Thứ Ba, 11 tháng 3, 2014

Giáo xứ Cồn Dầu sắp bị xóa sổ

Người dân trong một lần tập trung khiếu kiện về đất đai. Courtesy of huynhngocchenh

Thanh Quang, RFA - Giáo xứ Cồn Dầu ở Đà Nẵng, hiện chỉ còn lại khỏang 100 hộ, xem chừng như sắp sửa bị “xóa sổ” theo biên bản của một phiên họp hồi tuần rồi giữa quan chức Đà Nẵng và đại diện của dân oan Cồn Dầu.

Hôm mùng 7 tháng Ba vừa rồi, chủ tịch UBND TP Đà Nẵng Văn Hữu Chiến chủ trì buổi họp bao gồm 16 quan chức hàng đầu các ban ngành địa phương và 12 đại diện cho khỏang 100 hộ giáo dân còn ở lại Giáo Xứ Cồn Dầu.

Đúc kết phiên họp, phía quan chức khẳng định, đại ý, rằng việc thu hồi đất của các hộ còn lại này để gọi là triển khai dự án khu đô thị sinh thái Hòa Xuân được thực hiện theo “đúng quy hoạch”, “đúng quy định của pháp luật”; cho rằng yêu cầu của giáo dân được tái định cư tại nơi giải tỏa là “không có cơ sở giải quyết”; và đề nghị “các hộ phải bàn giao mặt bằng trước ngày 15 tháng Tư năm 2014” này.

Mời đọc thêm

Thứ Hai, 10 tháng 3, 2014

10 điều giống nhau kỳ lạ giữa Hồ Chí Minh và đồng chí Lai Teck

Phan Châu Thành - Danlambao - Với những người ít quan tâm, không biết đồng chí Lai Teck là ai, tôi xin thưa, đó là cựu Tổng bí thư Đảng Cộng sản Malaysia từ 1938 đến 1947. Đảng Cộng sản Malaysia thành lập bởi Comintern và các đảng viên người Hoa tại Singapore năm 1930, và tự giải tán năm 1989 tại Thailand khi đảng này bị Malaysia “cấm cửa” phải hoạt động chui ở Nam Thái từ 1960…

Điều giống nhau đầu tiên, đó là hai đồng chí Hồ Chí Minh và Lai Teck đều là người Việt (đối với những ai tin Hồ Chí Minh là người Việt), hay hai đồng chí trên đều là người là người Việt gốc Hoa (đối với những ai tin đồng chí HCM là người Hoa). Đồng chí Lai Teck tên Việt là Trương Phước Đạt, sống ở Việt Nam như một người Hoa hoạt động trong phong trào cách mạng cộng sản nhưng lại kiêm nghề chỉ điểm (spy) cho Pháp đến năm 1933 thì biến mất khỏi Việt Nam và năm 1934 xuất hiện ở Malaysia, Singapore với tên Tầu là Lai Teck (Lai Te)...

Mời đọc thêm

Chủ Nhật, 9 tháng 3, 2014

Công an Tiền Giang sách nhiễu giáo viên

Cô giáo Huỳnh Thị Xuân Mai. 

RFA - Hiệu trưởng một ngôi trường tại tỉnh Tiền Giang đã báo công an rằng giáo viên của trường mình có hành vi bất minh, lợi dụng trang mạng xã hội để phát tán thông tin xấu. Thật sự phía sau việc báo cáo này là gì đối với cô giáo Huỳnh Thị Xuân Mai?

Xâm phạm quyền tự do cá nhân

Sáng ngày 6 tháng 3 năm 2014, công an xã An Thới Đông đến nhà cô giáo Huỳnh Thị Xuân Mai yêu cầu lên trụ sở công an làm việc. Sau khi bị cô từ chối, một phái đoàn hùng hậu gồm công xã An Thới Đông cùng công an huyện Cái Bè và công an tỉnh Tiền Giang có thêm sự hướng dẫn của hiệu trưởng trường trung học cơ sở An Thới Đông Hồ Thị Phục nơi cô giáo Huỳnh Thị Xuân Mai công tác đã buộc cô phải theo lệnh công an. Cô giáo Xuân Mai kể lại với chúng tôi:

Hai anh an ninh tỉnh, một anh là thượng tá trưởng công an huyện đến nhà kiểm tra máy vi tính của Xuân Mai. Tôi thấy mình không có lưu trữ gì trong máy, nói chung là hoàn toàn không làm gì sai trái nên thôi kệ cứ cho người ta kiểm tra. Lúc ấy người ta mang máy vi tính của Xuân Mai lên Ủy ban và Xuân Mai đi theo lúc đó hơn 9 giờ sáng họ kiểm tra tới 11 giờ trưa thì mấy người an ninh mới đi ăn cơn trưa, Xuân Mai xin họ về nhà uống thuốc vì bị bệnh rối loạn tiền đình.

Mời đọc thêm

Ý chí quyết tử của những người giữ đất





Những người quyết tử

Bắc Giang - một địa phương có truyền thống xung đột đất đai giữa người dân với chính quyền, lại vừa vụt hiện một dấu hiệu quyết tử giữ đất, sau đúng hai năm từ cuộc nổi dậy của người nông dân Đoàn Văn Vươn ở Hải Phòng.

Tiếp nối truyền thống o ép và đàn áp dân như đã từng dẫn đến cái chết cho ít nhất một người khiếu kiện và xử tù những người khiếu kiện khác cách đây ba năm, một lực lượng hùng hậu lên đến 137 nhân mạng đã kéo đến khu Lê Duẩn, thị trấn Chũ thuộc huyện Lục Ngạn để cưỡng chế đối với một gia đình không hề nằm trong phần đất phải giải tỏa.

Mời đọc thêm

Thứ Bảy, 8 tháng 3, 2014

Về vấn đề Trí Thức

Đỉnh Sơn Trà - Danlambao - Thời buổi này mỗi lần lên mạng (Internet) tìm một thông tin gì đó thì khó mà tránh được những danh từ như: Giáo Sư, Tiến Sĩ, Nhân Sĩ, Trí Thức v.v... Điều này cũng đã từng làm cho tôi có cảm tưởng như là thành phần Trí Thức ở Việt Nam ngày nay thật quá nhiều. Và cũng chính điều này đã khiến tôi đi đến cái thắc mắc: “Trí Thức nghĩa là gì?”

Mời đọc thêm

Thứ Sáu, 7 tháng 3, 2014

Mừng ngày 8-3 bằng "Bài thơ trên váy"


Trần Mạnh Hảo -Danlambao - Bốn nghìn năm người đàn bà Việt Nam đã chống Trung Hoa bằng váy. Nước ta phụ nữ quyết mặc váy, không chịu mặc quần như bên Tàu, nên mới có câu ca dao: "Cái trống mà thủng hai đầu/Bên ta thì có bên Tàu thì không". Vua Minh Mạng theo văn hóa Tàu nên ra lệnh bắt đàn bà Việt Nam mặc quần: "Chiếu vua Minh Mạng ban ra/ Cấm quần không đáy người ta hãi hùng". Váy vừa là quốc phục, vừa là thẩm mỹ dân tộc, một đặc trưng văn hóa Việt Nam. Nên, nhân ngày 8-3, đàn ông Việt ta nếu có ai hô: Váy muôn năm kể ra cũng là một hành vi yêu nước. Hồi ba tuổi, thằng con trai tôi cứ thấy mẹ mặc váy là nghịch ngợm chui vào váy mẹ hô: múa lân, múa lân. Thiết tưởng những người đàn ông Việt hôm nay cũng nên giữ lấy tinh thần thích múa lân như chú bé mê váy kia để mừng bà xã mình, nghe ra còn có ý nghĩa hơn là tặng hoa chăng?

Mời đọc thêm

Những tội danh kỳ lạ

Chị Bùi thị Minh Hằng và bà con Phật Giáo Hoà Hảo trước khi bị công an đánh và bắt. Courtesy binhtrung.org

RFA - Hôm nay đúng 24 ngày công an Đồng Tháp vẫn giam giữ ba công dân một cách bất hợp pháp tại trại tạm giam tỉnh Đồng Tháp. Ba người đó là bà Bùi Thị Minh Hằng, ông Nguyễn Văn Minh và cô Thúy Quỳnh. Mặc Lâm tìm hiểu câu chuyện qua lời kể của người trong cuộc.

Câu chuyện xảy ra vào lúc 11 giờ 30 trưa ngày 11 tháng Hai khi một nhóm bạn hữu và đồng đạo Phật Giáo Hòa Hảo của tù nhân lương tâm Nguyễn Bắc Truyển từ Sài Gòn về ấp Hưng Nhơn, xã Long Hưng, huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp để thăm gia đình anh thì bị công an bao vây tại cầu Nông Trại và bắt giữ đem về trụ sở công an huyện.

Mời đọc thêm

'Việt Nam giam tù chính trị nhiều nhất Đông Nam Á'

Công an canh gác bên ngoài trại giam Thanh Xuân, Hà Nội. Theo thống kê của Liên đoàn Quốc tế Nhân quyền FIDH, Việt Nam là nhà tù lớn nhất tại khu vực Đông Nam Á giam giữ tù nhân chính trị.

VOA - Việt Nam là nhà tù lớn nhất tại khu vực Đông Nam Á giam giữ tù nhân chính trị, theo thống kê được Liên đoàn Quốc tế Nhân quyền FIDH có trụ sở tại Châu Âu công bố hôm nay.

FIDH nói ước tính hiện có ít nhất 212 nhà bất đồng chính kiến đang bị Hà Nội giam cầm và nhiều người khác đang bị quản thúc tại gia.

Trong số này có những luật sư, các blogger, các nhà hoạt động vì quyền đất đai, các nhà sư Phật giáo, ký giả, văn nghệ sĩ, các nhà hoạt động công đoàn, các nhà vận động dân chủ, thành viên các nhóm sắc tộc và tôn giáo thiểu số như Hmong, Phật giáo Khmer Krom, và người Thượng Cơ Đốc giáo.

Mời đọc thêm

Thứ Năm, 6 tháng 3, 2014

Hiệu ứng kinh tế của vụ Ukraine

Người biểu tình cầm áp phích chống Tổng thống Nga và phản đối sự hiện diện của quân đội Nga trên bán đảo Crimea của Ukraina hôm 05/3/2014. AFP photo

Vũ Hoàng & Nguyễn Xuân Nghĩa, RFA

Ngay trong giả thuyết lạc quan là chiến tranh không bùng nổ tại Ukraine thì hậu quả của việc Liên bang Nga can thiệp vào Ukraine sau ba tháng biến động chính trị tại đây cũng có nguy cơ dẫn đến chấn động kinh tế qua các biện pháp trừng phạt đang được Hoa Kỳ và Âu Châu trù tính. Diễn đàn Kinh tế sẽ tìm hiểu về hiệu ứng kinh tế của vụ khủng hoảng Ukraine qua cuộc trao đổi với chuyên gia kinh tế Nguyễn-Xuân Nghĩa.

Mời đọc thêm

Thứ Tư, 5 tháng 3, 2014

Blogger Trương Duy Nhất đã nói gì trước tòa?

Blogger Trương Duy Nhất tại phiên tòa ở Tòa án Nhân dân thành phố Đà Nẵng số 374 đường Núi Thành Quận Hải Châu Đà Nẵng sáng hôm 4 tháng 3 năm 2014. AFP

Sáng nay 4/3 trong phiên xử kéo dài chỉ vài giờ đồng hồ, Tòa Án Đà nẵng đã tuyên phạt nhà báo, blogger Trương Duy Nhất 2 nằm tù, cáo buộc ông tội lời dụng quyền tự do, dân chủ, để xâm phạm lợi ích nhà nước, chiếu theo điều 258 của bộ luật hình sự.

Ông Nhất, 50 tuổi, bị bắt giữ từ tháng Năm năm ngoái, sau loạt 11 bài viết của ông được phổ biến trên trang blog cá nhân mang tên “Một Góc Nhìn Khác”, chưa đựng nội dung đòi hỏi đổi mới chính trị.

Mời đọc thêm

Thứ Ba, 4 tháng 3, 2014

Alan Phan - Một Quốc Gia Tình Nghĩa

Alan Phan: Trong quan sát của tôi về lịch sử cận đại, tôi không thấy các chánh trị gia xứ nào có thể sánh với các quan chức Việt Nam về chỉ số may mắn. Đất nước chúng ta có thể được Guinness liệt kê vào bảng kỷ lục về… ”tình nghĩa”.

Ông cựu Tổng Thống Ukraine vừa phải thoát thân qua Nga và lúng túng không biết giải thích sao về những tài sản mênh mông khắp xứ, kể cả một dinh thự trên 138 hectares đẹp hơn cung điện của những Nga Hoàng ngày xưa. Ông Khadafi thì không kịp giải thích, còn ông Mubarak thì ở trong tù lâu quá, trí nhớ hơi kém.

Trong khi đó, tôi nhớ khoảng mấy năm về trước, vài quan chức Việt nói những tài sản kếch xù các mạng truyền thông tìm ra là do công sức “buôn thúng bán bưng” của các bà vợ hiền. Không những đầy ắp “tình” mà các vị này còn may mắn là có cả kho núi tiền do “tài” của những bậc phu nhân. Vì nghe chuyện này mà một thằng bạn Việt Kiều của tôi bỏ xứ Thuỵ Sĩ lạnh lẽo về Việt Nam đi khắp nước, cặp kè hơn 30 triệu bà cô không chồng. Sau 10 năm vất vả, vẫn không thấy một bà nào đủ “tài” tháo vát như các bà vợ quan chức.

Mời đọc thêm

Thứ Hai, 3 tháng 3, 2014

Một thứ đạo đức và văn hóa Chửi Cha cả... Tổ Tiên

Đỉnh Sơn Trà - Danlambao - Ngay từ những giây phút đầu tiên người Cộng Sản ùn ùn tràn vào ngập khắp miền Nam, ngoài việc được coi là một tiêu chuẩn “đạo đức” của người Cộng Sản là những người đã từng phục vụ trong “Ngụy quyền Sài Gòn” từ già đến trẻ đều phải bị những người Cộng Sản từ trẻ đến già gọi bằng “thằng”, xưng hô “mày tao” bất chấp tuổi tác, còn bắt đầu xuất hiện những từ ngữ như “bè lũ Mỹ Ngụy”, “tập đoàn phong kiến” v.v... nghe rất lạ tai và ngày càng ngập tràn ở các giảng đường và trường lớp khắp miền Nam. Tôi đã từng có cảm giác là miền Nam lúc đó đang bắt đầu bị một thứ “văn hóa” rừng rú nào đó bao trùm. Nói chung, ngoài những thứ gì thuộc về “ta” ra thì tất cả đều phải là địch, tất cả đều phải bị lên án, tất cả đều phải bị kiên quyết đấu tranh tiêu diệt. Chửi càng mạnh miệng, ngôn từ càng thô thiển, đấu tranh càng quyết liệt, tiêu diệt càng tàn khốc thì càng xứng đáng và càng được sự tin cậy của “đảng ta”...

Mời đọc thêm

Chủ Nhật, 2 tháng 3, 2014

Tường thuật buổi Cafe Nhân Quyền của MLBVN




Thành phần khách mời có hai nhà báo nước ngoài là Aija Salovara (Phần Lan) và Lina Johansson (Thụy Điển)

Mạng Lưới Blogger Việt Nam - Đúng 9h sáng thứ bảy, 1/3/2014, như đã thông báo trước, một số thành viên của Mạng Lưới Blogger Việt Nam bắt đầu buổi Cafe Nhân Quyền với chủ đề ''Quyền tự do đi lại của công dân''.

Tham dự có gần 30 blogger, trong đó nhiều người là nhà hoạt động bảo vệ quyền con người, như: Nguyễn Hồ Nhật Thành (blogger Paulo Thành Nguyễn), Lưu Trọng Kiệt, Huỳnh Công Thuận, Nguyễn Ngọc Như Quỳnh (Mẹ Nấm), Nguyễn Hoàng Vi (An Đổ Nguyễn), Nguyễn Thảo Chi, Nguyễn Thị Yến Trang (Mí Rưỡi), Hoàng Văn Dũng (Hoàng Dũng CĐVN), Bùi Tuấn Lâm (Peter Lam Bui), Huỳnh Ngọc Chênh... Ngoài ra, thành phần khách mời có hai nhà báo nước ngoài là Aija Salovara (Phần Lan) và Lina Johansson (Thụy Điển).

Mời đọc thêm

Cà phê nhân quyền

Các Blogger tập trung tại cà phê Starbucks gần khách sạn New World, TPHCM để bàn luận các biện pháp nhằm bảo vệ quyền tự do đi lại của công dân đã quy định trong hiến pháp vào sáng ngày 1/3/2014. Courtesy MBVN


Bảo vệ quyền tự do đi lại

Vào lúc 9 giờ sáng ngày hôm nay, thứ Bảy 1 tháng 3 năm 2014 đúng như đã thông báo trước đó của mạng lưới blogger Việt Nam, khoảng 30 người từng bị công an xuất nhập cảnh Việt Nam cấm không cho xuất cảnh trước đây đã tập trung tại cà phê Starbucks gần khách sạn New World nằm ngay trung tâm thành phố Hồ Chí Minh để bàn luận các biện pháp nhằm bảo vệ quyền tự do đi lại của công dân đã quy định trong hiến pháp.

Buổi thảo luận được thông báo công khai và lần đầu tiên chính thức mời đại diện An ninh thành phố (PA 67) và Cục quản lý xuất nhập cảnh (PA72) nhưng cả hai đơn vị này đều không có mặt.

Blogger Huỳnh Công Thuận, một thành viên thuộc mạng lưới Blogger Việt Nam và cũng là người bị cấm xuất cảnh một cách vô cớ trước đây cho biết:

Mời đọc thêm

Sài Gòn Tiếp thị chính thức đình bản

SGTT - Sáng ngày 28.2.2014, tại tòa soạn báo Sài Gòn Tiếp thị, 25 Ngô Thời Nhiệm, phường 6, quận 3, thành phố Hồ Chí Minh, ông Nguyễn Xuân Minh, quyền Tổng biên tập báo Sài Gòn Tiếp thị đã đọc quyết định “Về việc thu hồi Giấy phép hoạt động báo chí và Giấy phép hoạt động báo điện tử trên internet của báo Sài Gòn Tiếp thị” từ Bộ trưởng thông tin và truyền thông nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Báo Sài Gòn Tiếp thị ra số đầu tiên và ngày 15.4.1995, đã có chỗ đứng vững chắc trong bạn đọc và các doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh trên cả nước sau 19 năm xuất bản.

Mời đọc thêm

Thứ Sáu, 28 tháng 2, 2014

Phúc trình thường niên về nhân quyền thế giới năm 2013

Ngoại trưởng Hoa Kỳ John Kerry phát biểu tại buổi họp báo công bố Phúc Trình Thường Niên Về Nhân Quyền Thế Giới năm 2013 được tổ chức ở Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ ngày 27/2/2014. RFA

Trong buổi họp báo tại Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ trưa thứ Năm 27/2, Phúc Trình Thường Niên Về Nhân Quyền Thế Giới năm 2013 được công bố với đầy đủ chi tiết về tình hình nhân quyền tại từng quốc gia trong đó có Việt Nam.

Có mặt tại buổi họp báo, Thanh Trúc tường trình như sau:

Quyết tâm bảo vệ nhân quyền

Lên tiếng khi cho công bố bản Phúc Trình Thường Niên Về Nhân Quyền Thế Giới 2013, ngoại trưởng Hoa Kỳ, ông John Kerry, khẳng định Hoa Kỳ cùng các quốc gia tân tiến trên toàn cầu, luôn thể hiện và tái xác nhận quyết tâm bảo vệ nhân quyền để thế giới này không còn cảnh người phải vô tù vì dám nói dám thể hiện niềm tin, và những người biểu tình trong ôn hòa không còn bị đánh đập hay bị giết chết.
Mời đọc thêm

Nhân quyền Việt Nam theo báo cáo của Bộ ngoại giao Mỹ

Mời đọc thêm

Thứ Năm, 27 tháng 2, 2014

Lê Diễn Ðức: Một con ngựa thăng, nhiều thằng thoát nạn

Lê Diễn Ðức - Đất Việt - Vào thời buổi này chết ở tuổi sáu mươi được xem là chết trẻ. Người ta đã mang xác ông về chôn tại quê nhà Thái Bình sau khi cử hành tang lễ ở cấp cao do Bộ Công An chủ trì. 

Một ngày sau khi Ban Nội Chính Trung ương đảng cộng sản Việt Nam (ÐCSVN) đề nghị Bộ Chính Trị (BCT) xem xét đình chỉ công tác của Thứ Trưởng Bộ Công An Phạm Quý Ngọ, để tiến hành điều tra vụ án “làm lộ bí mật nhà nước” trong việc tổ chức cho Dương Chí Dũng, cựu chủ tịch Hội Ðồng Quản Trị Vinalines, chạy trốn, thì ông đột ngột qua đời, ngày 18 tháng 2 năm 2014.

Dẫu biết ông Phạm Quý Ngọ có bệnh ung thư gan, nhưng 5 năm trước ông được ghép ba phần tư lá gan của đứa con nuôi, con của một đồng đội, đã khỏe mạnh bình thường, ít nhất đến cuối tháng 12, 2013, khi ông tổ chức đám cưới cực kỳ hoành tráng, xa hoa cho đứa con trai tại một khách sạn nước ngoài cao cấp ở Hà Nội. Cái chết của ông đã gây xôn xao dư luận, có nhiều suy diễn không phải không có logic và đặt ra nhiều dấu hỏi.

Mời đọc thêm

Thứ Tư, 26 tháng 2, 2014

Video: Điều gì đang xảy ra tại Venezuela



Nguyễn Hùng - Danlambao - Một Video clip có tựa đề "What's going on in Venezuela in a nutshell" (Điều gì đang xảy ra tại Venezuela) nói về cuộc biểu tình của sinh viên Venezuela đã thu hút 2,8 triệu lượt xem trên Youtube chỉ sau 10 ngày phổ biến. Bản tiếng Tây Ban Nha sau đó cũng thu hút 1,2 triệu lượt xem.

Tác giả đoạn clip là cô Andreina Nash, một nữ sinh viên Venezuela 21 tuổi, hiện đang sống và học tập tại Mĩ. Clip có độ dài gần 7 phút, nêu vắn tắt về cuộc biểu tình của hàng triệu sinh viên Venezuela xuống đường phản đối chế độ tham nhũng của tổng thống Nicolás Maduro.

Mời đọc thêm

Cảnh sát Ukraine quỳ gối xin lỗi nhân dân và bài học cho công an Việt Nam

Cảnh sát Ukraine xin người dân tha thứ (Ảnh: Reuters)

Trọng - Danlambao - Hôm 24/2/2014, nhiều cảnh sát chống bạo động Ukraine đã tập trung tại thành phố Lviv để quỳ gối, công khai xin lỗi nhân dân vì sự liên quan của họ trong các cuộc đàn áp nhắm vào người biểu tình. Mặc dù khẳng định không trực tiếp tham gia đánh đập người dân, nhưng dường như tự bản thân những cảnh sát này thấy có trách nhiệm trước cái chết của hàng chục người vô tội sau các vụ giao tranh đẫm máu tại quảng trưởng Độc Lập (thủ đô Kiev).

Hình ảnh Reuters ghi lại cho thấy những người cảnh sát chống bạo động này đang quỳ gối, cúi đầu một cách chân thành và mong mỏi được nhân dân tha thứ. Tất cả đều mặc quần áo dân thường.

Mời đọc thêm

Tuyên Cáo của Tuổi Trẻ Việt Nam