Thứ Năm, 4 tháng 9, 2014

Không có tù nhân chính trị được đặc xá 2/9 năm nay?

Trà Mi -VOA - 03.09.2014 - Chưa thấy dấu hiệu có tù nhân chính trị nào được thả trong đợt đặc xá 2/9 năm nay, một trong những dịp phóng thích tù nhân lớn nhất đánh dấu Lễ Độc lập của Việt Nam.

Mọi năm, trước ngày 2/9, truyền thông nhà nước thường công bố tổng số tù nhân được Chủ tịch nước ký lệnh ân xá.

Tuy nhiên năm nay, dù đã qua Ngày Quốc Khánh lần thứ 69, nhưng nhà nước vẫn chưa loan báo số liệu chính thức về những người được phóng thích trên cả nước, chỉ thấy ghi nhận lác đác thống kê ở vài tỉnh-thành.

Tới nay, hy vọng về việc có tù nhân lương tâm được thả dịp này dường như phi thực tế dù gần đây xuất hiện nhiều đồn đoán rằng một trong những nhân vật bất đồng chính kiến được nhiều người biết đến, blogger Điếu Cày, có thể được trả tự do trước thời hạn giữa bối cảnh Việt Nam đang nỗ lực điều đình để gia nhập Hiệp định Tự do Thương mại Xuyên Thái Bình Dương TPP do Mỹ dẫn đầu và kêu gọi Hoa Kỳ dỡ bỏ lệnh cấm vận võ khí sát thương.

Mời đọc thêm

Thăm chị Trần Thị Ngọc Minh

Trần Trung Đạo - Tôi muốn hai gia đình chụp một tấm hình kỷ niệm. Xuân Trầm không biết ý mẹ ra sao vì khuôn mặt chị Minh có nhiều vết cắt bầm và máu chưa tan hết. Nhưng chị Ngọc Minh chỉ vào trái tim mình và nói nguyên văn “nét đẹp của một người phát xuất ở trái tim chứ không phải từ ngoại hình, vóc dáng”. Khi đứng chung nhau chị Ngọc Minh còn dặn mọi người phải cười. Tôi và chị chụp một tấm hình riêng. Tôi cười và chị cũng cười, dĩ nhiên một nụ cười không trọn vẹn khi cả tinh thần và thể xác đều đau.

Một điều vừa phát xuất từ ước muốn riêng tư và cũng vừa do một nhóm thân hữu ở DC và Boston giao phó cho lần đi Vienna này là ghé thăm hỏi sức khỏe chị Trần Thị Ngọc Minh, mẹ của Đỗ Thị Minh Hạnh. Bà xã mua một tấm card “Get Well Soon” và tôi ghi tên những người gởi lời chúc lành chị vào. Tôi vẫn tưởng chị còn nằm bịnh viện nhưng đến Vienna mới biết chị đã được xuất viện vài ngày trước.

Mời đọc thêm

Tại sao các nhà hoạt động bị cấm xuất cảnh?

Cựu tù nhân lương tâm Đỗ thị Minh Hạnh tham gia phong trào ‘Chúng tôi Muốn Biết’.(ngày 31 tháng 8, 2014). danluan.org

Gia Minh - RFA - 03.09.2014 -

Cựu tù nhân lương tâm Đỗ thị Minh Hạnh bị chặn tại sân bay Nội Bài, bị tịch thu hộ chiếu và an ninh làm việc, không cho xuất cảnh sang Áo để thăm mẹ đang bị bệnh nặng. Đây là trường hợp mới nhất công dân bị cấm xuất cảnh tại Việt Nam. Vì sao an ninh lại hành xử một cách tùy tiện như thế?

Người chứng kiến
Cựu tù nhân lương tâm Trương Minh Đức là người đưa Đỗ thị Minh Hạnh ra sân bay vào sáng ngày 3 tháng 9 đề sang Áo theo thị thực nhập cảnh được đại sứ quán nước này cấp, vào lúc 11 giờ 30 trưa kể lại sự việc:

Mời đọc thêm

Thứ Tư, 3 tháng 9, 2014

Đỗ Thị Minh Hạnh bị an ninh sân bay Nội Bài bắt cóc khi đi thăm mẹ bệnh nặng


Đây là đoạn ghi âm cuộc điện thoại của Đỗ Thị Minh Hạnh

Dân Làm Báo - Cập nhật: Theo tin nhà báo Trương Minh Đức, lúc 13:10’ trưa nay, Đỗ Thị Minh Hạnh đã gọi điện thoại thông báo tình hình. Tuy nhiên sau ít phút, cuộc điện thoại bị mau chóng bị chấm dứt, hiện mọi liên lạc với Đỗ Thị Minh Hạnh hoàn toàn bị cắt đứt.

Nhà hoạt động công đoàn Đỗ Thị Minh Hạnh đã bị giữ lại tại sân bay Nội Bài vào lúc 8 giờ sáng hôm nay, ngày 3/9/2014, trong khi chuẩn bị làm thủ tục xuất cảnh lên đường sang Áo thăm Mẹ là bà Trần Thị Ngọc Minh đang bị bệnh nặng. Công an đã tịch thu hộ chiếu của Minh Hạnh và cấm xuất cảnh.

Mời đọc thêm

Thứ Ba, 2 tháng 9, 2014

We Want To Know

MLBVN -  02.09.2014 - Freedom of speech is closely related to free access to information. Every citizen has the right to access information from the State such as national policies, activities of politicians, and/or the operation of the ruling party in all fields: education, environment, health, and social security to national sovereignty. It is one of the most basic rights of the people. 

To provide accurate information, transparency and accountability is the duty of the State. 

On the other hand, the right to access information from the State helps the people to assimilate, evaluate, voice criticism or support. This is the fundamental element of democracy. Ignoring that basic right only exists in anti-democratic and dictatorial regimes.

Have you ever asked the question: do the people have the right to know the terms, the signing of treaties that involve national sovereignty or not? 

Mời đọc thêm

Chúng Tôi Muốn Biết


MLBVN - 02.09.2014 - Tự do ngôn luận liên quan chặt chẽ tự do tiếp cận thông tin. Mỗi người dân đều có quyền tiếp cận những thông tin từ nhà nước như chính sách quốc gia, hoạt động của chính khách nhà nước và/hoặc đảng cầm quyền trên mọi lĩnh vực: giáo dục, môi trường, y tế, an sinh xã hội... đến chủ quyền quốc gia. Đó là một trong những quyền hết sức cơ bản của người dân.

Cung cấp thông tin chính xác, minh bạch và có trách nhiệm là bổn phận của nhà nước.

Ngược lại, quyền tiếp cận thông tin từ nhà nước giúp người dân có thể tiếp thu, đánh giá, lên tiếng phê bình hay ủng hộ. Đây là yếu tố nền tảng của dân chủ. Động thái phớt lờ quyền cơ bản đó chỉ có ở những thể chế phản dân chủ, độc tài.

Mời đọc thêm

Những điều gian trá của đảng CSVN về cái gọi là “di chúc” của Hồ







Phan Châu Thành - Danlambao - Mấy hôm nay trên các báo lề đảng rộ lên các bài ca ngợi cái gọi là “di chúc” của Hồ, thấy “chướng” quá nên tôi xin có mấy dòng vạch ra năm điều dối trá chính của CSVN liên quan di chúc Hồ để các bạn cùng góp ý thêm.

Điều gian trá thứ nhất: Sự chứng kiến của Duẩn?

Hồ để lại 3 bản di chúc dở dang viết vào tháng 5 các năm 1965, 1968 và 1969, và CSVN/Lê Duẩn đã chọn công bố bản di chúc 1965 “vì có chứng kiến của đồng chí TBT Lê Duẩn” Tạm bỏ qua chuyện di chúc sau phải có hiệu lực thay di chúc trước, chúng ta xem lại sự “chứng kiến” Hồ viết di chúc ngày 15 tháng 5 năm 1965 của Duẩn có thực không?

Mời đọc thêm

Đặc phái viên Lê Hồng Anh và 'vật bất ly thân' mang sang Trung Cộng



Bạn đọc Danlambao - Trong chuyến đi Bắc Kinh gặp chủ tịch Trung Cộng Tập Cận Bình, thường trực ban bí thư CSVN Lê Hồng Anh luôn kè kè theo bên người một vật bất ly thân là xấp giấy in những lời đã được soạn sẵn.

Ông Lê Hồng Anh đi Trung Quốc trong tư cách là đặc phái viên của TBT Nguyễn Phú Trọng - người trước đó đã bị Tập Cận Bình từ chối tiếp sau khi căng thẳng tại Biển Đông leo thang.

Video do đài truyền hình trung ương Trung Quốc (CCTV) ghi lại cho thấy ông Lê Hồng Anh dùng tay giữ chặt xấp giấy bên mình khi ngồi đối diện với Tập Cận Bình. 

Mời đọc thêm

Sài Gòn qua bao mùa nhạt phai

Song Chi - RFA - 19.08.2014 - Từ tháng 3.1975 đến khi rời VN vào cuối tháng 4.2009, tôi sống ở Sài Gòn. 34 năm. Chưa kể những khoảng thời gian đứt quãng trước 30.4.1975. Vì vậy, dù gốc Huế và sinh ở miền Trung, không có gì lạ khi tôi gắn bó với Sài Gòn.

Từ khi xa Sài Gòn, tôi đã có dịp lang thang qua nhiều thành phố của nhiều quốc gia. Và cứ mỗi lần ngắm nhìn những thành phố xinh đẹp, hài hòa từ quy hoạch tổng thể cho tới từng chi tiết, những thành phố có đời sống tinh thần phong phú, thú vị nhưng rất đỗi bình yên…tôi lại chạnh nhớ về Sài Gòn.

Bâng khuâng. Ngậm ngùi. Vì “Hòn ngọc Viễn Đông” một thời đã “ngọc nát, vàng phai” rất nhiều sau gần 40 năm đất nước thống nhất, bởi những đầu óc, tư duy lãnh đạo, quản lý thiển cận, và cũng có thể, do họ thiếu vắng một tình yêu sâu sắc đối với Sài Gòn. Đó là chưa kể một thiểu số dân chúng cũng chưa thật sự ý thức giữ gìn cái đẹp, cái hồn của thành phố.

Mời đọc thêm

Thứ Hai, 1 tháng 9, 2014

Quốc Khánh phải là ngày đánh dấu chấm dứt chế độ độc tài






Hoàng Thanh Trúc - Danlambao - “Chưa đúng lúc, bởi chế độ độc tài CS còn cai trị, nhưng trong tương lai không xa lịch sử dân tộc Việt Nam sẽ khẳng định chỉ ra: 2 tháng 9-1945 chính là ngày quốc nạn, ngày khởi đầu của cuồng tín, tội lỗi, gây nên núi xương sông máu cho cả dân tộc mà trừ chế độ CSVN ra không một quốc gia nào trên thế giới này phạm phải, giống như vậy”. 

Nhân ngày 2 tháng 9 sắp tới, chúng ta thử hoài niệm kiểm lại một lần nữa xem có đúng là như thế không, giá trị thật của ngày này mà nhà nước CSVN lấy đó làm “quốc khánh” để huy động toàn dân chào mừng khoa trương...

Mời đọc thêm

Bát mì của lòng tự trọng

Ảnh minh họa. Nguồn: Internet.

Dân Luận - Vào một buổi chiều mùa xuân lạnh lẽo, trước cửa quán xuất hiện hai vị khách lạ, có thể đoán là một người cha và một người con. Người cha bị mù, người con trai đi bên cạnh ân cần dìu cha. Cậu con trai trạc mười tám, mười chín tuổi, quần áo đơn giản, lộ rõ vẻ nghèo túng, nhưng từ cậu lại toát lên nét trầm tĩnh của người có học, dường như cậu vẫn đang là một học sinh.

Cậu con trai tiến đến trước mặt tôi. Cậu nói to: “Cho hai bát mì bò!”. Tôi đang định viết hoá đơn, thì cậu ta hướng về phía tôi và xua xua tay. Tôi ngạc nhiên nhìn cậu ta, cậu ta chỉ tay vào bảng giá treo ở trên tường, phía sau lưng tôi, khẽ bảo với tôi rằng chỉ làm một bát mì cho thịt bò, bát kia chỉ cần rắc chút hành là được. Lúc đầu, tôi hơi thắc mắc, nhưng sau đó chợt hiểu ra ngay. Hoá ra, cậu ta gọi to hai bát mì thịt bò như vậy là cố tình để cho người cha nghe thấy, tôi đoán cậu không đủ tiền, nhưng lại không muốn cho cha biết. Tôi cười thông cảm với cậu.

Mời đọc thêm

Chủ Nhật, 31 tháng 8, 2014

Liên Sơn - Nói chút về “mộng mị dân chủ”

Ảnh minh họa. Nguồn: Dân Luận.

Liên Sơn - Dân Luận - Câu chuyện Bùi Hằng tạm thời khép lại với mức án 3 năm tù. Nhưng thông qua đó, cũng cho thấy nhiều điều cần bàn trong giới đấu tranh dân chủ thông qua căn bệnh mộng mị (mộng mị dân chủ).

Sự tôn sùng thái quá cá nhân

Không ít cá nhân trong lẫn ngoài nước khi tham gia vào tiến trình chống độc quyền/ lạm quyền của chế độ ở Việt Nam thường hay mắc bệnh phong danh hiệu/ thần thánh hóa cá nhân: Bùi Thị Minh Hằng (Bùi Hằng) là biểu tượng dân chủ; Phương Uyên là anh thư thời đại; Đỗ Thị Minh Hạnh cánh chim báo bão; Cù Huy Hà Vũ biểu tượng đấu tranh dân chủ…

Cố nhiên, các danh xưng đẹp đẽ/ kiêu hãnh này thể hiện lòng yêu mến hay thậm chí là sự kỳ vọng lớn lao. Nhưng liệu nó có cần thiết trong giai đoạn này? Khi mà chúng ta chưa cần lắm một trò chơi mang tên phân cấp bằng danh xưng..

Chính “danh xưng sùng bái” thái quá đó dẫn tới hiện tượng, đưa vị trí của một số người bất đồng chính kiến đi quá xa, và lên quá cao so với vị trí mà những người ấy đang đứng. Trong khi đó, hiểu sai lệch hoặc đánh giá thấp chính quyền hiện tại. Đưa tới những nhận định phi thực tế. Ví như, bài “Phiên toà xử Bùi Thị Minh Hằng sẽ là phiên toà đắt giá nhất” của tác giả Đỗ Thành Công có nhận định “Phiên toà xử Chị Bùi Thị Minh Hằng sẽ là phiên toà đắt giá nhất đối với đảng CSVN. Nếu kém xử trí, đảng CSVN có thể sẽ bị mất đi hàng trăm triệu mỹ kim tiền viện trợ, giúp đỡ về mua vũ khí, thiết bị quân sự. Đồng thời, các bước chiến lựợc sắp tới của Việt Nam, nhằm dựa Mỹ để cân bằng với Trung Cộng, cũng sẽ bị kéo lùi.”

Mời đọc thêm

Dự án máy tính bảng nghìn tỷ: Ai hưởng lợi từ việc 'trấn lột' các em học sinh?

Danlambao - Nhiều ngày qua, dư luận tỏ ra hết sức phẫn nộ trước dự án trị giá 4 ngàn tỷ đồng do sở Giáo dục và Đào tạo TP.HCM đưa ra, theo đó mỗi học sinh tiểu học bị ép mua một máy tính bảng dùng thay cho sách giáo khoa.

Nếu dự án được thông qua, mỗi em học sinh sẽ phải mua một máy tính bảng với giá cắt cổ lên đến 3 triệu đồng. Trên thực tế, giá trị thực của loại máy này chỉ vào khoảng 500 - 700 ngàn/máy.

Sở GD&ĐT TP.HCM bị 'xúi dại'?

Khi vụ việc được phanh phui, dư luận tiếp tục đổ dồn sự chú ý về phía bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn - Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Tiến bộ Quốc Tế (AIC), trực thuộc bộ Giao Thông Vận Tải.

Công ty AIC của bà Nhàn được cho là thủ phạm đã ‘xúi dại’ và móc nối với sở GD&ĐT TP.HCM thực hiện dự án ‘sặc mùi tiền’ như trên. Khi được thông qua, AIC sẽ là công ty nhập khẩu loại máy tính bảng này về để 'chặt chém' các em học sinh. 

Mời đọc thêm

Thứ Bảy, 30 tháng 8, 2014

Canberra: Call for immediate release of two labour activists Doan Huy Chuong and Nguyen Hoang Quoc Hung

28 August 2014

Mr Nguyen Tan Dung
Prime Minister
Socialist Republic of Vietnam
Hanoi Vietnam

Dear Prime Minister

As Members of the Australian Parliament, we write to express our concerns regarding the continued imprisonment of Mr Doan Huy Chuong and Mr Nguyen Hoang Quoc Hung who have been incarcerated Since February 2010.

These two labour activists were sentenced to seven and nine years imprisonment, along with Miss Do Thi Minh Hanh, for distributing material in support of workers’ rights at the My Phong Shoe Factory in Tra Vinh Province. We note that Miss Do was unconditionally released on 26 June this year.

Mời đọc thêm

31 Dân biểu Úc lên tiếng kêu gọi Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trả tự do cho Đoàn Huy Chương và Nguyễn Hoàng Quốc Hùng

BA MƯƠI MỐT DÂN BIỂU LIÊN BANG ÚC LÊN TIẾNG KÊU GỌI THỦ TƯỚNG NGUYỄN TẤN DŨNG THẢ NGAY ĐOÀN HUY CHƯƠNG VÀ NGUYỄN HOÀNG QUỐC HÙNG.

Tin Úc châu – Văn phòng Dân Biểu Chris Hayes vừa phổ biến một lá thư do 31 dân biểu Quốc Hội Liên Bang đồng ký tên kêu gọi Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng thả ngay hai nhà đấu tranh cho quyền lợi người lao động Đòan Huy Chương và Nguyễn Hòang Quốc Hùng.

Dân Biểu Chris Hayes là người đã hỗ trợ cho cuộc Hội Thảo về quyền lao động, quyền dân sự và nhân quyền vào ngày 14-5-2014 tại Quốc Hội Liên Bang Úc do Khối 8406 và Khối 1706 đồng tổ chức.

Buổi Hội Thảo được tổ chức song song với chuyến vận động nhân quyền bà Trần Thị Ngọc Minh mẹ của cô Đỗ Thị Minh Hạnh tại Úc châu.

Xin gởi đến bạn đọc bài phỏng dịch lá thư nói trên.

Nguyễn Quang Duy
Melbourne, Úc Đại Lợi
29-8-2014

Mời đọc thêm

Communist security motorbike strikes and injures Nguyễn Bắc Truyển

Nguyễn Bắc Truyển reports the accident, caused by security personnel, on 28 August 2014.

CTV Danlambao * Translated by Jasmine Tran - Nguyễn Bắc Truyển was injured after he was hit by the motorbike of two communist securities on 28 August 2014 at around 7pm in Saigon. Truyển is a human rights activist who was sentenced to three and half years in prison for his human rights activities.

The malicious incident occurred when Truyển and his wife Bùi Thị Kim Phượng were walking home from a bus station. Close to 349 Bà Hạc street (Ward 4, District 10), two securities on a motorbike intentionally drove forwards, crashing onto the couple.

The brutal crash left Truyển with a head injury, requiring him to be hospitalised. Bùi Thị Kim Phượng was fortunately uninjured, as the attackers mainly targeted her husband.

Mời đọc thêm

Thứ Sáu, 29 tháng 8, 2014

Mật vụ cộng sản đâm xe, ám hại ông Nguyễn Bắc Truyển



Ông Nguyễn Bắc Truyển tường thuật việc bị công an cố ý đâm xe tối 28/8/2014 

CTV Danlambao - Ông Nguyễn Bắc Truyển, một nhà hoạt động nhân quyền từng bị kết án 3,5 năm tù giam vừa bị 2 viên an ninh cộng sản tông xe gây thương vào lúc 19 giờ tối qua, ngày 28/8/2014 tại Sài Gòn.

Vụ trả thù nghiêm trọng xảy ra khi ông Truyển cùng vợ là bà Bùi Thị Kim Phượng đang đi bộ từ trạm xe bus về nhà. Khi đến trước khu vực số nhà 349 Bà Hạc (phường 4, quận 10), xuất hiện hai tên an ninh điều khiển xe máy lao đến, cố tình đâm thẳng vào vợ chồng ông Truyển.

Cú tông xe cực mạnh đã khiến ông Truyển phải nhập viện chữa trị do bị chấn thương ở đầu. Bà Bùi Thị Kim Phượng may mắn không bị thương tích do những kẻ thủ ác nhắm mục tiêu vào chồng bà.

Mời đọc thêm

Thứ Năm, 28 tháng 8, 2014

Danh sách những nhà hoạt động bị bắt khi tham dự phiên tòa Bùi Hằng và 2 đồng sự



Danh sách những người bị bắt trước và trong phiên toà đang diễn ra ở Đồng Tháp:

1) Hoàng Văn Dũng - Con đường Việt Nam
2) Trương Văn Dũng - Bầu bí tương thân
3) Bùi Tiến Hưng- No U FC
4) Nguyễn Nữ Phương Dung - Con đường Việt Nam
5) Mai Phương Thảo - No U FC
6) Nguyễn Văn Thông - No U Vinh
7) Nguyễn Văn Kỳ - No U Vinh
8) Nguyễn Văn Hùng - No U vinh
9) Lê Hồng Phong - No U FC
10) Trương Minh Hưởng - Dân oan Hà Nam
11) Đinh Nhật Uy - Cựu tù nhân lương tâm
12) Trương Minh Đức - Cựu tù nhân lương tâm, Anh em dân chủ
13) Nguyễn Công Khoa
14) Nguyễn Võ Xuân Thùy
15) Huỳnh Ngọc Chênh - Nhà báo độc lập
16) Nguyễn Công Thủ - Phật giáo Hòa Hảo
17) Võ Văn Bửu - Cựu tù nhân lương tâm
18) Tô Văn Mãnh - Cựu tù nhân lương tâm
19) Trương Kim Long
20) Nguyễn Tường Thụy - Nhà báo độc lập
21) Lê Ánh Hồng
22) Trương Thị Hoàng
23) Nguyễn Thúy Hạnh
24) Khởi Hoàng
25) Nguyễn Ngọc Lụa - Phụ nữ nhân quyền
26) Thúy Phượng
27) Mai Tiến Sơn
28) Mai Dũng - No U FC
29) Lê Dũng Vova - No U FC
30) Bánh Chưng Phạm - No U FC
31) Bang Trần - No U SG
32) Trịnh Bá Phương - Dân oan Dương Nội
33) Khúc Thừa Sơn - Nhà báo độc lập
34) Nguyễn Thị Nhung (mẹ Phương Uyên)
35) Peter Lâm Bùi - Con đường Việt Nam
36) Nguyễn Hoàng Vi - Mạng lưới blogger Việt Nam
37) Hoàng Bùi - No U SG
38) Lê Hoàng - No U FC
39) Trần Thị Thu Nguyệt
40) Bạch Hồng Quyền - Con đường Việt Nam
41) Paulo Thành Nguyễn - Con đường Việt Nam
42) Hạnh Liberty - No U FC
43) AnNam Dương Lâm
44) Từ Anh Tú - Anh em dân chủ
45) Minh Khang - No U Vinh
46) Đinh Phương Thảo - Phụ nữ nhân quyền
47) Huỳnh Thục Vy - Phụ nữ nhân quyền
48) Huỳnh Phương Ngọc - Phụ nữ nhân quyền
49) Huỳnh Trọng Hiếu
50) Nguyễn Thị Ánh Ngân - Phụ nữ nhân quyền
51) Trần Thị Hài - Phụ nữ nhân quyền
52) Lê Đức Hiền
53) Lã Việt Dũng - No U FC
54) Nguyễn Hữu Tình
55) Lương Dân Lý - No U FC
56) Vịnh Lưu - Nghệ An
57) Trịnh Xuân Thủy - Người Việt Nhân Ái
58) Huỳnh Công Thuận - Nhà báo độc lập, No U SG
59) Vũ Huy Hoàng
60) Ms Lê Quang Du - Hội thánh Chuồng Bò
61) Ms Nguyễn Mạnh Hùng - Hội thánh Chuồng Bò
62) Trần Ngọc Anh - Liên Đới Dân oan tranh đấu
63) Châu Đức Vy
64) Tâm Kế

...và một số tín đồ PGHH miền Tây, cùng khoảng 20 người thuộc Phong trào Liên Đới Dân oan tranh đấu khác.

Hiện nay lúc 19h45, sau khi tòa tuyên các bản án nặng nề cho Bùi Thị Minh Hằng, Nguyễn Văn Minh và Nguyễn Thị Thúy Quỳnh thì khoảng gần 100 nhà hoạt động bị bắt trước đó đã lần lượt được phóng thích.

Một số người được trả tự do ngay tại Cao Lãnh, một số người được đưa lên xe du lịch và có một xe thùng chở công an hộ tống về thẳng Sài Gòn. Thông tin chi tiết về những người bị bắt sẽ cập nhật trong bản tin tiếp theo.

Mời đọc thêm

Nhà hoạt động nhân quyền người Úc dội nước đá để ủng hộ Bùi Hằng



Ngoc Nhi Nguyen - Danlambao - Một nhà hoạt động nhân quyền Úc kêu gọi đảng CSVN phải thả ngay chị Bùi Thị Minh Hằng và các tù nhân lương tâm khác.

Ông Peter Addison, nhà hoạt động nhân quyền Úc, trong thời gian qua đã quan tâm theo dõi phiên tòa của chị Bùi Thị Minh Hằng, Nguyễn Thị Thúy Quỳnh và anh Nguyễn Văn Minh qua các bài viết bằng tiếng Anh trên Facebook.

Ông đã vui vẻ nhận và mặc áo mang hình chị Bùi Thị Minh Hằng, đồng thời đã viết một số nhận định về cách thức đối xử của nhà cầm quyền Việt Nam đối với những người bất đồng chính kiến.

Mời đọc thêm

Người dân Việt Nam bị bưng bít thông tin về vụ án của Bùi Thị Minh Hằng, Nguyễn Thị Thúy Quỳnh và Nguyễn Văn Minh

Ngoc Nhi Nguyen - Danlambao - Một phiên tòa xét xử một bản án làm xôn xao hàng triệu người trong và ngoài nước, khiến cho các lãnh sự quán phải quan tâm theo dõi và tỏ thái độ quan ngại, các cơ quan nhân quyền quốc tế phải lên án và nhà nước CSVN phải huy động hàng chục ngàn công an, an ninh từ trung ương đến địa phương, để đối phó liên tục trong hơn 6 tháng trời, mà người dân trong nước Việt Nam, chỉ được nghe một đoạn tin ngắn ngủi vỏn vẹn có... 36 giây!!! 

Chưa từng thấy, ngoại trừ ở VN!

Sau đây là toàn văn bản tin trên đài truyền hình Đồng Tháp:

Mời đọc thêm

Tuyên Cáo của Tuổi Trẻ Việt Nam