Thứ Ba, 23 tháng 2, 2016

Tại sao CSVN không dám thoát Trung

Cánh Dù lộng gió - Danlambao - Trước tiên là Hồ Chí Minh, người đã được Trung Cộng gài vào giả danh Nguyễn Ái Quốc, được CSVN rêu rao là "Tìm đường cứu Nước". HCM có rất nhiều biệt danh, mà chỉ có 3 tên gốc khác nhau làNguyễn Tất Thành tức là Nguyễn Ái Quốc người đã chết trong nhà tù Hongkong.Hồ Quang là một thiếu tá Bát Lộ Quân trong quân đội Tưởng sau nhập vào Trung Cộng. Hồ Tập Chương là một người đã có vợ và một con gái tên là Hồ Tố Mai bên Trung Cộng rất thân với vợ chồng Chu Ân Lai. Vì thế mà khi HCM nói thèm vịt quay Bắc Kinh thì Chu Ân Lai đã cho một chuyên cơ chở qua tận tay cho HCM. Chính mối quan hệ này đã chống lưng và tạo điều kiện để HCM muốn gì được nấy, xin cố vấn và súng đạn của Trung Cộng để chống Pháp và Mỹ sau này.

Khi đã gài HCM vào đứng đầu CSVN tại VN, thì thỉnh thoảng HCM lại về lại Trung Cộng để xin thỉnh ý của Mao Trạch Đông, vì đã có câu "Ai sai thì sai chứ bác Mao có sai bao giờ". 
Mời đọc thêm

Thứ Hai, 22 tháng 2, 2016

Thắng cuộc không phải là thắng cử!

Th.S Nguyễn Tiến Trung - Gần đây trong giới hoạt động dân chủ đã rộ lên phong trào động viên nhau tự ứng cử vào quốc hội.

Có thể nói đây là một bước tiến cả về nhận thức và phương cách đấu tranh dân chủ.

Mọi người không thụ động tẩy chay bầu cử nữa mà chủ động tham gia vào các thiết chế quyền lực nhà nước.

Song song với điều đó, những tiếng nói yêu cầu cho người Việt Nam ở nước ngoài được thực hiện quyền ứng cử, bầu cử cũng vang lên.

Không phải chỉ giới hạn trong giới du học sinh hoặc lao động Việt Nam tại nước ngoài, mà cả Việt kiều, những người chưa từ bỏ quốc tịch Việt Nam cũng cần phải được thực hiện quyền làm chủ của mình.
Mời đọc thêm

Chủ Nhật, 21 tháng 2, 2016

Tuyệt vọng và bất lực

Nguyễn Hưng Quốc - Tuần rồi, tôi gặp một số người quen từ Việt Nam sang Úc chơi. Hầu hết đều là người miền Nam và thuộc giới khoa bảng, có bằng cấp cao và hiện giảng dạy tại các trường đại học lớn ở Việt Nam. Lúc chuyện trò, chẳng hiểu sao, câu chuyện lại hướng về Đại hội đảng lần thứ XII vừa mới kết thúc.

Điều khiến tôi ngạc nhiên vô cùng là không ai có vẻ hiểu biết gì về đại hội ấy. Người ta biết rất lờ mờ về kết quả bầu cử; về chuyện ai đi ai ở lại; về chuyện trong Bộ Chính trị hay Ban Chấp hành Trung ương có bao nhiêu người; và hoàn toàn không biết gì về những cuộc đấu đá giữa Nguyễn Phú Trọng và Nguyễn Tấn Dũng. Với chút ngượng nghịu, họ thú nhận là họ không biết gì nhiều. Rồi, cũng với chút ngượng nghịu, họ phân bua: Họ không để ý theo dõi. Không đợi tôi hỏi, họ phân bua tiếp: Ông nào lên, ông nào xuống thì Việt Nam cũng vẫn thế. Không có gì thay đổi cả. Biết vậy thì quan tâm để làm gì? Thì giờ, người ta để dành cho việc kiếm sống. Rảnh, thì rủ bạn bè ra quán, nhậu. Vậy thôi.
Mời đọc thêm

Thứ Bảy, 20 tháng 2, 2016

Cộng sản Việt Nam sẽ sụp đổ, đó là lời khẳng định

Nguyên Thạch - Danlambao - Những nhà đấu tranh nên thu thập và cung cấp nhiều hơn nữa về những vụ việc như: Tham nhũng, hố sâu cách biệt trong cuộc sống giữa sự giàu có của các quan chức nắm quyền do với dân nghèo khốn khó, những hình ảnh đàn áp, đánh đập, giết hại... đưa lên hệ thống thông tin công chúng để những người nắm chính quyền của các nước sở tại hiểu được, thấy được bằng những hình ảnh cụ thể hơn và từ đó có những suy nghĩ cũng như những tầm nhìn chính xác hơn mà mỗi người dân Việt Nam là một chiến sĩ thông tin góp phần sức của mình một cách thiết thực.

*

Theo dòng thời gian Sau những tháng năm suy nghĩ, tôi cũng như rất nhiều người đã nghiệm ra rằng: Tình hình Việt Nam sẽ thay đổi, sự thay đổi vô cùng to tát, mát lòng dân, thuận ý Trời đó là sự sụp đổ của cộng sản Việt Nam. Suy nghĩ này không đơn thuần chỉ là niềm hy vọng thông thường, lại càng không phải là những điều tiên đoán của một kẻ mù sò voi hay của một chiêm tinh gia mà là của một người được tạo hóa ban cho thứ cảm nhận cao cho những gì sắp xảy ra chung quanh cuộc sống. Với tâm nguyện luôn ước mong cho một Quê Hương sớm thoát khỏi ách tròng cộng sản đầy mụ mị trong nghèo đói, với một tâm hồn luôn đau đáu cho một đất nước đã chìm ngập trong mịt mù không tương lai đến các thế hệ kế tiếp của dân tộc thì sự trăn trở luôn thôi thúc bản thân suy nghĩ về vận mạng của đất nước cùng con đường giải cứu đồng bào ruột thịt sớm thoát khỏi ách nạn cộng sản này.
Mời đọc thêm

Thứ Sáu, 19 tháng 2, 2016

Phóng viên VTV đội mũ giống lính Trung Quốc 1979 trong ngày 17/2

Ảnh chụp màn hình Bản tin thời sự lúc 18h ngày 17/2/2016 của VTV8


Đa Nguyên - Đà Nẵng, DL - Phóng viên Diệu Quỳnh của đài VTV8 đội một chiếc mũ giống lính Trung Quốc xâm lược 1979 trên bản tin 18h ngày 17/2/2016, ngày tưởng niệm 37 năm cuộc chiến tranh biên giới Việt Trung.

Sáng ngày 17/2/2016, ở TpHCM vòng hoa tưởng niệm Chiến tranh Việt Trung bị giật tan nát, thì ngay chiều tối hôm đó anh Bùi Tuấn Lâm phát hiện đài VTV8 phát bản tin lúc 18h có hình ảnh cô phóng viên đội chiếc mũ giống lính Trung Quốc. Hình ảnh này xuất hiện trong phần giới thiệu đội thuyền buồm Đà Nẵng cập cảng Đà Nẵng kết thúc giải đua thuyền buồm thế giới Clipper.
Mời đọc thêm

Thứ Năm, 18 tháng 2, 2016

Sunnylands Summit 2016: Chẳng nên mua bán gì, khi chưa có được tự do thông tin

Thủ tướng VN Nguyễn Tấn Dũng (trái) tham dự Thượng Đỉnh Mỹ - ASEAN tại Sunnylands, California hôm 15/2/2016. AFP photo
Tuấn Khanh - Tại hội nghị thượng đỉnh Sunnylands: Các quan chức Hà Nội cần phải cam kết cải thiện tự do thông tin để đổi lấy các thỏa thuận thương mại.

Tổng thống Obama là người chủ trì cuộc gặp các nhà lãnh đạo của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) ở Sunnylands, California trong hai ngày 15 Tháng 2 và 16. Việt Nam là một trong nhiều nước tham dự đã ký được Hiệp định Đối tác Kinh tế Chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP) vào ngày 4 tháng 2 vừa qua. Giờ thì các câu chuyện liên quan đến TPP chắc chắn phải là một chủ đề quan trọng tại hội nghị thượng đỉnh, và Tổng thống Obama ắt phải phải tận dụng cơ hội này để làm rõ rằng việc thực hiện của thỏa thuận kinh tế TPP không thể thành công mà thiếu vắng việc nghiêm túc cải thiện nhân quyền trong khu vực.
Mời đọc thêm

Thứ Tư, 17 tháng 2, 2016

Phong trào tự ứng cử vào Quốc hội tại Việt Nam

Nguyễn Hưng Quốc - Trong sinh hoạt chính trị tại Việt Nam, bầu cử Quốc hội là cuộc bầu cử duy nhất người dân được cầm lá phiếu để chọn lựa những người đại diện cho mình trong một tổ chức được xem là có quyền lực cao nhất nước. Quốc hội khoá thứ 14 (nhiệm kỳ 2016-2021) sẽ được bầu vào ngày 22 tháng 5 tới. Người ta dự kiến sẽ có 500 đại biểu được bầu từ 896 ứng cử viên. Trong các đại biểu ấy, người ta cũng dự kiến sẽ có 198 người thuộc trung ương (bao gồm 80 uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương đảng và một số người thuộc các cơ quan chính phủ và Quốc hội) và 302 đại biểu thuộc địa phương. Để có vẻ dân chủ, người ta cũng dự kiến sẽ có khoảng từ 25 đến 50 người ngoài đảng.

Cách thức tổ chức bầu cử Quốc hội như vậy đã có từ lâu. Lần nào người ta cũng cho là “đúng qui trình” và “đúng bài bản”. Tuy nhiên kỳ bầu cử Quốc hội này có một đặc điểm nổi bật chưa từng có trong các cuộc bầu cử khác: đó là sự xuất hiện của cả một phong trào tự ứng cử của một số trí thức đối kháng hoặc độc lập trong nước.
Mời đọc thêm

Thứ Ba, 16 tháng 2, 2016

Chỉ là một đảng cướp toàn diện!!!

Xã luận bán nguyệt san Tự do Ngôn luận - Đại hội cộng đảng lần thứ 12 đã cho toàn dân thấy rõ thêm bộ mặt của thế lực cai trị này. Nó lộ ra qua nhiều điểm. Trước hết, phát biểu xanh rờn “Dân chủ đến thế là cùng” mà Nguyễn Phú Trọng đưa ra khi bế mạc như muốn tổng kết tinh thần cuộc bầu chọn, từ tứ trụ đến bộ chính trị và giàn ủy viên trung ương, câu ấy chẳng che giấu nổi sự kiện đó là một cuộc tranh giành quyền lực đầy lợi ích phe nhóm, toan tính ăn chia và mưu mô thủ đoạn trên chính cơ thể Dân tộc. Thứ đến, việc kiên định học thuyết Mác-Lê, mục tiêu tiến lên chủ nghĩa xã hội, kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và việc bầu lại Trọng Lú làm tổng bí thư chỉ cho thấy đảng quyết tâm bám lấy quyền lực và giữ chắc quyền lợi, bất chấp số phận điêu linh của Đất nước. Cuối cùng, việc chọn bộ trưởng công an giỏi nghề đàn áp và thạo chuyện khinh luật làm chủ tịch nước, cũng như đưa nhiều tướng quân đội và công an vào hàng ngũ lãnh đạo cao cấp nhất của đảng càng bộc lộ não trạng tiếp tục cai trị dân và quản lý nước bằng đàn áp và vũ lực. Những điểm này là cơ hội để nhìn lại và nhìn sâu vào bản chất của cái lực lượng từng hãnh diện “đã cướp được chính quyền”, từng tung hoành trên đất nước hơn 70 năm qua như một đảng toàn trị, đúng hơn như một đảng cướp toàn diện.
Mời đọc thêm

Thứ Hai, 15 tháng 2, 2016

Vấn đề không phải là tự ứng cử mà cần tẩy chay bầu cử Quốc hội cộng sản

Người Đưa Tin - Danlambao - Để thúc đẩy tiến trình dân chủ hóa đất nước đòi buộc phải đa nguyên đa đảng. Một khi cộng sản còn độc tài toàn trị bằng điều bốn HP thì việc tự ra tranh cử không có giá trị và đạt được mục tiêu xây dựng dân chủ. Đã là cộng sản thì bản chất như nhau, khát vọng quyền lực biến người theo cộng sản nhìn đâu cũng thấy kẻ thù, kể cả đồng chí, đồng đảng, đồng bọn cộng sản đều chung ý thức giết lầm hơn bỏ sót (1) đã có từ thập niên 40, tiền đề cho "cuộc cách mạng long trời lở đất" do Hồ Chí Minh chủ xướng trong CCRĐ. Cũng như Lê Đức Thọ lúc sinh thời đã từng khẳng định "Luật là tao -Tao là luật" (2), điều đó cho thấy các kiến nghị cũng như đơn thư tố cáo đối với đảng cộng sản chỉ là trò đùa không hơn kém. Hành động khuyến khích người dân tẩy chay bầu cử thiết thực hơn là tuyên bố của một vài cá nhân tự ra ứng cử, khi biết chắc, biết trước nhà cầm quyền cộng sản không thể chấp nhận. Hành động mà biết trước kết quả không hay thì nên chuyển hướng là điều cần thiết.
Mời đọc thêm

Chủ Nhật, 14 tháng 2, 2016

Dân chủ và kỷ cương

Ông Nguyễn Phú Trọng bỏ lá phiếu đầu tiên bầu Trung ương khóa 12 tại Hà Nội, ngày 26/1/2016.
Nguyễn Hưng Quốc - Chỉ trong một cuộc họp báo kéo dài 30 phút, Nguyễn Phú Trọng đã tự mâu thuẫn với chính ông khi, một mặt, khoe khoang tính chất dân chủ của chế độ, mặt khác, lại đề cao cái gọi là kỷ cương với cách hiểu là nhất nhất đều phải tuân theo sự lãnh đạo của đảng. Vậy mà ông có vẻ kiêu hãnh về “trình độ lý luận” của mình ghê lắm (khi ông cho tổng bí thư phải là người miền Bắc và có… lý luận!)

Chán.
Mời đọc thêm

Thứ Bảy, 13 tháng 2, 2016

Nguyễn Phú Trọng chia rẽ Nam Bắc

Ngô Nhân Dụng - Nếu ai còn nghi ngờ dân Hà Nội đã nói oan khi đánh giá ông Nguyễn Phú Trọng là “Lú như Trọng,” nên đọc bài diễn văn của ông Trọng Lú khi trình diện Bộ Chính Trị mới, năm 2016, sẽ hết nghi. 

Trước ống kính truyền hình cho cả nước coi, ông Nguyễn Phú Trọng tuyên bố đảng của ông sẽ tiếp tục “vận dụng sáng tạo, phát triển chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội...” 

Thứ nhất, chủ nghĩa Mác-Lênin đã chết từ lâu rồi, sau khi đã làm kiệt quệ cả kinh tế lẫn đời sống tinh thần của hãng tỷ con người. Ngay ở Trung Quốc bây giờ, bọn lãnh đạo cũng không còn tin ở chủ nghĩa đó nữa. Họ chăm chỉ học tập cách làm ăn theo chủ nghĩa tư bản thế kỷ 19. 

Thứ hai, Hồ Chí Minh không bao giờ nhận mình có “tư tưởng.” Ông đã nói rằng tất cả những gì cần viết đã có Mao Trạch Ðông viết hết cả rồi, chính ông ta không cần suy nghĩ thêm nữa. Ông thỏa mãn với địa vị “Mao Nhỏ” (Tiểu Mao) nên cho bồi bút ca ngợi mình: “Bác Mao không ở đâu xa, Bác Hồ ta đó chính là Bác Mao.” 
Mời đọc thêm

Thứ Sáu, 12 tháng 2, 2016

Nguyễn Phú Trọng sẽ bị đánh bại trong vòng 5 tháng tới?

Dante - Dân Luận - Sau đại hội XII của Đảng nhiều người đã không thể dấu được vẻ tiếc nuối khi nhìn thấy sự đăng quan của ông Nguyễn Phú Trọng trong cuộc chơi có thể nói rằng đã được ông ta dàn sếp đâu vào đó. Và nhìn ông Nguyễn Tấn Dũng. Người được đặt nhiều kỳ vọng sẽ mang lại nhiều thay đổi cho bộ mặt quốc gia.

Nhìn vào cuộc đấu đá vừa diễn ra người ta cũng không thể hiểu được chuyện gì đang sảy ra, khi ông Dũng năm lần bảy lượt xin rút lui trong khi được nhiều phiếu ủng hộ ông vào trung ương. Không hiểu tại sao một người giàu tham vọng chính trị và quyết đoán như ông Dũng lại có thể nhượng bộ một kẻ lú lẫn giáo điều như ông trọng như thế.
Mời đọc thêm

Thứ Năm, 11 tháng 2, 2016

Hãy thôi say sưa tự ca ngợi mình

Ảnh: Daidoanket.vn
TuanVietnam.net -  Không lấy gì làm lạ khi hội nhập diễn ra trước tiên là ở lĩnh vực kinh tế. Nhưng liền ngay sau đó, lĩnh vực văn hóa cũng bị cuốn vào. Ta dễ thấy ngay những phản ứng mang tính “tự vệ” của rất đông những người lo lắng cho số phận nền văn hóa dân tộc mình có thể bị thui chột. 

Từ khi các “xa lộ thông tin” băng thông rộng, các tập đoàn kinh tế xuyên quốc gia, các tuyến vận tải hàng không xuyên lục địa hình thành và liên kết với nhau ở mọi nơi trên thế giới, trái đất chúng ta bỗng biến thành một “ngôi làng” thực sự. Một trận động đất hay sóng thần ở Nhật Bản, một vụ xả súng giết người hàng loạt ở Paris nước Pháp cũng ngay lập tức khiến cả nhân loại bàng hoàng.

Toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế đã trở thành quá trình rộng khắp, không thể một ai với ý muốn chủ quan, duy ý chí có thể ngăn chặn được. Không lấy gì làm lạ khi quá trình này diễn ra trước tiên là ở lĩnh vực kinh tế. Nhưng liền ngay sau đó, lĩnh vực văn hóa cũng bị cuốn vào quá trình này. Ta dễ thấy ngay những phản ứng mang tính “tự vệ” của rất đông những người lo lắng cho số phận nền văn hóa dân tộc mình có thể bị thui chột.
Mời đọc thêm

Thứ Tư, 10 tháng 2, 2016

Tết Bính Thân không quên Mậu Thân Huế

Phạm Trần - Danlambao - Cách nay 48 năm, truyền thống Tết của Dân tộc Việt Nam đã bị người Cộng sản nhuộm máu đỏ khắp lãnh thổ Việt Nam Cộng hòa với cuộc tấn công quân sự từ đêm Giao thừa (31/1/1968), sau đó biến thành chiến dịch quân sự kéo dài đến hết năm 1968. 

Người Cộng sản gọi đó là “cuộc tiến công nổi dậy và vận động quần chúng nổi dậy chiếm chính quyền”, nhưng không hề có cuộc nổi dậy nào của người dân miền Nam. Cũng không có bất cứ thị trấn hay thành phố nào của miền Nam bị quân Cộng sản chiếm đóng vĩnh viễn.

Quan trọng hơn, không có nhóm dân Việt Nam Cộng hòa (VNCH) nào đã bỏ đất, bỏ nhà để chạy về phía Cộng sản mỗi khi quân Cộng sản tràn đến.

Thương vong đôi bên, kể cả của Quân đồng Đồng minh của VNCH gồm Hoa Kỳ, Hàn Quốc, Thái Lan, Úc, New Zealand, đã nằm yên trong quá khứ. Những con số không thể kiểm chứng chính xác cũng đã mục nát trong lòng đất.

Nhưng mỗi khi Tết đến, không người dân nào của VNCH lại không nhớ đến nỗi kinh hoàng của các vụ lính Cộng sản thảm sát và chôn tập thể người dân Huế, diễn ra từ sáng sớm ngày 31/01/1968. Sau đó tiếp tục kéo dài trong 26 ngày giao tranh giành quyền làm chủ Huế với Quân đội VNCH và Hoa Kỳ.
Mời đọc thêm

Thứ Ba, 9 tháng 2, 2016

Tết, cho những ai còn mẹ


Nhạc sỹ Tuấn Khanh - Những ngày cuối năm, khi đang ngang con đường đó, tôi vẫn thấy chiếc xe đẩy, đựng lỉnh kỉnh những những món đồ vá – sửa xe của chị, người đàn bà mà tôi có dịp trò chuyện trong một lần xe cán đinh, vô tình ghé lại.

Sài Gòn, trung tâm thành phố những ngày thường, cái góc nhỏ của chị vốn đã bé mọn, vào những ngày vắng vẻ của ai về nhà nấy đón năm mới, cái góc nhỏ ấy lại càng lẻ loi hơn. Chị Đa, tên của người đàn bà làm nghề vá – sửa xe ấy, nhiều năm đã không còn về quê nữa. Chị chọn đón Tết trong căn phòng trọ thuê ở tận quận Tân Phú, xa nơi chị làm việc đến gần 15 cây số đường đi, mỗi ngày.

Một trưa nắng đến điên người, xe lại bị xì bánh, tôi đẩy xe đến góc đường đó và được chị mời chào vá xe. Ngồi nhìn đôi bàn tay thoăn thoắt của người đàn bà giấu mình vào khẩu trang, nón trùm và áo khoác dày cộm để chống lại cái nắng Sài Gòn, có lẽ ai cũng không khỏi ngạc nhiên vì sao công việc rất ‘đàn ông’ ấy, lại được một phụ nữ đảm đương một cách hoàn hảo như vậy. Trò chuyện mới biết chị Đa đi từ Thanh Hoá vào Nam lập nghiệp từ lúc còn trẻ. Cuộc sống nghèo khổ khiến người chồng bỏ đi lúc chị đang có 2 con nhỏ. Thế là chị thay vào công việc của người chồng để nuôi con. Hơn 15 năm sống ở nhà trọ, vá xe trên vỉa hè, chị chọn vùng đất này là nơi để sông sót và hy vọng.
Mời đọc thêm

Thứ Hai, 8 tháng 2, 2016

Ly rượu mừng

CanhCo - Tết năm nay có lẽ niểm vui chan hòa cho mọi người khắp nơi là được nghe chung, nghe chính thức, nghe mà không sợ bị bảo là nghe nhạc vàng, nhạc phản động, nghe mà ai ai cũng cùng tắc lưỡi: sao mà hay thế? 

Hay, nhưng mãi 40 năm sau chúng ta mới được thưởng thức vị ngọt tinh thần thay cho pháo cho mứt tết ấy. Ca khúc Ly rượu mừng của Phạm Đình Chương người miền Nam ai ai cũng biết trước năm 1975 bây giờ gần hai thế hệ sau cả nước mới được biết. Có điều lạ, tuy đã già như thế nhưng bài hát vẫn làm người ta lâng lâng, trái tim mở ra với trời đất vào xuân. Không ai cảm thấy sự gượng gạo, lên gân dù một chữ trong tác phẩm xứng danh “bất hủ” này. 

Tiếng hát như chính mình, từng người một trong xã hội lắng nghe lời chúc của nhau. Lắng nghe tiếng nói nhân văn trong những ngày đầu năm mới. Từng mạch máu trong ta chuyển động và đó là lý do mà Ly rượu mừng vẫn tinh khôi như ngày đầu tiên khi nó ra đời vào năm 1952. 
Mời đọc thêm

Chủ Nhật, 7 tháng 2, 2016

Linh mục Phê-rô Phan Văn Lợi: Đảng Cộng sản Việt Nam là một đảng cướp



Lời giới thiệu: Từ tháng 8/1945 khi cướp được chính quyền, Đảng Cộng sản Việt Nam đã thực hiện cai trị đất nước bằng nền chuyên chính vô sản - một chế độ độc tài toàn trị khắc nghiệt - các quyền làm người, các nguồn tài nguyên của đất nước, tài sản của nhân dân bị cướp đoạt. Việt Nam ngày càng lún sâu vào con đường tụt hậu so với các nước trong khu vực và trên thế giới. Đời sống người dân lao động ngày càng khó khan, cơ cực.

Từ thành phố Huế, Linh mục Phê-rô Phan Văn Lợi đã tố cáo những thủ đoạn cướp đoạt thô bạo của đảng cộng sản và khẳng định đảng CSVN là một đảng cướp.

Cuộc phỏng vấn do nhà báo Trần Quang Thành thực hiện.

Nhà báo Trần Quang Thành: Thưa linh mục Phan Văn Lợi. Việt Nam ta suốt 70 năm qua đã chịu sự thống trị của đảng CSVN. Ở miền Bắc là 70 năm, ở miền Nam là 40 năm. Người CSVN khi lên cầm quyền ở VN, họ rất tự hào về chuyện họ đã cướp được chính quyền. Chữ “cướp” của họ, họ rất tự hào. Linh mục nghĩ sao về việc “cướp” của đảng CS? Khác thế nào với những việc cướp khác?

Linh mục Phan Văn Lợi: Kính thưa Quý vị, về việc đảng CS tự hào đã “cướp”, chúng ta có nhiều điều để nói. Tôi xin được trình bày qua hai điểm chính. Thứ nhất là nhận xét chung về việc cướp của đảng CS, và thứ hai là đối tượng cướp, tức là đảng CS đã cướp những gì của Dân tộc VN.

Mời đọc thêm

Thứ Bảy, 6 tháng 2, 2016

Tết và những mảnh đời TPB/VNCH bất hạnh

Cánh Dù lộng gió - Danlambao - Lại một cái tết sắp sửa đến. Nàng Xuân hớn hở khoe sắc giữa muôn vàn mai đào. Mọi nhà mọi người vui tươi tấp nập đi sắm đồ tết, kẻ vác, người xách, nhà nào cũng đầy ắp trái cây bánh mức, thịt thà. Năm nay cũng như mọi năm, một nhóm anh em Thương Phế Binh, kẻ cụt tay, cụt chân, người đui mù lại hẹn nhau ăn tết dưới gầm cầu.

Cái nóng bức của Sài Gòn cùng với bụi bặm quyện vào thân xác của những con người này tạo thành mùi khó chịu cho những ai bất chợt đi ngang qua.

Tắm ư? Thỉnh thoảng dăm ba hôm ghé công viên nịnh hót mấy công nhân chăm sóc cây cảnh, tắm ké được một chút, thay bộ đồ rách, nhờ nước tưới cây giặt hối hả bộ quần áo cho kịp khô bỏ vào cái ba lô cũ rồi lại lang thang trên đường. 

Năm nay nhờ Dòng Chúa Cứu Thế tổ chức Tri Ân, các anh em TPB bất ngờ gặp nhau hẹn hò nên quân số tăng lên nhiều hơn. Những nụ cười méo mó hằn thêm những nếp nhăn đã thể hiện phần nào những gian truân, khổ sở, đau đớn vì những vết thương tái phát khi tuổi già sức yếu, nhất là ăn uống khem khổ, thất thường, bữa no, bữa đói, mất sức đề kháng, bệnh dễ dàng hành trở lại.
Mời đọc thêm

Thứ Sáu, 5 tháng 2, 2016

Ly rượu mừng - Hợp ca Asia



Đất nước ơi hà cớ gì?
Mà hồn Xuân héo biệt “Ly Rượu Mừng”!

Kính chúc các Bạn những ngày Tết quê nhà đầm ấm vui tươi...với “Ly Rượu Mừng” nồng ấm.

TiengNoiViDan
Xuân Bính Thân 2016
Mời đọc thêm

Thứ Năm, 4 tháng 2, 2016

Dân chủ đến thế này là cùng

Phạm Nhật Bình - Một ngày sau khi được Trung ương đảng khóa XII dồn đến gần 100% phiếu mà ông Trọng gọi là “bất ngờ” để giữ ghế tổng bí thư thêm một nhiệm kỳ, ông Trọng đã có một số phát biểu khiến mọi người ngao ngán trong cuộc họp báo sáng 28 Tháng Giêng vừa qua.

Ông không tiếc lời biện bạch và tán tụng cuộc bầu cử của đảng mà ông cho là dân chủ 100%, hơn hẳn một số quốc gia. Dĩ nhiên ông không nêu tên đó là những quốc gia nào, có nằm trong hệ thống độc quyền chính trị như Việt Nam không.

“Dân chủ thế này là cùng, không thể dân chủ gì hơn”, ông tuyên bố chắc như đinh đóng cột. Vậy thử hỏi, dân chủ thế nào là cùng?

Khái niệm thông thường được hiểu dân chủ là “dân làm chủ” qua hành động sử dụng quyền bầu cử để bầu lên người đại diện cho mình điều hành đất nước. Nhưng Việt Nam dưới chế độ độc đảng, quyền hành tập trung vào tay một số người và được che giấu dưới một khẩu hiệu mỹ miều: “Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, Nhân dân làm chủ.”
Mời đọc thêm

Tuyên Cáo của Tuổi Trẻ Việt Nam