Người Đưa Tin - Danlambao - Để thúc đẩy tiến trình dân chủ hóa đất nước đòi buộc phải đa nguyên đa đảng. Một khi cộng sản còn độc tài toàn trị bằng điều bốn HP thì việc tự ra tranh cử không có giá trị và đạt được mục tiêu xây dựng dân chủ. Đã là cộng sản thì bản chất như nhau, khát vọng quyền lực biến người theo cộng sản nhìn đâu cũng thấy kẻ thù, kể cả đồng chí, đồng đảng, đồng bọn cộng sản đều chung ý thức giết lầm hơn bỏ sót (1) đã có từ thập niên 40, tiền đề cho "cuộc cách mạng long trời lở đất" do Hồ Chí Minh chủ xướng trong CCRĐ. Cũng như Lê Đức Thọ lúc sinh thời đã từng khẳng định "Luật là tao -Tao là luật" (2), điều đó cho thấy các kiến nghị cũng như đơn thư tố cáo đối với đảng cộng sản chỉ là trò đùa không hơn kém. Hành động khuyến khích người dân tẩy chay bầu cử thiết thực hơn là tuyên bố của một vài cá nhân tự ra ứng cử, khi biết chắc, biết trước nhà cầm quyền cộng sản không thể chấp nhận. Hành động mà biết trước kết quả không hay thì nên chuyển hướng là điều cần thiết.
Thứ Hai, 15 tháng 2, 2016
Chủ Nhật, 14 tháng 2, 2016
Dân chủ và kỷ cương
Ông Nguyễn Phú Trọng bỏ lá phiếu đầu tiên bầu Trung ương khóa 12 tại Hà Nội, ngày 26/1/2016. |
Nguyễn Hưng Quốc - Chỉ trong một cuộc họp báo kéo dài 30 phút, Nguyễn Phú Trọng đã tự mâu thuẫn với chính ông khi, một mặt, khoe khoang tính chất dân chủ của chế độ, mặt khác, lại đề cao cái gọi là kỷ cương với cách hiểu là nhất nhất đều phải tuân theo sự lãnh đạo của đảng. Vậy mà ông có vẻ kiêu hãnh về “trình độ lý luận” của mình ghê lắm (khi ông cho tổng bí thư phải là người miền Bắc và có… lý luận!)
Chán.
Thứ Bảy, 13 tháng 2, 2016
Nguyễn Phú Trọng chia rẽ Nam Bắc
Ngô Nhân Dụng - Nếu ai còn nghi ngờ dân Hà Nội đã nói oan khi đánh giá ông Nguyễn Phú Trọng là “Lú như Trọng,” nên đọc bài diễn văn của ông Trọng Lú khi trình diện Bộ Chính Trị mới, năm 2016, sẽ hết nghi.
Trước ống kính truyền hình cho cả nước coi, ông Nguyễn Phú Trọng tuyên bố đảng của ông sẽ tiếp tục “vận dụng sáng tạo, phát triển chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội...”
Thứ nhất, chủ nghĩa Mác-Lênin đã chết từ lâu rồi, sau khi đã làm kiệt quệ cả kinh tế lẫn đời sống tinh thần của hãng tỷ con người. Ngay ở Trung Quốc bây giờ, bọn lãnh đạo cũng không còn tin ở chủ nghĩa đó nữa. Họ chăm chỉ học tập cách làm ăn theo chủ nghĩa tư bản thế kỷ 19.
Thứ hai, Hồ Chí Minh không bao giờ nhận mình có “tư tưởng.” Ông đã nói rằng tất cả những gì cần viết đã có Mao Trạch Ðông viết hết cả rồi, chính ông ta không cần suy nghĩ thêm nữa. Ông thỏa mãn với địa vị “Mao Nhỏ” (Tiểu Mao) nên cho bồi bút ca ngợi mình: “Bác Mao không ở đâu xa, Bác Hồ ta đó chính là Bác Mao.”
Thứ Sáu, 12 tháng 2, 2016
Nguyễn Phú Trọng sẽ bị đánh bại trong vòng 5 tháng tới?
Dante - Dân Luận - Sau đại hội XII của Đảng nhiều người đã không thể dấu được vẻ tiếc nuối khi nhìn thấy sự đăng quan của ông Nguyễn Phú Trọng trong cuộc chơi có thể nói rằng đã được ông ta dàn sếp đâu vào đó. Và nhìn ông Nguyễn Tấn Dũng. Người được đặt nhiều kỳ vọng sẽ mang lại nhiều thay đổi cho bộ mặt quốc gia.
Nhìn vào cuộc đấu đá vừa diễn ra người ta cũng không thể hiểu được chuyện gì đang sảy ra, khi ông Dũng năm lần bảy lượt xin rút lui trong khi được nhiều phiếu ủng hộ ông vào trung ương. Không hiểu tại sao một người giàu tham vọng chính trị và quyết đoán như ông Dũng lại có thể nhượng bộ một kẻ lú lẫn giáo điều như ông trọng như thế.
Thứ Năm, 11 tháng 2, 2016
Hãy thôi say sưa tự ca ngợi mình
Ảnh: Daidoanket.vn |
TuanVietnam.net - Không lấy gì làm lạ khi hội nhập diễn ra trước tiên là ở lĩnh vực kinh tế. Nhưng liền ngay sau đó, lĩnh vực văn hóa cũng bị cuốn vào. Ta dễ thấy ngay những phản ứng mang tính “tự vệ” của rất đông những người lo lắng cho số phận nền văn hóa dân tộc mình có thể bị thui chột.
Từ khi các “xa lộ thông tin” băng thông rộng, các tập đoàn kinh tế xuyên quốc gia, các tuyến vận tải hàng không xuyên lục địa hình thành và liên kết với nhau ở mọi nơi trên thế giới, trái đất chúng ta bỗng biến thành một “ngôi làng” thực sự. Một trận động đất hay sóng thần ở Nhật Bản, một vụ xả súng giết người hàng loạt ở Paris nước Pháp cũng ngay lập tức khiến cả nhân loại bàng hoàng.
Toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế đã trở thành quá trình rộng khắp, không thể một ai với ý muốn chủ quan, duy ý chí có thể ngăn chặn được. Không lấy gì làm lạ khi quá trình này diễn ra trước tiên là ở lĩnh vực kinh tế. Nhưng liền ngay sau đó, lĩnh vực văn hóa cũng bị cuốn vào quá trình này. Ta dễ thấy ngay những phản ứng mang tính “tự vệ” của rất đông những người lo lắng cho số phận nền văn hóa dân tộc mình có thể bị thui chột.
Thứ Tư, 10 tháng 2, 2016
Tết Bính Thân không quên Mậu Thân Huế
Phạm Trần - Danlambao - Cách nay 48 năm, truyền thống Tết của Dân tộc Việt Nam đã bị người Cộng sản nhuộm máu đỏ khắp lãnh thổ Việt Nam Cộng hòa với cuộc tấn công quân sự từ đêm Giao thừa (31/1/1968), sau đó biến thành chiến dịch quân sự kéo dài đến hết năm 1968.
Người Cộng sản gọi đó là “cuộc tiến công nổi dậy và vận động quần chúng nổi dậy chiếm chính quyền”, nhưng không hề có cuộc nổi dậy nào của người dân miền Nam. Cũng không có bất cứ thị trấn hay thành phố nào của miền Nam bị quân Cộng sản chiếm đóng vĩnh viễn.
Quan trọng hơn, không có nhóm dân Việt Nam Cộng hòa (VNCH) nào đã bỏ đất, bỏ nhà để chạy về phía Cộng sản mỗi khi quân Cộng sản tràn đến.
Thương vong đôi bên, kể cả của Quân đồng Đồng minh của VNCH gồm Hoa Kỳ, Hàn Quốc, Thái Lan, Úc, New Zealand, đã nằm yên trong quá khứ. Những con số không thể kiểm chứng chính xác cũng đã mục nát trong lòng đất.
Nhưng mỗi khi Tết đến, không người dân nào của VNCH lại không nhớ đến nỗi kinh hoàng của các vụ lính Cộng sản thảm sát và chôn tập thể người dân Huế, diễn ra từ sáng sớm ngày 31/01/1968. Sau đó tiếp tục kéo dài trong 26 ngày giao tranh giành quyền làm chủ Huế với Quân đội VNCH và Hoa Kỳ.
Thứ Ba, 9 tháng 2, 2016
Tết, cho những ai còn mẹ
Nhạc sỹ Tuấn Khanh - Những ngày cuối năm, khi đang ngang con đường đó, tôi vẫn thấy chiếc xe đẩy, đựng lỉnh kỉnh những những món đồ vá – sửa xe của chị, người đàn bà mà tôi có dịp trò chuyện trong một lần xe cán đinh, vô tình ghé lại.
Sài Gòn, trung tâm thành phố những ngày thường, cái góc nhỏ của chị vốn đã bé mọn, vào những ngày vắng vẻ của ai về nhà nấy đón năm mới, cái góc nhỏ ấy lại càng lẻ loi hơn. Chị Đa, tên của người đàn bà làm nghề vá – sửa xe ấy, nhiều năm đã không còn về quê nữa. Chị chọn đón Tết trong căn phòng trọ thuê ở tận quận Tân Phú, xa nơi chị làm việc đến gần 15 cây số đường đi, mỗi ngày.
Một trưa nắng đến điên người, xe lại bị xì bánh, tôi đẩy xe đến góc đường đó và được chị mời chào vá xe. Ngồi nhìn đôi bàn tay thoăn thoắt của người đàn bà giấu mình vào khẩu trang, nón trùm và áo khoác dày cộm để chống lại cái nắng Sài Gòn, có lẽ ai cũng không khỏi ngạc nhiên vì sao công việc rất ‘đàn ông’ ấy, lại được một phụ nữ đảm đương một cách hoàn hảo như vậy. Trò chuyện mới biết chị Đa đi từ Thanh Hoá vào Nam lập nghiệp từ lúc còn trẻ. Cuộc sống nghèo khổ khiến người chồng bỏ đi lúc chị đang có 2 con nhỏ. Thế là chị thay vào công việc của người chồng để nuôi con. Hơn 15 năm sống ở nhà trọ, vá xe trên vỉa hè, chị chọn vùng đất này là nơi để sông sót và hy vọng.
Thứ Hai, 8 tháng 2, 2016
Ly rượu mừng
CanhCo - Tết năm nay có lẽ niểm vui chan hòa cho mọi người khắp nơi là được nghe chung, nghe chính thức, nghe mà không sợ bị bảo là nghe nhạc vàng, nhạc phản động, nghe mà ai ai cũng cùng tắc lưỡi: sao mà hay thế?
Hay, nhưng mãi 40 năm sau chúng ta mới được thưởng thức vị ngọt tinh thần thay cho pháo cho mứt tết ấy. Ca khúc Ly rượu mừng của Phạm Đình Chương người miền Nam ai ai cũng biết trước năm 1975 bây giờ gần hai thế hệ sau cả nước mới được biết. Có điều lạ, tuy đã già như thế nhưng bài hát vẫn làm người ta lâng lâng, trái tim mở ra với trời đất vào xuân. Không ai cảm thấy sự gượng gạo, lên gân dù một chữ trong tác phẩm xứng danh “bất hủ” này.
Tiếng hát như chính mình, từng người một trong xã hội lắng nghe lời chúc của nhau. Lắng nghe tiếng nói nhân văn trong những ngày đầu năm mới. Từng mạch máu trong ta chuyển động và đó là lý do mà Ly rượu mừng vẫn tinh khôi như ngày đầu tiên khi nó ra đời vào năm 1952.
Chủ Nhật, 7 tháng 2, 2016
Linh mục Phê-rô Phan Văn Lợi: Đảng Cộng sản Việt Nam là một đảng cướp
Lời giới thiệu: Từ tháng 8/1945 khi cướp được chính quyền, Đảng Cộng sản Việt Nam đã thực hiện cai trị đất nước bằng nền chuyên chính vô sản - một chế độ độc tài toàn trị khắc nghiệt - các quyền làm người, các nguồn tài nguyên của đất nước, tài sản của nhân dân bị cướp đoạt. Việt Nam ngày càng lún sâu vào con đường tụt hậu so với các nước trong khu vực và trên thế giới. Đời sống người dân lao động ngày càng khó khan, cơ cực.
Từ thành phố Huế, Linh mục Phê-rô Phan Văn Lợi đã tố cáo những thủ đoạn cướp đoạt thô bạo của đảng cộng sản và khẳng định đảng CSVN là một đảng cướp.
Cuộc phỏng vấn do nhà báo Trần Quang Thành thực hiện.
Nhà báo Trần Quang Thành: Thưa linh mục Phan Văn Lợi. Việt Nam ta suốt 70 năm qua đã chịu sự thống trị của đảng CSVN. Ở miền Bắc là 70 năm, ở miền Nam là 40 năm. Người CSVN khi lên cầm quyền ở VN, họ rất tự hào về chuyện họ đã cướp được chính quyền. Chữ “cướp” của họ, họ rất tự hào. Linh mục nghĩ sao về việc “cướp” của đảng CS? Khác thế nào với những việc cướp khác?
Linh mục Phan Văn Lợi: Kính thưa Quý vị, về việc đảng CS tự hào đã “cướp”, chúng ta có nhiều điều để nói. Tôi xin được trình bày qua hai điểm chính. Thứ nhất là nhận xét chung về việc cướp của đảng CS, và thứ hai là đối tượng cướp, tức là đảng CS đã cướp những gì của Dân tộc VN.
Thứ Bảy, 6 tháng 2, 2016
Tết và những mảnh đời TPB/VNCH bất hạnh
Cánh Dù lộng gió - Danlambao - Lại một cái tết sắp sửa đến. Nàng Xuân hớn hở khoe sắc giữa muôn vàn mai đào. Mọi nhà mọi người vui tươi tấp nập đi sắm đồ tết, kẻ vác, người xách, nhà nào cũng đầy ắp trái cây bánh mức, thịt thà. Năm nay cũng như mọi năm, một nhóm anh em Thương Phế Binh, kẻ cụt tay, cụt chân, người đui mù lại hẹn nhau ăn tết dưới gầm cầu.
Cái nóng bức của Sài Gòn cùng với bụi bặm quyện vào thân xác của những con người này tạo thành mùi khó chịu cho những ai bất chợt đi ngang qua.
Tắm ư? Thỉnh thoảng dăm ba hôm ghé công viên nịnh hót mấy công nhân chăm sóc cây cảnh, tắm ké được một chút, thay bộ đồ rách, nhờ nước tưới cây giặt hối hả bộ quần áo cho kịp khô bỏ vào cái ba lô cũ rồi lại lang thang trên đường.
Năm nay nhờ Dòng Chúa Cứu Thế tổ chức Tri Ân, các anh em TPB bất ngờ gặp nhau hẹn hò nên quân số tăng lên nhiều hơn. Những nụ cười méo mó hằn thêm những nếp nhăn đã thể hiện phần nào những gian truân, khổ sở, đau đớn vì những vết thương tái phát khi tuổi già sức yếu, nhất là ăn uống khem khổ, thất thường, bữa no, bữa đói, mất sức đề kháng, bệnh dễ dàng hành trở lại.
Thứ Sáu, 5 tháng 2, 2016
Ly rượu mừng - Hợp ca Asia
Đất nước ơi hà cớ gì?
Mà hồn Xuân héo biệt “Ly Rượu Mừng”!
Kính chúc các Bạn những ngày Tết quê nhà đầm ấm vui tươi...với “Ly Rượu Mừng” nồng ấm.
TiengNoiViDan
Xuân Bính Thân 2016
Thứ Năm, 4 tháng 2, 2016
Dân chủ đến thế này là cùng
Phạm Nhật Bình - Một ngày sau khi được Trung ương đảng khóa XII dồn đến gần 100% phiếu mà ông Trọng gọi là “bất ngờ” để giữ ghế tổng bí thư thêm một nhiệm kỳ, ông Trọng đã có một số phát biểu khiến mọi người ngao ngán trong cuộc họp báo sáng 28 Tháng Giêng vừa qua.
Ông không tiếc lời biện bạch và tán tụng cuộc bầu cử của đảng mà ông cho là dân chủ 100%, hơn hẳn một số quốc gia. Dĩ nhiên ông không nêu tên đó là những quốc gia nào, có nằm trong hệ thống độc quyền chính trị như Việt Nam không.
“Dân chủ thế này là cùng, không thể dân chủ gì hơn”, ông tuyên bố chắc như đinh đóng cột. Vậy thử hỏi, dân chủ thế nào là cùng?
Khái niệm thông thường được hiểu dân chủ là “dân làm chủ” qua hành động sử dụng quyền bầu cử để bầu lên người đại diện cho mình điều hành đất nước. Nhưng Việt Nam dưới chế độ độc đảng, quyền hành tập trung vào tay một số người và được che giấu dưới một khẩu hiệu mỹ miều: “Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, Nhân dân làm chủ.”
Thứ Tư, 3 tháng 2, 2016
Một đảng viên cao niên từ bỏ đảng cộng sản
GS TS Nguyễn Đình Cống
|
RFA - Một đảng viên cộng sản cao niên, giáo sư Nguyễn Đình Cống, công khai lên tiếng từ bỏ đảng. Ông yêu cầu xóa tên ông trong danh sách kể từ ngày 3 tháng 2 năm nay. Đây cũng là ngày đảng cộng sản Việt Nam mừng ngày ra đời.
Giáo sư Nguyễn Đình Cống từng có nhiều bài góp ý cho đảng. Ông kêu gọi từ bỏ chủ nghĩa Mác- Lê nin mà theo ông không còn phù hợp.
Trong cuộc nói chuyện với Gia Minh, trước hết ông cho biết quyết định từ bỏ đảng cộng sản được ấp ủ từ lâu, nhưng kỳ đại hội 12 vừa qua với những diễn tiến không đáp ứng yêu cầu như ‘giọt nước tràn ly’ để dứt khoát với đảng mà ông từng hơn 30 năm tham gia.
Thứ Ba, 2 tháng 2, 2016
Một Đại hội thích chơi đồ cổ
Bùi Tín - Thế là Đại hội XII đã họp xong, với nhiều pha kịch tính thót tim đối với nhiều người trong cuộc và phe nhóm, cùng với nhiều chuyện mới lạ khác thường cho nhiều nhà quan sát xa gần.
Trước hết, cảnh hội trường lạ lùng không giống đâu, như còn sống trong thế kỷ 19 hay 20. Trung tâm trên cao là hình 2 ông Tây râu rậm gắn vào nhau, một ông Đức, một ông Nga, chưa ai hề biết đến Việt Nam. Trong thế kỷ trước, hàng trăm đảng CS dùng 2 hình ảnh này, nhưng nay thì nó rất hiếm ngay cả ở Đức và ở Nga, may ra chỉ còn trong các bảo tàng. Ngay cả Trung Quốc, Bắc Triều Tiên, Cuba cũng hết dùng từ hơn 30 năm nay. Ngắm cảnh Hội trường mà buồn thê thảm. Nay chỉ còn độc có Việt Nam là ưa dùng đồ cổ lỗ như vậy. Thật đáng buồn và cũng đáng buồn cười.
Lại vẫn còn cờ búa liềm nay cũng cực hiếm, nông dân nay lái máy cày, máy kéo, công nhân còn ai cầm búa, toàn dùng máy điện, máy tính hiện đại.
Thứ Hai, 1 tháng 2, 2016
Chặng đường lên voi xuống chó của Nguyễn Tấn Dũng và ảnh hưởng của Tập Cận Bình trong bàn cờ chính trị Việt Nam
Vũ Đông Hà - Danlambao - Ngày 10/01/2015, tại Hội nghị TƯ 10, BCHTƯ lấy phiếu tín nhiệm Bộ Chính trị và Ban Bí thư. Trong số 20 người được bình bầu, Nguyễn Tấn Dũng đứng đầu bảng, Trần Đại Quang xếp hạng 7, Nguyễn Phú Trọng đứng thứ 8, Nguyễn Xuân Phúc gần cuối sổ ở thứ 15.
Hơn 1 năm sau, Nguyễn Tấn Dũng bị BCT và BCHTƯ loại ra khỏi bàn cờ quyền lực. Nguyễn Phú Trọng tiếp tục là Tổng Bí thư, Trần Đại Quang sửa soạn ngồi vào ghế Chủ tịch nước và kẻ đứng gần cuối sổ tín nhiệm năm trước bây giờ được chọn là Thủ tướng, sẽ thay thế Nguyễn Tấn Dũng.
Điều gì đã xảy ra trong khoảng thời gian từ tháng 1/2015 đến tháng 1/2016?
Chủ Nhật, 31 tháng 1, 2016
Đảng CSVN vẫn tiếp tục chúi đầu vào cái sọt rác để vớt lên cái chủ nghĩa Mác Lê Nin mà nhân loại đã vứt bỏ
Đặng Xương Hùng - “Chúng tôi đã lường trước được rằng, dù ông Trọng, ông Dũng hay bất cứ ông nào, nắm chức TBT thì họ vẫn kiên định theo lối cũ mà thôi. Có chăng dân tình ngây thơ, lại một lần nữa hùa lên háo hức bởi những câu phát biểu mị dân, một vài tháng sau khi nhận chức, như kiểu ông Trọng đã làm vào đầu năm 2011.
Các ông kiên định được chẳng qua là vì các ông không hoặc chưa có gì mới để thế vào cái cũ, và là vì các ông còn nghĩ các ông vẫn còn cơ để kiên định. Dân tình vẫn ngoan ngoãn để các ông làm chuột bạch trong cuộc thử nghiệm điên rồ nhất trong lịch sử nhân loại, mà chính ông Trọng đã xác định, hàng trăm năm nữa cuộc thử nghiệm này vẫn chưa kết thúc”.
Thứ Bảy, 30 tháng 1, 2016
Sự vô cảm của tầng lớp trung lưu và những con cừu bị vặt lông nhiều nhất
Nguyễn Xích Long - Dân Luận - Không khí đòi hỏi dân chủ, nhân quyền sôi động ở VN hiện nay đang tác động đến đông dảo dân chúng việt nam và qua vở tuồng 12 vừa rồi ít nhất chúng ta cũng thấy những biểu hiện tích cực là số người quan tâm đến chính trị và thời cuộc đã tăng vọt, số người đưa ra ý kiến đủ các chiều hướng đa dạng phong phú cũng tăng vọt. Tuy nhiên trong xã hội vẫn còn một lớp người thờ ơ vô cảm không những không quan tâm đến đấu tranh dân chủ mà còn khuyên can gạt bỏ các ý kiến đấu tranh dân chủ, họ có biết đâu chính họ tầng lớp trung lưu đang là những con cừu mục tiêu béo nhất của chế độ độc đảng độc quyền ăn cướp tham nhũng này.
Thứ Sáu, 29 tháng 1, 2016
Bộ chính trị khoá 12 có gì mới?
Nguyễn Văn Tuấn - Dân Luận - Tôi lại sắp làm phiền một số bạn khi trả lời câu hỏi trên, vì sẽ có một câu trả lời ... nhạy cảm. Thật tình, dù không muốn bị tẩy não, nhưng vẫn khó mà tránh được những bàn luận chung quanh những kết cục của đại hội XII của đảng CSVN. Một trong những kết cục đó là thành phần trong Bộ chính trị. Khi so sánh với BCT XI, tôi thấy BCT XII có hai cái mới liên quan đến phân bố vùng miền và trình độ học vấn.
BCT Khoá XII có 19 người, tăng 3 người so với BCT Khoá XI. Nhưng điểm đáng chú ý là nhìn vào danh sách thấy rất nhiều người miền Bắc. Thật vậy, trong số 19 người thì có đến 14 người (tức gần 3/4) là từ miền ngoài. Trong khi đó, BCT XI, có 9/16 (hay 56%) là người miền Bắc. Nói cách khác, tỉ lệ uỷ viên BCT XII từ miền Bắc tăng 31% so với BCT XI. Thật ra, sự phân bố trên cũng khá phù hợp với thực tế là 70% đảng viên là người miền Bắc (1).
Thứ Năm, 28 tháng 1, 2016
Dân chủ ư, ngạc nhiên ư ông Trùm?
Nguyễn Quang A - Mình cố tránh xem, nghe các ông ấy nói xạo để khỏi bị stress. Tối qua tham gia một tọa đàm của BBC đành phải xem 2 clip mà lộn cả ruột. Để tự bảo vệ sức khỏe của mình, xả ra cho bớt điên tiết.
Chuyện các ông ấy, nhất là ông Trùm, đánh tráo khái niệm, dối trá là bản chất cố hữu của họ và việc ông nói về "dân chủ", "kỷ cương" và "sự ngạc nhiên" chỉ là việc bộc lộ thêm mà thôi.
1) Dân chủ ư? Dân chủ có 2 khía cạnh cơ bản là cạnh tranh và tham gia. Trong đảng của các ông thì ông dùng thủ đoạn, thao túng bằng quy chế 244 và dùng "kỷ cương" để cấm hay vô hiệu hóa sự ứng cử của những người ông không ưa. Thế là chỉ có sự cạnh tranh bẩn thỉu (thay cho cạnh tranh lành mạnh các ông dùng cách bần tiện trên mạng để mạt sát hạ bệ nhau) và sự tham gia đã bị ông loại bỏ bằng thủ đoạn và cái đó cả thế giới gọi là PHẢN DÂN CHỦ ông Trùm ạ, chứ không phải dân chủ. Các ông đã đầu độc dân tộc này bằng sự đánh tráo khái niệm, tội ấy to lắm đấy.
Thứ Tư, 27 tháng 1, 2016
Những ai đã phản bội ông cha
Nguyễn Đình Cống - "Từ trên 70 tuổi (từ năm 2006 trở đi) tôi bớt sợ dần và từ năm 2013 trở đi đã vượt qua được sự sợ hãi nên mới công khai viết một số bài phê phán và vận động từ bỏ CNML"...
Ông cha của phần đông chúng ta đã theo Đảng Cộng sản, tôn sùng Chủ nghĩa Mác Lênin (CNML), làm CM để giành độc lập, mang tự do, dân chủ, hạnh phúc cho nhân dân. Nhiều người đã hy sinh xương máu. Thế mà giờ đây có một số người phê phán và đòi từ bỏ CNML, đòi xóa hoặc đổi tên đảng Cộng sản. Những người như vậy liệu có phản bội lại sự hy sinh của thế hệ ông cha, liệu có vi phạm vào đạo lý “Uống nước nhớ nguồn, ăn quả nhớ người trồng cây”? Đó là vấn đề được nhiều bạn trẻ đặt ra yêu cầu giải đáp. Tôi viết để trả lời câu hỏi đó.