Thứ Bảy, 12 tháng 1, 2013

ĐỌC BÊN THẮNG CUỘC, NGHĨ VỀ BÊN THUA CUỘC

Vũ Thị Phương Anh - BTC của HĐ từ lúc gần ra đời đến nay đã làm xôn xao dư luận - nói như một học giả người Mỹ trong Vietnam Studies Group (từ ĐH Washington) thì cuốn sách là một sensation. Người khen thì rất nhiều, kẻ chê cũng không ít, nhưng dù yêu dù ghét thì mọi người đều phải đồng ý một điều: đây là cuốn sách đầy đủ nhất về lịch sử VN sau năm 1975, cho dù tất nhiên vẫn rất phiến diện, như chính tác giả cũng thừa nhận và dự liệu.

Như rất nhiều người Việt khác ở trong và ngoài nước, tôi cũng háo hức tìm và đọc cuốn sách này. Vì cuốn sách rất dày, nên tôi chỉ mới lướt qua toàn bộ cuốn sách (Phần 1: Giải phóng) và đọc kỹ những phần mình quan tâm nhất, đó là những chương về cuộc sống ở SG sau năm 75, trong đó có các chương mà nhiều người khen hay như các chương Cải tạo, Đánh tư sản, Nạn kiều. Nhưng có lẽ không giống với nhiều người khác, tôi không có ấn tượng gì mấy về những chương vừa nêu. Những chi tiết trong các chương ấy đa phần tôi đã biết quá rõ và gần như có thể tự viết ra được mà chỉ dựa vào trí nhớ. Vì đó chính là một phần không bao giờ quên được của cuộc đời tôi.

Mời đọc thêm

Người thua cuộc đọc “Bên Thắng Cuộc”



VRNs (05.01.2013) – Sài Gòn - Tháng 2/2009, tưởng nhớ 30 năm nước Việt Nam cộng sản bị người đồng chí đàn anh cộng sản Trung Quốc đánh qua biên giới phía bắc, có một nhà báo từ Sài Gòn ra Hà Nội và lặn lội trèo đèo vượt suối đúng nghĩa đen để đi tìm sự thực về sự bội phản giữa những đảng cộng sản Đông Nam Á mà Nayan Chanda gọi là huynh đệ hận thù khi đặt tên cho cuốn Brother Enemy mà ông phát hành năm 1986 về lịch sử Đông Dương tính từ ngày thất thủ Sài Gòn. Nhà báo ấy là Huy Đức.

Ông Nayan Chanda viết là trước rạng đông ngày thứ Bảy 17/02/1979, khi sương mù dày đặc phủ kín những núi đồi nằm dọc biên giới Việt Trung, Quân đội Giải phóng Nhân Dân TQ đã trút cơn thịnh nộ. Tầm cỡ tấn công lần nầy khác hẳn với lần trước vào năm 1788 khi hoàng đế Càn Long của nhà Thanh phái một đạo quân gồm bộ và kỵ binh sang để dựng một vương triều bù nhìn ở Hà Nội theo chọn lựa của mình. Trong một cuộc biểu dương hỏa lực ngoạn mục, hàng trăm khẩu đại pháo tầm xa 130 ly và 122 ly cùng với các giàn hỏa tiễn 140 ly tới tấp trút đạn vào lãnh thổ Việt Nam, với cường độ mỗi trái trong một giây đồng hồ. Về sau một ký giả Mỹ tới thăm lại chiến trường ghi nhận rằng trận địa pháo quá sức dày kín, nên nghe từ xa cứ như một chuỗi ì ầm kéo dài như một trận mưa bom B-52. Nhà báo nầy kể là có lúc, trận địa pháo kéo dài suốt hai mươi phút, thay vì chỉ một phút hay hơn một phút như người Mỹ trải thảm bằng bom. Rồi, như nước vỡ bờ tràn xuống từ đập cao, khoảng 85 ngàn tay súng Trung quốc được xe thiết giáp yểm trợ ùa qua Việt Nam bằng hai mươi sáu điểm dọc theo biên giới. Với chiến thuật biển người cố hữu đã dùng trong chiến tranh Triều Tiên trước kia, làn sóng binh lính đã đánh bật dân quân du kích và bộ đội biên phòng Việt Nam trú đóng trên các đỉnh đồi và những vách đá dựng đứng.


Mời đọc thêm

Người đàn bà mà tôi ngưỡng mộ

undefined
 
Jeffrey Thai - DanlambaoBà - người đàn bà mà tôi ngưỡng mộ - và tôi không hề quen biết nhau. Nói rõ hơn, bà chẳng biết tôi và tôi cũng chẳng quen bà. Tuy thế, tôi có biết bà. Tôi biết bà lâu lắm rồi, từ những ngày tôi còn học đại học ở quê nhà và cuối tuần nào cũng đi xem phim màn ảnh lớn ở rạp chiếu bóng. Bà vốn là một diễn viên điện ảnh khả ái với nhan sắc mặn mà, được điểm xuyến bằng đôi má lún đồng tiền. Ngày ấy, khi tôi còn là một anh sinh viên thì bà đã ở lứa tuổi trung niên.

Mời đọc thêm

Thứ Sáu, 11 tháng 1, 2013

Câu hỏi khó: Đội ngũ thanh tra 17.300 người để làm gì mà không phát hiện tham nhũng?

“Toàn hệ thống thanh tra có hơn 18.000 người. Thanh tra Chính phủ khoảng 700, còn lại khoảng 17.300 người là ở các bộ, ngành địa phương. Bộ nào cũng có thanh tra, Sở nào quan trọng cũng có thanh tra nhưng vụ việc ai phát hiện?"

Ngày 4/1, hội nghị trực tuyến Tổng kết công tác thanh tra năm 2012 và triển khai nhiệm vụ năm 2013 do Thanh tra Chính phủ tổ chức diễn ra đồng thời tại các tỉnh, thành phố trực thuộc T.Ư. Nhiều vấn đề "nóng" của ngành thanh tra đã được nêu ra.

Khiếu kiện đông người gia tăng 

Theo Thanh tra Chính phủ, năm 2012, tình hình khiếu nại, tố cáo giảm 10% (so với năm 2011) nhưng số lượt đoàn đông người tăng. Trong đó, nhiều vụ đã được chính quyền giải quyết nhiều lần nhưng không dứt điểm, hoặc đã dứt điểm nhưng công dân tái khiếu kiện.

Mời đọc thêm

DIỄN BIẾN HOÀ BÌNH hay BẠO LỰC CÁCH MẠNG ?

“Tôi muốn gởi những dòng cuối này đến anh Nguyễn Phú Trọng, với tư cách là đồng môn – tôi học trước anh hai khoá. Tuy là học một trường, nhưng tôi và anh có hai cách tiếp cận khác về CNXH. Tôi nghiêng về CNXH dân chủ của Lassall, còn anh theo CNXH bạo lực của Lénin.”

“Bạn bè chúng ta thời đại học nói với tôi rằng kể từ khi anh lên chức TBT đã có hơn 50 người yêu nước bị làm khó dễ, bị bắt, bị giam cầm vì nhiều lý do vu vơ.”
Hoàng Lại Giang
 
Dấu ấn của những cuộc “Bạo lực cánh mạng”
Nếu phải chọn một trong hai hình thái trên, tôi chọn ”DIỄN BIẾN HOÀ BÌNH “. Bởi “Bạo lực cách mạng“ là bước đường cùng để nhân dân bằng “sức mạnh cứng” của mình đập tan một thể chế chính trị tàn bạo, tham nhũng, một thể chế đối lập với nhân dân về mọi phương diện, trong thể chế ấy mọi quyền của dân đều bị tước đoạt và kẻ cầm quyền lộng hành … đẩy dân vào con đường cùng. Tức nước vỡ bờ, trên thực tế đây là sự đối đầu một sống một chết giữa nhân dân – kẻ bị trị và bên kia là kẻ cầm quyền – kẻ thống trị nắm giữ mọi quyền lực. Với tôi dù bên nào thắng thì vẫn gây ra những tấn thảm kịch cho nhân dân, dẫn đất nước vào chỗ suy vong.

Mời đọc thêm

Thứ Năm, 10 tháng 1, 2013

Ngô Nhân Dụng - Kerry, Hagel sẽ làm gì với Việt Nam?

Ngô Nhân Dụng - Sau khi Tổng thống Barack Obama đề cử hai nghị sĩ John Kerry và Chuck Hagel cầm đầu Bộ Ngoại Giao và Bộ Quốc Phòng, nhiều người thắc mắc: Với hai vị bộ trưởng mới, chính sách của Mỹ đối với Việt Nam trong bốn năm tới sẽ thay đổi ra sao? Có thể trả lời ngay: Vẫn như trước, ít nhất là vẫn giống như hai năm gần đây nhất.

Chuck Hagel
 
Mối thắc mắc trên rất tự nhiên, vì cả hai ông John Kerry và Chuck Hagel đều là cựu chiến binh tham dự cuộc chiến Việt Nam. Cả hai đều được nhiều huy chương, ông Hagel còn giữ cả những mảnh đạn nhỏ trong người. Sau đó, cả hai đều thành nghị sĩ. Kerry thuộc đảng Dân Chủ đại diện tiểu bang Massachussett ở Thượng Viện từ năm 1984 đến nay; Hagel thuộc đảng Cộng Hòa, là nghị sĩ tiểu bang Nebraska, từ 1996 đến 2009 thì nghỉ, giữ đúng lời hứa với cử tri khi ra tranh cử lần đầu là ông chỉ làm việc hai nhiệm kỳ. (Ở Mỹ, những người làm nghị sĩ liên bang thường được gọi là nghị sĩ suốt đời, không cần phải thêm chữ “cựu,” trừ khi cần tránh hiểu lầm.) Nếu được phê chuẩn, Chuck Hagel sẽ là “hạ sĩ quan” đầu tiên lên cầm đầu cả guồng máy quân sự nước Mỹ. Khi tình nguyện sang Việt Nam ông chỉ là một người lính thường, sau được thăng lên tới chức trung sĩ.

Mời đọc thêm

Nguyễn Hưng Quốc - Ở đâu cũng thế


Nguyễn Hưng Quốc - Đối diện với các tệ nạn nghiêm trọng trên các bình diện kinh tế, xã hội, giáo dục, văn hoá và chính trị tại Việt Nam hiện nay, người có chút liêm sỉ thì than “Cái nước mình nó thế!”; người vô liêm sỉ thì phân bua “Ở đâu mà chả thế!”.

Chúng ta đã bàn về lời than trên. Ở đây, tôi chỉ xin nói về lời phân bua dưới.

Ví dụ đầu tiên hiện ra trong óc tôi là một quan điểm trong bài viết “Mãi mãi là sao sáng dẫn đường” mới đây của Trương Tấn Sang, Chủ tịch nước, khi ông phê phán yêu cầu “phi chính trị hóa quân đội” của một số người. Ông lập luận: “Thử hỏi trên thế giới này có ở đâu và bất cứ việc gì lại ít nhiều không mang tính chính trị?”. Ý ông muốn nói: Ở đâu cũng thế!

Mời đọc thêm

Phạm Toàn - Bên trong tổ tò vò có gì?


Phạm Toàn - Dân gian có câu ca Tò vò mà nuôi con nhện, đến khi nó lớn nó quyện nhau đi… Có mà Giời biết bên trong tổ con tò vò thực sự có gì, nên câu ca này cũng có nghĩa tương đương với xanh vỏ đỏ lòng, hoặc với câu Sông sâu còn có kẻ dò…

Bên Tây thì có chuyện về thần Hermes, cái đồng chí thần này chuyên làm nhiệm vụ truyền tin, thông báo những “Lời” của Đấng Sáng tạo Tối cao. Nhưng cái nhà ông thần này lại có tính chơi khăm, nghịch ngợm, ông ấy hay lỡm thiên hạ, bằng cách thông báo “Lời” của Bề trên một cách ỡm ờ, úp mở, thậm chí có khi còn cắt xén nữa cho thiên hạ mỏi cổ đoán mò rồi thì tha hồ mỏi miệng cãi nhau.

Mời đọc thêm

Quốc tế chỉ trích Việt Nam kết án tù các thanh niên Công giáo

Các thanh niên Công giáo và Tin lành tại phiên xử ở Toà án nhân dân 
thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An ngày 09 tháng 1 năm 2013. AFP
 
RFA 09.01.2013 - Mười ba nhà bất đồng chính kiến ở Việt Nam hôm nay bị tòa án nhân dân Nghệ An phán quyết từ 2 đến 10 năm tù trở lên vì tội cấu kết với một đảng phái chính trị ở Hoa Kỳ trong âm mưu lật đổ chính phủ.
 
Ba người bị kêu án 13 năm tù giam cộng 5 năm quản chế là các ông Paulus Lê Văn Sơn, Hồ Đức Hòa, Đăng Xuân Diệu.

Mời đọc thêm

Thứ Tư, 9 tháng 1, 2013

Nhiều người bị ngăn cản tại phiên tòa xử 14 thanh niên Công giáo

Hàng rào và công an dầy đặc xung quanh toà. Nuvuongcongly

Gia Minh, biên tập viên RFA, Bangkok - 2013-01-08 - Phiên xử 14 nhà hoạt động tại Vinh kể từ ngày 8 tháng giêng được thông báo là một phiên xử công khai, nhưng hầu hết những người muốn tham dự đều không được đến gần tòa.
 
Mời đọc thêm

9/1: Phiên xử 14 người yêu nước bước sang ngày thứ 2

undefined
Danlambao - Lúc 16 giờ ngày 9/1/2013, phiên tòa xử 14 người yêu nước đã kết thúc. Nững bản án nặng nề phi nhận được tuyên nhằm trả thù những người dân đã can đảm cảm đứng lên đấu tranh vì tương lai đất nước.

Theo những thông tin ban đầu, có 3 người cùng bị kết án 13 năm tù giam là các anh Hồ Đức Hòa, Đặng Xuân Diệu và Lê Sơn. Cả 3 người cũng sẽ bị quản chế 5 năm tù giam sau khi ra tù.


Mời đọc thêm

Thứ Ba, 8 tháng 1, 2013

Cập nhật phiên xử 14 người yêu nước tại Nghệ An

Công an chìm nổi, dân phòng đủ loại được huy động dày đặc bên ngoài phiên xử 14 người yêu nước tại Nghệ An. 

Bất cứ ai đưa máy ảnh hay điện thoại lên chụp hình đều bị những viên an ninh chìm nổi, mặt mày hung dữ sấn đến gây chuyện, đe dọa, thậm chí có trường hợp bị bắt đi. Đoạn Video các bạn đang theo dõi do CTV Danlambao ghi lại trong điều kiện đặc biệt khó khăn, ngay giữa vòng vây công an. Chất lượng video không được tốt, mong bạn đọc thông cảm
 
Mời đọc thêm

Thứ Hai, 7 tháng 1, 2013

V. Quốc Uy - Đọc bài “Gian hùng trị tham nhũng”, thử bàn chút chơi!

V. Quốc Uy - Dân luận - Trước sự kiện ông Nguyễn Bá Thanh từ Đà nẵng được cử ra giữ chức Trưởng ban Nội chính Trung ương, hai tác giả Thu Hương - Duy Tân đã một có bài viết hay, có cái nhìn sắc sảo. Xin không nhắc lại một ý kiến mà các tác giả đã phân tích rất kỹ về sự hời hợt của dư luận quá tâng bốc công trạng của ông Thanh và sự phát triển của thành phố Đà Nẵng (sự phát triển chủ yếu mới là bề ngoài), từ đó đặt hy vọng lớn vào ông Thanh với chức vụ mới sẽ làm thay đổi bộ mặt của toàn xã hội. Chỉ xin suy nghĩ thêm về tương quan trong nội bộ giới cầm quyền khiến các tác giả đặt ra vấn đề với dấu hỏi lớn: Dùng kẻ gian hùng để lật tên tham nhũng (thì kết quả sẽ ra sao)?


Đây là tương tác giữa 3 phía, ông Nguyễn Bá Thanh, ông Nguyễn Tấn Dũng và ông Nguyễn Phú Trọng (ông Trương Tấn Sang có thể phụ vào cho ông Trọng thôi).

Mời đọc thêm

Dấu chỉ hùng hồn cho sự cáo chung của Đảng cộng sản!

 
Anthony Thiên Ân - Danlambao - Như vậy, sau gần hai năm giam giữ, cuối cùng nhà cầm quyền Việt Nam cũng phải đem 14 Thanh Niên Công Giáo Và Tin Lành ra xét xử vào ngày 8/1/2013 tới đây. Và một lần nữa, vở kịch bị ổi lại một lần nữa được dựng lên để kết tội những người con ưu tú của Mẹ Việt Nam.
Mời đọc thêm

Bơm vá, sửa hiến pháp

Biếm họa Babui (Danlambao)
 
Mời đọc thêm

Chủ Nhật, 6 tháng 1, 2013

THỐNG ĐỐC NHNN NGUYỄN VĂN BÌNH TRƠ TRẼN ĐỔ THỪA CHO BÁO CHÍ

Một nửa khó khăn của ngành ngân hàng năm 2012
là do... báo chí. Thống đốc NHNN Nguyễn Văn Bình.

Trường Giang - Đây là kết luận của Thống đốc NHNN Việt Nam Nguyễn Văn Bình trong buổi gặp gỡ báo chí nhân dịp cuối năm, ngày 27/12 /2012. Trước việc “đá bóng” của người đứng đầu ngành ngân hàng, chuyên gia tài chính Nguyễn Trí Hiếu cho rằng lẽ ra nên ghi nhận và hoan nghênh báo chí đã đồng hành vì lợi ích chung của hệ thống ngân hàng chứ không nên đổ khó khăn cho báo chí.

 Thống đốc NHNN Nguyễn Văn Bình 
Tại cuộc họp mặt báo chí, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Nguyễn Văn Bình thể hiện sự hài lòng với những thành công trong các mục tiêu kinh tế vĩ mô về lạm phát, thanh khoản, lãi suất và thị trường vàng. Tuy nhiên, ông Bình trăn trở vì: “Trong 100% khó khăn của ngành ngân hàng thì báo chí đã gây ra đến 40%-50%.” Ông Bình cho rằng sự ủng hộ, đồng thuận của báo chí chưa cao, chạy theo vụ việc đơn lẻ, thổi lên quá đà, tạo dư luận chung trong xã hội không tốt…
Mời đọc thêm

Ấn Độ : Bạn trai của thiếu nữ bị cưỡng hiếp kể lại thảm kịch

Biểu tình bên lề phiên tòa xử các hung thủ vụ hãm hiếp dã man, New Delhi, 03/01/2013.
REUTERS/Adnan Abidi

Thụy My - RFI - Vụ cưỡng hiếp tập thể một nữ sinh viên trên xe buýt ở New Delhi dẫn đến cái chết của nạn nhân, hôm nay 05/01/2013 được chuyển sang một tòa án mới để xét xử nhanh hơn. Lần đầu tiên người bạn trai đi cùng đã kể lại sự tàn bạo của các thủ phạm.

Mời đọc thêm

Nguyễn Quang A - Lấy ý kiến nhân dân và trưng cầu dân ý

Nguyễn Quang A - Ngày 2-1-2013 Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 được công bố để lấy ý kiến nhân dân trong ba tháng. Nhiều người lẫn giữa việc lấy ý kiến của nhân dân và việc trưng cầu dân ý. Hãy thử làm rõ sự khác biệt này.
Hiến pháp là của ai? Ai là người quyết định về Hiến pháp và họ quyết định thế nào? Đáng tiếc những vấn đề cơ bản như vậy từ rất lâu vẫn bị hiểu nhầm.
Từ điển Tiếng Việt (NXB Đà Nẵng 2011 và các từ điển trước đó khá lâu) vẫn định nghĩa hiến pháp là “đạo luật cơ bản của nhà nước, quy định chế độ chính trị, kinh tế, xã hội, quyền và nghĩa vụ công dân, tổ chức bộ máy nhà nước”. Có lẽ những người soạn dự thảo lần này cũng vẫn hiểu lầm như thế.
Nếu muốn xây dựng một nhà nước của dân, do dân, vì dân, thì mọi quyền lực phải thuộc về nhân dân. Hiến pháp không phải là của nhà nước, mà là của nhân dân. Trong Hiến pháp nhân dân là chủ thể, là người quyết định, là những người trao quyền cho nhà nước (phân quyền cho các nhánh nhà nước như lập pháp, hành pháp và tư pháp) đến mức nào và như thế nào để bảo vệ các quyền tự do và sự hạnh phúc của người dân. Đấy là quyền tối cao của nhân dân. Như thế nhân dân là người quyết định Hiến pháp. Đối tượng của Hiến pháp (đối tượng phải thi hành, phải tuân thủ Hiến pháp và bị hạn chế quyền lực bởi Hiến pháp)  chính là nhà nước chứ không phải người dân.
Tất nhiên, việc đòi hỏi tất cả nhân dân cùng tham gia vào soạn ra Hiến pháp là việc bất khả thi.
Nhân dân có thể ủy thác cho các nhóm không quá đông người (có thể là một Quốc hội lập hiến hay các nhóm có chức năng như vậy) để soạn ra (các) dự thảo Hiến pháp.

Mời đọc thêm

Thứ Bảy, 5 tháng 1, 2013

Đồng chí Ếch tổng kết cuối năm

undefined
Biếm họa PHO (Danlambao)
Mời đọc thêm

Nghệ An: Hàng trăm học sinh bất ngờ bị... lấy máu

undefined
...nhiều người dân căm phẫn lên án việc bác sĩ Đôn, Trạm trưởng Trạm Y tế xã Châu Hồng, còn đe: “Nếu con anh chết, tôi sẽ đền cho 10 triệu đồng”...

Theo DanLamBao - Hàng trăm em học sinh THCS của hai xã Châu Hồng và Châu Tiến, huyện Quỳ Hợp (Nghệ An) được nhà trường thực hiện theo “lệnh” của chủ tịch UBND xã và trạm y tế cho một tổ chức lấy máu, đã làm xôn xao dư luận người dân ở miền núi hẻo lánh suốt thời gian qua.

“RÚT” MÁU ĐỘT NGỘT

Vượt đường dài dưới trời mưa phùn và cái rét cắt da cắt thịt, chúng tôi tìm về xã Châu Tiến và Châu Hồng, cách xa trung tâm huyện lỵ của thị trấn Quỳ Hợp hơn 30km để được mắt thấy tai nghe về việc con em họ bị một tổ chức không rõ ở đâu lấy máu cách đây hơn 10 ngày (20-12-2012).

Mời đọc thêm

Tuyên Cáo của Tuổi Trẻ Việt Nam