú Trọng bỏ lá phiếu đầu tiên bầu Trung ương khóa 12 tại Hà Nội, ngày 26/1/2016.
Nguyễn Hưng Quốc - Chỉ trong một cuộc họp báo kéo dài 30 phút, Nguyễn Phú Trọng đã tự mâu thuẫn với chính ông khi, một mặt, khoe khoang tính chất dân chủ của chế độ, mặt khác, lại đề cao cái gọi là kỷ cương với cách hiểu là nhất nhất đều phải tuân theo sự lãnh đạo của đảng. Vậy mà ông có vẻ kiêu hãnh về “trình độ lý luận” của mình ghê lắm (khi ông cho tổng bí thư phải là người miền Bắc và có… lý luận!)

Chán.
Mời đọc thêm

Thứ Bảy, 13 tháng 2, 2016

Nguyễn Phú Trọng chia rẽ Nam Bắc

Ngô Nhân Dụng - Nếu ai còn nghi ngờ dân Hà Nội đã nói oan khi đánh giá ông Nguyễn Phú Trọng là “Lú như Trọng,” nên đọc bài diễn văn của ông Trọng Lú khi trình diện Bộ Chính Trị mới, năm 2016, sẽ hết nghi. 

Trước ống kính truyền hình cho cả nước coi, ông Nguyễn Phú Trọng tuyên bố đảng của ông sẽ tiếp tục “vận dụng sáng tạo, phát triển chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội...” 

Thứ nhất, chủ nghĩa Mác-Lênin đã chết từ lâu rồi, sau khi đã làm kiệt quệ cả kinh tế lẫn đời sống tinh thần của hãng tỷ con người. Ngay ở Trung Quốc bây giờ, bọn lãnh đạo cũng không còn tin ở chủ nghĩa đó nữa. Họ chăm chỉ học tập cách làm ăn theo chủ nghĩa tư bản thế kỷ 19. 

Thứ hai, Hồ Chí Minh không bao giờ nhận mình có “tư tưởng.” Ông đã nói rằng tất cả những gì cần viết đã có Mao Trạch Ðông viết hết cả rồi, chính ông ta không cần suy nghĩ thêm nữa. Ông thỏa mãn với địa vị “Mao Nhỏ” (Tiểu Mao) nên cho bồi bút ca ngợi mình: “Bác Mao không ở đâu xa, Bác Hồ ta đó chính là Bác Mao.” 
Mời đọc thêm

Thứ Sáu, 12 tháng 2, 2016

Nguyễn Phú Trọng sẽ bị đánh bại trong vòng 5 tháng tới?

Dante - Dân Luận - Sau đại hội XII của Đảng nhiều người đã không thể dấu được vẻ tiếc nuối khi nhìn thấy sự đăng quan của ông Nguyễn Phú Trọng trong cuộc chơi có thể nói rằng đã được ông ta dàn sếp đâu vào đó. Và nhìn ông Nguyễn Tấn Dũng. Người được đặt nhiều kỳ vọng sẽ mang lại nhiều thay đổi cho bộ mặt quốc gia.

Nhìn vào cuộc đấu đá vừa diễn ra người ta cũng không thể hiểu được chuyện gì đang sảy ra, khi ông Dũng năm lần bảy lượt xin rút lui trong khi được nhiều phiếu ủng hộ ông vào trung ương. Không hiểu tại sao một người giàu tham vọng chính trị và quyết đoán như ông Dũng lại có thể nhượng bộ một kẻ lú lẫn giáo điều như ông trọng như thế.
Mời đọc thêm

Thứ Năm, 11 tháng 2, 2016

Hãy thôi say sưa tự ca ngợi mình

Ảnh: Daidoanket.vn
TuanVietnam.net -  Không lấy gì làm lạ khi hội nhập diễn ra trước tiên là ở lĩnh vực kinh tế. Nhưng liền ngay sau đó, lĩnh vực văn hóa cũng bị cuốn vào. Ta dễ thấy ngay những phản ứng mang tính “tự vệ” của rất đông những người lo lắng cho số phận nền văn hóa dân tộc mình có thể bị thui chột. 

Từ khi các “xa lộ thông tin” băng thông rộng, các tập đoàn kinh tế xuyên quốc gia, các tuyến vận tải hàng không xuyên lục địa hình thành và liên kết với nhau ở mọi nơi trên thế giới, trái đất chúng ta bỗng biến thành một “ngôi làng” thực sự. Một trận động đất hay sóng thần ở Nhật Bản, một vụ xả súng giết người hàng loạt ở Paris nước Pháp cũng ngay lập tức khiến cả nhân loại bàng hoàng.

Toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế đã trở thành quá trình rộng khắp, không thể một ai với ý muốn chủ quan, duy ý chí có thể ngăn chặn được. Không lấy gì làm lạ khi quá trình này diễn ra trước tiên là ở lĩnh vực kinh tế. Nhưng liền ngay sau đó, lĩnh vực văn hóa cũng bị cuốn vào quá trình này. Ta dễ thấy ngay những phản ứng mang tính “tự vệ” của rất đông những người lo lắng cho số phận nền văn hóa dân tộc mình có thể bị thui chột.
Mời đọc thêm

Thứ Tư, 10 tháng 2, 2016

Tết Bính Thân không quên Mậu Thân Huế

Phạm Trần - Danlambao - Cách nay 48 năm, truyền thống Tết của Dân tộc Việt Nam đã bị người Cộng sản nhuộm máu đỏ khắp lãnh thổ Việt Nam Cộng hòa với cuộc tấn công quân sự từ đêm Giao thừa (31/1/1968), sau đó biến thành chiến dịch quân sự kéo dài đến hết năm 1968. 

Người Cộng sản gọi đó là “cuộc tiến công nổi dậy và vận động quần chúng nổi dậy chiếm chính quyền”, nhưng không hề có cuộc nổi dậy nào của người dân miền Nam. Cũng không có bất cứ thị trấn hay thành phố nào của miền Nam bị quân Cộng sản chiếm đóng vĩnh viễn.

Quan trọng hơn, không có nhóm dân Việt Nam Cộng hòa (VNCH) nào đã bỏ đất, bỏ nhà để chạy về phía Cộng sản mỗi khi quân Cộng sản tràn đến.

Thương vong đôi bên, kể cả của Quân đồng Đồng minh của VNCH gồm Hoa Kỳ, Hàn Quốc, Thái Lan, Úc, New Zealand, đã nằm yên trong quá khứ. Những con số không thể kiểm chứng chính xác cũng đã mục nát trong lòng đất.

Nhưng mỗi khi Tết đến, không người dân nào của VNCH lại không nhớ đến nỗi kinh hoàng của các vụ lính Cộng sản thảm sát và chôn tập thể người dân Huế, diễn ra từ sáng sớm ngày 31/01/1968. Sau đó tiếp tục kéo dài trong 26 ngày giao tranh giành quyền làm chủ Huế với Quân đội VNCH và Hoa Kỳ.
Mời đọc thêm

Thứ Ba, 9 tháng 2, 2016

Tết, cho những ai còn mẹ


Nhạc sỹ Tuấn Khanh - Những ngày cuối năm, khi đang ngang con đường đó, tôi vẫn thấy chiếc xe đẩy, đựng lỉnh kỉnh những những món đồ vá – sửa xe của chị, người đàn bà mà tôi có dịp trò chuyện trong một lần xe cán đinh, vô tình ghé lại.

Sài Gòn, trung tâm thành phố những ngày thường, cái góc nhỏ của chị vốn đã bé mọn, vào những ngày vắng vẻ của ai về nhà nấy đón năm mới, cái góc nhỏ ấy lại càng lẻ loi hơn. Chị Đa, tên của người đàn bà làm nghề vá – sửa xe ấy, nhiều năm đã không còn về quê nữa. Chị chọn đón Tết trong căn phòng trọ thuê ở tận quận Tân Phú, xa nơi chị làm việc đến gần 15 cây số đường đi, mỗi ngày.

Một trưa nắng đến điên người, xe lại bị xì bánh, tôi đẩy xe đến góc đường đó và được chị mời chào vá xe. Ngồi nhìn đôi bàn tay thoăn thoắt của người đàn bà giấu mình vào khẩu trang, nón trùm và áo khoác dày cộm để chống lại cái nắng Sài Gòn, có lẽ ai cũng không khỏi ngạc nhiên vì sao công việc rất ‘đàn ông’ ấy, lại được một phụ nữ đảm đương một cách hoàn hảo như vậy. Trò chuyện mới biết chị Đa đi từ Thanh Hoá vào Nam lập nghiệp từ lúc còn trẻ. Cuộc sống nghèo khổ khiến người chồng bỏ đi lúc chị đang có 2 con nhỏ. Thế là chị thay vào công việc của người chồng để nuôi con. Hơn 15 năm sống ở nhà trọ, vá xe trên vỉa hè, chị chọn vùng đất này là nơi để sông sót và hy vọng.
Mời đọc thêm

Thứ Hai, 8 tháng 2, 2016

Ly rượu mừng

CanhCo - Tết năm nay có lẽ niểm vui chan hòa cho mọi người khắp nơi là được nghe chung, nghe chính thức, nghe mà không sợ bị bảo là nghe nhạc vàng, nhạc phản động, nghe mà ai ai cũng cùng tắc lưỡi: sao mà hay thế? 

Hay, nhưng mãi 40 năm sau chúng ta mới được thưởng thức vị ngọt tinh thần thay cho pháo cho mứt tết ấy. Ca khúc Ly rượu mừng của Phạm Đình Chương người miền Nam ai ai cũng biết trước năm 1975 bây giờ gần hai thế hệ sau cả nước mới được biết. Có điều lạ, tuy đã già như thế nhưng bài hát vẫn làm người ta lâng lâng, trái tim mở ra với trời đất vào xuân. Không ai cảm thấy sự gượng gạo, lên gân dù một chữ trong tác phẩm xứng danh “bất hủ” này. 

Tiếng hát như chính mình, từng người một trong xã hội lắng nghe lời chúc của nhau. Lắng nghe tiếng nói nhân văn trong những ngày đầu năm mới. Từng mạch máu trong ta chuyển động và đó là lý do mà Ly rượu mừng vẫn tinh khôi như ngày đầu tiên khi nó ra đời vào năm 1952. 
Mời đọc thêm

Chủ Nhật, 7 tháng 2, 2016

Linh mục Phê-rô Phan Văn Lợi: Đảng Cộng sản Việt Nam là một đảng cướp



Lời giới thiệu: Từ tháng 8/1945 khi cướp được chính quyền, Đảng Cộng sản Việt Nam đã thực hiện cai trị đất nước bằng nền chuyên chính vô sản - một chế độ độc tài toàn trị khắc nghiệt - các quyền làm người, các nguồn tài nguyên của đất nước, tài sản của nhân dân bị cướp đoạt. Việt Nam ngày càng lún sâu vào con đường tụt hậu so với các nước trong khu vực và trên thế giới. Đời sống người dân lao động ngày càng khó khan, cơ cực.

Từ thành phố Huế, Linh mục Phê-rô Phan Văn Lợi đã tố cáo những thủ đoạn cướp đoạt thô bạo của đảng cộng sản và khẳng định đảng CSVN là một đảng cướp.

Cuộc phỏng vấn do nhà báo Trần Quang Thành thực hiện.

Nhà báo Trần Quang Thành: Thưa linh mục Phan Văn Lợi. Việt Nam ta suốt 70 năm qua đã chịu sự thống trị của đảng CSVN. Ở miền Bắc là 70 năm, ở miền Nam là 40 năm. Người CSVN khi lên cầm quyền ở VN, họ rất tự hào về chuyện họ đã cướp được chính quyền. Chữ “cướp” của họ, họ rất tự hào. Linh mục nghĩ sao về việc “cướp” của đảng CS? Khác thế nào với những việc cướp khác?

Linh mục Phan Văn Lợi: Kính thưa Quý vị, về việc đảng CS tự hào đã “cướp”, chúng ta có nhiều điều để nói. Tôi xin được trình bày qua hai điểm chính. Thứ nhất là nhận xét chung về việc cướp của đảng CS, và thứ hai là đối tượng cướp, tức là đảng CS đã cướp những gì của Dân tộc VN.

Mời đọc thêm

Thứ Bảy, 6 tháng 2, 2016

Tết và những mảnh đời TPB/VNCH bất hạnh

Cánh Dù lộng gió - Danlambao - Lại một cái tết sắp sửa đến. Nàng Xuân hớn hở khoe sắc giữa muôn vàn mai đào. Mọi nhà mọi người vui tươi tấp nập đi sắm đồ tết, kẻ vác, người xách, nhà nào cũng đầy ắp trái cây bánh mức, thịt thà. Năm nay cũng như mọi năm, một nhóm anh em Thương Phế Binh, kẻ cụt tay, cụt chân, người đui mù lại hẹn nhau ăn tết dưới gầm cầu.

Cái nóng bức của Sài Gòn cùng với bụi bặm quyện vào thân xác của những con người này tạo thành mùi khó chịu cho những ai bất chợt đi ngang qua.

Tắm ư? Thỉnh thoảng dăm ba hôm ghé công viên nịnh hót mấy công nhân chăm sóc cây cảnh, tắm ké được một chút, thay bộ đồ rách, nhờ nước tưới cây giặt hối hả bộ quần áo cho kịp khô bỏ vào cái ba lô cũ rồi lại lang thang trên đường. 

Năm nay nhờ Dòng Chúa Cứu Thế tổ chức Tri Ân, các anh em TPB bất ngờ gặp nhau hẹn hò nên quân số tăng lên nhiều hơn. Những nụ cười méo mó hằn thêm những nếp nhăn đã thể hiện phần nào những gian truân, khổ sở, đau đớn vì những vết thương tái phát khi tuổi già sức yếu, nhất là ăn uống khem khổ, thất thường, bữa no, bữa đói, mất sức đề kháng, bệnh dễ dàng hành trở lại.
Mời đọc thêm

Thứ Sáu, 5 tháng 2, 2016

Ly rượu mừng - Hợp ca Asia



Đất nước ơi hà cớ gì?
Mà hồn Xuân héo biệt “Ly Rượu Mừng”!

Kính chúc các Bạn những ngày Tết quê nhà đầm ấm vui tươi...với “Ly Rượu Mừng” nồng ấm.

TiengNoiViDan
Xuân Bính Thân 2016
Mời đọc thêm

Thứ Năm, 4 tháng 2, 2016

Dân chủ đến thế này là cùng

Phạm Nhật Bình - Một ngày sau khi được Trung ương đảng khóa XII dồn đến gần 100% phiếu mà ông Trọng gọi là “bất ngờ” để giữ ghế tổng bí thư thêm một nhiệm kỳ, ông Trọng đã có một số phát biểu khiến mọi người ngao ngán trong cuộc họp báo sáng 28 Tháng Giêng vừa qua.

Ông không tiếc lời biện bạch và tán tụng cuộc bầu cử của đảng mà ông cho là dân chủ 100%, hơn hẳn một số quốc gia. Dĩ nhiên ông không nêu tên đó là những quốc gia nào, có nằm trong hệ thống độc quyền chính trị như Việt Nam không.

“Dân chủ thế này là cùng, không thể dân chủ gì hơn”, ông tuyên bố chắc như đinh đóng cột. Vậy thử hỏi, dân chủ thế nào là cùng?

Khái niệm thông thường được hiểu dân chủ là “dân làm chủ” qua hành động sử dụng quyền bầu cử để bầu lên người đại diện cho mình điều hành đất nước. Nhưng Việt Nam dưới chế độ độc đảng, quyền hành tập trung vào tay một số người và được che giấu dưới một khẩu hiệu mỹ miều: “Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, Nhân dân làm chủ.”
Mời đọc thêm

Thứ Tư, 3 tháng 2, 2016

Một đảng viên cao niên từ bỏ đảng cộng sản

GS TS Nguyễn Đình Cống
RFA - Một đảng viên cộng sản cao niên, giáo sư Nguyễn Đình Cống, công khai lên tiếng từ bỏ đảng. Ông yêu cầu xóa tên ông trong danh sách kể từ ngày 3 tháng 2 năm nay. Đây cũng là ngày đảng cộng sản Việt Nam mừng ngày ra đời.

Giáo sư Nguyễn Đình Cống từng có nhiều bài góp ý cho đảng. Ông kêu gọi từ bỏ chủ nghĩa Mác- Lê nin mà theo ông không còn phù hợp.

Trong cuộc nói chuyện với Gia Minh, trước hết ông cho biết quyết định từ bỏ đảng cộng sản được ấp ủ từ lâu, nhưng kỳ đại hội 12 vừa qua với những diễn tiến không đáp ứng yêu cầu như ‘giọt nước tràn ly’ để dứt khoát với đảng mà ông từng hơn 30 năm tham gia.
Mời đọc thêm

Thứ Ba, 2 tháng 2, 2016

Một Đại hội thích chơi đồ cổ

Bùi Tín - Thế là Đại hội XII đã họp xong, với nhiều pha kịch tính thót tim đối với nhiều người trong cuộc và phe nhóm, cùng với nhiều chuyện mới lạ khác thường cho nhiều nhà quan sát xa gần.

Trước hết, cảnh hội trường lạ lùng không giống đâu, như còn sống trong thế kỷ 19 hay 20. Trung tâm trên cao là hình 2 ông Tây râu rậm gắn vào nhau, một ông Đức, một ông Nga, chưa ai hề biết đến Việt Nam. Trong thế kỷ trước, hàng trăm đảng CS dùng 2 hình ảnh này, nhưng nay thì nó rất hiếm ngay cả ở Đức và ở Nga, may ra chỉ còn trong các bảo tàng. Ngay cả Trung Quốc, Bắc Triều Tiên, Cuba cũng hết dùng từ hơn 30 năm nay. Ngắm cảnh Hội trường mà buồn thê thảm. Nay chỉ còn độc có Việt Nam là ưa dùng đồ cổ lỗ như vậy. Thật đáng buồn và cũng đáng buồn cười.

Lại vẫn còn cờ búa liềm nay cũng cực hiếm, nông dân nay lái máy cày, máy kéo, công nhân còn ai cầm búa, toàn dùng máy điện, máy tính hiện đại.
Mời đọc thêm

Thứ Hai, 1 tháng 2, 2016

Chặng đường lên voi xuống chó của Nguyễn Tấn Dũng và ảnh hưởng của Tập Cận Bình trong bàn cờ chính trị Việt Nam

Vũ Đông Hà - Danlambao - Ngày 10/01/2015, tại Hội nghị TƯ 10, BCHTƯ lấy phiếu tín nhiệm Bộ Chính trị và Ban Bí thư. Trong số 20 người được bình bầu, Nguyễn Tấn Dũng đứng đầu bảng, Trần Đại Quang xếp hạng 7, Nguyễn Phú Trọng đứng thứ 8, Nguyễn Xuân Phúc gần cuối sổ ở thứ 15.

Hơn 1 năm sau, Nguyễn Tấn Dũng bị BCT và BCHTƯ loại ra khỏi bàn cờ quyền lực. Nguyễn Phú Trọng tiếp tục là Tổng Bí thư, Trần Đại Quang sửa soạn ngồi vào ghế Chủ tịch nước và kẻ đứng gần cuối sổ tín nhiệm năm trước bây giờ được chọn là Thủ tướng, sẽ thay thế Nguyễn Tấn Dũng. 

Điều gì đã xảy ra trong khoảng thời gian từ tháng 1/2015 đến tháng 1/2016?
Mời đọc thêm

Chủ Nhật, 31 tháng 1, 2016

Đảng CSVN vẫn tiếp tục chúi đầu vào cái sọt rác để vớt lên cái chủ nghĩa Mác Lê Nin mà nhân loại đã vứt bỏ

Đặng Xương Hùng - “Chúng tôi đã lường trước được rằng, dù ông Trọng, ông Dũng hay bất cứ ông nào, nắm chức TBT thì họ vẫn kiên định theo lối cũ mà thôi. Có chăng dân tình ngây thơ, lại một lần nữa hùa lên háo hức bởi những câu phát biểu mị dân, một vài tháng sau khi nhận chức, như kiểu ông Trọng đã làm vào đầu năm 2011. 

Các ông kiên định được chẳng qua là vì các ông không hoặc chưa có gì mới để thế vào cái cũ, và là vì các ông còn nghĩ các ông vẫn còn cơ để kiên định. Dân tình vẫn ngoan ngoãn để các ông làm chuột bạch trong cuộc thử nghiệm điên rồ nhất trong lịch sử nhân loại, mà chính ông Trọng đã xác định, hàng trăm năm nữa cuộc thử nghiệm này vẫn chưa kết thúc”. 
Mời đọc thêm

Thứ Bảy, 30 tháng 1, 2016

Sự vô cảm của tầng lớp trung lưu và những con cừu bị vặt lông nhiều nhất

Nguyễn Xích Long - Dân Luận - Không khí đòi hỏi dân chủ, nhân quyền sôi động ở VN hiện nay đang tác động đến đông dảo dân chúng việt nam và qua vở tuồng 12 vừa rồi ít nhất chúng ta cũng thấy những biểu hiện tích cực là số người quan tâm đến chính trị và thời cuộc đã tăng vọt, số người đưa ra ý kiến đủ các chiều hướng đa dạng phong phú cũng tăng vọt. Tuy nhiên trong xã hội vẫn còn một lớp người thờ ơ vô cảm không những không quan tâm đến đấu tranh dân chủ mà còn khuyên can gạt bỏ các ý kiến đấu tranh dân chủ, họ có biết đâu chính họ tầng lớp trung lưu đang là những con cừu mục tiêu béo nhất của chế độ độc đảng độc quyền ăn cướp tham nhũng này.
Mời đọc thêm

Thứ Sáu, 29 tháng 1, 2016

Bộ chính trị khoá 12 có gì mới?

Nguyễn Văn Tuấn - Dân Luận - Tôi lại sắp làm phiền một số bạn khi trả lời câu hỏi trên, vì sẽ có một câu trả lời ... nhạy cảm. Thật tình, dù không muốn bị tẩy não, nhưng vẫn khó mà tránh được những bàn luận chung quanh những kết cục của đại hội XII của đảng CSVN. Một trong những kết cục đó là thành phần trong Bộ chính trị. Khi so sánh với BCT XI, tôi thấy BCT XII có hai cái mới liên quan đến phân bố vùng miền và trình độ học vấn.

BCT Khoá XII có 19 người, tăng 3 người so với BCT Khoá XI. Nhưng điểm đáng chú ý là nhìn vào danh sách thấy rất nhiều người miền Bắc. Thật vậy, trong số 19 người thì có đến 14 người (tức gần 3/4) là từ miền ngoài. Trong khi đó, BCT XI, có 9/16 (hay 56%) là người miền Bắc. Nói cách khác, tỉ lệ uỷ viên BCT XII từ miền Bắc tăng 31% so với BCT XI. Thật ra, sự phân bố trên cũng khá phù hợp với thực tế là 70% đảng viên là người miền Bắc (1).
Mời đọc thêm

Thứ Năm, 28 tháng 1, 2016

Dân chủ ư, ngạc nhiên ư ông Trùm?

Nguyễn Quang A - Mình cố tránh xem, nghe các ông ấy nói xạo để khỏi bị stress. Tối qua tham gia một tọa đàm của BBC đành phải xem 2 clip mà lộn cả ruột. Để tự bảo vệ sức khỏe của mình, xả ra cho bớt điên tiết.

Chuyện các ông ấy, nhất là ông Trùm, đánh tráo khái niệm, dối trá là bản chất cố hữu của họ và việc ông nói về "dân chủ", "kỷ cương" và "sự ngạc nhiên" chỉ là việc bộc lộ thêm mà thôi.

1) Dân chủ ư? Dân chủ có 2 khía cạnh cơ bản là cạnh tranh và tham gia. Trong đảng của các ông thì ông dùng thủ đoạn, thao túng bằng quy chế 244 và dùng "kỷ cương" để cấm hay vô hiệu hóa sự ứng cử của những người ông không ưa. Thế là chỉ có sự cạnh tranh bẩn thỉu (thay cho cạnh tranh lành mạnh các ông dùng cách bần tiện trên mạng để mạt sát hạ bệ nhau) và sự tham gia đã bị ông loại bỏ bằng thủ đoạn và cái đó cả thế giới gọi là PHẢN DÂN CHỦ ông Trùm ạ, chứ không phải dân chủ. Các ông đã đầu độc dân tộc này bằng sự đánh tráo khái niệm, tội ấy to lắm đấy.
Mời đọc thêm

Thứ Tư, 27 tháng 1, 2016

Những ai đã phản bội ông cha

Nguyễn Đình Cống - "Từ trên 70 tuổi (từ năm 2006 trở đi) tôi bớt sợ dần và từ năm 2013 trở đi đã vượt qua được sự sợ hãi nên mới công khai viết một số bài phê phán và vận động từ bỏ CNML"...

Ông cha của phần đông chúng ta đã theo Đảng Cộng sản, tôn sùng Chủ nghĩa Mác Lênin (CNML), làm CM để giành độc lập, mang tự do, dân chủ, hạnh phúc cho nhân dân. Nhiều người đã hy sinh xương máu. Thế mà giờ đây có một số người phê phán và đòi từ bỏ CNML, đòi xóa hoặc đổi tên đảng Cộng sản. Những người như vậy liệu có phản bội lại sự hy sinh của thế hệ ông cha, liệu có vi phạm vào đạo lý “Uống nước nhớ nguồn, ăn quả nhớ người trồng cây”? Đó là vấn đề được nhiều bạn trẻ đặt ra yêu cầu giải đáp. Tôi viết để trả lời câu hỏi đó. 
Mời đọc thêm

Thứ Ba, 26 tháng 1, 2016

Quyết định 244: Bắc kinh chỉ cần nắm đầu 9 UV-BCT là nắm cổ được 90 triệu người Việt Nam

Người quan sát - Danlambao - Sau khi cướp chính quyền, để cướp luôn quyền lãnh đạo độc tôn và đời đời nắm đầu nắm cổ, tự xưng là đỉnh cao trí tuệ loài người dẫn dắt 90 triệu người đi theo tấm bảng chỉ đường xã hội chủ nghĩa, cộng sản Ba Đình đẻ ra điều 4 cho cái hiến pháp thòng lọng treo cổ dân tộc Việt Nam.
Mời đọc thêm

Thứ Hai, 25 tháng 1, 2016

Người Việt mình rồi sẽ sống ra sao?

Trái cây nhập khẩu từ Trung Quốc tràn ngập các chợ
Tuấn Khanh - Tết Bính Thân này, hàng trung Quốc lại ngập các cửa khẩu Việt Nam. Những tiếng lo lắng lại bật lên ở nhiều nơi. Những trái dưa hấu, những quà bánh, những cành hoa đẫm mồ hôi người nông dân nghèo Việt Nam lại phải gồng gánh trận đấu không cân sức: hàng giá rẻ và sự tiếp tay của trục ác hám lợi, quên cả đất nước mình. Những mùa Tết mà nông dân buồn thiu chở đầy thuyền hoa Tết ế ẩm trở lại quê, những hàng trái cây bán thảo bán đổ để lấy chút tiền vốn… có thể sẽ tái hiện lại ở năm nay. Thật xót xa. 

Đầu năm 2016 này, tập đoàn bán lẻ Walmart của Mỹ công bố cho biết họ đóng cửa đến 154 điểm buôn bán trên toàn nước Mỹ. Nếu tính luôn từ năm 2010 đến này, đã có 269 cửa hàng Walmart đóng cửa trong tổng số 11.000 cửa hàng của tập đoàn này trên toàn thế giới. Con số nhìn vào thì không lớn, nhưng các chuyên gia kinh tế đánh giá đó là bước khởi đầu sự sa sút quan trọng của tập đoàn Walmart. 

Việc đóng cửa hàng loạt của tập đoàn Walmart có nhiều nguyên nhân, nhưng một trong những lý do luôn được người dân Mỹ quan tâm, đó là làn sóng chỉ trích các hệ thống bán lẻ của Walmart đã tận dụng nguồn hàng giá rẻ làm từ Trung Quốc, gây thương tổn cho nền kinh tế nước nhà, cũng như gây thiệt hại cho quyền lợi của hàng trăm ngàn người lao động Mỹ. 
Mời đọc thêm

Chủ Nhật, 24 tháng 1, 2016

Chết trong danh dự

Phương Bích - Trên sân vườn hoa Lý Thái Tổ sáng 19/1/2016, tôi gặp lại một khuôn mặt quen thuộc, chuyên cầm máy quay Sony, quay những người biểu tình và dân oan. Tôi cứ ngỡ, khi thấy cả trăm người già trẻ lớn bé, thắp hương cho 74 binh sĩ VNCH hy sinh trong hải chiến Hoàng Sa, ít nhất cậu ta cũng tự hỏi tại sao? Tôi khen an ninh Hoàn Kiếm hôm nay hiền hòa. Một chị bên cạnh bảo: do chỉ đạo từ trên thôi!

Khen chưa dứt câu, cậu này nói, giọng vẻ giễu cợt:

- Nói thật nhé. Có mấy người dân Việt Nam biết về Hoàng Sa?

- Ô hay! Nếu đúng vậy thì lỗi này tại ai? Tại sao chính quyền không tuyên truyền cho người dân biết về chủ quyền biển đảo của mình?

- Thế Hoàng Sa mất là lỗi của ai? Có phải do sự yếu kém của VNCH không?

Tôi sửng sốt, chắp tay vái cậu này mấy vái. Hóa ra đây cũng chỉ là một loại robot đã được lập trình.
Mời đọc thêm

Thứ Bảy, 23 tháng 1, 2016

Đại Hội 12: Cõng rắn về nhà

Nguyễn Ngọc Sẵng - Danlambao - Trang mạng của Bộ Ngoại giao Việt Nam ngày 19 tháng Giêng năm 2016 đưa tin dàn khoan Hải Yến 981 của Trung Cộng lại tiến vào hải phận của Việt Nam. Dàn khoan đi vào hải phận trong khi còn một ngày nữa là khai mạc đại hội 12 của đảng CSVN. Không còn nghi ngờ gì nữa, nhóm theo Trung Cộng đã được sự chống lưng, được sự bảo kê của giặc Tàu. Nói khác đi con rắn Tàu vào Việt Nam để bảo vệ phe nhóm thân Tàu mà ông Trọng là một Thái Thú giả trang.

Nhìn lại vài động thái của họ trong thời gian gần đây nhất:

1- Sau khi hội nghị trung ương 12 kết thúc, ông Nguyễn Sinh Hùng sang Bắc Kinh. Theo nhận định của giới báo chí thì ông Hùng sang để báo cáo kết quả sắp xếp nhân sự của đại hội và có thể bàn thêm một vài tình huống khác có thể xảy ra và xin ý kiến và sự chỉ đạo từ Trung cộng.

2- Tại thời điểm nây, Trung Cộng thông qua đạo luật chống khủng bố và cho phép lực lượng an ninh Tàu can thiệp bên ngoài lãnh thổ.
Mời đọc thêm

Thứ Sáu, 22 tháng 1, 2016

Đức Hồng Y Reinhard Marx bị cấm đến giáo phận Vinh: Tuyên truyền ngược thực tế?

Đức Hồng Y Reinhard Marx, Chủ tịch Hội đồng Giám mục Đức phát biểu tại Quảng trường Thánh Phêrô ở Vatican.
Khánh An-VOA - Đức Hồng Y Reinhard Marx, Chủ tịch Hội đồng Giám mục Đức, đã bị chính quyền Việt Nam từ chối không cho phép đi thăm Giáo phận Vinh trong chuyến thăm Việt Nam hồi tuần rồi mà không giải thích lý do. Sự kiện mới nhất liên quan đến mối bang giao quốc tế một lần nữa làm dấy lên quan ngại về tình trạng tự do tôn giáo tại Việt Nam.

Chuyến thăm Việt Nam của Đoàn Hội đồng Giám mục Đức diễn ra từ ngày 9 – 16/1, theo lời mời của Hội đồng Giám mục Việt Nam.
Mời đọc thêm

Thứ Năm, 21 tháng 1, 2016

Vài lời với TBT ĐCS VN Nguyễn Phú Trọng

Lãng - Dân Luận - Hôm nay 20/1/2016, Đại hội 12 ĐCS khai mạc. Linh vật rùa Hồ Gươm chết vào chiều hôm qua. Nhiều người từng nói về khả năng lý luận xuất sắc của Giáo sư tiến sỹ chuyên ngành xây dựng đảng Nguyễn Phú Trọng. Anh Lãng nhớ lại một bài viết từng xôn xao cộng đồng mạng năm 2013 của nhà báo Nguyễn Đắc Kiên https://www.facebook.com/nguyendackien?hc_location=ufi, tranh luận với TBT Trọng. TBT Trọng không đáp lời (đúng hơn là không có khả năng đáp lời), tuy nhiên nhiều thông tin nội bộ đảng cho biết uy tín ông Trọng sụt giảm ghê gớm sau sự kiện này. Đây có lẽ cũng là bài viết xuất sắc nhất trong cuộc đời anh Kiên, với cái giá phải trả là anh bị báo Gia đình & Xã hội đuổi việc sau đó. (Không rõ bạn nào có thể cập nhật thông tin về cuộc sống của cựu nhà báo này hiện nay không?)

Và đây là bài viết từng gây xôn xao, đến giờ nó vẫn còn nguyên ý nghĩa:

Chương trình Thời sự VTV1, 19h, ngày 25/2 đưa phát biểu tại Vĩnh Phúc của TBT ĐCS Việt Nam Nguyễn Phú Trọng như sau: “… Vừa rồi đã có các luồng ý kiến thì cũng có thể quy vào được là suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống chứ gì nữa … Xem ai có tư tưởng là muốn bỏ Điều 4 Hiến pháp không, phủ nhận vai trò lãnh đạo của đảng không? Muốn đa nguyên đa đảng không? Muốn ‘tam quyền phân lập’ không? Hả? Muốn ‘phi chính trị hóa quân đội’ không? Người ta đang có những quan điểm đấy!… Đưa cả lên phương tiện thông tin đại chúng đấy. Thì như thế là suy thoái chứ còn gì nữa! Chỉ ở đâu nữa nào? … Tham gia đi khiếu kiện, biểu tình, ký đơn tập thể … thì nó là cái gì?! … Cho nên các đồng chí quan tâm xử lý cái này.”(*)

Bằng tất cả sự tôn trọng với người đang đứng đầu một đảng chính trị của VN, tôi xin nói với ông Nguyễn Phú Trọng vài lời như sau:
Mời đọc thêm

Thứ Tư, 20 tháng 1, 2016

“Cụ” rùa Hồ Gươm chết: Điềm gở rúng động đại hội 12!

Xác rùa nổi giữa Hồ Gươm.
Danlambao - Giới chóp bu Ba Đình vừa phải hứng chịu một phen rúng động trước tin “cụ” rùa Hồ Gươm - được coi là một biểu tượng linh thiêng của thủ đô Hà Nội, đã bất ngờ qua đời vào chiều ngày 19/1/2016.

Cái chết của “cụ” rùa xảy ra đúng một ngày trước khi đại hội toàn quốc lần thứ 12 của đảng cộng sản khai mạc. Thông tin này ngay lập tức gây xôn xao trên các mạng xã hội, nhiều ý kiến còn cho rằng, đây chính là một điềm gở đối với chế độ CSVN.

Chủ tịch UBND Hà Nội – thiếu tướng CA Nguyễn Đức Chung cũng phải đích thân đến hiện trường, chỉ đạo việc ướp xác cho “cụ”!
Mời đọc thêm

Thứ Ba, 19 tháng 1, 2016

Sự thật về Hội Nghị TW 14: Nguyễn Phú Trọng bị vạch mặt là Trần Ích Tắc

Người Đưa Tin - Dân Luận - Khi viết bài này, chúng tôi (Người Đưa Tin), những người cầm bút, vẫn còn cảm giác bàng hoàng và không thể tin được sự thật diễn ra tại HNTW14 lại trở thành một vở kịch không hoàn hảo với sự thất bại thảm hại của đạo diễn chính Nguyễn Phú Trọng. Chúng tôi cũng tin rằng, khi những thông tin bí mật về diễn biến của HNTW14 được đưa ra công khai thì rất nhiều đại biểu, là những UVTW có lương tâm sẽ vẫn còn giữ mãi cảm xúc thất vọng, ân hận, nuối tiếc và hổ thẹn vì “ mình đã không làm gì, hoặc không thể làm gì” để giúp cho Hội Nghị TW14 tránh khỏi một thảm kịch hỗn loạn, mất kiểm soát đến mức các đại biểu mạt sát, chỉ trích lẫn nhau như “một phường ô hợp” tại nghị trường.

Trước tiên, chúng tôi xin được trích dẫn ý kiến nhận xét của một UVTW là người trực tiếp tham dự HNTW14 đã cung cấp đầy đủ thông tin cho Người Đưa Tin và yêu cầu chúng tôi tuyệt đối giữ bí mật nguồn tin vì sự an toàn tính mạng cho bản thân và gia đình.

“Có thể nói rằng lịch sử ĐCSVN chưa bao giờ chứng kiến một hội nghị TƯ mà Tổng bí thư lại bị chỉ trích, vạch mặt vì các hành vi phản bội tổ quốc, phản bội nhân dân và bị yêu cầu khởi tố, bắt giam ngay tại Nghị trường. Cả đời tôi chưa bao giờ được chứng kiến một cuộc họp phơi bày đầy đủ các thủ đoạn nhơ bẩn được áp dụng nhằm tham quyền cố vị của ông Tổng bí thư đến như vậy. Đấy là nỗi hổ thẹn của tôi với tư cách là một Đảng viên ĐCS và có lẽ cũng là nỗi hổ thẹn của tất cả những UVTW có lương tâm tham dự Hội Nghị. Sau Hội nghị này nếu ông Trọng còn làm TBT có lẽ tôi phải xin ra khỏi Đảng để khỏi mang tiếng là cùng với ông ấy phản bội tổ quốc, phản bội nhân dân mà đời đời cháu con sẽ còn nguyền rủa” .
Mời đọc thêm

Thứ Hai, 18 tháng 1, 2016

Phải giải tán CSVN, sinh lộ duy nhất của Việt Nam

SVSQ Lê Nguyen - Danlambao - Chưa bao giờ đảng CSVN suy yếu và tồi tệ như hiện nay:

1) Suy yếu vì cha đẻ của nó là Liên Sô đã tan rã từng mảnh vụn.
2) Suy yếu vì chỗ dựa vững chắc của nó là CS Đông Âu đã sụp đổ.
3) Suy yếu vì chủ nhân của nó là Tàu cộng đang ngồi bẹp trên đầu nó.
4) Suy yếu vì các đảng viên tài giỏi có lý tưởng đang rời bỏ nó.
5) Suy yếu vì có nhiều thằng lú, xạo, đểu... gia nhập đảng càng đông.
6) Suy yếu vì đồng đô-la đã làm mờ mắt bọn chúng.
7) Suy yếu vì bọn chúng đang giành giựt cấu xé tài sản Quốc gia.
8) Suy yếu vì truyền thông Internet đã lột trần sự dối trá bỉ ổi của nó.
9) Suy yếu vì người dân đang nổi giận lên án và hết sợ chúng nó.

Và cuối cùng là các cao trào nhân bản khắp nơi trên thế giới đang vùng lên xóa bỏ độc tài bất công và dối trá khiến bọn chúng phải hốt hoảng dẫm đạp lên nhau, đàn áp người dân yêu nước một cách điên cuồng. Càng đàn áp người dân, CSVN càng Show cho mọi người thấy rõ cái bộ mặt ngu đần và tham tàn thối nát, hèn với giặc ác với dân của bọn chúng, cái bản chất nô tài cho Tàu cộng, mượn tay giặc cai trị dân mình qua cái gọi là: 

Các lực lượng xuất quân bảo vệ Đại hội Đảng

Không biết là đại hội đảng CSVN hay là đại hội chống dân oan, chống người yêu nước mà ghê quá!
Mời đọc thêm

Chủ Nhật, 17 tháng 1, 2016

Bàn về chữ Đức của ông Nguyễn Phú Trọng

Trần Quí Cao - Dân Luận - Chữ Đức mà ông Nguyễn Phú Trọng rao giảng đi ngược chiều tiến văn minh nhân loại. Chữ Đức đó mang tai hại cho dân tộc, cho tổ quốc, cho xã hội… Chữ Đức đó không giải quyết được những yêu cầu lớn nhất của đất nước hiện nay là thiết lập dân chủ, nâng cao dân trí, phát triển kinh tế và độc lập với Trung Cộng. Rốt lại, nó chỉ mang lợi ích cho chính ông và một dúm nhỏ cánh hẩu của ông.

TẠI SAO PHẢI GIỮ CHO ĐƯỢC ĐẢNG NÀY, CHẾ ĐỘ NÀY?

Ông Nguyễn Phú Trọng nói người có Đức: “Phải trung thành tuyệt đối, với dân, với chế độ, với Đảng, giữ cho được chế độ này, Đảng này, giữ cho được hòa bình ổn định để phát triển đất nước”.

“Giữ cho được Đảng này”, Tôi hiểu lời phát biểu của ông Trọng là phải giữ cho được Đảng ở vị trí cầm quyền. Liên hệ với phát biểu của các nhân vật quan trọng khác của Đảng, nhất là câu nói rất thật thà của ông Nguyễn Minh Triết, nguyên Chủ tịch nước, “Bỏ điều 4 Hiến Pháp là tự sát”, tôi hiểu rằng quan điểm chính thống của Đảng, dưới sự lãnh đạo của các ông, là NHẤT QUYẾT KHÔNG TRANH CỬ VỚI BẤT KỲ ĐẢNG NÀO, KHUYNH HƯỚNG CHÍNH TRỊ NÀO. Các ông nhất quyết không chấp nhận bất kỳ sự nhận xét, phê bình nào của nhân dân thông qua lá phiếu của người dân!

Bởi vì các ông tin rằng một khi trả quyền nhận xét, quyền phê bình và quyền bầu chọn chính quyền về tay nhân dân thì nhân dân sẽ không chọn Đảng làm nhà cầm quyền. Khi không được cầm quyền là đảng CSVN sẽ CHẾT (sẽ là TỰ SÁT).

Tôi xin phép bước vào cuộc thảo luận với các hiểu biết như trên. Và xin thảo luận về hệ quả của quan niệm “giữ cho được chế độ này, Đảng này”.

HỆ QUẢ 1: ĐẤT NƯỚC ĐI NGƯỢC CHIỀU VĂN MINH

Theo tinh thần toát ra từ câu văn của ông Trọng hôm nay, cộng hưởng với ý của ông Nguyển Minh Triết năm xưa, tôi cảm nhận các ông đặt vấn đề rất cực đoan. Cực đoan theo nghĩa là giữ được chính quyền thì Đảng còn, để mất chính quyền thì Đảng chết (tự sát). Cực đoan cũng theo ý nghĩa là chỉ có Ta, không thể nhường tí nào cho Chúng Nó. Ta phải muôn đời thống trị, Chúng Nó mãi mãi là kẻ bị toàn trị. Ta đây là Đảng CSVN, Chúng Nó là tất cả các thành phần khác của dân tộc.
Mời đọc thêm

Thứ Bảy, 16 tháng 1, 2016

Phút cuối cùng trận đấu

Người Buôn Gió - Sự nham hiểm với những toan tính kéo dài để giành giật tham quyền, cố vị của Nguyễn Phú Trọng khiến trung ương mỏi mệt. Phút cuối cùng, với sự trâng tráo bất chấp thể diện và lời mình đã nói. Nguyễn Phú Trọng đẩy trung ương vào cảnh buộc phải chấp nhận ông ta, nếu không ông ta còn làm cho mọi sự không biết khi nào mới xong. Một cách đe doạ phá đại hội Đảng bằng tiểu xảo, cộng với đe doạ dùng vũ lực khi trước đó ông đi vận động cảnh sát cơ động, quân khủ thủ đô đứng về phía ông khi ông cần. Ông nhắc nhở các lực lượng sẵn sàng nghe lệnh trực chiến từ Đảng (tứcc chính ông). Con rể của lực lượng cảnh sát cơ động bảo vệ Đảng ngay lâp tức được thăng vượt 4 cấp từ thiếu uý lên thiếu tá để đảm nhận chức vụ cao trong Đoàn thanh niên, một bộ phận mà Đảng tức ông Trọng quản lý.

Kết thúc trung ương 13, các tin đồn rộ lên Nguyễn Tấn Dũng đã bị gạt khỏi rìa cuộc chơi của Đảng trong nhiệm kỳ tới.

Nụ cười hồ hởi và giọng nhấn mạnh đẩy hả hê của TBT Nguyễn Phú Trọng rằng trung ương thống nhất cao với phương án nhân sự do Bộ Chính Trị đề ra. Không ai lạ gì trên cương vị TBT danh sách nhân sự đưa ra chính ông Trọng là tác giả phần lớn danh sách đó. Bởi thế sự hồ hởi của ông Trọng khi phát biểu bế mạc với những tin đồn hoàn toàn khớp cho thấy Nguyễn Phú Trọng đã thắng thế.

Để nhấn mạnh cho thắng lợi của mình được bảo đảm. Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng còn cao giọng căn dặn Đảng là phải đem tinh thần hôi nghị trung ương 14 vào đại hội.

Thắng lợi bất minh của Nguyễn Phú Trọng vì kiểu vừa đá bóng, vừa thổi còi khiến một số ý kiến cảm thấy bất bình. Dư luận cho vì tranh chấp, chía rẽ nội bộ để được quyền, được chức khiến đảng CSVN mẫu thuẫn, mãi đến hội nghị trung ương cuối cùng cách ngày khai mạc đại hội có 1 tuần mà vẫn còn chưa thống nhất xong nhân sự.

Đối phó với sự bất bình của nhiều ý kiến trong đảng cũng như trong dư luận. Nguyễn Phú Trọng cho quân của mình là Nguyễn Thế Kỷ, phó ban tuyên giáo trung ương ra tuyên bố với dư luận là đảng hoàn toàn thống nhất, không có sự chia rẽ. Một tiểu xảo cả vú lấp miệng em mà tuyên giáo của Đảng vẫn dùng. Trước đây ông Trọng luôn miêng cảnh báo nguy cơ chia rẽ, lợi ích bè phái, nguy cơ chệch hướng, thế nhưng khi ông thấy thắng lợi và ông sẽ là người cầm lái tôi cao. Ông lại cho đàn em tuyên giáo của ông ra bố cáo thiên hạ là đảng CSVN không hề chia rẽ.

Nếu thất bại, chắc chắn Nguyễn Phú Trọng sẽ trở mặt kêu ca rằng đảng chia rẽ, là trong đảng có thành phần vấn đề chính trị không vững, gia đình có quan hệ với Nguỵ quân, Nguỵ quyền. Hẳn ông sẽ thành một nhà nghiên cứu tiến bộ luôn vạch ra những yếu kém của Đảng.
Mời đọc thêm

Thứ Sáu, 15 tháng 1, 2016

Chiến thuật trấn áp sự phản kháng trong nước

Nguyễn Hưng Quốc - Trong bài “Vietnam’s rising repression”, đăng trên tờNew Mandala mới đây, giáo sư Zachary Abuza, một nhà Đông Nam Á học, cho rằng những sự đàn áp của chính quyền Việt Nam đối với những người bất đồng chính kiến càng lúc càng gia tăng và càng lúc càng tinh vi. Ông tóm tắt những sự đàn áp ấy vào năm chiến thuật chính:

Thứ nhất, trấn áp những luật sư thường đứng ra bảo vệ và bào chữa cho những người đối kháng bị chính quyền bắt giữ và đem ra xét xử. Tiêu biểu nhất cho những luật sư này là Lê Công Định, Cù Huy Hà Vũ, Nguyễn Văn Đài và Võ An Đôn.

Thứ hai là sử dụng những tội danh khác, phổ biến nhất là tội danh trốn thuế, để đánh lạc hướng dư luận là ở Việt Nam không hề có tù nhân lương tâm.

Thứ ba là sử dụng công an chìm để hành hung những nhà hoạt động dân chủ và những người hay lên tiếng phê phán chế độ, kể cả các nhà báo đang tiến hành các cuộc điều tra việc công an đàn áp dân chúng. Theo tổ chức Theo dõi Nhân quyền, riêng trong năm 2014, đã có tới 14 nhà báo bị hành hung.

Thứ tư là gia tăng kiểm duyệt trên mạng lưới internet. Việt Nam được xem là quốc gia có hệ thống kiểm duyệt truyền thông khắt khe nhất thế giới.

Cuối cùng, thứ năm là tập trung bóp chết những trang blog có ảnh hưởng sâu rộng trong quần chúng.

Theo tôi, trong năm chiến thuật được Zachary Abuza nêu lên ở trên, hai chiến thuật sau cùng có thể được gộp làm một: Trấn áp những tiếng nói đối kháng trên mạng lưới internet. Có ba hình thức trấn áp chính: Một là dựng tường lửa, đặc biệt với các trang web đặt trụ sở ở hải ngoại; hai là dùng tin tặc để tấn công các trang web thù nghịch; và ba là bắt bớ những blogger có nhiều ảnh hưởng như trường hợp của Trương Duy Nhất (2 năm tù), Phạm Viết Đào (15 tháng tù), Anh Ba Sàm Nguyễn Hữu Vinh (bị bắt ngày 5 tháng 5 năm 2014, chưa xét xử) và Nguyễn Quang Lập (bị bắt và tạm giam 2 tháng, đã thả).
Mời đọc thêm

Thứ Năm, 14 tháng 1, 2016

Vấn đề dạy môn Lịch sử ở Việt Nam

Nguyễn Hưng Quốc - Trong bài “Tại sao cần học lịch sử?”, tôi nêu lên sự kiện: Đó là môn học, theo ghi nhận của báo chí trong nước, thầy cô không muốn dạy còn học trò thì không muốn học. Tại sao nên ra nông nổi như vậy? Tại sao ở những nước khác, lịch sử thu hút sự chú ý của khá đông học sinh và sinh viên, nhưng ở Việt Nam thì, từ trung học đến đại học, ai cũng hờ hững và tránh né? Câu trả lời, theo tôi, nằm ở hai yếu tố chính: chương trình và cách thức giảng dạy. Không có đủ tài liệu về chương trình và cách thức giảng dạy, trong bài này, tôi thử nhìn môn lịch sử tại Việt Nam qua góc độ các bài thi tốt nghiệp cũng như thi tuyển vào đại học.
Mời đọc thêm

Thứ Tư, 13 tháng 1, 2016

Hãy là ngôi sao, đừng là hạt cát

Bùi Tín - Đại Hội XII của đảng CSVN sắp khai mạc. Vì đảng tự nhận là đảng chính trị duy nhất độc quyền lãnh đạo đất nước vĩnh viễn, không có định kỳ, nên mọi công dân có lòng yêu nước đều quan tâm theo dõi chặt chẽ Đại hội.

Tôi từng ở trong Đảng hơn 40 năm, từng dự, quan sát, đưa tin về 3 Đại hội IV, V và VI, theo dõi công việc chuẩn bị và tiến hành các Đại hội từ đầu đến cuối, theo dõi kỹ thái độ của các đại biểu tại các phiên họp nên tự thấy có trách nhiệm góp vài ý kiến xây dựng với các đại biểu dự họp sắp tới, xuất phát từ ý thức của một công dân quan tâm đến cuộc sống của nhân dân, đến vận mệnh của dân tộc. Biết điều hay lẽ phải mà không nói thẳng ra là có tội với dân, với nước.

Tại hội trường, tôi thường thấy có 2 thái độ khác nhau. Một là những đại biểu ngồi nghe nhưng hầu như không phát biểu gì. Họ có vẻ như là những đại biểu mẫu mực, có ý thức tổ chức cao, có tinh thần kỷ luật, tin ở lãnh đạo, ở Bộ Chính trị, ở Đoàn Chủ tịch, ở Trưởng đoàn của đoàn mình, chẳng phải bận tâm suy nghĩ. Họ ăn mặc chỉnh tề, ra xe đúng giờ, ngồi đúng chỗ, không nói chuyện riêng, không ngủ gật. Khi nào biểu quyết thì họ giơ thẳng tay, mạnh mẽ, không chút do dự, theo lời căn dặn của trưởng đoàn. Họ tha hồ tự hào về danh nghĩa “Đại biểu Đại hội đảng” rất ít ai có được. Họ tự thấy xứng đáng được phục vụ chu đáo, ăn uống ngon, cao lương mỹ vỵ, chăm nom sức khỏe, được giải trí, chụp ảnh, đưa ảnh lên báo. Họn còn vui nhận một khoản tiền thù lao trong phong bì đẹp. Đây là một týp đại biểu khá phổ biến, đến 90 % như thế.
Mời đọc thêm

Thứ Ba, 12 tháng 1, 2016

Hãy sớm từ bỏ cái đuôi ‘định hướng XHCN’!

Bùi Tín - 127 đảng viên và nhân sỹ lão thành vừa gửi thư cho đảng Cộng sản Việt Nam (CSVN) và các cấp lãnh đạo đảng đề nghị với Đại hội XII những vấn đề cực kỳ hệ trọng, liên quan đến sự sống còn của đất nước và vận mệnh của đảng CSVN. 

Các đề nghị quan trọng nhất là: từ bỏ dứt khoát chủ nghĩa Mác - Lênin đã phá sản trên toàn thế giới, từ bỏ chủ nghĩa Cộng sản không tưởng, mơ hồ, từ bỏ chế độ độc đảng độc đoán, thay tên nước Nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (CHXHCNVN), thay tên đảng CSVN vì chủ nghĩa CS đã phá sản hoàn toàn và chưa biết rõ mặt mũi nó ra sao. Một đề nghị nổi bật là cắt cái đuôi «định hướng XHCN» cho nền kinh tế thị trường. Tất cả các 6 nội dung này có quan hệ ràng buộc với nhau thành hệ thống tư duy già cỗi, cũ kỹ, giáo điều, phải sớm triệt để dứt bỏ thì đất nước mới có thể phát triển bình thường. 

Các đề nghị tâm huyết, sáng suốt như thế nhưng xem ra Bộ Chính trị vẫn không nghe thủng, thậm chí không thèm nghiên cứu và trả lời trong tổng kết các góp ý cho văn kiện Đại hội, do cái tệ «kiêu ngạo CS» đã thành cố tật không sao sửa bỏ nổi. 

Chỉ riêng về cái «nền kinh tế thị trường với định hướng XHCN» đã là một khái niệm quái dị, phi lý, thách thức trí khôn của con người, hiện không còn một nước nào khác chấp nhận, không một nhà lý luận chính trị nào trên thế giới thừa nhận ngoài Bộ Chính trị của đảng CSVN. 
Mời đọc thêm

Thứ Hai, 11 tháng 1, 2016

"Bộ tứ quyền lực" bắt đầu lộ diện?

Hoàng Trần - Danlambao - Hội nghị trung ương 14 của đảng CSVN vừa kết thúc ngày họp bàn đầu tiên. Trong 3 ngày mật nghị, 200 uỷ viên trung ương sẽ tham gia vào cuộc chiến quyền lực để chọn ra 4 người ngồi vào 4 chiếc ghế tứ trụ, gồm: tổng bí thư, chủ tịch nước, thủ tướng và chủ tịch quốc hội. 

Ngoại trừ chiếc ghế tổng bí thư vẫn còn đang tranh giành gay gắt, việc chia chác nhân sự cho 3 chiếc ghế còn lại dường như đã bắt đầu lộ diện. 

Nếu như không xảy ra thêm bất cứ tình huống nào đột biến, đội hình "bộ tứ quyền lực" nhiều khả năng sẽ thuộc về: bộ trưởng CA Trần Đại Quang, phó chủ tịch quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân, phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc.

Theo đó, đội hình “tứ trụ” dự kiến được sắp xếp như sau:

Chủ tịch nước: Trần Đại Quang
Thủ tướng: Nguyễn Xuân Phúc
Chủ tịch quốc hội: Nguyễn Thị Kim Ngân.
Mời đọc thêm

Chủ Nhật, 10 tháng 1, 2016

Nhân vật của năm

Nhà giáo Nguyễn Thận
Tuan Khanh - Cuối tháng 12/2015, tờ báo điện tử Infonet có một cuộc bình chọn tổng kết Nhân vật của năm hết sức thú vị. Trong danh sách năm người được tờ báo này đề cử, cuối cùng thì một thầy giáo vô danh ở Bình Thuận lại là người được bạn đọc bình chọn, với số phiếu bầu chọn thắng áp đảo.

Thật ngạc nhiên, trong thời gian chỉ có một tuần, thầy giáo Nguyễn Thận nhận được hơn 9000 bình chọn, bỏ xa người đứng thứ hai đến hàng ngàn phiếu. Kết quả này đem lại nhiều thắc mắc: ông thầy giáo già ấy là ai mà nhận được mến mộ nhiều như vậy, vượt xa các nhân vật là vận động viên thành đạt, tướng công an, cảnh sát chữa cháy và bí thư thành phố Đà Nẳng?

Cuộc bình chọn gợi nhớ lại câu chuyện của người tù oan Huỳnh Văn Nén, với 17 năm đau đớn, vừa được trả lại quyền công dân vào đầu tháng 12/2015. Người kiên trì theo đuổi vụ án và nhất mực kêu oan cho ông Nén, chính là người thầy cũ của ông Nén, thầy giáo Nguyễn Thận.

Khi án được giải oan, cả hai người ôm nhau khóc. Cả hai bạc đầu như nhau, một người thì bạc đầu vì uất hận trong ngục tối, một người thì bạc đầu vì công lý trên đất nước mình.

Điều đáng nói là một ông thầy giáo già lẻ loi ở Bình Thuận khi đọc mọi thứ về vụ án của ông Huỳnh Văn Nén, đã tìm ra những dấu hiệu của khuất tất, ngược lại cả một hệ thống công an, toà án hùng hậu lại thản nhiên chấp nhận, đồng loã cùng những chứng cứ bị tráo đổi, những tình tiết bị bẻ cong để đổi trắng thay đen, tàn hại một đời người.
Mời đọc thêm

Thứ Bảy, 9 tháng 1, 2016

Giải vô địch các UVBCT - Tiếp.


1 phút dành cho quảng cáo.

- Tân Hiệp Phát, nước uống không ruồi, công nghệ Châu Âu, công thức Ba Tàu, nhãn hiệu Việt Nam duy nhất đạt chất lượng IS 10.000 do uỷ ban kiểm tra trung ương Đảng chứng nhận. Tân Hiệp Phát, nước uống không ruồi. Thưởng một chuyến nghỉ mát dài hạn 5 đến 7 năm cho bất cứ ai phát hiện có ruồi trong sản phẩm của Tân Hiệp Phát. Tân Hiệp Phát nước uống không ruồi.

Xin mời các bạn trở lại sân vân động Ba Đình tại thành phố Hà Nội để theo dõi tiếp tục trận bóng đá giữa hai đội Đảng và Chính Phủ trong khuôn khổ giải đấu Vô địch các Uỷ Viên Bộ Chính Trị. Trong khu vực các cầu thủ dự bị, chúng tôi thấy cầu thủ Trần Đại Quang đang khởi động. Anh mặc quần đùi đỏ, không tất, áo khoác nên chúng tôi chưa biết anh thuộc về đội nào.

Ở những phút tiếp theo này, đội Đảng trong trang phục áo đỏ, quần đỏ, tất đỏ ở phần sân bên trái màn hình các bạn. Các cầu thủ đội Chính Phủ ở phần sân bên phải trong trang phục áo xanh, quần đỏ, tất vàng.

Trần Đại Quang đã cởi áo khoác, Ồ !!! anh mặc áo xanh. Không thể tin được Trần Đại Quang đã về với đội Chính Phủ. Đây là lần đầu tiên anh Quang tham dự một giải đấu lớn như thế này. Trước kia anh đá hạng 3 trên những sân bóng nhỏ trên Tây Nguyên. Sau đó anh đá giải hạng hai ở các tỉnh đồng bằng Nam Bộ. Còn hôm nay, Trần Đại Quang tham dự giải hạng nhất trong màu áo xanh của đội chính phủ.
Mời đọc thêm

Thứ Sáu, 8 tháng 1, 2016

Thủ tục hành chính tại VN: “Hành dân là chính”

Hoàng Dung - RFA - Cô giáo Huyền ở Tp Hồ Chí Minh chia sẻ người dân ở Việt Nam không ai gọi là thủ tục hành chính mà người ta gọi là thủ tục hành dân vì theo cô khi người dân đi xin giấy tờ gì mà liên quan đến chính quyền thì luôn bị cán bộ hạnh sách, vòi tiền, gây khó dễ, chứ chưa nói đến thái độ của cán bộ khi làm việc với dân. Còn đối với những người có tiền thì mọi việc luôn dễ dàng.

Lâu nay người dân ở Việt Nam vẫn luôn kêu ca về tình trạng thủ tục luôn rườm rà mỗi khi họ có việc cần phải đến cơ quan nhà nước để giải quyết công việc. Thực trạng đó thế nào và cần có giải pháp nào?

Theo nghị định của chính phủ về kiểm soát thủ tục hành chính được quy định tại điều 3 cho biết, thì chủ tục hành chính là trình tự, cách thức thực hiện hồ sơ và yêu cầu, điều kiện do cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền quy định để giải quyết một công việc cụ thể liên quan đến cá nhân, tổ chức.

Hơn nữa, trong thời kỳ hội nhập phát triển kinh tế hiện nay công cuộc cải cách hành chính là một trong những nhiệm vụ cấp thiết để thực hiện mục tiêu xây dựng một nền hành chính dân chủ, trong sạch và vững mạnh, chuyên nghiệp lấy dân làm gốc.
Mời đọc thêm

Thứ Năm, 7 tháng 1, 2016

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng 'giả chết bắt quạ'

TS Luật Cù Huy Hà Vũ - Trong cổ tích Việt Nam có chuyện “Giả chết bắt quạ”.

Xưa có một thằng đi ở có tính cờ bạc, thành ra mắc nợ nhiều lắm. Một buổi sớm mai, nó đem trâu ra cày, bị các chủ nợ bắt mất trâu. Không dám về nhà vì sợ chủ đánh, buồn bã nó lên bờ ruộng nằm giả chết. Một chốc có con quạ bay qua, ngỡ là xác người chết, sà xuống định móc mắt ăn. Nó giơ tay ra, vớ ngay được con quạ, mắng rằng: “Mày tưởng tao chết, định móc mắt tao. Nay tao bắt được mày, tao giết mày chết”.

Trước thềm Đại hội 12 Đảng cộng sản Việt Nam tích cũ này lại tái xuất với Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.

Vừa qua trên Ba Sàm, một trang mạng bất đồng chính kiến với chính quyền Việt Nam, xuất hiện một thư đề ngày 10/12/2015 của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng gửi Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, các Ủy Viên Bộ Chính Trị, Ban Bí thư, Ban Chấp hành Trung ương và Ủy ban Kiểm tra Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam. Nội dung của thư này là giải trình về 12 tố cáo nhằm vào Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng mà Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã tập hợp lại.
Chữ ký trên văn bản còn có thể gây nghi ngờ về tính xác thực của văn bản vì cùng một người không có chữ ký nào là giống tuyệt đối chữ ký nào nên không dễ nói đó là chữ ký của đương sự. Ngược lại, con dấu thì không thể gây nghi ngờ vì không thể có hai con dấu cho cùng một cơ quan hay chức danh. Do đó, việc Chính phủ Việt Nam đã không hề phủ nhận dưới bất cứ hình thức nào con dấu “Thủ tướng Chính phủ” ở thư mà người gửi có tên Nguyễn Tấn Dũng cho thấy đây là “hàng thật”.
Do tầm quan trọng của tác giả bức thư nên không ít người hoài nghi về tính xác thực của nó. Về phần mình, tôi khẳng định thư này đích thị là của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.

Trước hết, chữ ký trên văn bản còn có thể gây nghi ngờ về tính xác thực của văn bản vì cùng một người không có chữ ký nào là giống tuyệt đối chữ ký nào nên không dễ nói đó là chữ ký của đương sự. Ngược lại, con dấu thì không thể gây nghi ngờ vì không thể có hai con dấu cho cùng một cơ quan hay chức danh. Do đó, việc Chính phủ Việt Nam đã không hề phủ nhận dưới bất cứ hình thức nào con dấu “Thủ tướng Chính phủ” ở thư mà người gửi có tên Nguyễn Tấn Dũng cho thấy đây là “hàng thật”.

Mặc dầu vậy, vẫn có ý kiến cho rằng đó không phải là thư của Nguyễn Tấn Dũng vì con dấu “Thủ tướng Chính phủ” được đóng ở ngay trang đầu, nơi có tên ông ta mà lẽ ra phải được đóng vào chữ ký của ông ta ở trang cuối. Thực ra không phải vậy: chỉ khi nào Nguyễn Tấn Dũng với thẩm quyền Thủ tướng ký các văn bản pháp quy như Quyết định, Nghị định thì con dấu “Thủ tướng Chính phủ” mới được đóng vào chữ ký ở trang cuối. Còn đây chỉ là một báo cáo hay giải trình của Nguyễn Tấn Dũng với Ban lãnh đạo Đảng, không phải là văn bản pháp quy, nên dấu không thể được đóng vào chữ ký ở trang cuối. Mặc dầu vậy, để xác định người ký văn bản thuộc cơ quan nào thì con dấu vẫn được sử dụng nhưng được đóng trên trang đầu, có tên nơi gửi, gọi là “dấu treo”.
Mời đọc thêm

Thứ Tư, 6 tháng 1, 2016

'Đảng họp cả năm không xong nhân sự'

Người dân Việt Nam không được có ý kiến gì về chọn lựa nhân sự cao cấp trong Đảng Cộng sản
TS. Đoàn Xuân Lộc từ Anh quốc - BBC - Tám tháng trước, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nói với cử tri Hà Nội rằng công tác chuẩn bị nhân sự cho Đại hội Đảng Cộng sản 12 ‘rất khó khăn, phức tạp’.

Khi gặp cử tri cách đây chỉ ba tuần, ông lại nói công tác nhân sự cấp cao cho khóa 12 ‘cũng còn rất nhiều khó khăn phải tháo gỡ’.

Cả năm không xong ‘nhân sự’

Đến tận tháng 12, những ‘khó khăn’ ấy vẫn chưa được hoàn toàn ‘tháo gỡ’ tại khi hội nghị 13 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng vừa mới kết thúc hôm 21 vừa qua.

Kéo dài đến tám ngày – tương đương với thời gian của đại hội 12 (từ ngày 21 đến 28/01/2016) – hội nghị này vẫn chưa giải quyết xong trường hợp ủy viên Bộ Chính trị (BCT) và Ban Bí thư khóa 11 quá tuổi tái cử để đảm nhiệm chức danh lãnh đạo chủ chốt.

Như VietnamNet hôm 21/12 tường thuật, kết thúc hội nghị này BCH đã giao BCT ‘tiếp tục chuẩn bị nhân sự trường hợp đặc biệt’ và ‘trình hội nghị Trung ương 14 xem xét, quyết định’.

Vậy chuyện nhân sự cấp cao còn kéo sang cả năm 2016 và cần thêm một hội nghị BCH Trung ương nữa trước đại hội 12 để quyết định.

Trong năm 2015, BCH Trung ương đã có đến bốn hội nghị và nhân sự luôn là trọng tâm của những hội nghị này.

Vì sao vấn đề nhân sự lại khó khăn, phức tạp, kéo dài?
Mời đọc thêm

Thứ Ba, 5 tháng 1, 2016

Phóng viên Báo điện tử Một Thế Giới điều tra tài sản tham nhũng của Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc

Được biết, Nguyễn Công Khế - ông chủ của báo Một Thế Giới và Phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc có mối quan hệ “không bình thường” từ hàng chục năm qua
Blog PhucPhanPhuc - Đấu tranh phòng, chống tham nhũng là nhiện vụ của toàn Đảng, toàn dân và của cả hệ thống chính trị, trong đó có vai trò không thể thiếu của báo chí. Thực hiện chủ trương của lãnh đạo tòa soạn, nhóm phóng viên nội chính Báo điện tử Một Thế Giới đã thực hiện việc tập hợp, chứng thực các tư liệu được quần chúng nhân dân cung cấp về khối tài sản của gia đình Phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đồng thời thực hiện phỏng vấn lãnh đạo các cơ quan hữu quan. Tuy nhiên, việc làm đúng chức năng nhiệm vụ quy định rõ trong luật báo chí này đã bị ngăn chặn không thương tiếc bởi chính những người trong cuộc. 

Thời gian gần đây, mạng xã hội liên tục lan truyền thông tin về khối tài sản khổng lồ của gia đình Phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc,… thậm chí một vị lão thành ở Tam Kỳ, Quảng Nam đã gửi đơn “Đề nghị thanh tra khối tài sản của Phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc” liệt kê đầy đủ các hạng mục tài sản khủng mà gia đình ông Nguyễn Xuân Phúc đang sở hữu. Trả lời dư luận, Văn phòng Chính phủ nơi ông Nguyễn Xuân Phúc đang lãnh đạo chỉ phản ứng yếu ớt rằng “các đơn tố cáo là nặc danh, không có thực”(?!). Thực hiện chức năng của báo chí trong công tác đấu tranh chống tham nhũng, nhóm phóng viên báo điện tử Một Thế Giới đã tập hợp những tư liệu mà quần chúng nhân dân cung cấp. Trong đó đáng chú ý là nhiều tài liệu scan giấy tờ sở hữu, kê khai tài sản và các giấy tờ liên quan có độ tin cậy rất cao. Trước mắt, phóng viên đã chứng thực một số khối tài sản thuộc sở hữu của gia đình ông Nguyễn Xuân Phúc:
Tiếp tục thực hiện phóng sự, phóng viên nội chính Nguyễn Tuấn Nam (0987.707.036) đã tìm hiểu tiến độ điều tra của các cơ quan chức năng bằng cuộc phỏng vấn ông Phạm Anh Tuấn (0903.411.825) - Phó Ban Nội chính Trung ương, người trong thời gian qua có nhiều phát ngôn quyết liệt về phòng, chống tham nhũng. Nội dung cuộc phỏng vấn xoay quanh thông tin dư luận về khối tài sản của Phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc trên blog, mạng xã hội. Tuy nhiên, ông Tuấn chỉ trả lời loanh quanh: “các thông tin trên mạng là các thông tin không chính thống”, “Phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc do Bộ Chính trị quản lý nên Ban Nội chính không thể can thiệp”, “phải bảo đảm cái ổn định để tránh mất lòng tin lớn quá” và dặn đi dặn lại rằng “tốt nhất không nên có ý kiến gì”. Xin giới thiệu đến quý độc giả nguyên văn đoạn phỏng vấn:
Mời đọc thêm

Thứ Hai, 4 tháng 1, 2016

Đại hội 12 - cuộc tranh giành quyền lực quyết liệt, bất ngờ

Trần Hoàng Lan - Danlambao - Ở Việt Nam ngày nay các câu "phi thương bất phú”, “nhất bản vạn lợi” (không buôn bán thì chẳng thể giàu và buôn bán là nghề sinh lợi nhiều nhất) đã lỗi thời vì có một nghề làm giàu nhanh hơn nghề đi buôn, đó là nghề “làm cán bộ". Ai còn hồ nghi xin mời hãy vào mạng để chiêm ngưỡng phòng khách của cựu tống bí thư Lê Khả Phiêu, Nông Đức Mạnh, nhà thờ họ của đương kim thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, biệt thự của cựu tổng thanh tra Trần Văn Truyền. Hình ảnh cặp ngà voi, chiếc trống đồng, vườn rau sạch, bức tượng đồng bán thân đắt tiền, bộ bàn ghế dát vàng... do các báo nhà nước chụp quyết không thể là ngụy tạo được.

Cảm thấy chưa thuyết phục bạn có thể tới các dinh thự của lãnh đạo các tỉnh hoặc tương đương. Dù có chó dữ phải đứng ngoài nhìn từ xa, bạn vẫn thấy được vẻ bề thế, khang trang của nó. Nếu vẫn chưa thỏa mãn bạn cứ tìm cơ ngơi của lãnh đạo một huyện hoặc thành phố bất kỳ, hoặc của một cán bộ cỡ vừa vừa nào đó để kiểm chứng. Công dân bình thường muốn làm giàu một cách thực sự phải là người tài, giỏi làm ăn, mạo hiểm và phải chọn được cách làm giàu phù hợp cộng với một chút may mắn. Còn với cán bộ nhất là cán bộ càng to thì việc làm giàu đối với họ càng dễ, thậm chí chẳng cần phải “làm”mà vẫn cứ “giàu”. Chẳng hạn: Ký một quyết định chuyển đổi mục đích sử dụng biến đất nông nghiệp thành đất phân lô để bán ở đô thị bao giờ cũng được những người đề xuất “lại quả” vài mảnh giá trị bạc tỉ. Cất nhắc, đề bạt thậm chí kỷ luật cán bộ luôn là những cơ hội để cấp trên nhận những khoản chạy chức, chạy tội không nhỏ từ đương sự. Muốn làm những công trình, dự án béo bở mà không phải là gia đình, người thân, phe cánh của quan chức thì chỉ còn cách "lì xì" cho cán bộ có quyền phân phối. Tổ chức cưới xin, ma chay cho thân nhân của sếp luôn là dịp để cấp dưới hối lộ hợp pháp bằng cách mừng hoặc phúng những phong bì “dày bất thường”. Vì "một người làm quan cả họ được nhờ" nên nghề "làm cán bộ" còn tạo cơ hội làm giàu cho cả người thân trong gia đình, họ hàng thân cận cùng phe nhóm nữa. 
Mời đọc thêm

Tuyên Cáo của Tuổi Trẻ Việt Nam