Thứ Hai, 4 tháng 11, 2013

Paris tưởng niệm 50 năm cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm và bào đệ Ngô Đình Nhu qua đời


Ngày 2 tháng 11 vừa qua, Người Việt tại nhiều quốc gia trên thế giới đã làm lễ tưởng niệm 50 năm cố Tổng Thống Ngô-Đình Diệm và cố vấn Ngô-Đình Nhu qua đời. Tại Paris cũng có hai buổi tưởng niệm. Đặc biệt, tại Giáo xứ Việt Nam ở Paris, có sự hiện diện của ông Ngổ Đình Quỳnh, thứ nam của ông Ngô-Đình Nhu. Từ Giáo xứ Paris, thông tín viên Tường An gửi về bài tường trình.

Ngày 2 tháng 11 năm 2013, đánh dấu 50 năm chấm dứt nền đệ nhất Cộng Hoà bằng cái chết bi thảm của cố Tổng thống Ngô-Đình Diệm và bào đệ của ông là cố vấn Ngô-Đình Nhu. Cho đến hôm nay, ai đứng sau cái chết của 2 vị lãnh đạo quyền hành nhất của nền đệ nhất Cộng Hoà vẫn chưa có câu trả lời thoả đáng.

Các tài liệu lịch sử ghi lại, bên cạnh quốc sách chống Cộng mạnh mẽ, chính sách về tôn giáo của Tổng Thống Ngô-Đình Diệm cũng gây nhiều tranh cải. Nhưng, dù yêu hay ghét, người ta cũng không thể phủ nhận lập trường yêu nước của chí sĩ Ngô-Đình Diệm. Hình ảnh ông tiếp các phái đoàn ngoại quốc trong quốc phục Việt Nam vẫn là một dấu ấn về một lãnh tụ với một lập trường quốc gia kiên định.

Mời đọc thêm

“Hãy nối chí tôi” bảo vệ và kiến thiết Tổ quốc





VRNs (04.11.2013) – Sài Gòn – Quốc gia, Tổ quốc là đầu mối đem lại sung túc cho mỗi gia đình, cho từng cá nhân.

Tác giả đã từng ví quốc gia như là một căn nhà mà mỗi gia đình tiêu biểu cho từng căn phòng ở trong căn nhà đó. Nếu căn nhà vững chắc về mọi mặt thì các phòng trong nhà luôn được yên ổn, an toàn. Ngược lại nếu căn nhà èo uột, mái nhà dột nát thì chỉ một cơn bão thổi đến cũng đủ phá sập nhà và các căn phòng trong nhà mặc dù kiên cố vẫn bị hư hại, dột ướt.

Mời đọc thêm

Chủ Nhật, 3 tháng 11, 2013

Giáo dân ở VN viếng ông Ngô Đình Diệm




BBC - Thứ Bảy, 2 Tháng 11, 2013 - Ngày 1/11, hàng chục người đã công khai đến viếng mộ cố Tổng thống Việt Nam Cộng hòa Ngô Đình Diệm nhân 50 năm ngày mất của ông tại nghĩa trang Mạc Đĩnh Chi, Lái Thiêu, Bình Dương.

Thông tin từ trang chuacuuthe.com cho biết buổi lễ có sự góp mặt của các giáo dân ở miền Nam và do cha Antôn Lê Ngọc Thanh chủ trì.

Blogger Nguyễn Hoàng Vi, người đi dự buổi lễ, nói với BBC trước đó đã nhận được thông báo về thời gian và địa điểm tổ chức lễ viếng từ linh mục Thanh.

Mời đọc thêm

Những lời phát biểu của Tổng Thống Ngô Đình Diệm



Trần Quốc Việt - Danlambao - Nhân dịp năm mươi năm ngày Tổng Thống Ngô Đình Diệm cùng bào đệ Ngô Đình Nhu bị sát hại trong cuộc đảo chính đẫm máu vào ngày 2 tháng 11, 1963, chúng tôi sưu tầm và trích dịch một số lời phát biểu sau của Tổng Thống Ngô Đình Diệm.

Phát biểu tại National Press Club ở Washington, Hoa Kỳ với các nhà lãnh đạo Đông Nam Á thích chủ nghĩa trung lập, tức phong trào không liên kết, Tổng Thống Ngô Đình Diệm nói:

Mời đọc thêm

Cậu bé tranh chỗ ngồi của Giáo hoàng



Zing News 31/10/2013: Bé trai bất ngờ chạy lên sân khấu và ngồi vào ghế dành riêng cho Giáo hoàng Francis, trong một sự kiện gia đình diễn ra ở Vatican ngày 26/10. 

Bình An
Theo Tri Thức

http://news.zing.vn/Cau-be-tranh-cho-ngoi-cua-Giao-hoang-post364680.html 

*****

Cậu bé “cả gan” ngồi vào ghế Giáo hoàng 

Thứ năm, 2013-10-31 16:05:10 - Nguồn: DanTri.com.vn 

Một cậu bé đã “đánh cắp” diễn đàn của Giáo hoàng Francis khi ngài đang phát biểu tại Vatican vào tuần này. Cậu bé đã chạy lên sân khấu ôm riết lấy chân ngài và có lúc còn “cả gan” ngồi cả vào ghế của ngài.

Sự việc diễn ra vào tuần này, khi Giáo hoàng đang phát biểu trước các gia đình Công giáo từ trên khắp thế giới tề tựu về Vatican.

Mời đọc thêm

Thứ Bảy, 2 tháng 11, 2013

Đối mặt với tử thần


Phạm Thanh Nghiên - Danlambao - Việt Nam là nước đầu tiên ở Châu Á và nước thứ hai trên Thế giới phê chuẩn Công ước của Liên hiệp quốc về Quyền trẻ em vào ngày 20 tháng 2 năm 1990.

Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam cũng đã ban hành, sửa đổi, bổ sung một số điều luật như: Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em, Luật Giáo dục, Bộ luật Lao động, Bộ luật Dân sự, Luật Tố tụng Hình sự...

Mời đọc thêm

Thứ Sáu, 1 tháng 11, 2013

Tổng Lú: Bao giờ Việt Nam tiến lên XHCN?

Biếm họa Pho (Danlambao)
Mời đọc thêm

50 năm sau cái chết của Tổng thống Ngô Đình Diệm

TT Ngô Đình Diệm tại Washington DC tháng 8 năm 1957. Courtesy U.S. Air Force

Kính Hòa, phóng viên RFA - Ngày 1 tháng 11 năm 1963, một nhóm tướng lãnh quân đội Việt Nam Cộng Hòa ở miền Nam Việt Nam thực hiện cuộc đảo chánh làm sụp đổ chế độ của Tổng thống Ngô Đình Diệm. Kính Hòa hỏi chuyện một số nhân chứng của thời điểm ấy 50 năm sau.

Mời đọc thêm

Thứ Năm, 31 tháng 10, 2013

Kon Tum: Tranh chấp đất đai, đảng viên bổ cuốc vỡ đầu phụ nữ


CTV Danlambao - Đoạn video clip ghi lại cảnh xô xát liên quan đến tranh chấp đất đai hiện đang gây làn sóng phẫn nộ trong cư dân mạng. Nội dung clip có một số đoạn bạo lực, cho thấy cảnh một người đàn ông cầm cuốc nện vào đầu một phụ nữ, khiến nạn nhân gục xuống bất tỉnh, khuôn mặt đầy máu.

Toàn bộ diễn biến vụ việc đã được người dân ghi lại và phổ biến lên Youtube. Báo Tuổi Trẻ cho biết, vụ việc xảy ra vào sáng 25/10/2913, tại số 24 Nguyễn Huệ, P.Thống Nhất, TP. Kon Tum. Nạn nhân bị bổ cuốc vỡ đầu trong đoạn clip là bà Phan Kim Uyên Trâm, còn thủ phạm là Nguyễn Đức Hoàng - Chánh Thanh tra Sở Y tế Kon Tum.

Mời đọc thêm

TBT Nguyễn Phú Trọng và nhà ngoại cảm Phan Thị Bích Hằng




Hạ đình NguyênKhi đọc tin TBT Nguyễn Phú Trọng nói về tương lai CNXH trong buổi thảo luận tổ ở Quốc hội, bất giác tôi liên tưởng đến nhà ngoại cảm Phan Thị Bích Hằng vừa được đề cập trên truyền hình VTV, vì cảm nhận một sự tương đồng, cũng vừa có những khác biệt lý thú, và đều gây khó hiểu như nhau. 

Nhà “Ngoại cảm Tâm linh” Phan thị Bích Hằng, đã từng vang danh nhiều năm về công việc “tìm mộ”, nay đang làm xôn xao trên truyền hình và mạng với nhiều xét nét của dư luận. Đồng thời nhà Duy vật biện chứng xhcn danh tiếng, GS,TS Nguyễn Phú Trọng, đứng đầu ĐCSVN, cũng là người đứng đầu đất nước nổi tiếng nầy, cũng đang làm cho nhiều giới xôn xao, ngơ ngác. 

Mời đọc thêm

Thứ Tư, 30 tháng 10, 2013

Bài bào chữa của luật sư Hà Huy Sơn cho Đinh Nhật Uy tại phiên tòa ngày 29/10/2013



Để chia sẻ với người quan tâm về vụ án Đinh Nhật Uy, tôi xin đăng Bài bào chữa của phiên tòa công khai 29/102013: 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
______________________ 

Long An, ngày 29 tháng 10 năm 2013 

BÀI BÀO CHỮA CHO ĐINH NHẬT UY TẠI PHIÊN TÒA HÌNH SỰ SƠ THẨM NGÀY 29/10/2013 về “Tội lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân ” theo khoản 1 Điều 258, BLHS 

Kính thưa Hội đồng xét xử 

Tôi là Luật sư Hà Huy Sơn – Công ty Luật TNHH Hà Sơn thuộc Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội xin trình bày quan điểm bào chữa cho ông Đinh Nhật Uy như sau: 

Mời đọc thêm

Giáo dục phiến diện đã tạo nên con người méo mó, độc ác



Giáo dục nhồi sọ

Ngô Minh - Chưa bao giờ đạo đức xã hồi suy đồi, xuống cấp như hiện nay. Đa phần lãnh đạo, cán bộ đảng viên vô cảm trước đời sống cùng khổ của nhân dân. Đa số quan chức cấp cao cấp thấp đều tham nhũng, làm giàu bất chính dựa trên quyền lực và lợi ích nhóm. Chúng ăn cướp đất của dân, sở hữu mỗi đứa hàng chục ngàn ha đất. Sờ đến ngành nào cũng hư hỏng. Ngành xây dựng, Giao tông ăn dự án trăm ngàn tỷ, ngành công an trấn lột lái xe, trán lột cả tù nhân; ngành điện lực lương khủng, lại tăng tiền điện để xây khách sạn, biệt thự; ngành giáo dục ăn dạy thêm, học thêm, ăn luận án thạc sĩ, tiến sĩ… 

Mời đọc thêm

Thứ Ba, 29 tháng 10, 2013

Người H’Mông kết luận: chính quyền từ trung ương đến địa phương đều cùng một giuộc



Nhiễu điều phủ lấy giá gương
Người trong một nước thì thương nhau cùng
...
Bầu ơi thương lấy Bí cùng
Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn

Trong mấy ngày ngắn ngủi người H'Mông sống tại vườn hoa Mai Xuân Thưởng đã kịp gieo vào tâm hồn nhiều người Hà Nội trở về với những câu ca dao tục ngữ ngọt ngào của dân tộc Việt Nam, người Hà Nội mỗi ngày chuyển tới một thứ để giúp đỡ bà con tổ chức cuộc sống dã chiến để chiến đấu cho công lý và sự thật, những gương mặt bơ vơ khi bị công an đuổi ra khỏi nhà thờ đã trở nên tươi sáng, mỗi lúc có dịp ghé qua vườn hoa, tôi cứ vui mừng nghĩ rằng xã hội dân sự ở Việt Nam chính là đây.

Những hình ảnh đấy không còn nữa, người H’Mông bị đàn áp vào lúc nửa đêm ngày 23/10/2013.

Mời đọc thêm

Con ngáo ộp 258 bắt đầu thò chân vào trò "lợi dụng tự do tôn giáo, tín ngưỡng"

Dân Làm Báo - Đợt xung trận của đảng trong chiến dịch thắt cổ toàn diện tự do của nhân dân bắt đầu bởi việc bắt giam 3 blogger Trương Duy Nhất, Phạm Viết Đào, Đinh Nhật Uy với Điều 258 dễ tạo ấn tượng điều luật này chỉ nhắm vào tự do ngôn luận và giới blogger. Theo bản tin cập nhật ngày 15/10/2013 của trang mạng Thanh Tra - Công an tỉnh Tuyên Quang vừa ra quyết định bắt 2 công dân Thào Quán Mua và Hoàng Văn Sang vì đã có "hành vi lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân theo Điều 258 Bộ Luật Hình sự." 

"Các quyền tự do dân chủ" mà hai ông Thào Quán Mua và Hoàng Văn Sang "lợi dụng" là gì?

Mời đọc thêm

Tất cả Chúng Ta là Đinh Nhật Uy


Tường thuật phiên tòa xét xử Đinh Nhật Uy

Phiên tòa sơ thẩm kết thúc nhanh chóng ngay trong buổi sáng. Đinh Nhật Uy bị kết án 1 năm 3 tháng tù treo (15 tháng), và 1 năm thử thách tính từ ngày hôm nay (29/10/2013).

Phiên tòa vừa kết thúc lúc 11h40 phút sáng cùng, Đinh Nhật Uy đang được đưa trở lại trại giam để làm thủ tục về nhà.


Được biết, TA Long An cũng đã tuyên trả lại Đinh Nhật Uy một số tài sản gồm 06 (sáu) áo thun có ghi dòng chữ: Hoàng Sa- Trường Sa- Việt Nam; 02 (hai) áo thun phía trước có ghi dòng chữ: No to U-Line! Yes to UNCLOS! Phía sau có ghi dòng chữ: "No_U FC; Xoá "Đường Lưỡi Bò" Bảo vệ biển đảo Việt Nam. Đây là những chiếc áo thun mà cáo trạng của Viện kiểm sát gọi là những'vật chứng' phạm tội.

Lúc 15 giờ chiều nay, 29/10/2013, Đinh Nhật Uy đã rời khỏi trại giam và trở về trong vòng tay của gia đình, bạn bè và tất cả những người yêu chuộng công lý, tự do.

Mời đọc thêm

Thứ Hai, 28 tháng 10, 2013

Việt Nam: Sửa đổi Hiến pháp như hiện nay là một bước lùi của Đổi mới

Trọng Thành - RFI - Quốc hội Việt Nam đang nhóm họp (từ 21/10 đến 30/11/2013) và sẽ thảo luận về dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992. Hiến pháp sửa đổi, được đưa ra góp ý từ tháng 1/2013, theo dự kiến, sẽ được thông qua trong kỳ họp này.

Theo quan điểm của cơ quan tiếp thu ý kiến đóng góp, bản dự thảo đã thể hiện được nguyện vọng của đông đảo người Việt Nam. Ngược lại, nhiều người quan tâm ví quá trình lấy ý kiến cho dự thảo sửa đổi Hiến pháp là "đầu voi đuôi chuột", ý kiến đóng góp rất nhiều và đã có nhiều phương án được đưa ra trong các dự thảo trước, thể hiện một sự tiếp thu nhất định, nhưng kết cục bản dự thảo sẽ được trình ra Quốc hội lại gần như trở về xuất phát điểm. Sáng 18/11 tới Quốc hội Việt Nam sẽ thảo luận toàn thể lần cuối về « chỉnh lý dự thảo Hiến pháp 1992 » và sáng 28/11, biểu quyết dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992.

Từ Sài Gòn, Luật sư Trần Quốc Thuận, nguyên Phó chủ nhiệm văn phòng Quốc hội, trả lời RFI.

Mời đọc thêm

Viện Khổng Tử hay cuộc xâm lăng văn hóa Trung Quốc ?

Ảnh: Học sinh Trung Quốc mặc trang phục truyền thống làm lễ tại đền Khổng Tử ở Giang Tô 01/09/2013 - Reuters

Thanh Phương - Trong bản tuyên bố chung Việt Nam- Trung Quốc nhân chuyến viếng thăm của Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường tại Hà Nội giữa tháng 10 vừa qua, hai quốc gia đã thông báo « nhất trí » thành lập Viện Khổng tử ở Việt Nam.

Thật ra, Viện Khổng tử đã được Trung Quốc thành lập ở rất nhiều nước khác trên thế giới. Việc thành lập Viện Khổng tử ở Việt Nam đã được chính phủ Hà Nội quyết định từ năm 2009, nhưng thông báo chính thức về việc thành lập viện này đã một lần nữa gây lo ngại cho giới nhân sĩ trí thức Việt Nam về nguy cơ xâm lăng văn hóa của Trung Quốc, trong bối cảnh mà phim ảnh Trung Quốc từ nhiều năm qua tràn ngập các đài truyền hình Việt Nam và văn hóa Trung Qu ốc chi phối ngày càng nhiều đời sống của người dân Việt Nam, đặc biệt là trong kiến trúc đền chùa.

Trả lời phỏng vấn RFI Việt ngữ, tiến sĩ Nguyễn Xuân Diện, cán bộ Viện Nghiên cứu Hán Nôm ở Hà Nội nêu lên những nguy cơ tiềm ẩn từ Viện Khổng tử sẽ được thành lập ở Việt Nam :

Mời đọc thêm

Chủ Nhật, 27 tháng 10, 2013

Những cái túi nước nổi giận

Ảnh: Đập Thủy điện Sông Tranh 2 ở huyện Trà My, tỉnh Quảng Nam. File photo

Tức nước vỡ bờ

Ông bà có câu “tức nước vỡ bờ”. Câu này ám chỉ về tâm lý và đối nhân xử thế, đừng để chuyện gì vượt quá giới hạn chịu đựng của đối phương cho dù đối phương đứng ở vị trí nào chăng nữa, cũng phải biết giữ trung dung… Nhưng không, trong hiện tại, chuyện tức nước vỡ bờ là chuyện rất cụ thể, không ám chỉ, không bóng bẩy mệt đầu như thời xưa đâu. Chỉ cần nói ‘tức nước vỡ bờ” thì lo mà cuốn gói, co giò chạy trối chết, nếu không chạy thì chết, nếu không tin, nhìn lại gần một ngàn cái túi nước treo khắp Việt Nam với cái tên khá mĩ miều “đập thủy điện” thì sẽ hiểu ngay!

Mời đọc thêm

Những người bán nước ở Hà Nội

Ảnh: Một người bán nước sấu, nước trà ở Chùa Trấn Quốc Hà Nội, ảnh chụp trước đây. RFA

Giữ một Hà Nội xưa

Họ là những người bán nước được hiểu theo nghĩa đen cùng đời sống chật vật, vất vả, đội mưa chịu rét để bán mươi ly nước sấu, vài quả cóc dầm hay vài ngao thuốc lào, vài bát chè xanh để sống qua ngày. Trong hương vị ly nước của họ thấp thoáng bóng dáng của một Hà Nội xưa và tiếng leng keng tàu điện cùng năm cửa ô của một thời xa vắng. Cuộc đời lao động vất vả của họ chứa đầy thi vị của một người Hà Nội lịch lãm, chịu thương chịu khó và giàu lòng tự trọng. Điều ấy bây giờ tưởng như đã quá hiếm ở xứ sở này.

Mời đọc thêm

Trung Quốc ‘thể hiện mộng bá quyền’ qua Viện Khổng Tử ở Việt Nam?

Ý tưởng thành lập Viện Khổng tử ở Việt Nam đã được nhen nhóm từ năm 2009.

VOA - 24.10.2013 - Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường rời Hà Nội hôm 15/10, nhưng dư âm của chuyến công du của giới chức từ nước láng giềng phương bắc của Việt Nam vẫn chưa lắng dịu.

Một trong những vấn đề được bàn luận nhiều trên các trang mạng xã hội những ngày qua là bản thỏa thuận giữa giới chức hai nước về việc thành lập Viện Khổng Tử tại Trường Đại học Hà Nội.

Tin cho hay, ý tưởng thành lập Viện này ở Việt Nam đã được nhen nhóm từ năm 2009, nhưng theo nhận định của giới quan sát, những mối căng thẳng ở biển Đông đã làm cho dự án này bị trì hoãn.

Mời đọc thêm

Tuyên Cáo của Tuổi Trẻ Việt Nam