Khánh An -VOA - 09.01.2014 - Việc ông Dương Chí Dũng khai tên nhân vật quan chức cấp cao của Việt Nam là Thứ trưởng Bộ Công An Phạm Quý Ngọ là người chủ động báo tin cho ông về việc điều tra và đồng thời là người nhận số tiền 500.000 USD để giúp thoát án đã gây chấn động dư luận. Nhiều luồng ý kiến khác nhau về khả năng liệu còn những nhân vật cấp cao nào sẽ bị lộ diện tiếp theo hay không? Số phận của người nắm giữ và tiết lộ các bí mật sẽ thế nào? Và liệu Việt Nam có thật sự nghiêm minh trong việc xét xử các nhân vật lãnh đạo có liên quan? Khánh An tìm hiểu thêm chi tiết.
Thứ Sáu, 10 tháng 1, 2014
Ẩu đả lớn tại nhà máy Samsung Thái Nguyên
Hình ảnh vụ ẩu đả tại nhà máy Samsung thuộc khu công nghiệp Yên Bình, huyên Phổ Yên, Thái Nguyên hôm 9/1/2014. Courtesy tezch.vn
Mặc Lâm - RFA - Vào lúc 7 sáng hôm nay tại nhà máy Samsung thuộc khu công nghiệp Yên Bình, huyên Phổ Yên, Thái Nguyên đã xảy ra một cuộc xô xát lớn giữa công nhân và bảo vệ nhà máy.
Theo nhân chứng kể lại thì vụ việc xảy ra khi một nhân viên bảo vệ nhà máy có có cử chỉ thô lổ với công nhân khi kiểm tra họ vào làm việc. Hai bên tranh cãi gay gắt và cuối cùng đi đến ẩu đả.
Khi ấy công nhân tới chỗ làm việc ngày một đông và họ bao vây bảo vệ nhà máy sau đó là ấu đả lớn hơn xảy ra.
Trong lúc bạo động tăng cao nhất có từ 3 tới 4.000 công nhân tham gia. Họ ném gạch đá vào bảo vệ và một đám cháy lớn đã xảy ra bên trong nhà máy nhưng chưa biết do ai châm lửa hay ngọn lửa bùng phát vì chạm điện.
Các container dùng cho các bảo vệ sinh hoạt, nghỉ ngơi và các trạm công an trong khu vực nhà máy đã bị công nhân thiêu rụi. Hơn hai chục xe máy bị đốt và cảnh sát cơ động đã được điều động tới nhà máy.
Thứ Năm, 9 tháng 1, 2014
Thứ trưởng Bộ Công An với cáo buộc nhận hối lộ: Tay bẩn lấy nước mà rửa. Nước bẩn lấy gì để rửa?
Dương Chí Dũng đã khai cả Thứ trưởng lẫn Bộ trưởng công an, thì liệu có ai trong Bộ này dám tiến hành điều tra khi hai vị vẫn còn tại chức và nắm trong tay quyền sinh sát đối với các điều tra viên?
Osin Huy Đức: Hôm qua, khi Dương Chí Dũng khai đưa cho Phạm Quý Ngọ tổng cộng 1,5 triệu USD và đích thân điện thoại kêu Dũng bỏ trốn, Tướng Ngọ đã bác bỏ lời khai này (trên VNEpress). Nhớ, chiều 13-12-2013, khi Trần Hải Sơn khai đưa cho Dương Chí Dũng một vali tiền, Dũng chối, cho rằng đó là vali rượu nhưng Dũng vẫn bị Tòa vẫn tuyên tử hình. Không thể không khởi tố vụ án khi Dũng đã nói quá rõ trước Tòa nhưng khởi tố thì các cơ quan tố tụng sẽ phải đối diện với một lựa chọn không hề đơn giản. Không lẽ chấp nhận lời khai của Trần Hải Sơn lại bác bỏ lời khai của Dương Chí Dũng. Không lẽ trước tòa, Dương Chí Dũng Cục trưởng không được đối xử bình đẳng như với Tướng Ngọ Trung ương ủy viên.
Người lính miền Bắc nghĩ gì về trận hải chiến 1974
Biểu tình chống Trung Quốc tại Hà Nội ngày 24/7/2011. danlambao
Thanh Quang, phóng viên RFA - 2014-01-08 - Hải chiến Hòang Sa diễn ra từ ngày 17 tới 19 tháng Giêng, năm 1974, qua đó, 74 chiến sĩ hải quân VNCH tử trận khi anh dũng bảo vệ Hoàng Sa của VN. Trong khi hiện có nhiều người dân Việt nói lên cảm nghĩ của mình về diễn biến này, thì câu hỏi được nêu lên là người lính bộ đội Miền Bắc dạo nào suy nghĩ gì về người lính Miền Nam đã hy sinh bảo vệ Tổ Quốc ?
Thứ Tư, 8 tháng 1, 2014
Tiết lộ chấn động: Tướng CA Phạm Quý Ngọ đã mật báo để Dương Chí Dũng trốn thoát
Nghe lời khai của ông Dương Chí Dũng về việc được tướng CA Phạm Quý Ngọ mật báo để bỏ trốn
Trong vai trò nhân chứng, ông Dương Chí Dũng đã khai trước tòa một thông tin gây chấn động: Chính thượng tướng, thứ trưởng bộ CA Phạm Quý Ngọ là nhân vật đã mật báo để ông Dương Chí Dũng bỏ trốn trước khi quyết định khởi tố được ban hành.
Ông Dương Chí Dũng ‘khai tên của Thứ trưởng Bộ Công an’
VOA Tiếng Việt - 07.01.2014 - Người từng bị tuyên án tử hình trong vụ Vinalines hôm nay khai rằng ông Phạm Quý Ngọ, Thứ trưởng Bộ Công an, là người ‘báo tin khởi tố’ cho mình.
Ông Dương Chí Dũng nói như vậy khi được đưa ra làm chứng trong phiên xử em trai ông là Dương Tự Trọng, nguyên Phó giám đốc Công an Hải Phòng, về hành vi tổ chức cho anh trai trốn ra nước ngoài.
Luật sư Nguyễn Đình Hưng, người bào chữa cho ông Trọng, xác nhận với VOA Việt Ngữ về lời khai của nguyên chủ tịch Hội đồng Quản trị Tổng Công ty Hàng Hải Việt Nam (Vinalines).
Thứ Ba, 7 tháng 1, 2014
Biệt khu Trung Quốc ở Đà Nẵng
Khách sạn Trung Quốc tại bờ biển Đà Nẵng. RFA
RFA: Đà Nẵng là một thành phố mà ông Nguyễn Bá Thanh, cựu chủ tịch Đà Nẵng từng tuyên bố là thành phố không có người ăn xin, không có trộm cắp, không có xì ke ma túy và không có người nghèo… Thế nhưng, không có quan điểm nào đưa ra nhằm khẳng định Đà Nẵng không bị Trung Quốc xâm thực. Chính vì thế, ngay trên hai con đường có tên Hoàng Sa và Trường Sa chạy dọc theo bờ biển Đà Nẵng, các biệt khu của người Tàu cùng với hàng trăm quán sá mang biển hiệu Tàu mọc lên dày đặc.
Đâu rồi Đà Nẵng xưa?
Đó là chưa muốn nói rằng hai con đường với bãi cát vàng trải dài, rừng dừa xanh miên man theo gió biển đã hoàn toàn không còn mang dáng dấp nguyên sơ của nó bởi mùi hôi thối nồng nặc của cống rãnh cộng với mùi thức ăn Tàu vốn chặt to kho mặn bốc ra từ các nhà hàng Tàu đã khiến cho bất kì người Việt nào đi qua hai con đường này cũng phải bụm mũi và ngỡ ngàng không biết mình đang đi lạc vào khu phố ổ chuột nào đó ở nước Trung Quốc xa xôi.
Thứ Hai, 6 tháng 1, 2014
Hoàng Sa - Trường Sa có còn của Việt Nam?
Phạm Trần - Danlambao - Ngày 19/01/2014 đánh dấu 40 năm Trung Cộng chiếm Hoàng Sa của Việt Nam và đến ngày 14/03/2014 lính Trung Cộng vẫn tiếp tục chiếm giữ 8 đảo đá ngầm ở Trường Sa trong 26 năm nhưng Nhà nước và Quân đội Cộng sản Việt Nam chưa có bất cứ hành động nào để đòi lại, ngay cả việc kiện Trung Cộng ra trước Tòa án Quốc tế cũng không dám làm thì chủ quyền lãnh thổ có còn không?
Tìm câu trả lời không khó. Sau đây là những bằng chứng Nhà nước CSVN đã thuần phục Trung Cộng theo phương châm 16 chữ vàng “láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai” và tinh thần 4 tốt “láng giềng tốt, bạn bè tốt, đồng chí tốt, đối tác tốt”:
Italia cứu hơn 1.000 thuyền nhân trong 24 giờ đồng hồ
VOA - 03.01.2014 - Hải quân Italia cho biết trong vòng 24 giờ đồng hồ họ đã cứu được hơn 1.000 di dân tìm cách thực hiện chuyến hải hành nguy hiểm xuyên qua Địa Trung Hải trong lúc biển động và thời tiết giá lạnh.
Hôm nay, hải quân cho biết 832 người đã được cứu trong một hoạt động cứu nạn và 233 người khác được cứu trong một chuyến công tác khác.
Các giới chức Italia nói rằng đàn ông, phụ nữ và trẻ em được cứu phần lớn là những người đến từ Phi châu, Nam Á và Trung Đông.
Nelson Mandela, quyền lực của sự tha thứ
Nguyễn Hưng Quốc - 05.12.2013 - Sau một cơn bệnh kéo dài, Nelson Mandela, cựu Tổng thống Nam Phi, đã qua đời ngày 5 tháng 12, 2013.
Cái chết của ông, một người 95 tuổi, không làm ai ngạc nhiên. Nhưng người ta vẫn xúc động.
Có thể nói, trong các chính khách thuộc thế giới thứ ba, không có ai bị ở tù lâu như Nelson Mandela, không ai được yêu mến và kính trọng như Nelson Mandela: Ông được xem như một biểu tượng của trí tuệ, của tinh thần dân chủ, lòng nhân đạo và của sự khoan dung không chỉ ở nước ông hay ở châu Phi mà ở khắp thế giới. Ông trở thành nguồn cảm hứng lớn lao cho rất nhiều người, từ giới làm chính trị đến giới nghệ sĩ khắp nơi. Với mọi người, được gặp Mandela, ngay cả khi ông đã về hưu, không còn nắm giữ chút quyền lực nào cả, cũng là một niềm vui và là một vinh dự nhớ đời.
Chủ Nhật, 5 tháng 1, 2014
Nhìn lại năm 2013: Buồn
Nguyễn Hưng Quốc - 31.12.2013 - Nhìn lại năm 2013 vừa qua, phần lớn các nhà bình luận chính trị, và đặc biệt, những người quan tâm đến xu hướng dân chủ hóa, đều cho đó là một năm đáng buồn.
Nếu năm 2011 là năm của cách mạng mùa xuân, của xu hướng dân chủ hóa ở một nơi ngỡ như khó có dân chủ nhất: các quốc gia Hồi giáo, năm 2012 là năm chuyển tiếp, nơi hy vọng và thất vọng, buồn và vui, lạc quan và bi quan giao thoa với nhau, năm hầu như mọi người đều thắc thỏm, phập phồng lo lắng, chưa biết tương lai sẽ đi về đâu, thì năm 2013 vừa qua, ngược lại, là năm các xu hướng phản động có vẻ thắng thế, niềm hân hoan trước làn gió dân chủ mới thổi tràn đến Trung Đông dần dần nguội tắt, mọi người bàng hoàng nhận ra con đường tiến đến dân chủ sao mà gập ghềnh, khúc khuỷu và tối tăm đến vậy.
Năm 2013: Hoa thơm và gai độc
Bùi Tín - 02.01.2014 - Năm 2013 đã kết thúc, một năm đầy ắp sự kiện cần ghi nhớ, trong đó có sự lớn mạnh trông thấy của lực lượng đấu tranh đòi tự do dân chủ, chống bành trướng, với nhiều gương mặt mới, tổ chức mới, sáng kiến mới.
Trong vườn hoa thơm năm 2013, xin nhắc đến vài bông hoa đặc sắc cần ghi nhớ để làm giàu thêm hành trang tinh thần của mỗi người dấn thân cho tự do, nhân quyền của nhân dân ta. Tiêu biểu như:
1. Nhà báo Nguyễn Đắc Kiên và những vần thơ bốc lửa. Một bông hoa thơm, đặc sắc của năm 2013. Anh là cây bút trẻ, 30 tuổi, của báo Gia đình và Xã hội, bị đuổi việc vì đã phản bác lời vu cáo của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là ai phản đối Điều 4 trong Hiến pháp, đòi đa nguyên là sa sút về đạo đức. Anh bị họ trả thù tức thời. Anh chọn con đường đấu tranh của trí thức độc lập. Anh tự học về chính trị, triết học, kinh tế, văn học, ngoại ngữ, có những luận văn chững chạc. Anh còn là nhà thơ với những bài thơ đẹp như: “Vì người ta cần ánh mặt trời”, “Chuyến tàu đêm”, “Đi giữa Sài Gòn”. Dưới đây là vài câu dễ nhớ:
Thứ Bảy, 4 tháng 1, 2014
Những ngôi nhà của một đời người
Tranh “Phố cổ Hà Nội”
Trần Mộng Tú - 02.01.2014 - Có những lúc tôi hay lơ mơ nghĩ tới một điều không rõ rệt, một điều đưa mình tới một không gian ảo hay một thời gian đã mất hút. Khi nghĩ lơ mơ như thế, tôi không ý thức được rõ rệt mình vui hay buồn, hình như có một lằn ranh rất mơ hồ như sợi tơ nhện, nó chùng xuống cong theo võng gió vào lúc buồn buồn, rồi lại bật lên nằm ngang một đường thẳng tắp, khi thấy hân hoan. Lạ lắm! Nó cho một vị ngọt đắng trong miệng như khi tôi uống thuốc bắc.“Tiền cam, hậu khổ, hậu cam cam” Tôi nhớ lại câu nói đó ngày trước của ba tôi khi ông đưa cho tôi chén thuốc bắc, vừa dỗ tôi uống vừa cắt nghĩa: Bắt đầu là ngòn ngọt, kế tiếp là đăng đắng, cuối cùng là ngọt ngào. Quả thật, sau nhiều lần uống thuốc bắc tôi đã quen với ngọt đắng của thuốc, đến không còn cần ngụm nước phải uống vội vàng ngay sau ngụm thuốc nữa. Nếu thật sự lần nào lơ mơ suy nghĩ cũng được như thế thì quả là hạnh phúc lắm rồi, không dám ao ước gì thêm.
2014: Mời các hiệp sĩ Dân chủ và Nhân quyền lên ngựa
Blogger Hà Nội tập trung tại công viên Thống Nhất, công khai tổ chức các hoạt động để quảng bá, phát huy và vinh danh các giá trị của Nhân Quyền. Danlambao
Bùi Tín - 31.12.2013 - Năm 2013 là một năm đặc sắc về dân chủ và nhân quyền cho Việt Nam. Một xã hội dân sự được hình thành từ những năm trước bỗng lớn mạnh hẳn, lừng lững đi tới phía trước. “Diễn đàn Xã hội Dân sự” đàng hoàng ra mắt để mọi công dân bàn luận góp sức mình và sự nghiệp trung tâm của xã hội hiện nay là thúc đẩy từ hệ thống cai trị độc đảng lẻ loi lạc hậu có hại chuyển sang hệ thống dân chủ đa nguyên trên nền tảng pháp trị công bằng và bình đẳng.
“Mạng lưới Bloggers Việt Nam” gồm hơn 100 dũng sĩ khỏe khoắn tinh nhạy đi tiên phong trên mặt trận thông tin loan truyền sự thật cho quần chúng, làm cứng họng hàng vạn tuyên truyền viên ăn lương nhà nước chuyên nghề nói lấy được, đổi trắng thay đen, dần dà đã cạn vốn, hết thiêng.
Biết bao nhiêu nét mới mẻ làm nức lòng bà con ta ngay thẳng và lương thiện. Đó là cảnh các chiến sỹ dân chủ chào đón Phương Uyên ra khỏi nhà tù trong tư thế chiến thắng của lẽ phải, của tình nghĩa yêu thương bảo vệ lẫn nhau còn hơn cả tình nghĩa ruột thịt. Tình nghĩa keo sơn hiếm có như thế chỉ có được khi ta có chính nghĩa, khác hẳn với cảnh cắn xé nhau giữa các tứ trụ của triều đình Cộng sản.
Thứ Sáu, 3 tháng 1, 2014
Cuối năm, đầy những vết thương
Hình minh họa - AFP
Trong thời điểm cuối cùng của một năm dương lịch, nhân đọc hai lá thư đầy xúc động của hai người, một của cha từ trong tù gửi ra cho con (*) và lá thứ hai từ ngoài gửi vào tù cho bố. Hai lá thư với hai tâm trạng khác nhau nhưng khi xâu chuỗi lại lòng tôi sao cứ quặn thắt mãi như những vết thương vô hình không thể liền da.
Tôi muốn gửi bức thư này như một chia sẻ đến với những đứa trẻ, trong tầm tuổi học trò của tôi, có cùng hoàn cảnh như hai bức thư mà tôi đã đọc. Tôi muốn gửi tới các em với tâm tình của một cô giáo, một người đàn bà, một người trằn trọc với sự nhọc nhằn của xã hội và nhất là với các học sinh chưa tới tuổi rời khỏi mái trường nhưng xã hội đã đẩy chúng ra bằng sự thờ ơ lãnh đạm.
Trước tiên xin phép các em có tên tôi nhắc trong bài viết này được xưng hô bằng “cô” và “em”. Tôi muốn các em chia sẻ như mình đang cùng nhau ngồi trong lớp học, mặc dù cô biết chắc nhiều em đã rời khỏi mái ấm thân yêu thứ hai trong đời của mỗi con người.
Chị Trần Ngọc Anh bị côn an đánh nhập viện vì biểu tình tố cáo tội ác cộng sản
CTV Danlambao - Cuộc biểu tình sáng ngày 1/1/2014 của dân oan các tỉnh miền Nam đã nhanh chóng bị côn an đàn áp thô bạo, chị Trần Ngọc Anh bị đánh trọng thương phải nhập viện cấp cứu. Trong đoạn video dân oan biểu tình đã được phổ biến trên Danlambao, chị Ngọc Anh là người phụ nữ đi đầu, mặc áo dài trắng in dòng chữ “Trần Ngọc Anh - Bà Rịa Vũng Tàu: Nỗi cùng khổ của dân miền Nam sau ngày 30/4/1975. Đảng cộng sản Việt Nam hút máu dân lành - Hèn với giặc, ác với dân".
Thứ Năm, 2 tháng 1, 2014
Sài Gòn: Biểu tình lớn trong ngày đầu năm mới 2014
Video: Biểu tình sáng ngày 1/1/2014 tại Sài Gòn cùng biểu ngữ
“Vô cùng thương tiếc cố ca nhạc sĩ Việt Dzũng” (Nguồn: Facebook Dan Oan)
CTV Danlambao - Sáng ngày 1/1/2014, hàng trăm dân oan các tỉnh miền Nam mang theo xoong chảo, băng rôn, biểu ngữ... bất ngờ đổ về khu vực công viên 30/4 (Bên hông Nhà thờ Đức Bà) để biểu tình chống tham nhũng, cướp đất. Trước khi bị công an đàn áp, cuộc biểu tình vào lúc cao trào đã thu hút sự quan tâm của khoảng một ngàn người dân Sài Gòn đang có mặt tại khu vực trung tâm.
Đáng chú ý, trong cuộc biểu tình đầu năm mới xuất hiện một tấm biểu ngữ lớn có nội dung “Vô cùng thương tiếc cố ca nhạc sĩ Việt Dzũng”. Việc làm này của bà con dân oan nhằm tri ân người nhạc sĩ đã hy sinh trọn cả cuộc đời cống hiến cho phong trào đấu tranh đòi nhân quyền tại Việt Nam.
Thứ Tư, 1 tháng 1, 2014
'Nhiều quan thế, dân sống sao nổi!'
Ảnh minh họa: Choai/ ĐĐK
TuanVietnam.net - Bản thân Việt Nam cần nhìn nhận và hành động sát với thực tế một đất nước còn nghèo, còn thua kém bạn bè thế giới.
LTS: Tiếp theo chủ đề chi tiêu tiết kiệm, hạn chế lãng phí, Tuần Việt Nam giới thiệu góc nhìn của tác giả Ngô Thành Can, nhìn nhận từ câu chuyện tổ chức cán bộ địa phương.
Mới đây, thông tin về tình trạng "lạm phát" cán bộ ở một số đơn vị chính quyền tại một tỉnh ở Đông Bắc được báo chí đưa rầm rộ đã khiến nhiều người không khỏi sửng sốt.
Theo đó, chỉ nguyên một UBND phường Hồng Hải (TP.Hạ Long) có tới 475 cán bộ, còn UBND thị trấn Mạo Khê (huyện Đông Triều) có tới 639 "công bộc" hưởng lương, phụ cấp từ ngân sách nhà nước... Tính toán cho thấy, hàng năm, ngân sách phải chi gần 5,5 tỷ đồng để "nuôi" đội ngũ nhân sự trên của Mạo Khê.
Còn nhớ, vừa năm ngoái dư luận cũng phải xôn xao về một xã mấy trăm cán bộ ở tỉnh Thanh Hóa.
Thứ Ba, 31 tháng 12, 2013
Việt Nam 2013: Sôi sục bất ổn xã hội
Mất ruộng người nông dân chuyển sang công nhân lao động...AFP
Trong căn phòng u lạnh của trạm xá, Đỗ Thị Thiêm - một phụ nữ nông dân chống cưỡng chế đất đai ở làng Trịnh Nguyễn, tỉnh Bắc Ninh bị băng trắng phủ kín cả phần ngực và hai bên sườn. Vào khoảng giữa năm 2013, chị đã bị những kẻ giấu mặt tạt axit. Nhiều dân làng Trịnh Nguyễn không hề hoài nghi về việc nhóm thủ ác đối với chị Thiêm được chủ đầu tư và cả công an địa phương sai khiến.
Chỉ vài tháng sau khi xuất viện, chị Thiêm lại bị công an tỉnh Bắc Ninh bắt giữ liên quan đến vụ việc bà con nông dân làng Trịnh Nguyễn phải náu mình đòi công lý dưới gầm cầu vượt.
Cảnh nạn phân tầng và phân hóa xã hội ở Việt Nam năm 2013 mới đắng chát làm sao! Trong khí buốt tê tái lòng người vào những ngày cuối năm, một nỗi bất an cùng cực cho năm sau vẫn siết lấy buồng tim những người nông dân mất đất.