Thứ Ba, 9 tháng 9, 2014

Alert: Activist Truong Minh Duc attacked by security agents

CTV Danlambao - Translated by Như Ngọc -Danlambao - The activist and freelance journalist Truong Minh Duc is allegedly assaulted by a dozen of plainclothes police in a brutal attack around 2 p.m. on Sept. 08, 2014, at Kham Thien, Dong Da district in Hanoi, while taking a taxi with Do Thi Minh Hanh, Truong Van Dung, and Tran Thi Nga heading to the Public Security Headquarters to find out why Hanh was banned from leaving the country to visit her ailing mother in Austria.

Along the way, the activists had been closely chased by plainclothes security agents. When their taxi arrived at Kham Thien, a motorbike suddenly cut it off forcing it to stop, then a dozen of men rushed in to carry out the terror attack. The men dragged the taxi driver and Duc from the front passenger seat out of the taxi and brutally beat him. Duc collapsed on the street but the men reportedly continued to kick him, inflicting head and major injuries on his body.

Mời đọc thêm

Báo động: Nhà báo Trương Minh Đức bị mật vụ CS đánh đập tàn bạo


Nhà báo Trương Minh Đức tường thuật lại vụ hành hung và lời kể của nhân chứng

CTV Danlambao - Lúc 14 giờ chiều nay, 8/9/2014, nhà báo tự do Trương Minh Đức đã bị hàng chục tên công an cộng sản chặn đường đánh đập hết sức dã man tại khu vực số 63 Khâm Thiên, quận Đống Đa, Hà Nội.

Trước đó, nhà báo Trương Minh Đức cùng với Đỗ Thị Minh Hạnh, Trương Văn Dũng, Trần Thị Nga lên cùng một chiếc taxi. Theo dự định, mọi người sẽ cùng đến trụ sở bộ CA Hà Nội (số 7, Nguyễn Đình Chiểu) để chất vấn hành vi ngăn chặn việc xuất cảnh của Đỗ Thị Minh Hạnh.

Mời đọc thêm

Ai còn có niềm tin đối với Đảng?

Hòa Ái - RFA - 04.09.2014 - Trong những ngày kỷ niệm mùa thu năm 1945 và 69 năm ngày Quốc khánh, mùng 2/9, một lần nữa, vai trò lãnh đạo của Đảng CSVN được truyền thông tập trung ca ngợi. Thế nhưng niềm tin của dân chúng cũng như của chính các đảng viên có thay đổi hay không sau gần 7 thập niên?

“Lỗi là ở gốc rễ”

Truyền thông trong nước những ngày qua đồng loạt đăng tải thông tin nhắc nhớ về cuộc Cách mạng Tháng Tám năm 1945 do Đảng CSVN lãnh đạo đã làm nên một trang sử vẻ vang, giải phóng nhân dân VN khỏi chế độ thực dân, phong kiến. Nước VNDCCH được ông Hồ Chí Minh tuyên bố thành lập vào ngày 2/9/1945 với một Nhà nước của dân và vì dân. Chủ tịch nước Trương Tấn Sang nhấn mạnh trong một bài viết nhân dịp kỷ niệm ngày Quốc Khánh sau 69 năm rằng chỉ sợ nhân dân mất niềm tin vào Đảng chứ không sợ bất cứ một thế lực nào, dù là hung bạo nhất. Ông Trương Tấn Sang còn nhắc lại câu nói của Nguyễn Trãi “làm lật thuyền mới biết sức dân mạnh như nước” cũng như ông Hồ Chí Minh từng nói “dân là gốc” cho nên mối quan hệ máu thịt, sinh tử giữa Đảng với nhân dân phải được chăm lo ở tầm cao mới, chất lượng mới để đất nước phồn vinh và trường tồn.

Mời đọc thêm

Thứ Hai, 8 tháng 9, 2014

Trường Sa của chúng ta sẽ bị uy hiếp

Nguyễn Trọng Vĩnh - Bauxite Việt Nam - Khi Trung Quốc đưa giàn khoan Hải Dươg 981 vào thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của chúng ta, nhân dân ta phẫn nộ đấu tranh quyết liệt, báo chí dư luận thế giới phê phán như tát nước vào mặt Trung Quốc, tiếc rằng lãnh đạo Việt Nam đã bỏ lỡ cơ hội kiện Trung Quốc. Rát mặt quá, giới cầm quyền Trung Quốc tạm rút giàn khoan đi nơi khác để tình hình lắng dịu xuống. Nhưng âm mưu của Trung Quốc đối với Biển Đông không thay đổi, họ vẫn dựa vào cái “lưỡi bò” phi lý, phi pháp của họ để tuyên bố chủ quyền biển, đảo của họ trong đó và họ vẫn từng bước lặng lẽ tiếp tục hành động...

Trung Quốc là kẻ cướp đất, cướp biển, Việt Nam là nạn nhân, Trung Quốc là kẻ mạnh, đặc phái viên của TBT Nguyễn Phú Trọng đi cầu hòa là ở thế yếu. Thông thường thì trong đàm phán, kẻ mạnh thường áp đặt điều kiện cho kẻ yếu. Ví dụ như trong đàm phán về lập lại quan hệ bình thường ở Thành Đô, do Việt Nam ở thế yếu nên sau khi đoàn về, phía lãnh đạo ta không còn đả động gì đến cuộc xâm lược của Trung Quốc vào các tỉnh biên giới của ta năm 1979, đến cuộc đánh chiếm điểm 1509 trong huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang. Không truy tặng liệt sĩ cho bộ đội chiến đấu hy sinh năm ấy và 64 cán bộ chiến sĩ hy sinh năm 1988 ở Gacma. Không ai chăm sóc mồ mả và hương khói cho các liệt sĩ, sau đó là Bộ Trưởng Ngoại giao đầy tài năng Nguyễn Cơ Thạch đã sớm biết rõ dã tâm của Trung Quốc, mất chức.

Mời đọc thêm

Chủ Nhật, 7 tháng 9, 2014

Sự trở về của Cán Bộ CS và của đứa con hoang đàng trong Kinh Thánh

Nguyễn Bá Chổi - Danlambao - Trước hết người mổ (người viết) xin thưa: bản thân là một tên khô đạo, (nên) lại càng chẳng phải là người giảng đạo, nhưng hôm nay phải “vận dụng” đến Kinh Thánh với câu chuyện đứa con hoang đàng trở về với gia đình cũng vì đứa “con hoang” của Tàu khựa là Bộ Chính Trị/CSVN do Đại tướng Lê Hồng Anh làm “sứ thần” đang là chuyện thời sự “ma ám”, cùng lúc đang diễn ra ngày càng nhiều sự trở về với dân tộc của những cán bộ CS. Khiến tác giả suy nghĩ đến hai trường hợp trở về: của người CS và của đứa con hoang trong dụ ngôn của Đức Giê-Su.

Sự trở về (với gia đình) của đứa con hoang đàng trong dụ ngôn của Đức Giê-Su được kể lại trong sách Phúc Âm của Thánh Lu- Ca (Đoạn 15, Câu 11-32) như sau (trích):

“Rồi Đức Giê-su nói tiếp: "Một người kia có hai con trai. Người con thứ nói với cha rằng: "Thưa cha, xin cho con phần tài sản con được hưởng. Và người cha đã chia của cải cho hai con. Ít ngày sau, người con thứ thu góp tất cả rồi trẩy đi phương xa. Ở đó anh ta sống phóng đãng, phung phí tài sản của mình.

Mời đọc thêm

Thứ Bảy, 6 tháng 9, 2014

Vietnam jails bloggers so much it rivals China ...

A policeman, flanked of local militia members, tries to stop a foreign journalist from taking pictures outside the Ho Chi Minh City People's Court on August 10, 2011 where Pham Minh Hoang, a French-Vietnamese lecturer and blogger was standing trial. (Ian Timberlake/AFP/Getty Images)
Vietnam jails bloggers so much it rivals China ...
… and yet they keep speaking out.

Aija Salovaara - 04.09.2014 -  HO CHI MINH CITY, Vietnam — Endless lines of scooters zoom along avenues crowded with cars and trucks. Street vendors bustle around their stalls. It’s a regular, sunny morning in Vietnam’s largest city.

But in a quiet corner of a Starbucks where friends chat over lattes, a handful of men and women sit in a circle, grousing about their government.

“We came here since it is an international chain,” says 30-something blogger Nguyen Ngoc Nhu Quynh. “If we would meet in a local bar, the police would immediately shut it down to prevent us from having the meeting.”

In Vietnam, where the Communist Party is the sole legal political group, authorities strictly control the media. But the internet — and social media in particular — have sparked a peaceful explosion in dissident activity.

Mời đọc thêm

Việt Nam bỏ tù blogger nhiều gần bằng Trung Quốc

Aija Salovaara * Trần Hạnh - Danlambao dịch - Những dòng xe gắn máy lũ lượt chen lấn với xe ô tô và xe tải trên các đường phố. Hàng quán vỉa hè nhộn nhịp mở cửa. Một ngày quang đãng bắt đầu tại thành phố lớn nhất của Việt Nam.

Trong một góc yên tĩnh của Starbucks, nơi bạn bè trò chuyện bên ly cà phê sữa, một nhóm thanh niên nam nữ ngồi tụm lại với nhau để càu nhàu chính phủ của họ.

"Chúng tôi đến đây vì Starbucks là quán quốc tế," một người trạc 30 tuổi, blogger Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, nói: "Nếu chúng tôi gặp nhau như thế này tại một quán bar của người Việt, công an sẽ lập tức đóng cửa để không cho chúng tôi họp".

Ở Việt Nam, nơi Đảng Cộng sản là đảng hợp pháp duy nhất, chính quyền kiểm soát chặt chẽ các phương tiện truyền thông. Nhưng Internet, nhất là các mạng xã hội, đã châm ngòi cho các hoạt động bất đồng chính kiến bùng lên một cách ôn hòa.

Mời đọc thêm

Đỗ Thị Minh Hạnh taken by Noi Bai Airport police whilst checking in to visit sick mother

Danlambao - Translated by Jasmine Tran - On 3 September 2014, at around 8am, labour activist Đỗ Thị Minh Hạnh was detained at Noibai Airport whilst she was checking in to fly to Austria to visit her very ill mother. Police confiscated her passport and prohibited her from leaving the country.

Hạnh had acquired a visa to stay in Austria, from September 3 to October 18. The Austrian government approved her visa for humanitarian reasons. Hạnh had recently reclaimed her passport (that is still valid) in Trà Vinh. The visit had been planned a month prior. Hạnh went to Hanoi a few days before the flight but did not visit any friends; she was worried that visits could bring troubles to her trip.

Mời đọc thêm

Đôi lời về bài viết của tác giả Liên Sơn

Người Buôn Gió - 04.09.2014 - Tác giả Liên Sơn mới đây có ra mắt dư luận một bài viết có nhan đề - Nói đôi chút về mộng mị dân chủ- được nhiều trang website tự do đăng tải. Bài viết đã dấy lên dư duận nhiều , thậm chí có những phê phán gay gắt hoặc những nhận định về động cơ của người viết.

Tuần nay đọc đi đọc lại bài của Liên Sơn, định không muốn viết gì về những vấn đề nội bộ đấu tranh dân chủ. Đây là những vấn đề rất dễ gây đụng chạm, có lẽ chính vì thế tác giả bài viết - Nói đôi chút về mộng mị dân chủ - phải dùng bút danh. Thực ra tôi không ngại gì chuyện va chạm. Chỉ nghĩ mình mổ xẻ vấn đề nội bộ đấu tranh, bọn dư luận viên nhảy vào xâu xé, nên vì thế cố gắng né tránh đến mức tối đa.

https://www.danluan.org/tin-tuc/20140830/lien-son-noi-chut-ve-mong-mi-dan-chu#comment-127597

Bài viết của Liên Sơn chia làm 3 phần, tác giả tô đậm từng mục.

Phần 1 sùng bái cá nhân.
Mục đầu tác giả nói về sự tôn sùng cá nhân và đưa ra ví dụ về các nhân vật như Bùi Hằng, Minh Hạnh, Phương Uyên, Cù Huy Hà ...trước tiên phải khẳng định có sự tôn sùng những nhân vật này như tác giả đã đặt ra. Nhưng có một điều quan trọng là sự tôn sùng đó có ở thời điểm nào.? Đây là mấu chốt cần chính xác.

Mời đọc thêm

Thứ Sáu, 5 tháng 9, 2014

Rơi Lệ Ngày Quốc Khánh

Alan Phan - 2 Sep 2014 - “Không ai có thể chạy trốn khỏi những hệ quả từ lựa chọn của mình – Nobody ever did, or ever will, escape the consequences of his choices – Alfred Montapert“.

Tôi quay về lại Saigon vào ngày đại lễ 2/9 của Việt Nam. Mặc cho những lố nhố của đám đông, tôi vẫn tìm ra một nơi yên tĩnh để đọc emails, lướt Net đọc tin, và đọc xong chương cuối của cuốn tiểu thuyết về Brasil thời hiện đại. Một người bạn gởi 1 bài viết của tác giả Nguyễn Hoa Lư về “ngậm ngùi rơi lệ” đăng trên báo Tuổi Trẻ (tiếc là đã bị rút xuống). Tôi gần làm rớt chiếc IPad khi đọc đến đoạn này,

“Một quan chức cao cấp của Ban Tuyên giáo T.Ư, ông Vũ Ngọc Hoàng, đã có một phát biểu gây ấn tượng mạnh [1] :“Cách đây bốn, năm mươi năm, VN và Hàn Quốc có trình độ phát triển tương đương. Sau mấy mươi năm, tôi rà lại tư liệu thì thấy Hàn Quốc hiện có khoảng 90.000 người sống tại VN và VN cũng có 90.000 người sống ở Hàn Quốc. Chỉ khác nhau ở chỗ hầu hết người Hàn Quốc tại VN làm ông chủ, làm quản lý, còn người VN ở Hàn Quốc thì chủ yếu làm ôsin. Nghe mà xót lòng”.

Mời đọc thêm

HRW: Nhóm Nhà nước Hồi giáo tàn sát dã man 770 binh sĩ Iraq

Hình ảnh trên trang web của phe chủ chiến ngày 14/6/2014 cho thấy các chiến binh nhóm Nhà nước Hồi giáo chĩa súng vào các binh sĩ Iraq bị bắt tại Tikrit.

VOA - 04.09.2014 - Tổ chức nhân quyền quốc tế Human Rights Watch cho biết họ có bằng chứng mới về việc nhóm Nhà nước Hồi giáo đã tàn sát 770 binh sĩ Iraq sau khi chiếm một căn cứ quân sự của Iraq hồi tháng 6. Mời quí vị theo dõi thêm chi tiết qua bài tường thuật của thông tín viên Michael Brown của đài VOA.

Ông Fred Abrahams, phát ngôn viên của tổ chức nhân quyền Human Rights Watch, có bản doanh ở New York, hôm thứ tư nói rằng “sự dã man” của nhóm nhà nước Hồi giáo xúc phạm một cách trắng trợn lương tâm của loài người.

Mời đọc thêm

Thứ Năm, 4 tháng 9, 2014

Trung Quốc mở tour du lịch mới ra Hoàng Sa

VOA - 03.09.2014 - Báo chí nhà nước Trung Quốc loan tin Bắc Kinh đang mở một tuyến mới cho các tàu du lịch đi ra quần đảo Hoàng Sa, trong một hành động khiêu khích thêm nữa đối với Việt Nam sau sự hiện diện gây tranh cãi của giàn khoan Hải Dương 981 từ tháng 5 đến tháng 7 trong khu vực khiến quan hệ Việt-Trung leo thang căng thẳng.

Tân Hoa xã cho hay tàu du lịch mang tên Coconut Princess hôm 2/9 xuất phát từ cảng Tam Á hướng tới quần đảo Hoàng Sa mà cả Việt Nam và Trung Quốc đều nhận chủ quyền.

Trong chuyến đi 4 ngày, khoảng 200 hành khách trên tàu sẽ được ghé thăm các đảo nhỏ, chơi bóng chuyền, lặn, bắt cá, và chụp ảnh cưới.

Mời đọc thêm

Không có tù nhân chính trị được đặc xá 2/9 năm nay?

Trà Mi -VOA - 03.09.2014 - Chưa thấy dấu hiệu có tù nhân chính trị nào được thả trong đợt đặc xá 2/9 năm nay, một trong những dịp phóng thích tù nhân lớn nhất đánh dấu Lễ Độc lập của Việt Nam.

Mọi năm, trước ngày 2/9, truyền thông nhà nước thường công bố tổng số tù nhân được Chủ tịch nước ký lệnh ân xá.

Tuy nhiên năm nay, dù đã qua Ngày Quốc Khánh lần thứ 69, nhưng nhà nước vẫn chưa loan báo số liệu chính thức về những người được phóng thích trên cả nước, chỉ thấy ghi nhận lác đác thống kê ở vài tỉnh-thành.

Tới nay, hy vọng về việc có tù nhân lương tâm được thả dịp này dường như phi thực tế dù gần đây xuất hiện nhiều đồn đoán rằng một trong những nhân vật bất đồng chính kiến được nhiều người biết đến, blogger Điếu Cày, có thể được trả tự do trước thời hạn giữa bối cảnh Việt Nam đang nỗ lực điều đình để gia nhập Hiệp định Tự do Thương mại Xuyên Thái Bình Dương TPP do Mỹ dẫn đầu và kêu gọi Hoa Kỳ dỡ bỏ lệnh cấm vận võ khí sát thương.

Mời đọc thêm

Thăm chị Trần Thị Ngọc Minh

Trần Trung Đạo - Tôi muốn hai gia đình chụp một tấm hình kỷ niệm. Xuân Trầm không biết ý mẹ ra sao vì khuôn mặt chị Minh có nhiều vết cắt bầm và máu chưa tan hết. Nhưng chị Ngọc Minh chỉ vào trái tim mình và nói nguyên văn “nét đẹp của một người phát xuất ở trái tim chứ không phải từ ngoại hình, vóc dáng”. Khi đứng chung nhau chị Ngọc Minh còn dặn mọi người phải cười. Tôi và chị chụp một tấm hình riêng. Tôi cười và chị cũng cười, dĩ nhiên một nụ cười không trọn vẹn khi cả tinh thần và thể xác đều đau.

Một điều vừa phát xuất từ ước muốn riêng tư và cũng vừa do một nhóm thân hữu ở DC và Boston giao phó cho lần đi Vienna này là ghé thăm hỏi sức khỏe chị Trần Thị Ngọc Minh, mẹ của Đỗ Thị Minh Hạnh. Bà xã mua một tấm card “Get Well Soon” và tôi ghi tên những người gởi lời chúc lành chị vào. Tôi vẫn tưởng chị còn nằm bịnh viện nhưng đến Vienna mới biết chị đã được xuất viện vài ngày trước.

Mời đọc thêm

Tại sao các nhà hoạt động bị cấm xuất cảnh?

Cựu tù nhân lương tâm Đỗ thị Minh Hạnh tham gia phong trào ‘Chúng tôi Muốn Biết’.(ngày 31 tháng 8, 2014). danluan.org

Gia Minh - RFA - 03.09.2014 -

Cựu tù nhân lương tâm Đỗ thị Minh Hạnh bị chặn tại sân bay Nội Bài, bị tịch thu hộ chiếu và an ninh làm việc, không cho xuất cảnh sang Áo để thăm mẹ đang bị bệnh nặng. Đây là trường hợp mới nhất công dân bị cấm xuất cảnh tại Việt Nam. Vì sao an ninh lại hành xử một cách tùy tiện như thế?

Người chứng kiến
Cựu tù nhân lương tâm Trương Minh Đức là người đưa Đỗ thị Minh Hạnh ra sân bay vào sáng ngày 3 tháng 9 đề sang Áo theo thị thực nhập cảnh được đại sứ quán nước này cấp, vào lúc 11 giờ 30 trưa kể lại sự việc:

Mời đọc thêm

Thứ Tư, 3 tháng 9, 2014

Đỗ Thị Minh Hạnh bị an ninh sân bay Nội Bài bắt cóc khi đi thăm mẹ bệnh nặng


Đây là đoạn ghi âm cuộc điện thoại của Đỗ Thị Minh Hạnh

Dân Làm Báo - Cập nhật: Theo tin nhà báo Trương Minh Đức, lúc 13:10’ trưa nay, Đỗ Thị Minh Hạnh đã gọi điện thoại thông báo tình hình. Tuy nhiên sau ít phút, cuộc điện thoại bị mau chóng bị chấm dứt, hiện mọi liên lạc với Đỗ Thị Minh Hạnh hoàn toàn bị cắt đứt.

Nhà hoạt động công đoàn Đỗ Thị Minh Hạnh đã bị giữ lại tại sân bay Nội Bài vào lúc 8 giờ sáng hôm nay, ngày 3/9/2014, trong khi chuẩn bị làm thủ tục xuất cảnh lên đường sang Áo thăm Mẹ là bà Trần Thị Ngọc Minh đang bị bệnh nặng. Công an đã tịch thu hộ chiếu của Minh Hạnh và cấm xuất cảnh.

Mời đọc thêm

Thứ Ba, 2 tháng 9, 2014

We Want To Know

MLBVN -  02.09.2014 - Freedom of speech is closely related to free access to information. Every citizen has the right to access information from the State such as national policies, activities of politicians, and/or the operation of the ruling party in all fields: education, environment, health, and social security to national sovereignty. It is one of the most basic rights of the people. 

To provide accurate information, transparency and accountability is the duty of the State. 

On the other hand, the right to access information from the State helps the people to assimilate, evaluate, voice criticism or support. This is the fundamental element of democracy. Ignoring that basic right only exists in anti-democratic and dictatorial regimes.

Have you ever asked the question: do the people have the right to know the terms, the signing of treaties that involve national sovereignty or not? 

Mời đọc thêm

Chúng Tôi Muốn Biết


MLBVN - 02.09.2014 - Tự do ngôn luận liên quan chặt chẽ tự do tiếp cận thông tin. Mỗi người dân đều có quyền tiếp cận những thông tin từ nhà nước như chính sách quốc gia, hoạt động của chính khách nhà nước và/hoặc đảng cầm quyền trên mọi lĩnh vực: giáo dục, môi trường, y tế, an sinh xã hội... đến chủ quyền quốc gia. Đó là một trong những quyền hết sức cơ bản của người dân.

Cung cấp thông tin chính xác, minh bạch và có trách nhiệm là bổn phận của nhà nước.

Ngược lại, quyền tiếp cận thông tin từ nhà nước giúp người dân có thể tiếp thu, đánh giá, lên tiếng phê bình hay ủng hộ. Đây là yếu tố nền tảng của dân chủ. Động thái phớt lờ quyền cơ bản đó chỉ có ở những thể chế phản dân chủ, độc tài.

Mời đọc thêm

Những điều gian trá của đảng CSVN về cái gọi là “di chúc” của Hồ







Phan Châu Thành - Danlambao - Mấy hôm nay trên các báo lề đảng rộ lên các bài ca ngợi cái gọi là “di chúc” của Hồ, thấy “chướng” quá nên tôi xin có mấy dòng vạch ra năm điều dối trá chính của CSVN liên quan di chúc Hồ để các bạn cùng góp ý thêm.

Điều gian trá thứ nhất: Sự chứng kiến của Duẩn?

Hồ để lại 3 bản di chúc dở dang viết vào tháng 5 các năm 1965, 1968 và 1969, và CSVN/Lê Duẩn đã chọn công bố bản di chúc 1965 “vì có chứng kiến của đồng chí TBT Lê Duẩn” Tạm bỏ qua chuyện di chúc sau phải có hiệu lực thay di chúc trước, chúng ta xem lại sự “chứng kiến” Hồ viết di chúc ngày 15 tháng 5 năm 1965 của Duẩn có thực không?

Mời đọc thêm

Đặc phái viên Lê Hồng Anh và 'vật bất ly thân' mang sang Trung Cộng



Bạn đọc Danlambao - Trong chuyến đi Bắc Kinh gặp chủ tịch Trung Cộng Tập Cận Bình, thường trực ban bí thư CSVN Lê Hồng Anh luôn kè kè theo bên người một vật bất ly thân là xấp giấy in những lời đã được soạn sẵn.

Ông Lê Hồng Anh đi Trung Quốc trong tư cách là đặc phái viên của TBT Nguyễn Phú Trọng - người trước đó đã bị Tập Cận Bình từ chối tiếp sau khi căng thẳng tại Biển Đông leo thang.

Video do đài truyền hình trung ương Trung Quốc (CCTV) ghi lại cho thấy ông Lê Hồng Anh dùng tay giữ chặt xấp giấy bên mình khi ngồi đối diện với Tập Cận Bình. 

Mời đọc thêm

Tuyên Cáo của Tuổi Trẻ Việt Nam