Thứ Tư, 17 tháng 9, 2014

Quốc hội đã bị tiếm quyền?

Quốc hội quy định trong Hiến pháp 1992 rằng mình là cơ quan duy nhất có quyền lập pháp.
Share
Luật sư Ngô Ngọc Trai - Hiến pháp 2013 có hai điểm thụt lùi cho thấy trong một thời gian dài Quốc hội đã yếu kém để cho Chính phủ lấn quyền. Và nay người ta sửa đổi hiến pháp cho phù hợp với thực tế, một cách để hợp thức việc làm sai trước đó.

Ai được quyền lập pháp?

Hiến pháp 2013 sửa bỏ đi nội dung Quốc hội là cơ quan duy nhất có quyền lập hiến và lập pháp, thay vào đó viết rằng Quốc hội thực hiện quyền lập hiến, quyền lập pháp.

Lý giải đưa ra là việc lập hiến có cả sự tham gia của người dân cho nên nói chỉ duy nhất Quốc hội thực hiện quyền lập hiến là không đúng do vậy bỏ đi từ duy nhất.

Mời đọc thêm

Thứ Ba, 16 tháng 9, 2014

Bản Cáo trạng về Tội Ác Giết Người Tập Thể 1953-1956 của đảng CSVN

Theo DanLamBaoShare
I. Bản chất và tên gọi: Bản chất hành động của đảng CSVN là một cuộc giết người tập thể quy mô, có chủ trương, chính sách dẫn đến thảm họa 172.000 người dân Việt Nam bị tàn sát. Lần đầu tiên trong lịch sử Việt Nam đã xảy ra một cuộc "người Việt giết người Việt" ở tầm mức như thế. Đây cũng là một hành vi phạm tội ác chống nhân loại.

Cuộc tàn sát này là một đại kế hoạch có mục tiêu nhất quán, xuyên suốt từ đầu đến cuối:

- Tiêu diệt tầng lớp trí thức, người giàu theo chủ trương đấu tranh giai cấp triệt để của cộng sản quốc tế.

- Thiết lập nền tảng cho chính sách độc tài đảng trị lâu dài - khủng bố người dân và áp đặt nỗi sợ hãi bao trùm lên toàn xã hội, làm tê liệt mọi ý chí phản kháng của quần chúng để duy trì vai trò thống trị tuyệt đối của đảng cộng sản.

Mời đọc thêm

Hà Nội hay Sài Gòn, đâu 'đáng sống' hơn?


Share
BBC - 11 tháng 9, 2014 - 'Tôi cho Sài Gòn 2 điểm và Hà Nội 1 điểm', đó là phần cho điểm của một khách mời tham dự cuộc tọa đàm trực tuyến của BBC với các khách mời hôm 11/9/2014 với chủ đề "Hà Nội hay Sài Gòn, ở đâu đáng sống hơn?". 
Từ Sài Gòn, hôm thứ Năm, khi được hỏi ở đâu dễ sống, dễ làm ăn, dễ thở và đáng sống hơn giữa hai đô thị này, Tiến sỹ Alan Phan, blogger và nhà phân tích kinh tế, tài chính, nhận xét với BBC rằng cả hai thành phố với ông đều 'xấu xí' từ kiến trúc, đến cơ sở hạ tầng và 'tệ hại' về môi trường sống. 

Mời đọc thêm

HRW công bố phúc trình đầu tiên về nạn công an VN bạo hành

Human Rights Watch nói phúc trình sắp công bố phơi bày hàng loạt các vi phạm của công an Việt Nam mà Hà Nội muốn che đậy.
Share
Trà Mi-VOA - 15.09.2014 - Tổ chức Theo dõi Nhân quyền quốc tế Human Rights Watch sẽ mở họp báo công bố phúc trình mới về tình trạng tra tấn, bạo hành trong ngành công an Việt Nam.

Phó Giám đốc phụ trách khu vực Châu Á thuộc Human Rights Watch, diễn giả chính của buổi họp báo, cho hay sự kiện này được tổ chức vào sáng ngày 16/9 tại Câu lạc bộ Ký giả Nước ngoài ở Bangkok, Thái Lan. Ông Phil Robertson nói:

Mời đọc thêm

Thứ Hai, 15 tháng 9, 2014

Hải Phòng náo loạn vì 600 người cai nghiện phá trại, tràn vào trung tâm thành phố

Danlambao Share - Chiều tối ngày 14/9/2014, Hải Phòng rơi vào tình trạng hỗn loạn sau khi xảy ra vụ 600 người đang cai nghiện ma túy tại "Trung tâm Giáo dục lao động xã hội Hải Phòng" (thuộc xã Gia Minh, huyện Thủy Nguyên, Hải Phòng) phá cổng trại giam, tràn cả vào thành phố.

Có tin nói rằng, nguyên nhân xuất phát từ việc cán bộ trại tự ý nâng thời gian cưỡng bức cai nghiện từ 2 năm lên thành 4 năm, cộng với tình trạng ngược đãi đã dẫn đến vụ vỡ trại lúc 16 giờ chiều cùng ngày.

Sau khi xảy ra vụ phá trại, lực lượng công an đã được huy động nhằm chốt chặn một số tuyến đường, đồng thời bắc loa kêu gọi người dân đóng chặt cửa.

Video và hình ảnh trên các mạng xã hội cho thấy đoàn người cai nghiện lên tới hàng trăm thanh niên đi bộ dưới lòng đường, có công an sắc phục theo dõi và bám sát. 

Mời đọc thêm

Chủ Nhật, 14 tháng 9, 2014

Triển lãm Cải cách ruộng đất: Làm sao bây giờ?

Nguyễn Tường Thụy:
Share
Chẳng hiểu ai xui khiến thế nào mà Bảo tàng lịch sử quốc gia tự nhiên đi tổ chức phòng trưng bày về cuộc Cải cách ruộng đất “long trời lở đất” cách đây sáu chục năm, mở cửa vào ngày 8/9/2014.

Phàm những gì họ làm đều có mục đích cả, chứ không phải bày ra để chơi.

Vâng, mục đích là đây: theo Ông Nguyễn Văn Cường, Giám đốc Bảo tàng Lịch sử Quốc gia thì “Bảo tàng muốn hướng tới là những thành tựu của cuộc cải cách ruộng đất đã mang lại cho nhà nước mới được thành lập, cho người dân Việt Nam nghèo khổ đang từ phận nô lệ mất nước được hưởng thành quả cách mạng đó”. 

Tuy nhiên, mới qua mấy ngày đầu, mục đích của Bảo tàng có vẻ như không đạt được. Dấu ấn kinh hoàng của Cải cách ruộng đất ở miền Bắc đã ghi quá sâu vào ký ức những người dân Việt Nam. Hẳn là không nhiều người tìm đến phòng trưng bày để xem nông dân Việt Nam được hưởng thành quả của Cải cách ra sao. Có vẻ như người ta không hào hứng về việc này khi chuyện chia ruộng thì ai cũng biết và ai cũng biết sau đó, ruộng đất lại được gom vào HTX. Khi mô hình HTX thất bại, ruộng đất được chia lại để rồi lại tập trung vào quan chức nhà nước và những người giàu có. Người ta đến triển lãm còn vì tò mò, muốn biết xem thái độ của nhà cầm quyền đối với CCRĐ ra sao, họ nhìn nhận thế nào hay hướng người xem nhìn nhận thế nào?

Mời đọc thêm

Thứ Bảy, 13 tháng 9, 2014

Suy ngẫm về cải cách ruộng đất





Nguyễn Văn Thạnh - Share

1. Trên đời có 3 điều không thể chống được: tuổi già, cái chết và sự thật. Cải cách ruộng đất dù đã lùi xa hơn 60 năm nhưng nó là một sự thật hiển nhiên. Quyền lực có thể bẻ cong, che giấu sự thật nhưng quyền lực có lúc thịnh lúc suy còn sự thật mãi là sự thật. Đảng CSVN dù có quyền khuynh đảo thế gian (trong nước VN) nhưng không thể che dấu được sự thật. Họ (ĐCS) còn món nợ với ít nhất hàng ngàn oan hồn.

2. Cải cách ruộng đất-có hai cách làm: Nhiều ý kiến cho rằng, phê phán sai lầm CCRĐ phải nhìn vào hoàn cảnh lịch sử. Họ viễn dẫn nước ta khi đó là một nước nông nghiệp nhưng ruộng đất tập trung phần lớn vào tay địa chủ, người cày không có ruộng. Họ lấy nạn đói năm Ất Dậu -1945- để chứng minh rằng cải cách ruộng đất là điều phải làm để người dân có ruộng cày, không bị bóc lột, không bị chết đói. Từ lý lẽ này họ cho rằng CCRĐ là một thành quả của cách mạng, còn sai lầm thì khó tránh khỏi. Tính ra công vẫn nhiều hơn tội.

Mời đọc thêm

Nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa: Không ai 'quản chế' được tự do

Danlambao - Trao đổi với Danlambao ngay sau khi ra tù, nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa tỏ ra lạc quan, tin tưởng vào con đường đã chọn. Ông khẳng định sẽ tiếp tục theo đuổi lý tưởng đấu tranh đến cùng.
Share
Lúc 23 giờ đêm ngày 11/9/2014, người tù bất khuất Nguyễn Xuân Nghĩa đã về đến nhà riêng tại 828 Trường Chinh, phường Quán Trữ, Kiến An, Hải Phòng.

Đây là hình ảnh đầu tiên của ông Nguyễn Xuân Nghĩa sau 6 năm chịu cảnh tù đày nghiệt ngã.

Nhà văn 65 tuổi cho biết, lúc 8h giờ sáng cùng ngày, công an đã áp giải ông vào từ trại giam An Điềm, Quảng Nam đưa về địa phương tại Hải Phòng để "quản chế". Ngoài mức án 6 năm tù giam, ông Nghĩa sẽ tiếp tục bị cấm đi khỏi nơi cư trú trong thời gian 3 năm.

Mời đọc thêm

Thứ Sáu, 12 tháng 9, 2014

Dân oan vây hãm khiến triển lãm ‘cải cách ruộng đất’ phải đóng cửa đột ngột

Bạn đọc Danlambao - Cuộc triển lãm về ‘Cải cách ruộng đất 1946-1957’ tại Hà Nội đã phải đột ngột đóng cửa trước sự vây hãm của hàng trăm dân oan mất đất.

Tin từ các trang facebook cho biết, sáng ngày 11/9/2014, đông đảo nông dân Dương Nội cùng nheo kéo đến Bảo tàng lịch sử quốc gia (25 Tông Đản, Hoàn Kiếm, Hà Nội) để yêu cầu được xem triển lãm.

Mời đọc thêm

Người đàn bà khỏa thân gào khóc trước trụ sở thanh tra chính phủ


Trang facebook Phe Áo Đỏ vừa chia sẻ đoạn video ghi lại cảnh một người phụ nữ khỏa thân gào khóc đến lạc giọng ngay trước trụ sở tiếp dân của trung ương đảng và thanh tra chính phủ (Hà Đông - Hà Nội).

Người phụ nữ lớn tuổi đã gào khóc đến lạc giọng khi nói về những nỗi oan khuất của mình. Sau lưng bà, một người mặc áo dân phòng thản nhiên bước ngang qua như không có chuyện gì xảy ra.

Mời đọc thêm

Triển lãm CCRĐ: Khoét thêm vết thương để bao che tội ác? Phần II


Nhà địa chủ và nhà nông dân. Photo by JB. NguyenHuuVinh

J.B. Nguyễn Hữu Vinh - 11.09.2014 - Thật ra, trước khi đến tham dự cuộc Triễn lãm này, hẳn nhiên là mọi người dân Việt Nam từ già đến trẻ không ai không ít nhất một vài lần trong đời đã được nghe, được nói đến sự rùng rợn, sự bất nhân trong cuộc CCRĐ đã từng xảy ra trên đất nước ta. Thế nên, việc người ta đến, để xem, để tham quan, tham dự không chỉ là việc xem nó ra sao, mà điều cơ bản là để xem thái độ nhìn nhận với những tội ác đã gây ra như thế nào.

Mời đọc thêm

Triển lãm CCRĐ: Khoét thêm vết thương để bao che tội ác? - Phần I

Cải cách ruộng đất 1946-1957. File photo

J.B Nguyễn Hữu Vinh - 10.09.2014 - Tôi sinh ra sau khi cuộc “Cải cách ruộng đất” được thực hiện xong. Khi tôi có chút hiểu biết thì những sự kiện đã xảy ra trước đó cả chục năm vẫn hàng ngày, hàng giờ được nhắc lại như một nỗi kinh hoàng. Nỗi kinh hoàng đó không phải là bom rơi, đạn lạc, người chết hay lũ lụt... mà nó hiển hiện và tồn tại trong từng công việc, từng cách nghĩ, việc làm của người dân Việt Nam đã chịu ảnh hưởng từ “cuộc cách mạng long trời lở đất” trước đó được gọi là “Cải cách ruộng đất”.
“Long” và “lở”

Ở cuộc cách mạng đó, điều duy nhất đạt được thành công rõ nét nhất, chính là sự phá hủy nhanh chóng một nền văn hóa Việt Nam được xây dựng qua cả ngàn năm và thường xuyên được coi là nền văn hiến quý báu từ lâu đời.

Mời đọc thêm

Thứ Năm, 11 tháng 9, 2014

Đảng cộng sản, chính quyền Việt Nam: một tập đoàn phản quốc

Lê Quốc Tuấn - Bất chấp những trở ngại với Hoa Kỳ trong tiến trình cải thiện mối quan hệ hai nước vì những thành tích vi phạm các quyền con người, Hà Nội lại vừa gửi một thông điệp mới ra cộng đồng quốc tế cũng như với người "đối tác chiến lược" Hoa Kỳ qua vụ án nhà hoạt động Bùi thị Minh Hằng cùng các đồng sự của bà, từ giam giữ quá hạn đến án phạt nặng nề bằng quy kết một tội danh ngụy tạo trong phiên xử thô thiển vụng về ngày 25 tháng 8, 2014 tại Đồng Tháp. Hành động tệ hại ấy đã khiến chỉ không đầy vài giờ sau khi án phạt được đưa ra, văn phòng Đại sứ Hoa Kỳ tại Hà Nội đã đưa ra lời "quan ngại sâu sắc", một cử chỉ ngoại giao thay cho lời chỉ trích, biểu hiện thất vọng của Hoa Kỳ với chính quyền Việt Nam.

Ngay trong không khí đó, Lê Hồng Anh, sứ thần đặc biệt của TBT Nguyễn Phú Trọng đã đến tận Bắc Kinh để khẳng định với Trung Quốc rằng Việt Nam muốn “khôi phục và thúc đẩy quan hệ hai Đảng, hai nước phát triển lành mạnh”.

Tất cả diễn ra sau khi mối quan hệ giữa hai đảng, hai nước Việt Trung đã xuống đến mức thấp nhất kể từ sau cuộc chiến tranh biên giới năm 1979 và tiến trình cải thiện bang giao với Hoa Kỳ vừa lên đến mức cao nhất kể từ sau chiến tranh VN năm 1975.

Mời đọc thêm

Đặng Chí Hùng đến bến Tự Do



Cập nhật: Ngay khi đặt chân đến Canada, Đặng Chí Hùng gửi lời cảm ơn các cá nhân, tổ chức đã hỗ trợ anh đến được bến bờ tự do, như Lao Động Việt, Radio Đáp Lời Sông Núi, Ân xá Quốc tế, HRW, RSF... 

'Đặc biệt là những độc giả trên Danlambao và các website khác đã quan tâm, lo lắng trong lúc tôi bị cầm tù. Đó là điều tôi rất hạnh phúc. Một lần nữa, cám ơn tất cả mọi người đã yêu thương và coi tôi như một người thân trong gia đình', Đặng Chí Hùng cho biết.

Mời đọc thêm

Thứ Tư, 10 tháng 9, 2014

Cuộc triển lãm những oan hồn

Dân Làm Báo - Thêm một lần nữa đảng thiên tài Cộng sản chọn cách vớt vát “ánh hào quang đen tối” của quá khứ bằng việc tổ chức cuộc triển lãm “Cải cách ruộng đất 1946 -1957” vào ngày 8/09/2014 tại Bảo tàng Lịch sử Quốc gia, số 1 Tràng Tiền, 25 Tông Đản, Hà Nội. Một lần nữa hệ thống truyền thông lề đảng được huy động để ca ngợi những “thành tựu” mà công cuộc cải cách ruộng đất mang lại những hệ lụy “long trời lỡ đất” cho hơn 175 nghìn oan hồn người dân Việt và tang thương cả triệu con cháu của họ sau đó.

Trong thông cáo gửi đi Bảo tàng Lịch sử Quốc gia cho hay:

“Cuộc trưng bày chuyên đề Cải cách ruộng đất 1946-1957 là một hoạt động góp phần tuyên truyền, giáo dục cho đông đảo tầng lớp nhân dân, đặc biệt thế hệ trẻ nhận thức đúng hơn về cuộc cách mạng ruộng đất trong tiến trình cách mạng giải phóng dân tộc ở nước ta những năm 1946-1957. Qua đó củng cố niềm tin, niềm tự hào về Đảng, Chính phủ và sự nghiệp cách mạng của nhân dân Việt Nam trong thời kỳ đổi mới, xây dựng và phát triển đất nước hiện nay”.

Mời đọc thêm

Việt Nam : Tọa đàm về Kiểm điểm nhân quyền bị chính quyền làm khó

Tọa đàm về UPR ngày 05/09/2014 tại Dòng Chúa Cứu thế, quận 3, TP Hồ Chí Minh. VRNs

Trọng Thành - Hôm thứ Sáu 05/09/2014, tại Dòng Chúa Cứu thế, TP Hồ Chí Minh, đã diễn ra cuộc Tọa đàm để phổ biến các kết quả của cơ chế Kiểm điểm định kỳ về nhân quyền toàn cầu (UPR) năm 2014 của Việt Nam, do liên minh ba nhóm xã hội dân sự tổ chức. Nhiều tổ chức xã hội dân sự độc lập Việt Nam và đại diện các sứ quán Hoa Kỳ, Úc, Thụy Sĩ đã tham dự. Khách sạn New World - nơi Tọa đàm dự định tổ chức - buộc phải từ chối thực hiện hợp đồng do chính quyền áp lực. Một số khách mời bị an ninh ngăn cản.

Cuộc Tọa đàm mang tên “UPR Việt Nam : Tiến trình – Tiềm năng và Thực tiễn” do ba tổ chức xã hội dân sự thực hiện : Diễn đàn Xã hội Dân sự, Phong trào Con đường Việt Nam và Văn phòng Công lý-Hòa bình. Đây là tọa đàm đầu tiên về UPR mở ra cho công chúng rộng rãi, kể từ khi Việt Nam hoàn thành cuộc Kiểm điểm lần 2 tại Genève hồi tháng 6/2014.

Mời đọc thêm

Thứ Ba, 9 tháng 9, 2014

Alert: Activist Truong Minh Duc attacked by security agents

CTV Danlambao - Translated by Như Ngọc -Danlambao - The activist and freelance journalist Truong Minh Duc is allegedly assaulted by a dozen of plainclothes police in a brutal attack around 2 p.m. on Sept. 08, 2014, at Kham Thien, Dong Da district in Hanoi, while taking a taxi with Do Thi Minh Hanh, Truong Van Dung, and Tran Thi Nga heading to the Public Security Headquarters to find out why Hanh was banned from leaving the country to visit her ailing mother in Austria.

Along the way, the activists had been closely chased by plainclothes security agents. When their taxi arrived at Kham Thien, a motorbike suddenly cut it off forcing it to stop, then a dozen of men rushed in to carry out the terror attack. The men dragged the taxi driver and Duc from the front passenger seat out of the taxi and brutally beat him. Duc collapsed on the street but the men reportedly continued to kick him, inflicting head and major injuries on his body.

Mời đọc thêm

Báo động: Nhà báo Trương Minh Đức bị mật vụ CS đánh đập tàn bạo


Nhà báo Trương Minh Đức tường thuật lại vụ hành hung và lời kể của nhân chứng

CTV Danlambao - Lúc 14 giờ chiều nay, 8/9/2014, nhà báo tự do Trương Minh Đức đã bị hàng chục tên công an cộng sản chặn đường đánh đập hết sức dã man tại khu vực số 63 Khâm Thiên, quận Đống Đa, Hà Nội.

Trước đó, nhà báo Trương Minh Đức cùng với Đỗ Thị Minh Hạnh, Trương Văn Dũng, Trần Thị Nga lên cùng một chiếc taxi. Theo dự định, mọi người sẽ cùng đến trụ sở bộ CA Hà Nội (số 7, Nguyễn Đình Chiểu) để chất vấn hành vi ngăn chặn việc xuất cảnh của Đỗ Thị Minh Hạnh.

Mời đọc thêm

Ai còn có niềm tin đối với Đảng?

Hòa Ái - RFA - 04.09.2014 - Trong những ngày kỷ niệm mùa thu năm 1945 và 69 năm ngày Quốc khánh, mùng 2/9, một lần nữa, vai trò lãnh đạo của Đảng CSVN được truyền thông tập trung ca ngợi. Thế nhưng niềm tin của dân chúng cũng như của chính các đảng viên có thay đổi hay không sau gần 7 thập niên?

“Lỗi là ở gốc rễ”

Truyền thông trong nước những ngày qua đồng loạt đăng tải thông tin nhắc nhớ về cuộc Cách mạng Tháng Tám năm 1945 do Đảng CSVN lãnh đạo đã làm nên một trang sử vẻ vang, giải phóng nhân dân VN khỏi chế độ thực dân, phong kiến. Nước VNDCCH được ông Hồ Chí Minh tuyên bố thành lập vào ngày 2/9/1945 với một Nhà nước của dân và vì dân. Chủ tịch nước Trương Tấn Sang nhấn mạnh trong một bài viết nhân dịp kỷ niệm ngày Quốc Khánh sau 69 năm rằng chỉ sợ nhân dân mất niềm tin vào Đảng chứ không sợ bất cứ một thế lực nào, dù là hung bạo nhất. Ông Trương Tấn Sang còn nhắc lại câu nói của Nguyễn Trãi “làm lật thuyền mới biết sức dân mạnh như nước” cũng như ông Hồ Chí Minh từng nói “dân là gốc” cho nên mối quan hệ máu thịt, sinh tử giữa Đảng với nhân dân phải được chăm lo ở tầm cao mới, chất lượng mới để đất nước phồn vinh và trường tồn.

Mời đọc thêm

Thứ Hai, 8 tháng 9, 2014

Trường Sa của chúng ta sẽ bị uy hiếp

Nguyễn Trọng Vĩnh - Bauxite Việt Nam - Khi Trung Quốc đưa giàn khoan Hải Dươg 981 vào thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của chúng ta, nhân dân ta phẫn nộ đấu tranh quyết liệt, báo chí dư luận thế giới phê phán như tát nước vào mặt Trung Quốc, tiếc rằng lãnh đạo Việt Nam đã bỏ lỡ cơ hội kiện Trung Quốc. Rát mặt quá, giới cầm quyền Trung Quốc tạm rút giàn khoan đi nơi khác để tình hình lắng dịu xuống. Nhưng âm mưu của Trung Quốc đối với Biển Đông không thay đổi, họ vẫn dựa vào cái “lưỡi bò” phi lý, phi pháp của họ để tuyên bố chủ quyền biển, đảo của họ trong đó và họ vẫn từng bước lặng lẽ tiếp tục hành động...

Trung Quốc là kẻ cướp đất, cướp biển, Việt Nam là nạn nhân, Trung Quốc là kẻ mạnh, đặc phái viên của TBT Nguyễn Phú Trọng đi cầu hòa là ở thế yếu. Thông thường thì trong đàm phán, kẻ mạnh thường áp đặt điều kiện cho kẻ yếu. Ví dụ như trong đàm phán về lập lại quan hệ bình thường ở Thành Đô, do Việt Nam ở thế yếu nên sau khi đoàn về, phía lãnh đạo ta không còn đả động gì đến cuộc xâm lược của Trung Quốc vào các tỉnh biên giới của ta năm 1979, đến cuộc đánh chiếm điểm 1509 trong huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang. Không truy tặng liệt sĩ cho bộ đội chiến đấu hy sinh năm ấy và 64 cán bộ chiến sĩ hy sinh năm 1988 ở Gacma. Không ai chăm sóc mồ mả và hương khói cho các liệt sĩ, sau đó là Bộ Trưởng Ngoại giao đầy tài năng Nguyễn Cơ Thạch đã sớm biết rõ dã tâm của Trung Quốc, mất chức.

Mời đọc thêm

Tuyên Cáo của Tuổi Trẻ Việt Nam