Thứ Tư, 28 tháng 9, 2016

Sài Gòn "thất thủ" hay bộ xây dựng sẽ "được mùa"?


Trần Nhật Phong - Sáng thứ hai đầu tuần thức dậy, tôi đã phải “choáng” với những hình ảnh Sài Gòn “đẫm lệ” y như trong cuốn phim “Noah” của Hollywood. Dân Sài Gòn không biết nên khóc hay cười. Mấy đứa em thuộc dạng “gàn”, “bựa” thì inbox với những lời lẽ đầy phản động “TP HCM đã dành được giải đứng đầu thế giới về sáng tạo thành phố xây dựng trên biển trong tương lai”.

Nhìn những hình ảnh ngập nước của Sài Gòn, tôi không tưởng tượng sau 40 năm “giải phóng”, người dân ở Sài Gòn lại chứng kiến sự “biến tướng dị dạng” của Sài Gòn trở thành một mảnh đất trong thuyết “Noah” của kinh thánh. 

Vì đâu nên nỗi? Dường như mỗi người đều tự đặt cho họ câu hỏi, và rồi câu trả lời “Kệ M… Cứ để cho đảng và nhà nước lo”. 

Cứ mỗi trận mưa thì Sài Gòn lại ngập lụt, nước mưa thoát chổ nào khi các hệ thống cống rãnh dưới thời “Pháp thuộc” đã bị “lấp” vì nhiều nguyên do, xây dựng lấn mặt đường, phá hủy những kiến trúc bị cho là “xuống cấp” sẵn dịp “lấp” luôn ống cống. 

Trong một xã hội minh bạch, văn minh như Hoa Kỳ, bất kỳ một dự án xây dựng nào, chính quyền địa phương cũng có những đòi hỏi cơ bản, đường dẫn ống nước đến chỗ dự án xây dựng ra sao? Ống cống thoát nước dơ thiết kế thế nào? Các đường lộ dẫn vào dự án có đủ cho xe cứu hỏa chạy vào và chạy ra hay không? Hệ thống điện sẽ chôn dưới đất như thế nào cho an toàn? Các nguyên liệu tối thiểu cho an toàn là gì? Đó là chưa kể mỗi địa phương do địa chất khác nhau mà đặt ra qui định độ sâu của các hạ tầng cơ sở, để có thể chống đỡ mức độ động đất vừa phải, có nhiều địa phương còn khó khăn trong vấn đề môi trường, sinh thái của dự án, thậm chí còn buộc các công ty xây dựng mua bảo hiểm, để bảo đảm sự đền bù cho môi trường xung quanh, nếu trong quá trình xây dựng xảy ra tai nạn, tóm lại các qui định đều nhắm vào 2 mục tiêu, bảo vệ sinh mạng con người và bảo vệ môi trường sinh sống.
Mời đọc thêm

Thứ Ba, 27 tháng 9, 2016

Để Việt Nam đừng mỗi ngày là một quốc tang


Nhà văn Võ Thị Hảo - Vì sao ta phải cảm ơn những đồng bào đã không quản thiệt thòi hy sinh để đưa sự thật đến cho công chúng và đấu tranh để bảo vệ công lý?

Một bàn tay không che nổi thân mạng

Bạn có đủ nước mắt để khóc cho tất cả những đồng bào VN đang đã và phải chịu vô vàn đau khổ do nhà cầm quyền mang tới và nạn mất nước?

Không chỉ mất nước, mà là dân ta đang phải chịu nạn diệt chủng. Bàn tay mỗi người quá nhỏ bé, chẳng che nổi cho thân mạng chính mình. Vì vậy, muôn triệu bàn tay người VN phải cùng nắm chặt để cùng nhau sống sót. Công lý quốc tế cũng luôn bắt nhịp cùng muôn triệu bàn tay ta.

Man rợ, lạc hậu, bệnh tật, ngác ngơ què quặt, tuyệt vọng và quay ra giết nhau, cướp của nhau, trước hết là lừa đảo và giết người thân...Còn thảm họa nào hơn thế nữa không?

Chúng ta thấy khắp VN nơi nơi cá chết, từ sinh vật đại dương đại dương tới ao hồ sông suối! Bạn có thấy nơi đâu trên thế giới này như VN, nơi cả nước nơi nơi là những siêu thị ung thư do độc hại đủ mặt, đủ kiểu- mà độc hại này từ nước láng giềng TQ mang tới, trên con tàu khổng lồ mà người cầm lái đưa tới để giết đồng bào mình là nhà cầm quyền?!

Chúng ta thấy VN mỗi ngày cần phải đưa đám hàng chục, thậm chí cả trăm người đã chết, cả trăm người dự bị chết vào hôm sau. Mỗi ngày và mọi ngày.

Chết! Còn hơn cả một nước đang có chiến tranh. Không kịp đưa đám đâu người chết. Lẽ ra ngày nào cũng phải mở mấy quốc tang vì số lượng người VN chết oan quá nhiều.

Xác dân bó bao tải vì ai?

Nhưng quốc tang thì chẳng bao giờ mở cho dân chết, dù họ có chết đến bao nhiêu người đi chăng nữa. Mạng dân VN dưới thể chế độc tài này là mạng kiến, ngay từ những ông tướng ông tá ông chủ tịch ông bí thư tha hồ thí mạng quân dân để giành chiến thắng và quyền lực.

41 năm sau chiến tranh, dưới chính quyền độc tài và bộ máy quan chức dối trá, tham nhũng,cướp bóc, hút máu dân thuộc vào hàng nhất thế giới, thì đến năm 2016, người ta phải chứng kiến xác dân nghèo phải bó bao tải, chờ đi lệch thệch trên đường như một thi hài gia súc bị mổ thịt. Đó không phải là người thân của họ tệ bạc với người đã khuất, mà vì họ đã quá nghèo bởi bộ máy cầm quyền đã đàn áp, tước đoạt của họ ngay cả những cơ hội sống cuối cùng. Bọn quan chức kẻ cướp ấy bây giờ đã cướp là ngang nhiên cướp cả ngàn tỉ chia nhau và vì thể chúng luôn bảo kê cho nhau hoàn toàn an toàn trước pháp luật, thậm chí còn lên chức.

Bạn còn khóc nổi không khi dân nghèo tới mức phải bó chiếu, phải bó vào bao tải. Chồng phải chở xác vợ, con phải chở xác cha trên xe máy như chở súc vật đã bị giết thịt. Chân người chết lệch thệch lê trên đường cả trăm cây số. Mà họ chưa phải là những người nghèo nhất và tuyệt vọng nhất. Họ còn có xe máy để đi ra tới bệnh viện mà còn khốn khổ thế. Vậy bao đồng bào của chúng ta cơm không có ăn, áo không có mặc, ôm không thuốc thang thì chịu chết rụi ở xó nào, mương nào cống rãnh bụi cây nào ai biết?

Có ai quên nổi em Nhung 10 tuổi, học sinh lớp 3 Trường Tiểu học Đức Bồng, xã Đức Bồng, huyện Vũ Quang, Hà Tĩnh chết đói khi đi học? Các em của Nhung cũng đói lả. Cha mẹ em cố tìm cho con một bộ quần áo lành mặc khi chết cũng không thể có. (theo vov.vn, bài “Quá đói, bé gái lớp 3 chết khi đi học về”. Đăng 27/9/2014).
Mời đọc thêm

Thứ Hai, 26 tháng 9, 2016

'Chủ nghĩa xã hội' mà vắng bóng xã hội


Bùi Tín -  Ở Việt Nam, các chữ "xã hội chủ nghĩa" xuất hiện hàng ngày, bất cứ ở đâu, với mật độ dày đặc nhất, trên văn kiện, báo chí, truyền thanh, truyền hình, diễn văn, thông báo, khẩu hiệu tuyên truyền… Tên nước là "Cộng Hòa XHCN Việt Nam", hiến pháp là "Hiến pháp XHCN", quốc huy là "Quốc huy XHCN", kinh tế là "kinh tế thị trường theo định hướng XHCN", xây dựng "con người XHCN", theo "đạo đức XHCN", theo "cương lĩnh XHCN" của đảng CS, với mục tiêu cuối cùng là chủ nghĩa Xã hội (CNXH) rồi chủ nghĩa Cộng sản (CNCS). 

Điều mỉa mai dai dẳng là cái khái niệm được nhắc đi nhắc lại nhiều nhất ấy lại là một khái niệm ảo, không có thật, không một ai nhìn thấy và cảm thấy. Ông Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng phải công nhận là đến cuối thế kỷ XXI này cũng chưa chắc sẽ nhìn thấy mặt mũi của nó ra sao! Còn ông nguyên bộ trưởng Bùi Quang Vinh sau khi tụng niệm nó hàng triệu lần trong lời nói và văn kiện đã thật thà hơn khi cho rằng "cái khái niệm XHCN ấy làm gì có thật mà tốn công đi tìm!" Cái khái niệm đó chỉ là một ảo tưởng, một điều bịa đặt … vậy mà hàng trăm triệu con người vẫn cứ tin là thật. Sự ngây thơ, nói thẳng ra là sự ngốc ngếch của con người đến thế là cùng! 
Mời đọc thêm

Chủ Nhật, 25 tháng 9, 2016

Nghịch lý Chống Tham nhũng


Nguyễn Quang Dy“Chúng ta có thể cùng đi trên con đường lớn nhưng không thể đi chung trên các con đường nhỏ” (Trần Đại Quang)

Tại sao chúng ta không thể đi chung trên con đường của dân tộc? Tại sao chúng ta không thể hòa giải dân tộc để có sức mạnh thoát Trung? Phải chăng chúng ta quá cực đoan và cố chấp, đặt lợi ích cá nhân và phe nhóm lên trên lợi ích quốc gia? Hệ quả là đất nước như cái xe cũ hỏng phanh, đang lao xuống dốc. Trong khi người cầm lái như bị bùa mê, trên xe người ta tranh giành nhau quyền lợi, làm cái xe càng lao nhanh xuống vực.

Thời thịnh trị, tham nhũng và tội ác cũng có, nhưng ít hơn vì quyền lực được kiểm soát bằng luật. Thời mạt pháp, nó được nhân lên gấp bội, vì không thể kiểm soát được quyền lực. Pháp quyền bị “cầm tay chỉ việc”, tôn giáo bị thay thế bởi vô thần, các hệ thống giá trị truyền thống của xã hội bị đảo lộn và thay thế bởi luật rừng. Do đó “Quyền lực tuyệt đối thì tham nhũng tuyệt đối” (Lord Action).

Hơn nửa năm sau Đại hội Đảng, TBT Nguyễn Phú Trọng đã phát động chống tham nhũng (như “Đả hổ Diệt ruồi”). Nhưng làm thế nào để chống tham nhũng không biến thành tranh giành quyền lực? Và làm thế nào để hóa giải nghịch lý “đánh chuột sợ vỡ bình?” Gần đây ông Vũ Ngọc Hoàng đề xuất phải “Kiểm soát quyền lực”. (“Có những người bán rẻ Tổ quốc vì quyền lợi cá nhân” (phần 1); và “Nhiều việc bị lấy cớ là nhạy cảm để không minh bạch thông tin” (phần 2), Vũ ngọc Hoàng, Tuần Việt Nam, 22/09/2016).
Mời đọc thêm

Thứ Bảy, 24 tháng 9, 2016

Phiên tòa xét xử blogger Nguyễn Hữu Vinh và đồng sự Nguyễn Thị Minh Thúy



19h10: Toà tuyên y án sơ thẩm với mức án 5 năm tù giam dành cho anh Nguyễn Hữu Vinh và 3 năm tù giam cho cộng sự của anh là chị Nguyễn Thị Minh Thuý.

Luật sư Nguyễn Hà Luân cho biết trong lời phát biểu cuối cùng trước toà, anh Nguyễn Hữu Vinh - blogger Anh Ba Sàm đã khẳng khái tuyên bố: "Tôi vô tội và tôi tự hào về những gì mình đã làm".

Danlambao - Sáng ngày 22/09/2016, tòa án cấp cao Hà Nội, số 48, đường Lý Thường Kiệt, Hoàn Kiếm, Hà Nội diễn ra phiên phúc thẩm xét xử blogger Nguyễn Hữu Vinh và đồng sự Nguyễn Thị Minh Thúy với cáo buộc “lợi dụng các quyền tự do dân chủ để xâm phạm lợi ích nhà nước” theo Điều 258 BLHS.

Luật sư tham gia bào chữa cho Nguyễn Hữu Vinh gồm: LS Trần Văn Tạo, LS Trần Quốc Thuận, LS Trần Đình Triển, LS Trần Vũ Hải, LS Nguyễn Hà Luân, LS Hà Huy Sơn.

Luật sư bào chữa cho Nguyễn Thị Minh Thuý gồm: Trần Minh Tân và Nguyễn Tiến Dũng.

Ông Nguyễn Hữu Vinh (tức blogger Anh Ba Sàm) sinh năm 1956 cư ngụ tại số 5/2/4D phố Đặng Văn Ngữ, phường Trung Tự, quận Đống Đa, Hà Nội. 

Ông xuất thân từ gia đình có truyền thống “cách mạng”, ông từng là công an, là đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam, và từng được công tác ở Ủy ban Việt kiều Trung ương trong ngành công an.
Mời đọc thêm

Thứ Sáu, 23 tháng 9, 2016

Trung Quốc sẽ đổ và bài học Latvia cho người Việt Nam


Trần Trung Đạo - Ngân sách quốc phòng của Trung Cộng khác nhau tùy theo nguồn ước lượng. Theo công bố chính thức của Trung Cộng, ngân sách quốc phòng năm 2014 là 131.5 tỉ đô la nhưng theo Stockholm International Peace Research Institute năm 2013 Trung Cộng đã dành 188 tỉ đô la cho chi phí quốc phòng. Trung Cộng có quân đội hiện dịch 2.3 triệu quân với 500 ngàn quân trừ bị. Trung Cộng có kho vũ khí và phương tiện chiến tranh tối tân và hiện đại hơn tất cả các quốc gia khác ở Á Châu. Cho dù tối tân và đông đảo bao nhiêu cũng không thể so với 27 ngàn đầu đạn nguyên tử, các hạm đội hùng mạnh và 250 sư đoàn bộ binh trang bị tận răng của Liên Xô trước ngày 25 tháng 12 năm 1991. Nhưng Liên Xô đã đổ, rồi Trung Cộng cũng phải đổ.

Bao giờ Trung Cộng đổ?

Gordon Chang, nhà phân tích kinh tế chính trị đã làm việc 20 năm tại lục địa Trung Quốc, trong tác phẩm The Coming Collapse of China xuất bản 2001 tiên đoán Trung Cộng sẽ đổ vào năm 2011.

Lý do, theo Chang trong phần hỏi đáp về tác phẩm của ông, đã viết: “Mao Trạch Đông, người sáng lập ra Trung Cộng, xây dựng một xã hội bất bình thường và cô lập chính nó từ các quốc gia khác. Hệ thống đó có thể tồn tại mãi cho đến khi Trung Cộng biệt lập từ thế giới, nhưng những người kế tục Mao đã tìm cách mở cửa ra thế giới bên ngoài. Khi một quốc gia trở nên hội nhập nhiều hơn với các quốc gia khác, một lực đẩy áp dụng cho toàn thế giới – chính trị, kinh tế và xã hội – cũng ảnh hưởng Trung Cộng. Tại một điểm trong tiến trình này, hệ thống bất bình thường của Mao sẽ bị bỏ rơi vì về căn bản không thích hợp với vai trò mà Trung Cộng tìm kiếm trong hệ thống quốc tế. Một thời gian ngắn, chính phủ Trung Cộng sẽ không còn khả năng để đáp ứng với các thách thức của một xã hội mở rộng và năng động”.
Mời đọc thêm

Thứ Năm, 22 tháng 9, 2016

Kiểm soát quyền lực: “Có những người bán rẻ Tổ quốc vì quyền lợi cá nhân”

Có những người có quyền lực trong tay trở nên tha hóa. Ảnh minh họa: Shutterstock/Thanh niên

Vietnamnet - "Có những người lúc đầu khi chưa có quyền lực thì tốt, nhưng sau đó, khi đã có quyền lực trong tay thì dần dần trở nên hư hỏng, thành người xấu; thậm chí đến mức có thể phản bội nhân dân, bán rẻ Tổ quốc vì ngai vàng của cá nhân".

LTS: Tuần Việt Nam trân trọng giới thiệu bài viết mới nhất của Tiến sĩ Vũ Ngọc Hoàng, nguyên phó trưởng ban Tuyên giáo Trung ương, xung quanh một vấn đề mà ông luôn trăn trở - quyền lực và kiểm soát quyền lực.

Quyền lực như “con ngựa” bất kham, người không đủ nhân cách mà giao cho họ cầm cương thì nó sẽ tung phá, gây đổ ngã và làm chết cả người ngồi trên yên ngựa. Quyền lực là "con dao" hai lưỡi, có thể phục vụ cho đời và cũng có thể làm hại đất nước nếu rơi vào tay những kẻ bất tài, tham lam.

Năm 2011, Đại hội XI của Đảng Cộng sản Việt Nam đã đề cập, dù là mới thoáng qua, việc kiểm soát quyền lực. Rất tiếc là chủ trương đó chưa được triển khai thực hiện cụ thể. Trước và trong Đại hội XII, Tổng Bí thư của Đảng ít nhất đã hai lần nhấn mạnh phải kiểm soát quyền lực.

Gần hai năm trước, trong bài “Tham vọng quyền lực và sự tha hóa”, tôi có viết ý kiến về kiểm soát quyền lực và trả lời phỏng vấn của báo chí về việc này. Thời gian gần đây một số tờ báo có đặt vấn đề phỏng vấn tôi yêu cầu nói tiếp ý kiến về kiểm soát quyền lực. Đó là lý do khiến tôi viết tiếp bài này trao đổi thêm để bạn đọc tham khảo.
Mời đọc thêm

Thứ Tư, 21 tháng 9, 2016

Phiên tòa xét xử Dân Oan Cấn Thị Thêu

Dân oan Cấn Thị Thêu tại phiên toà sáng nay. Photo: Reuter








12h00: Toà tuyên án dân oan Cấn Thị Thêu 20 tháng tù giam.

Danlambao - Sáng ngày 20/09/2016, tại tòa án quận Đống Đa, số 157B Chùa Láng, Đống Đa, Hà Nội diễn ra phiên tòa sơ thẩm xét xử dân oan Cấn Thị Thêu. 

Tham gia bào chữa cho bà Thêu gồm có 4 luật sư: LS Hà Huy Sơn, LS Lê Văn Luân, LS Võ An Đôn và LS Nguyễn Khả Thành.

Bà Cấn Thị Thêu sinh 1962, cư ngụ tại phường Dương Nội, quận Hà Đông, Hà Nội, bị bắt vào ngày 10/06/2016, bị cáo buộc với tội danh “gây rối trật tự công cộng”, theo điều 245 BLHS.

Cách đây 2 năm, ngày 25/07/2014 bà Thêu cùng bà con dân oan Dương Nội ra sức bảo vệ mảnh đất của mình, ngăn cản không cho nhà cầm quyền CS ngang nhiên cưỡng chiếm, trong khi việc thỏa thuận đền bù chưa thỏa đáng. Bà bị lực lượng cưỡng chế đánh ngất xỉu ngay trước khi bị bắt.

Qua hai phiên tòa sơ thẩm và phúc thẩm, tòa án Hà Nội đã kết án bà 15 tháng tù giam gán với tội danh “chống người thi hành công vụ” theo điều 257 BLHS.

Trong tù, bà Thêu luôn giữ vững lòng trung kiên, không khuất phục trước bạo quyền. Bà đã tuyệt thực 11 ngày (6 ngày đầu không uống nước) nhằm lên tiếng phản đối nhà cầm quyền Hà Nội giam giữ người trái pháp luật.
Mời đọc thêm

Thứ Ba, 20 tháng 9, 2016

Tâng bốc lãnh đạo – ‘hành vi nịnh’ trên báo Việt


Mù Cang Chải - Năm ngoái, độc giả trong nước và hải ngoại được một dịp cười bể bụng khi báo mạng đưa tin về một lễ bảo vệ luận án tiến sỹ với đề tài “Hành vi nịnh trong tiếng Việt”. Người thì chê đề tài vớ vẩn, vu vơ, xếp cùng kiểu với đề tài “siêu hài hước” như “Sản xuất ốc vít phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”. Một vài trí thức qua các báo “lá cải” đã bênh vực, khẳng định “đây là một đề tài nghiêm túc, mang tính khoa học hẳn hoi”. Tôi nông dân “hai lúa” chẳng hiểu ất giáp gì nhưng trộm nghĩ đã đến lúc “hành vi nịnh” cần được giới trí thức quan tâm nghiên cứu để báo động cho xã hội bài trừ sự giả dối nịnh hót, trong đó có không ít bồi bút kiếm cơm trên báo “lề Đảng”.
Mời đọc thêm

Thứ Hai, 19 tháng 9, 2016

Cả dân tộc Việt Nam sẽ bị chết khô vì khát tình người

Em Bụi - Rồi đây, cả dân tộc Việt Nam sẽ bị chết khô vì khát tình người" (*) - Tôi tin chắc rằng, điều đó sớm xảy ra trên mảnh đất Việt Nam thân yêu của chúng ta, nếu mỗi người chúng ta vẫn im lặng, vô cảm trước những nỗi đau, tội ác, sự bất công của xã hội.

Qua nay, cư dân mạng đều lên tiếng xót xa trước vụ một thi thể quấn chiếu nằm vắt ngang đằng sau xe máy ở tỉnh Sơn La. Nhưng câu hỏi đặt ra, họ xót xa xong rồi họ sẽ có hành động như thế nào? họ đánh giá như thế nào về vụ việc này? Họ sẽ kêu gọi giúp đỡ gia đình chị P kia và mọi chuyện kết thúc? Hay họ chỉ im lặng, im lặng và im lặng - một sự im lặng đáng sợ đến ghê người?

Tôi sợ, sợ thật sự, cả đêm qua tôi không tài nào ngủ được, tôi bị ám ảnh bởi hình ảnh người đàn ông và thi thể người chết nằm vắt ngang, bó gọn trong chiếc chiếu nhỏ bé đơn sơ, 2 chân rủ xuống sau xe máy... cả 2 cô đơn lạc lõng giữa đường.

Tôi sợ thái độ vô cảm của các vị y bác sĩ tại bệnh viện, sự vô cảm của tất cả những người dân trên đường... tôi tự hỏi, họ không hề biết, không thấy có một người chết đang nằm sau xe, 2 chân buông sõng hay sao? Hay vì họ cũng quá nghèo nên không thể giúp được gì?

Tôi ghê tởm thái độ vô lương tâm của các vị y bác sĩ, thà họ cứ im lặng, thà họ cứ làm thinh giả câm giả điếc, đằng này họ lại đi bao biện cho bản thân mình và tìm mọi cách để chứng minh rằng họ vẫn là những "lương y như từ mẫu", thậm chí, họ còn mua chuộc cả gia đình, để gia đình nhận lãnh hoàn toàn mọi trách nhiệm. Họ không biết rằng, những lý luận của họ đến trẻ con như tôi cũng thấy rõ sự láo toét và khinh bỉ hay sao?
Mời đọc thêm

Chủ Nhật, 18 tháng 9, 2016

Chùa Liên Trì: vị Hòa thượng trở về chứng kiến cảnh chùa đổ nát


GNsP - Vị Hòa Thượng đã qua tuổi “Thất thập cổ lai hy” đau xót chứng kiến cảnh ngôi Chùa mà mình đã sống 50 năm qua, nay thành một đống hoang tàn đổ nát. Cảnh tượng thương tâm đập vào mắt thầy Thích Không Tánh vào sáng ngày 17.09, khiến Thầy một lần nữa lên cơn đau tim và không thể nói được gì nhiều.

Sau khi tìm cách ra khỏi bệnh viện, do lực lượng an ninh trấn áp Thầy vào đó, trở về tạm trú tại Chùa Giác Hoa, thì đây là lần đầu tiên Thầy trở về lại ngôi Chùa của mình để tái xác quyết sự đê tiện mà nhà cầm quyền cộng sản vô thần đã gây ra cho Chùa vào sáng ngày 08.09.

Toàn cảnh ngôi Chùa giờ là một đống đổ nát, ngổn ngang gạch vụn. Những cây thiêng của nhà Chùa đã bị chặt phá tang hoang. Bụi tre già ghi dấu ấn bao năm, nằm hiền hòa bên những dãy phòng ngủ giờ ra tan tác.

Mời đọc thêm

Thứ Bảy, 17 tháng 9, 2016

Phản đối nhà cầm quyền CSVN phát gạo mốc cho ngư dân miền Trung


Danlambao - “Không phải ai cũng có thể tiếp cận và biết được thông tin rằng ngư dân ở vùng thảm họa môi trường đã được chính quyền hỗ trợ bằng gạo mốc. Vì vậy, tôi công khai cầm biểu ngữ như thế để nhiều người dân biết và hiểu sự việc cứu trợ cũng như bộ mặt của chính quyền đã không như họ đã tuyên truyền trên tivi hay báo chí nhà nước.” Đó là lời chia sẻ của nhà hoạt động Trương Văn Dũng (Hà Nội) với CTV Dân Làm Báo sau khi ông một mình cầm biểu ngữ với dòng chữ: “Phản đối phát gạo mốc cứu đói ngư dân miền trung” đứng công khai trên đường phố Hà Nội vào trưa hôm nay 13.9.2016.

Được biết, Formosa đã chuyển đủ 500 triệu USD tiền “bồi thường thiệt hại” cho phía nhà cầm quyền CSVN. Số tiền trên được chuyển làm hai lần, mỗi lần 250 triệu.

Tuy vậy, gạo mốc chính là “sự hỗ trợ” mà giới chức Kỳ Anh (Hà Tĩnh) đưa cho bà con ngư dân nơi đây – vốn trích từ khoản tiền 500 triệu đô-la của Formosa.

Một video đã được phổ biến trước đó khiến người dân không khỏi phẫn nộ trước cảnh cả bao gạo khi đến tay người dân đã mốc xanh phân nửa. Đến heo cũng không thèm ăn chứ đừng nói chi người.
Mời đọc thêm

Thứ Sáu, 16 tháng 9, 2016

Tuyên bố: Cực lực phản đối dự án phiêu lưu nguy hiểm thép Hoa Sen ở Ninh Thuận

Hà Nội, ngày 16-9-2016

Chúng tôi, các tổ chức, cá nhân đứng tên dưới đây, tuyên bố cực lực phản đối dự án thép khuất tất, cực kỳ phiêu lưu, nguy hiểm đối với đời sống kinh tế xã hội đất nước của Tập đoàn Hoa Sen (Hoa Sen Group – HSG, còn gọi là Tôn Hoa Sen) đang toan tính triển khai ở khu vực Cà Ná, tỉnh Ninh Thuận, bởi những lẽ sau:

1. Đại thảm họa môi trường khủng khiếp do nhà máy thép Formosa Hà Tĩnh đã cho thấy rất rõ ràng, vì lợi ích nhóm bất chính, chủ dự án và giới chức quản lý hữu trách Việt Nam bất chấp tính mạng, sức khỏe và lợi ích chính đáng của nhân dân. Hậu quả Formosa gây ra là cực kỳ tệ hại, khó lường hết mức độ và thời gian di hại. Khả năng chuyên môn, cơ sở vật chất kỹ thuật và trách nhiệm của các cơ quan, cán bộ quản lý, bảo vệ môi trường của Việt Nam hiện nay quá yếu kém.
Mời đọc thêm

Thứ Năm, 15 tháng 9, 2016

Thân phận dân tôi - xác người gói chiếu

Danlambao - Trên là hình ảnh bi thảm xảy ra trên đất nước này. Một người chết, nhà nghèo quá, gia đình không có tiền thuê xe ô tô nên người chồng phải bó xác vợ mình và mượn người quen dùng xe gắn máy để chở xác vợ từ bệnh viện về nhà.

Người chết là chị P. trú ở xã Mường Dại, huyện Quỳnh Nhai, tỉnh Sơn La. Chị bị lao phổi và điều trị tại Bệnh viện lao và bệnh phổi tỉnh Sơn La. Vào ngày 12/09 chị qua đời tại bệnh viện vì căn bệnh hiểm nghèo này. 

Chồng chị, nghèo đã đành phải cắn răng bó chiếu xác vợ, nằm vất vưởng sau chiếc xe gắn máy để về nơi an nghĩ sau cùng. Nhưng bệnh viện cũng rất nghèo về tình người, không thể chỉ một lần giúp cho đồng loại, giúp cho gia đình người quá một chuyến xe chở người chết về. 
Mời đọc thêm

Thứ Tư, 14 tháng 9, 2016

Dự án thép Hoa Sen Cà Ná – nhóm lợi ích của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc?

Danlambao - Dù không có tên trong các dự án đã được duyệt từ trước nhưng dự án thép Hoa Sen Cà Ná đã được Bộ Công thương bổ sung vào quy trình quy hoạch ngay trước thời điểm Chính phủ yêu cầu xây dựng lại quy hoạch ngành thép hơn nửa tháng. Một dự án được bổ sung vào quy hoạch ngành nhanh chóng mà chưa thông qua các cơ quan thẩm định, đánh giá. Điều này có gì bất thường hay không?

Không quá khó để tìm ra mối liên hệ giữa ông Trần Tuấn Anh – Bộ trưởng Bộ Công thương hiện nay và ông Lê Phước Vũ – Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Tôn Hoa Sen. Ông Trần Tuấn Anh, con trai của cựu chủ tịch nước Trần Đức Lương, sau khi kết hôn với người mẫu Thùy Hương (1) đã trở thành anh em cột chèo với ông Lê Phước Vũ. 
Mời đọc thêm

Thứ Ba, 13 tháng 9, 2016

Giáo dục – Việt Nam và Na Uy

Di Nguyễn - Khi so sánh giữa giáo dục Việt Nam với giáo dục ở các nước dân chủ phương Tây, các ý thường nói là, cách dạy ở Việt Nam có quá nhiều kiến thức chết, chuyên nhồi sọ và khuyến khích học vẹt, ít thực hành, thiếu kỹ năng sống, quá chú trọng các môn tự nhiên mà không quan tâm các môn xã hội, không khuyến khích tự do sáng tạo và suy nghĩ có tính phê phán… Những điều ấy nhìn chung ai cũng biết.

Trong bài này tôi sẽ viết chuyện khác.

Một trong những khác biệt dễ nhận thấy nhất là, khác Việt Nam, hệ thống giáo dục của Na Uy không tập trung nhiều vào thi đua. Na Uy có trường công và trường tư, có trường giỏi hơn trường khác, nhưng không có trường chuyên, trường điểm ở cấp trung học, và không có bằng danh dự ở cấp đại học. Không có lớp chọn (tôi theo chương trình IB đã là đặc biệt rồi) dù có thể có lớp kèm thêm cho học sinh có khó khăn, không có sổ đầu bài, không có sao đỏ, không có thi đua giữa lớp này với lớp khác, không có tiết mục mỗi tuần chào cờ và xếp hạng thi đua các lớp… Trong lớp không chia thành tổ, phần vì học sinh ở Na Uy ít khi bị cố định chỗ ngồi, nên không có tổ trưởng và không có thi đua giữa các tổ với nhau.

Không chỉ thế, chuyện thi đua giữa học sinh với nhau trong lớp cũng gần như không có. Trong khi Việt Nam chia loại học sinh xuất sắc, giỏi, khá, trung bình, yếu, và xếp hạng và tặng phần thưởng cho hạng nhất nhì ba, Na Uy không có. Không những thế, học sinh ở đây không biết điểm nhau, trừ phi hỏi và tự nói.
Mời đọc thêm

Thứ Hai, 12 tháng 9, 2016

Chỉ xin được làm Người

Tuấn Khanh - Trong nhiều ngày liền, những lá thư mà tôi nhận được, đến từ nhiều nguồn và nhiều người nhưng tất thảy đều có chung một chủ đề, là kêu gọi ngăn chận việc hình thành một nhà máy cán thép ở Cà Ná, Ninh Thuận. Tôi không biết ai trong số họ – những con người xa lạ ấy, nhưng rõ là họ đang cố tìm mọi cách để đánh động đồng bào mình về một thảm họa chung sẽ đến.

Một bức thư khác, kêu gọi ký tên phản đối thông qua trang Change.org. Trong đó, nhóm viết thư ngỏ có tên là Green Trees Vietnam hỏi một cách thống thiết rằng “bạn chưa thấy hoảng sợ hay sao?”.

Tôi đọc bức thư này trong một buổi sáng Chủ nhật, trời âm u và đầy mây mù nặng nề. Khung trời Việt Nam thật khắc khoải. Những người thốt lên lời đau đớn ấy, không khác gì những sứ giả của khải huyền miệt mài cảnh báo dấu hiệu chuỗi tận thế Ragnarok đang đến, nhưng tiếng nói của họ yếu ớt và chìm vào thời đại hỗn mang. Nhất là khi tôi đi ngang sân của Nhà Văn hóa Thanh Niên ở Sài Gòn, tiếng micro của người dẫn cuộc vui được đáp lại bằng những tràng hô rất to hoan hỉ. Quả thật, hiện thực của một dân tộc như đang chết sặc, lịm dần trong lịch trình giáo dục thờ ơ, hoan lạc xếp đặt.

Thư ngỏ cùng kêu gọi ký tên chống lại Dự án Khu liên hợp cán thép Hoa Sen chỉ cần có 1500 người tham gia. Thế nhưng các chữ ký đến chậm từng ngày, nó khác biệt làm sao, so với các cuộc vui mông muội mà hàng ngàn người nô nức ghi danh. Khác biệt với một sản phẩm thời thượng đắt tiền ra mắt mà trong tích tắc quá tải đến mức phải khóa sổ.

Tôi ký tên vào thư ngỏ này, với tư cách của một công dân còn tỉnh táo, nhưng lại quá tỉnh táo để tự vấn rằng lá thư này sẽ đến đâu, và ai sẽ đọc nó, hoặc ai sẽ thức tỉnh được phần người trong mình để nhận ra đất nước này đang chuồi dần vào lộ trình tận diệt Ragnarok bởi bọn trọc phú và quan lại điên cuồng trong dục vọng cưỡng đoạt quê hương?
Mời đọc thêm

Chủ Nhật, 11 tháng 9, 2016

So sánh giữa vụ khủng bố 9-11 của Al Qaeda tại Mỹ và vụ khủng bố của cộng sản Bắc Việt vào dịp Tết Mậu Thân


Nguyễn Trọng Dân - Cả hai vụ khủng bố 9-11 tại Mỹ và khủng bố Tết Mậu Thân đều có những điểm tương đồng. Thứ nhất, cả hai vụ này đều xảy ra một cách hết sức bất ngờ và có tính toán. Thứ nhì, cả hai vụ khủng bố đều đem đến thiệt hại nặng nề về nhân mạng cho thường dân và thứ ba, tất cả các nạn nhân đều chết một cách rất thảm khốc.
Mời đọc thêm

Thứ Bảy, 10 tháng 9, 2016

Chùa Liên Trì bị tấn công, hoà thượng Thích Không Tánh phải nhập viện cấp cứu

Chùa Liên Trì - một trong số ít những cơ sở còn sót lại của Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất. Ảnh: Nguyễn Nữ Phương Dung


Danlambao - Sáng ngày 8/9/2016, nhà cầm quyền CSVN đã huy động lực lượng công an đông đảo kéo đến tấn công và cưỡng chiếm chùa Liên Trì - một cơ sở tôn giáo đã hiện diện hơn 70 năm thuộc Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất, toạ lạc tại phường An Khánh, Quận 2, Sài Gòn.

Trong lúc cưỡng chế, nhiều sư thầy có mặt tại chùa cũng đã bị công an dùng vũ lực bắt lên xe đưa đi giam lỏng. Hoà thượng Thích Không Tánh - trụ trì chùa Liên Trì sau đó đã phải nhập viện cấp cứu.
Mời đọc thêm

Thứ Sáu, 9 tháng 9, 2016

Vì sao TBT Nguyễn Phú Trọng khó xử lý được ông Trịnh Xuân Thanh?

Ông Trịnh Xuân Thanh khi ở PVC - MT. Photo courtesy of doisongphapluat.com

Blogger Kami - Ngày 7/9/2016 truyền thông nhà nước đưa tin nguyên Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang, ông Trịnh Xuân Thanh đã xin ra khỏi Đảng CSVN. Theo đó, ông Trịnh Xuân Thanh nói ông xin ra khỏi Đảng vì lý do "không tin vào sự chỉ đạo của đồng chí Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng".

Cùng thời điểm đó trên mạng internet cũng xuất hiện tài liệu ba trang, được cho là báo cáo của ông Trịnh Xuân Thanh gửi Ủy ban Kiểm tra Trung ương.

Chỉ trích Tổng bí thư và ra khỏi Đảng

Theo báo Thanh Niên cho biết, ngày 4/9/2016 ông Trịnh Xuân Thanh đã bất ngờ gọi điện thoại cho một phóng viên của tòa báo này ở Cần Thơ. Sau khi trình bày nhiều nội dung nhằm giải trình và kêu oan sai trong những vấn đề liên quan đến bản thân mình như báo chí thông tin, thì ông Thanh cho biết đã làm đơn xin ra khỏi Đảng và đã gửi đến các cơ quan chức năng ở Trung ương cũng như Tỉnh ủy Hậu Giang.

Vụ việc ông Trịnh Xuân Thanh là mối quan tâm lớn của Đảng CSVN và dư luận, nên thông tin của báo Thanh Niên đưa ra cho thấy là có cơ sở. Tôi cho rằng ông Trịnh Xuân Thanh còn tự do để viết ba lá đơn như dư luận đã đọc, vì chỉ có ông Thanh mới biết rõ các chi tiết về những quan hệ của cha của ông, Trịnh Xuân Giới với đảng và với cá nhân Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng.

Câu hỏi "Bây giờ ông Trịnh Xuân Thanh ở đâu?" cũng không khó để trả lời, vì ông Thanh đang là đối tượng điều tra của Ủy Ban Kiểm Tra Trung Ương và Tổng Cục An Ninh 2 của Bộ Công An, nên khó có thể đi khỏi Việt Nam, dù có muốn.
Mời đọc thêm

Tuyên Cáo của Tuổi Trẻ Việt Nam