Chủ Nhật, 20 tháng 11, 2016

Của chung ai khéo vẫy vùng…?

Bùi Tín - "Của chung ai khéo vẫy vùng... thành riêng"...Đó cũng là tâm lý của các quan chức Cộng sản. Hàng trăm tỷ đôla của các quỹ ODA và FDI là của trời cho, lấy chia chác ngầm cho nhau là chuyện nhỏ, dại gì mà không lấy!

Trong cuốn sách Le Capital au 21ème Siècle (Tư bản thế kỷ 21) nhà nghiên cứu Thomas Piketty cho rằng về kinh tế học, vấn đề bao trùm quan trọng nhất trong mọi xã hội xưa nay là vấn đề phân phối và tái phân phối của cải xã hội.

Cuốn sách ông đồ sộ hơn nghìn trang, có hàng nghìn thống kê, biểu đồ, hàng vạn số liệu, tỷ lệ, ghi lại các nền sản xuất từ thời cổ đại đến nay, hơn 20 thế kỷ. Cuốn sách của ông phát hành năm 2013, được dịch ngay ra 14 thứ tiếng, bán chạy đến mức kỷ lục suốt 2 năm 2014 và 2015, và nay vẫn còn ăn khách, trở thành sách kinh điển mới nhất về kinh tế cho giới nghiên cứu và sinh viên. Cuốn sách của ông làm chấn động công luận, nhất là giới kinh tế học trẻ về tình trạng căng thẳng, bi thảm, nguy hiểm nhất hiện nay, đó là tình trạng thu nhập chênh lệch nhau giữa nhóm người giàu nhất và nhóm người nghèo nhất, giữa người giàu nhất và người nghèo nhất trong xã hội,và đang ngày càng mở rộng đến mức kinh hoàng, phi lý nhất.

Thomas Piketty mất hàng chục năm sưu tầm số liệu về vấn đề bất công xã hội lớn nhất hiện nay, đó là người giàu cứ giàu thêm mãi, và người nghèo ngày càng nghèo thêm. Một lao động châu Phi với lợi tức trung bình 600 đôla/năm phải làm việc 1.000 năm mới có thu nhập bằng 1 năm của 1 tỷ phú Hoa Kỳ. Nhìn chung trên thế giới, nhóm 10% những kẻ giàu nhất sở hữu hơn 50% tài sản toàn cầu, trong khi nhóm 90% số dân chúng chia nhau 50% tài sản còn lại. Và 86 người gìàu nhất thế giới thuộc các nước phát triển cao hiện chiếm hơn một nửa giá trị - trên 50% - tài sản của toàn thế giới. Có những kẻ giàu hàng trăm, nghìn tỷ đôla và có người nghèo không có 1 đôla dính túi, không đất, không nhà, còn mắc nợ dài dài.

Ở Việt Nam không ai biết rõ tình trạng thu nhập thật sự của cả quan chức lẫn dân thường vì tài chính không công khai minh bạch. Tình trạng bất công xã hội ngày càng thêm gay gắt, người giàu nhanh do quyền lực ngày càng đông đảo, người dân càng nghèo thêm do lương thấp, năng suất kém, thuế má cao, thất nghiệp nhiều và nhất là tham nhũng tràn lan, càng chống càng phát triển mạnh hơn.

Một tâm lý xã hội rất nguy hiểm đang lan rộng: của chung không ai xót. Của xã hội, tha hồ vét.
Mời đọc thêm

Thứ Bảy, 19 tháng 11, 2016

Mồi lửa Cấn Thị Thêu

truongduynhatHiếm có phụ nữ nào như chị. Ra tù ngày trước, hôm sau đã lại phất băng rôn biểu ngữ, dẫn đầu đoàn dân oan Dương Nội tiếp tục chiến cuộc biểu tình giữ đất.

"Ngày hôm nay các ông bắt một người, sẽ có 100 người đứng lên. Ngày mai các ông giết 1 người, sẽ có 1 triệu người đứng lên". Khi cất lên câu này, Cấn Thị Thêu đã không chỉ dừng lại ở tâm thế một dân oan đòi đất. Khởi phát từ sự phản kháng của một nông dân mất đất, nhưng không dừng ở việc đòi đất. Suốt mấy năm qua, cái tên Cấn Thị Thêu đã trở nên như một biểu tượng quả cảm, bất khuất của phong trào dân quyền.

Nhìn hình ảnh chị trước toà, nhiều khi cứ tự hỏi: Hay phải chăng chị, chính những nông dân mất đất như chị (chứ không phải giới học thức, trí nhân khoa bảng) đang gánh vai trò thắp lửa?


Hình như, đang có tranh cãi, bất đồng về giải "Nhân quyền Việt Nam 2016", với việc vinh danh hai nhân vật Cấn Thị Thêu và Trần Ngọc Anh. 

Không rõ lắm về "giải nhân quyền" này. Nhưng tôi đồng cảm, và chia sẻ với quan điểm của Linh mục Phan Văn Lợi:

"Dân oan là vấn đề nhân quyền lớn nhất ở Việt Nam lúc này", và "phong trào dân oan đấu tranh đòi đất chính là đòi nhân quyền".

Trần Ngọc Anh, tôi cũng không rõ lắm. Nhưng tôi quí trọng và khâm phục Cấn Thị Thêu. Không phải vì chị là vợ người bạn tù thân quí của tôi, mà bởi sự dấn thân đầy quả cảm, can trường của chị. Và cũng không bởi riêng chị, mà cả một gia đình bất khuất của chị. Là anh Trịnh Bá Khiêm chồng chị, là các cháu Trịnh Bá Phương, Trịnh Bá Tư, đặc biệt cháu Phương với tuyên ngôn "nếu tôi chết, đừng chôn, hãy khiêng xác tôi khắp phố phường Hà Nội".
Mời đọc thêm

Thứ Sáu, 18 tháng 11, 2016

Cách chống tham nhũng và cách chống người lên tiếng

Cát Linh - Trong thời gian gần đây, hàng loạt những vụ việc liên quan đến hình thức xử lý sai phạm đối với các cán bộ cấp cao của nhà nước liên tục được cho là ‘khó khăn’ và ‘chưa có tiền lệ’. Lý do là những người đó đã không còn tại chức hoặc đã xuất cảnh sang nước ngoài với lý do chữa bệnh.

Bên cạnh đó thì hàng loạt những nhà đấu tranh dân chủ và hoạt động xã hội bị bắt giam với tội danh “chống phá nhà nước”.

Điều này được những nhà quan tâm theo dõi tình hình trong nước nhìn nhận như thế nào?
Những phiêp họp và phát ngôn

Chỉ trong vòng ba tháng gần đây, chính phủ Việt Nam, và cả bộ máy truyền thông nhà nước đã có rất nhiều cuộc họp, bài viết liên quan đến hàng loạt những sai phạm của cán bộ cấp cao khi còn tại chức, khi không còn trong nước và hình thức xử lý những sai phạm đó.
Mời đọc thêm

Thứ Năm, 17 tháng 11, 2016

Một số anh thư thời đại

LS Đào Tăng Dực - Khi duyệt xét lại lịch sử của nhiều quốc gia, tôi đáng giá rằng, dân tộc Việt Nam không hề thua kém các dân tộc khác, trong các công cuộc tranh đấu chống ngoại xâm hoặc cường quyền và bất công xã hội, hầu đưa dân tộc đi lên.

Tuy nhiên có một điều tôi tin tưởng và hãnh diện, là phụ nữ Việt Nam can trường và bất khuất hơn phụ nữ của nhiều quốc gia khác trên thế giới và tôi vô cùng ngưỡng mộ. Chúng ta chỉ cần nhìn vào Trung Quốc, một quốc gia có dân số gấp 15 lần Việt Nam, nhưng số phụ nữ Trung Hoa tranh đấu cho tiến trình dân chủ hóa tại đây rất hiếm hoi và thua xa Việt Nam.

Thông thường, chúng ta có thói quen ca ngợi những anh hùng và anh thư của lịch sử, sau khi họ đã qua đời và qua những sách vở, đôi khi có nhiều phần thêu dệt, về khả năng, đức hạnh hoặc thành tích của họ.

Tuy nhiên, theo tôi nghĩ, trong thời đại tin học này, chúng ta có khả năng đánh giá sự đóng góp của con người, trực tiếp, ngay bây giờ, qua những thông tin cập nhật nhất.

Tôi mạn phép sử dụng phương pháp này, viết vắn tắt về một số anh thư thời đại, mà tôi được biết như sau:
Mời đọc thêm

Thứ Tư, 16 tháng 11, 2016

Giáo dục bằng đớn hèn, chúng ta không thể dựng được thế hệ của hy vọng

tuankhanh - Đầu tuần này, có một chuyện khá thú vị diễn ra ở Viện đại học Virginia, Hoa Kỳ. Có gần 500 sinh viên và giảng viên của Viện đại học này cùng ký tên vào một bức thư phản đối bà giám đốc của trường là Terasa Sullivan, vì đã phát đi một bức thư kêu gọi sự hợp nhất của toàn Viện đại học, nhưng trích dẫn trong đó ý văn của tổng thống đời thứ 3 của Hoa Kỳ là Thomas Jefferson.

Mục đích của sự phản đối, là các sinh viên lo ngại về việc giới thiệu các tư tưởng của tổng thống Thomas Jefferson vào lúc này, có thể bị coi là gợi ý “liên quan sâu sắc về lịch sử phân biệt chủng tộc”. Từ bản tin của The Richmond Time Dispatch, người đọc có thể rằng trong bối cảnh tổng thống Mỹ Donald Trump vừa nhậm chức, khuynh hướng dân tộc cực đoan đang lan đi, việc trích dẫn bị coi là đầy ngụ ý này có thể làm ảnh hưởng tinh thần của Viện đại học nên hàng trăm sinh viên đã cùng ký vào thư phản đối này. Hoàn toàn không ai kich động hay xúi giục họ cả.

Sự phản ứng tức thì này khiến bà giám đốc Teresa Sullivan đã phải viết một lá thư trần tình, giải thích rằng “mọi việc trích dẫn đều không có nghĩa là ngầm tán thành các cấu trúc xã hội hay niềm tin của thời đại đó, chẳng hạn như về chế độ nô lệ, xem thường phụ nữ và không cho người da màu vào trường đại học”. Trong một khung cảnh văn minh, giám đốc của một trường đại học đã phải minh bạch, như một cách tôn trọng thế hệ của tương lai, thay vì coi mình là “người lớn”, và sinh viên chỉ là “kẻ nhỏ” và đến chỉ để đóng tiền học phí. 

Sự kiện này nhắc tôi về những gì đang diễn ra ở đại học Hoa Sen, Saigon, vài ngày trước, nơi có các cuộc tranh chấp giữa các Hội đồng quản trị mới và cũ. Hãy nhích một bước, đứng ngoài các giá trị được và mất của các nhà đầu tư và điều hành, sự kiện đáng nói ở đây, liên quan đến các sinh viên của trường Hoa Sen.
Mời đọc thêm

Thứ Ba, 15 tháng 11, 2016

Đất nước ta có bao giờ như thế này không?

Định An - Sáng ngày 13/11, tại ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc ở thôn Phật Tích (xã Phật Tích, Tiên Du, Bắc Ninh), Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng có phát biểu rằng: "Có lẽ nhìn lại chưa bao giờ quê hương ta đẹp như thế này...mặc dù bây giờ ra đường lắm chuyện khó chịu, nghe báo chí nói rất nhiều chuyện tiêu cực hàng ngày, rất là bực mình. Tệ nạn tham nhũng, cán bộ hư hỏng có cả nhưng nhìn tổng quát lại đất nước ta có bao giờ được thế này không?" (http://vietnamnet.vn, 13/11/2016)

Tôi không bàn luận về câu nói trên của Tổng bí thư nhưng nghĩ có điều gì đó không đúng trong lời phát biểu trên. Lẽ ra câu: "nhìn tổng quát lại đất nước ta có bao giờ như thế này không?" nên nói ngược lại rằng: "có bao giờ đất nước ta như thế này không".

Tôi xin đưa ra một vài số liệu thống kê để mọi người tự nhận xét và luận bàn:

- Trước hết nói về nợ công: Tính đến thời điểm hiện tại nợ công của Việt Nam đã lên tới 86 tỉ USD (mỗi người dân Việt Nam phải gánh khoản nợ gần 29 triệu đồng) và đang đối mặt với nguy cơ vỡ nợ. Báo cáo của Chính phủ cũng thừa nhận: “Tổng thu ngân sách nhà nước không đủ bảo đảm nguồn chi thường xuyên và trả nợ. Toàn bộ chi đầu tư đều phải dựa vào nguồn vay nợ của Chính phủ. Nợ công tăng, áp lực trả nợ lớn”. Chỉ tính trong quý I/2016 đã phải vay 116 nghìn tỷ đồng, mục đích chính là để “trang trải nợ nần”, đầu tư phát triển.

- Vị thế: Việt Nam nằm trong nhóm 4 nước lạc hậu của ASEAN (gồm Việt Nam, Lào, Campuchia và Myanmar), đứng thứ thứ 48 trên thế giới. Chỉ số phát triển con người (HDI) của Việt Nam ở mức thấp (đứng thứ 7/11 trong khu vực, thứ 35/45 ở châu Á và thứ 117/173 trên thế giới).
Mời đọc thêm

Thứ Hai, 14 tháng 11, 2016

Bầu tổng thống Mỹ và Phong trào Dân chủ Việt Nam

Trump từng rất thân thiện với nhà Clinton. Ảnh: AP
Nguyễn Tường Thụy - Bầu tổng thống thứ 45 của nước Mỹ và kịch tính của nó là một sự kiện chính trị lớn nhất trong năm 2016.

Với vai trò của Mỹ trên thế giới, việc ai làm Tổng thống Mỹ đều có ảnh hưởng đến Việt Nam trên các mặt chính trị, kinh tế trong đó có Phong trào Dân chủ Việt Nam.

Không thể có con số thống kê, nhưng vẫn có thể thấy hơn nửa người Việt ở hải ngoại và trong nước mong muốn bà Hillary Clinton làm tổng thống. Người VN trong nước thì bày tỏ thiện cảm, người Mỹ gốc Việt thì dồn phiếu cho bà.

Đến khi ông Donald Trump trúng cử, nhiều người tỏ ra ái ngại. Quả là chính sách của ông Trump chú trọng hơn về hướng nội mà thu hẹp hướng ngoại. Có người lo ngại rằng Mỹ sẽ không hoặc ít quan tâm hơn đến nhân quyền ở VN.

Tổng thống Mỹ và Việt Nam

Trước hết, cần điểm lại những năm qua, sự ủng hộ của Mỹ đến đâu và có tác dụng như thế nào đối với Phong trào Dân chủ VN?

Trong hai nhiệm kỳ liên tiếp gần đây, tổng thống Mỹ là người của Đảng Dân chủ. Không thể phủ nhận việc người Mỹ thành tâm muốn cải thiện nhân quyền ở VN cũng như ở các quốc gia kém về thành tích nhân quyền.

Tuy nhiên, sự can thiệp của Mỹ đối với nhân quyền VN về cơ bản mới dừng lại ở mức quan ngại.

Những người hoạt động dân chủ không thể không đặt câu hỏi: Tại sao trong khi Mỹ làm việc với Chính phủ VN về tình trạng nhân quyền thì tình hình nhân quyền vẫn không được cải thiện. Tất cả những cam kết, hứa hẹn trong các buổi làm việc trở thành vô nghĩa khi những chiếc cặp ngoại giao gấp lại. Việc đàn áp, bắt bớ những nhà hoạt động nhân quyền vẫn tiếp diễn.
Mời đọc thêm

Chủ Nhật, 13 tháng 11, 2016

Điều nữ giáo viên đi hầu rượu: Trầm trọng đấy, thưa bộ trưởng Nhạ

Võ Văn Tạo - Báo Dân Trí 14-11-2016 đăng bài “Bộ trưởng GD-ĐT Phùng Xuân Nhạ nói về việc nữ giáo viên của thị xã Hồng Lĩnh (Hà Tĩnh) bị “ép” đi tiếp rượu”, tường thuật ngày 13-11, Bộ trưởng GD-ĐT Phùng Xuân Nhạ trả lời báo chí phỏng vấn tại hành lang Quốc hội về việc UBND thị xã điều nữ giáo viên có nhan sắc đi làm lễ tân, tiếp bia rượu quan khách ăn nhậu, hát karaoke dịp lễ lạt do thị xã tổ chức. Trước đó, nhiều tờ báo phản ánh, nhiều quan khách lợi dụng hơi men, có hành vi ngả ngớn, sàm sỡ các cô. Đã xảy ra ghen tuông, cãi vã, dằn vặt giữa vợ chồng nhiều cô giáo. Nhiều nữ giáo viên vô cùng bức xúc.

Ghi nhận hiện tượng trên là “không phù hợp”, ông Nhạ nói: “Nếu thuộc thẩm quyền địa phương thì chúng tôi nhắc nhở, nếu thuộc thẩm quyền Bộ thì chúng tôi có ý kiến”; “Trách nhiệm tới đâu xử lý tới đấy, nói là xử lý thì hơi nặng nhưng phải nghiêm túc rút kinh nghiệm”; “chưa tới mức độ trầm trọng”; “Các thầy cô phải tự xem xét lại chính mình, khi thấy không đúng thì phải đề nghị, kiến nghị. Còn lãnh đạo địa phương cứ ép thì mình phải kiến nghị lên, chứ mình thực hiện là vi phạm. Khi đã giữ nguyên tắc phẩm chất mà vẫn bị lôi kéo, ép buộc thì trước hết phải hỏi trách nhiệm của thầy cô đã, xong đó mới tính đến người ép buộc. Tôi đề nghị nghiêm túc từ trong ngành, từng thầy cô một phải nghiêm túc đã”…

Thưa ông Nhạ, ông nên vào mạng để xem công luận nghĩ gì về vụ việc động trời trên. “Khốn nạn”, “đồi bại”, “tởm lợm”, “táng tận”… là những từ ngữ rất nhiều người dùng để bày tỏ mức độ, bất bình, phẫn nộ. Rõ ràng việc điều động nữ giáo viên đi làm chuyện ấy bộc lộ tư duy coi phụ nữ (lại là nữ giáo viên) chẳng khác món đồ chơi, làm nô tì mua vui quan khách, bất chấp hậu quả như một sự sỉ nhục, làm tổn thương lòng tự trọng, danh dự, nhân phẩm các cô, làm xã hội coi thường nhân cách nhà giáo – với chức năng dạy dỗ, bồi dưỡng tâm hồn, nhân cách thế hệ trẻ. Vậy mà ông lại nhận định “chưa tới mức độ trầm trọng”? Chắc theo ông, phải diễn ra trò lột truồng các cô, bắt diễu qua diễu lại cho quan khách công khai thưởng lãm, bình phẩm, sờ mó, tấn công tình dục, mới là trầm trọng?
Mời đọc thêm

Thứ Bảy, 12 tháng 11, 2016

Tổng thống thứ 45 của Hoa Kỳ: Donald Trump


 CTV Danlambao - Sau một cuộc tranh cử gay cấn, xấu xí với nhiều tấn công cá nhân giữa 2 ứng cử viên tổng thống được cho là tệ nhất trong lịch sử của Hoa Kỳ, người dân Mỹ đã quyết định ứng cử viên tệ nhất là bà Hillary Clinton, và ông Donald Trump đã được bầu vào chức vụ Tổng thống của Hiệp chủng quốc Hoa Kỳ.


Đây là một kết quả có thể nói là bất ngờ, là một kinh ngạc lớn nhất trong lịch sử bầu cử Hoa Kỳ. Trước ngày bầu cử, hầu như các thăm dò ý kiến của các tổ chức tư nhân lẫn công cộng, ngay cả của đảng Dân Chủ lẫn Cộng Hòa đều dự đoán phần thắng nghiêng về phía bà Clinton.

Lần bầu cử này cũng được xem là một cuộc cách mạng của thành phần lao động da trắng đã làm thay đổi cục diện "địa lý chính trị" của xã hội Hoa Kỳ. Một số tiểu bang được xem là "bức tường xanh" (blue wall) - tức là nằm trong tay đảng Dân Chủ qua 6 lần bầu cử tổng thống vừa qua đã bị người lao động da trắng bỏ phiếu cho Donald Trump. Đó là các tiểu bang Wisconsin, Michigan, Pennsyvania và 3 tiểu bang này đã làm nên sự khác biệt của kết quả bầu cử.

Như thường lệ, Clinton của đảng Dân chủ đã thắng phiếu tại các vùng đô thị, nhưng lần này Trump của đảng Cộng Hoà đã được người dân Mỹ da trắng lao động dồn phiếu và vượt xa Clinton tại các vùng nông thôn. Số lượng người Mỹ da đen bầu cho Clinton, được mong đợi là lực lượng lớn, giảm so với kỳ bầu cho Obama.

Vào thời điểm của bài viết này, ông Trump đã đạt được 278 số phiếu đại cử tri, vượt qua 270 phiếu để vào Toà Bạch Ốc. Bà Hillary chỉ được 218 phiếu đại cử tri. Tổng số người dân bầu cho Trump là 59.058.307 phiếu chiếm 47.6% tổng số phiếu bầu. 47.6% với 59.204.408 bầu cho Clinton. Tức là Clinton được hơn 146 ngàn phiếu bầu nhưng lại thua ở lá phiếu đại cử tri.
Mời đọc thêm

Thứ Sáu, 11 tháng 11, 2016

Những ngày tháng tới

Trần Trung Đạo - Dù nói ra hay không hay dù ủng hộ ai, hầu hết người Mỹ gốc Việt khi cầm lá phiếu bầu tổng thống Mỹ đều nghĩ tới Việt Nam và hy vọng qua lá phiếu sẽ đóng góp một chút gì đó, chắc chắn là rất nhỏ, vào tiến trình dân chủ hóa Việt Nam. 

Hôm 9 tháng 11, người Mỹ, qua phương pháp cử tri đoàn, đã chọn Donald Trump làm tổng thống (Bà Hillary Clinton thắng phiếu phổ thông nhưng không tính). Sự kiện Donald Trump là tổng thống đã tạo ra nhiều hy vọng nơi những người ủng hộ ông ta, nhưng cùng lúc cũng tạo ra nhiều lo lắng nơi những người ủng hộ bà Hillary Clinton.

Nhắc lại, Donald Trump ứng cử với khẩu hiệu “Make America great again” (Làm cho nước Mỹ vĩ đại lần nữa). “Lần nữa” có nghĩa đã từng là một quốc gia vĩ đại trước đây nhưng hiện nay thất bại. Khẩu hiệu này mang ý nghĩa kinh tế nhiều hơn các yếu tố văn hóa, giáo dục. 

Donald Trump không phải là người duy nhất dùng khẩu hiệu này mà trước đây TT Ronald Reagan cũng đã dùng để đánh bại TT Jimmy Carter khi các chính sách của ông ta đã đưa nước Mỹ vào tình trạng thất nghiệp cao, lạm phát cao, tiền lời ngân hàng cao và khủng hoảng năng lượng trầm trọng. Đó là chưa kể vấn nạn con tin còn đang bị giam giữ tại Iran. 

Với hàm ý “lần nữa” cho thấy Donald Trump sẽ nghiêng về chính sách bảo vệ mậu dịch (Protectionism) như đã từng áp dụng trước Thế chiến Thứ Hai. Ông và các nhà kinh tế biện hộ chính sách bảo vệ mậu dịch cho rằng các cường quốc kinh tế như Trung Cộng, Nhật đã làm giàu trên sự thiệt thòi của người dân Mỹ. 
Mời đọc thêm

Thứ Năm, 10 tháng 11, 2016

Mạn bàn về vụ cháy quán karaoke gây ra 13 cái chết của học viên Học Viện Chính Trị

Chim Biển - Vụ cháy quán karaoke ở số 68 Trần Thái Tông (Hà Nội) xảy ra khoảng đầu giờ chiều ngày 01/11/2016 đã làm thiệt mạng 13 người. Tất cả nạn nhân trong vụ hỏa hoạn đều là cán bộ công chức nhà nước, đặc biệt họ đang ở độ tuổi được cho là sung sức nhất trong cuộc đời. Ngay sau khi vụ việc được loan tải trên phương tiện truyền thông, nhiều lãnh đạo cao cấp của Tp Hà Nội như bí thư thành ủy Hoàng Trung Hải, giám đốc công an Tp Đoàn Duy Khương đã có mặt tại hiện trường trực tiếp chỉ đạo công việc chữa cháy. Tiếp đến thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã chỉ đạo công an Tp Hà Nội sớm điều tra và sử lý nghiêm vụ việc. Liền sau đó học viện chính trị đã có công văn ký ngày 02/11/2016 với nội dung “siết chặt kỷ luật” đối với học viên về việc tổ chức liên hoan karaoke, dã ngoại, nghiên cứu… bên ngoài học viện… Có thể thấy đám cháy đã “đánh động” nhận thức của thành phần chóp bu trong bộ máy cộng sản VN.
Mời đọc thêm

Thứ Tư, 9 tháng 11, 2016

Những tấm gương phản chiếu sự thật

Trần Quốc Việt - Có lẽ không ai nói hay hơn về xã hội toàn trị-nhà tù lớn-bằng nhà văn Nga Alexander Solzhenitsyn. Cuối tác phẩm Quần đảo Ngục tù ông nêu ra những đặc trưng của xã hội Xô Viết đương thời. Theo đó, con người mang tâm lý nô lệ và luôn luôn sống trong sợ hãi, khép kín và hoài nghi lẫn nhau. Họ sống mà chẳng biết gì cuộc sống quanh mình. Họ tồn tại nhờ dối trá, phản bội và chỉ điểm. Trong hoàn cảnh xã hội ấy họ còn sống bình an vô sự về thể chất nhưng tâm hồn họ bị ung thư. Vì sinh tồn, con người trở nên vô cảm và tàn nhẫn. Trong xã hội ẩm mốc và hôi tanh ấy chỉ có giới cai trị và những kẻ chỉ điểm trắng trợn nhất mới phất lên, còn những ai trung thực đều đắm chìm trong rượu chè vì họ không có sức mạnh ý chí để làm được gì khác hơn. Còn tâm hồn thanh niên đã bị băng hoại.

Ông gọi tự do trong nhà tù lớn ấy là tự do bị bịt miệng. Con người trong guồng máy ý thức hệ khổng lồ ấy chỉ biết cúi mặt để tồn tại và để bước đi vô vọng về nghĩa trang ở cuối đường đời nô lệ và sợ hãi. 
Mời đọc thêm

Thứ Ba, 8 tháng 11, 2016

Những tù nhân thầm lặng

Blogger Nguyễn Ngọc Già tại phiên xử sơ thẩm cuối tháng ba năm 2016. Photo courtesy of vietnamhumanrightsdefenders.net
Trương Duy Nhất - Mọi nguồn tin về Hồ Hải, đến nay vẫn quá ít ỏi. Không gì hơn ngoài mấy dòng "thông báo bắt" trên website Công an TP HCM. Sự lên tiếng ủng hộ anh, cũng là quá ít ỏi và trầm lắng, so với Mẹ Nấm Nguyễn Ngọc Như Quỳnh và các trường hợp trước.

Những người tù cô đơn

Nguyễn Ngọc Già cũng vậy. Sau những dòng tin ít ỏi về phiên toà, dường như không biết gì hơn.

Không thấy sóng, không biểu ngữ băng rôn, không thấy ai xuống đường, không nghe những cuộc bão giông mang tên Hồ Hải, Nguyễn Ngọc Già.

Luật sư Lê Công Định gọi đó là "những người tù cô đơn". Chữ "cô đơn" nghe đau quá. Vâng, đành rằng cô đơn. Nhưng tôi muốn gọi sự "cô đơn" ấy là thầm lặng- những tù nhân thầm lặng. Nghe nó nhẹ nhàng và - bớt đau hơn.

Có thể, vì Nguyễn Ngọc Già chọn cách náu mình. Hoặc một Hồ Hải hay đụng chạm, "gây thù chuốc oán" quá nhiều, với chính giới tranh đấu. Nhưng suy cùng, dù phương cách nào, lặng im náu mình như Nguyễn Ngọc Già hay sùng bái cuồng dại thờ tôn cả "ông X" như Hồ Hải, thì mục tiêu, cái đích các anh vươn tới cũng cùng với lựa chọn của chúng ta.

Cũng như đốn ngã gốc cây, cần những nhát dao từ nhiều phía.

Có thể, chính họ đã chọn cách "thầm lặng" cho mình. Nhưng chúng ta không được phép lặng im.
Mời đọc thêm

Thứ Hai, 7 tháng 11, 2016

Những bí ẩn trong vụ hỏa hoạn tại quán Karaoke ngày 01.11.2016

Thạch Đạt Lang - Vụ hỏa hoạn tại quán Karaoke vào khoảng 2 giờ chiều ngày 01.11.2016 trên đường Trần Thái Tông, quận Cầu Giấy, Hà Nội làm thiệt mạng 13 người. Theo danh sách được công bố trên mạng internet cũng như báo chí chính thống của chế độ, 12 trong số 13 người bị thiệt mạng là cán bộ từ cấp phó phòng của cấp sở trở lên, sau khi thi mãn khóa lớp học bồi dưỡng chính trị cao cấp tại học viện chính trị quốc gia, rủ nhau đi liên hoan bằng một màn hát hò Kara thì ôkê! (1)

Không bàn đến thái độ dửng dưng, thậm chí là hả hê, thích thú kèm theo lời nguyền rủa của người dân đối với nạn nhân, chỉ thắc mắc là tại sao một tai nạn hỏa hoạn như vậy lại được sự lưu tâm của Hoàng Trung Hải, phó thủ tướng kiêm bí thư thành ủy Hà Nội? Ông Hải tuyên bố:

- “Đây là sự cố rất đáng tiếc và nghiêm trọng, cơ quan công an đang tiến hành điều tra nếu cần sẽ khởi tố vụ án”.

Thường trực TP sẽ có cuộc họp đột xuất về vụ này. “Tôi muốn khẳng định đã xảy ra cháy chết người thì trách nhiệm quản lý bao giờ cũng có. Như tôi là trách nhiệm của lãnh đạo TP”

Phải chăng vì trong số 13 nạn nhân, 12 người là cán bộ trung cấp của đảng, đầy tớ của nhân dân nên ông Hoàng Trung Hải phải lên tiếng? Nếu đúng thế thì làm đầy tớ dưới chế độ CSVN sướng hơn làm chủ rất nhiều. Được ăn, được nói, được gói mang về, vừa có quyền, vừa có tiền, chết vì “tai nạn” lại được “trùm đầy tớ” quan tâm, lo lắng. Trong khi vụ xả lũ ở Hố Hô chết 40 người chủ của đất nước, không thấy công an Hà Tĩnh, cán bộ của sở công thương Hà Tĩnh, bộ công thương “vào cuộc”, cũng không thấy Nguyễn Xuân Phúc hay Hoàng Trung Hải yêu cầu điều tra, xử lý nghiêm. Đầy tớ xả lũ đúng quy trình chết 40 người chủ, ít ngày sau lại tiếp tục xả lũ cho chủ chạy hụt hơi, bơi mệt nghỉ, trèo lên mái nhà ngồi.

Trở lại vấn đề. Theo những hình ảnh phổ biến trên mạng thì mặt tiền của 4 căn nhà cao 8 tầng bị thiêu rụi hoàn toàn. Không cần phải là một thám tử, nhân viên điều tra, một người bình thường có thể tự hỏi: -Lý do nào một đám cháy lớn như vậy với 13 người bị thiêu sống, trong đó 12 là cán bộ đảng CSVN đang liên hoan ca hát Karaoke lại chỉ nằm ở tầng 5 của một tòa nhà trên đường Trần Thái Tông quận Cầu Giấy? Phải chăng đây là một vụ thanh toán nhau vì ăn chia không đều, hay vì trả thù, rửa hận giữa các đồng chí với nhau hoặc để bịt miệng một vài người trong số các nạn nhân? Nhân vật duy nhất thoát khỏi đám cháy là ai trong số các cán bộ đi liên hoan?
Mời đọc thêm

Chủ Nhật, 6 tháng 11, 2016

Đi Tới - Lũ lụt miền Trung: dân chúng bất tín nhiệm đảng cộng sản


Lũ  lụt Trọng Lú im re
Phúc, Quang ngậm miệng, Ngân khoe áo dài.

Trận lũ lụt lớn tại Miền Trung vừa qua đã phơi bày sự độc ác và đểu cáng của đảng CS: không kịp thời lo cho dân mà còn tịch thu tiền cứu trợ của dân, chận đánh, ném đá, dọa truy tố và làm khó dễ những người đi cứu trợ đồng bào nạn nhân lũ lụt... Việc đồng bào nhanh chóng gửi tiền cứu trợ qua các cá nhân, tổ chức tôn giáo, tổ chức xã hội dân sự, cho thấy tình thương yêu đồng bào, đùm bọc lẫn nhau, vẫn đầy ắp trong tim người dân VN. Sự đóng góp và cứu trợ - không qua nhà cầm quyền và các tổ chức của CS - cho thấy dân chúng đã không còn tin đảng CS nữa. Năm 1975, khi quân VC tới đâu, đồng bào đã bỏ chạy về phía có Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa - phía tự do dân chủ. Thế giới đã gọi đây là “cuộc bỏ phiếu bằng chân” để lánh nạn cộng sản. Việc làm từ thiện của người dân VN hôm nay - không qua tay bạo quyền cộng sản - có thể được xem là một hình thức bỏ phiếu bất tín nhiệm đảng CS.

1. Trận lũ lụt lịch sử

Theo phát biểu của người dân Quảng Bình, đây là trận Lũ lụt lớn nhất trong vòng 100 năm qua. Trận lũ năm 2010 gây lụt lội lớn nhưng nước lên chậm, người dân kịp di tản và mang theo được tài sản, gia súc lên vùng đất cao lánh nạn. Năm nay, trận lũ lụt kinh hoàng hơn vì nhà máy thủy điện Hố Hô đã xả lũ với vận tốc 1.800m3/giây, từ độ cao 72m xuống đầu hàng ngàn dân dưới hạ lưu.

Việc xả nước thủy điện vào khoảng 10h đêm ngay trong cơn lũ lớn--mà không thông báo trước--làm lượng nước lũ tăng với sức mạnh và tốc độ khủng khiếp. Chỉ trong phút chốc, nước chảy xiết dâng cao đến nóc nhà khiến dân không kịp chạy lánh nạn vì đêm tối, tầu thuyền bị chìm cuốn ra khơi, người và gia súc chết thảm... Thậm chí Chủ tịch UBND huyện yêu cầu thủy điện Hố Hô ngưng xả nước 1 giờ cho dân kịp chạy, cũng không được chấp nhận. Trong 2 ngày đầu của trận lũ lụt, nhiều làng mạc từ Hà Tĩnh đến Thừa Thiên bị ngập lụt và chìm trong biển nước làm nhiều người bị chết và mất tích, hàng trăm ngàn ngôi nhà bị hư hại và ngập nước. Có nơi nước lên quá mái nhà. Có nơi nước lên cao 3,53m. Nhiều xã thôn bị cô lập, giao thông bị tê liệt. 

Vì lợi ích nhóm, nhà nước CS đã bảo vệ đập thủy điện Hố Hô bất chấp thiệt hại về nhân mạng và tài sản của dân. Uất ức trước việc xả nước thủy điện Hố Hô gây ra chết người và thiệt hại nặng về tài sản mà không bị truy tố, người dân than: “Mặc dù nhà máy thủy điện Hố Hô xả nước quá định mức cho phép, gây ra thiệt hại nặng nề cho dân, các quan chức nhà nước vẫn nói xả nước “đúng quy trình”. Cứ mỗi lần có khiếu nại, họ lại bảo “đúng quy trình”, người dân chẳng còn biết kêu cứu vào đâu.”

Người dân chỉ còn biết kêu than trong vô vọng. Trong hàng chục năm qua, bao nỗi oan khiên, bao đơn khiếu kiện của người dân oan đều bị đảng CS vứt vào sọt rác. Nạn nhân phải chờ đợi mòn mỏi trong vô vọng hoặc bị tù tội, đàn áp hết thập niên này tới thập niên khác. Người CS vẫn tiếp tục tự kiêu, đàn áp và lừa dối người dân. “Đảng viên CS mà tự nhận là thành thật và liêm khiết thì chẳng khác nào tú bà, đĩ điếm khai báo vẫn còn trinh.” Dân chẳng còn ai tin đảng CS nữa. 
Mời đọc thêm

Thứ Bảy, 5 tháng 11, 2016

Viết Từ Sài Gòn – Cán bộ và dân, lửa và nước

Chưa bao giờ bản chất của nhân dân với cán bộ nhà nước lại trái ngược nhau như nước với lửa giống tình trạng hiện tại. Nói một cách nghiêm túc thì cán bộ là lửa, còn nhân dân là nước. Và trong một số trường hợp ngẫu nhiên lại có sự trùng hợp, thậm chí tương ứng đặc biệt trong chuyện dân là nước, cán bộ là lửa. 

Nhiều người nói đùa rằng cán bộ là lửa, đến chết cũng gắn với lửa, còn dân là nước nên đến chết cũng gắn với nước. Chuyện này mới gnhe thì có vẻ đùa cợt nhưng sâu xa của nó vẫn có cái gì đó hớp lý khó nói. Từ trước tới nay, những vụ chết nổi cộm, chết đình đám của cán bộ điều rơi vào tình trạng chết lửa, nếu không chết vì chó lửa (súng) khạc đạn như vụ cán bộ công an giao thông miền Nam xử nhau, vụ cán bộ cấp cao tỉnh ủy Yên Bái xử nhau thì cũng là cán bộ nguồn của đảng Cộng sản bị chết cháy trong quán karaoke. Và đặc biệt, cái chết vì lửa của cán bộ luôn gắn với thú vui đàn đúm hoặc những vụ ăn chia bất minh, bất sòng phẵng giữa họ với nhau. 

Ngược lại, cái chết của nhân dân, nếu nổi đình nổi đám thì chết vì nước, từ cái chết của các thợ lặn ở Vũng Áng, Hà Tĩnh do bị độc tố (Formosa thải vào biển miền Trung) cho đến những cái chết trôi, chết mất tích do lũ, mà chính xác hơn là do nước xả lũ của các thủy điện cuốn trôi. Mặc dù cái chết của nhân dân nổi cộm hơn, đau lòng và oan khiên hơn, nhưng cái chết của nhân dân nhanh chóng bị chìm như hòn cuội chìm xuống dòng nước. Ngược lại, những cái chết của giới quan chức, cán bộ lại được nổi lên như lửa rơm gặp gió. Đương nhiên, nổi không đồng nghĩa với việc được chia sẻ, đồng cảm hay thương cảm, có khi là nổi theo hướng ngược lại. 
Mời đọc thêm

Thứ Sáu, 4 tháng 11, 2016

Trung Quốc là nước phá hoại nhiều nhất môi trường biển Đông

Một công trình Trung Quốc xây dựng trên đảo nhân tạo ở Biển Đông, ảnh chụp hôm 15/5/2014. AFP







Việt Hà - Chuyên gia quốc tế lên tiếng quan ngại về những hoạt động quân sự hóa và xây lấp các đảo nhân tạo và đánh bắt hải sản quá mức ở khu vực biển Đông thời gian qua vì cho rằng những hoạt động này đang tàn phá môi trường biển một cách nghiêm trọng và làm giảm đáng kể nguồn thủy sản trong khu vực.

Thiệt hại sẽ còn nhiều hơn nữa

Việt Hà phỏng vấn giáo sư John McManus, thuộc khoa sinh vật và sinh thái trường đại học Miami, Hoa Kỳ. Giáo sư là người đã có nhiều năm nghiên cứu về môi trường biển Đông tại các khu vực quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa qua hình ảnh vệ tinh và thực địa. Lần gần đây nhất ông đến thăm Trường Sa để chứng kiến những tác động của con người lên môi trường ở đây là vào tháng 2 năm nay. Trước hết nói về hiện trạng môi trường biển ở khu vực biển Đông, giáo sư McManus cho biết: 

GS John McManus: Những loài cá ở tầng đáy như cá mackerel, cá ngừ, tất cả đều đang bị nguy hiểm. Đối với những loại cá từ rạn san hô thì đã có một số loài hoàn toàn biến mất. Đó là điều tôi chứng kiến khi tôi đến đây. Thay vì thấy những con cá lớn thường có ở đây tôi chỉ thấy một vài loại cá nhỏ như 7 cm hoặc 10 cm bơi qua các rạn san hô. Đây là một dấu hiệu rất xấu. Bên cạnh hoạt động đánh bắt cá quá mức làm tình hình ngày một thêm tệ, chúng tôi cũng thấy sự phá hoại hàng loạt đối với các rạn san hô. Có hai loại san hô, loại có vĩnh viễn và loại tái phát triển sau hai mươi năm. Những rạn san hô bị phá hủy bởi các hoạt động xây lấp đảo nhân tạo, chủ yếu được tiến hành bởi Trung Quốc, ước tính khoảng 99% và một phần nhỏ hơn là từ các quốc gia khác, ước tính khoảng 1%. Khoảng 14 km vuông san hô sẽ không bao giờ có thể phát triển trở lại. 
Mời đọc thêm

Thứ Năm, 3 tháng 11, 2016

"Đừng sợ"

Nguyễn Văn Tâm - “Đừng sợ” đó là khẩu hiệu trong một cuộc biểu tình đông đảo của khoảng 10 ngàn người dân trong thị xã Kỳ Anh, Hà Tĩnh vào ngày 2 tháng 10, 2016, trước công ty Formosa, công ty đã thải chất độc làm ô nhiễm vùng biển của bốn tỉnh phía bắc miền Trung Việt Nam. 

Khẩu hiệu này do một nữ tu Công giáo đã giương cao trước mặt những cảnh sát cơ động đang sắp sửa đàn áp nhóm biểu tình. Nhưng những cảnh sát cơ động này phải quay mặt đi không cho quay phim, chụp hình và sau đó không dám đàn áp rồi từ từ lẫn trốn cho nhóm biểu tình tự do tuần hành.

Dù có những tự do và không bị đàn áp nhưng nhóm biểu tình đã nêu cao tinh thần kỷ luật, giữ ôn hòa không bạo động không xâm phạm tài sản và tính mạng của công ty Formosa theo những chỉ thị của những lãnh đạo tinh thần công giáo Hà Tĩnh là linh mục Trần Đình Lai. Tuy nhiên linh mục Trần Đình Lai cũng cho người biểu tình biết được lập trường cương quyết cứng rắn là nếu cần đồng bào vẫn có thể san bằng công ty Formosa. Dù vậy phía công ty Formosa cũng lo sợ và họ đã phải di tản nhiều công nhân người Tàu ra khỏi phạm vi của công ty.

Linh mục Trần Đình Lai đã lãnh đạo cuộc biểu tình ôn hòa, bất bạo động một cách tuyệt vời. 

Đây có thể nói từ hơn 70 năm nay chưa có cuộc biểu tình nào đông đảo, kỷ luật không có bạo động, xô xát như cuộc biểu tình này. Những ai đã được xem phim của các TV hay các youtube hay các tờ báo điện tử đều khâm phục đoàn biểu tình với những sự dũng cảm và kỷ luật của những linh mục lãnh đạo và giáo dân. Những hình ảnh và tin tức này đã được loan truyền nhanh chóng và rộng rãi trên khắp thế giới ca ngợi về sự can đảm trong khi các cơ quan truyền của đảng lại im re. 

Đặc biệt có hai tấm hình gây ấn tượng: một tấm hình cho thấy đoàn biểu tình đông đảo gồm đủ thành phần già, trẻ, trai, gái… đứng trên tường của công ty Formosa với những khẩu hiệu và “băng đờ rôn” đủ màu sắc, đủ cỡ, với những khẩu hiệu gây ấn tượng nhưng không xâm phạm bên trong công ty Formosa. Một tấm hình khác gây nhiều sự chú ý là hình một nữ tu Công Giáo trẻ khuôn mặt hiền hậu, đạo đức cầm trên tay bảng khẩu hiệu: “Hủy Hoại Môi Trường Là Một Tội Ác. Vì Công Lý, Hãy Đứng Lên. Đừng sợ” hiên ngang đứng bên cạnh những cảnh sát cơ động đang chuẩn bị đàn áp.
Mời đọc thêm

Thứ Tư, 2 tháng 11, 2016

Trở về, đi tới

Tuan Khanh - Trong một chuyến đi quốc nội, vô tình đoàn người đang xếp hàng lấy vé ra máy bay bỗng xuất hiện vài người khách Trung Quốc. Đó là những người khách hết sức ung dung. Họ ăn nói lớn tiếng, cười to và tự nhiên, không khác gì dân bản xứ. Hàng dài người Việt đang xếp hàng im lặng nhìn. Mỗi người một suy nghĩ.

Bất chợt 2 người khách Việt nói với nhau “Không biết mình qua Trung Quốc có tự nhiên được vậy không?”. Lời tán gẫu nhỏ, nhưng lại đủ cho vài người chung quanh nghe. Đột nhiên ai nấy đều cười. Những nụ cười khôn cùng ý nghĩa. “Thì tụi nó qua đây, tự nhiên như nước nó rồi còn gì”, một người khác nói bâng quơ, nhưng như muốn tất cả những người Việt còn lại cùng nghe. Trên mỗi gương mặt Việt lại có một nụ cười. Cũng thật khó tả.

Một người đàn ông lớn tuổi,đầu bạc trắng, cắt ngắn, đi dọc với tôi, kể rằng vừa rồi ông gặp một người khách Trung Quốc. Câu chuyện về ranh giới quốc gia, khác biệt dân tộc, chiến tranh… lại nổ ra. Người Trung Quốc rất tự tin, nói rằng từ nhỏ, ông ta đã được học về lịch sử, nói rằng Việt Nam thuộc về Trung Quốc từ ngàn năm, nhưng sau đó làm phản và tách ra. Vì vậy chuyện phải quay trở về mẫu quốc là điều tất nhiên. “Tụi tao có một tỷ người học thuộc điều đó, tụi mày chỉ có một trăm triệu, cãi không lại tụi tao đâu”, người khách Trung Quốc này cười lớn. Dù không ác ý, nhưng sự diễn đạt rất thật của ông làm tôi lẫn người đàn ông Việt tóc bạc khi kể cho nhau nghe, đều nao lòng.

Nếu như quả có một cuộc trở về định mệnh như vậy, thật xót xa cho lịch sử hàng ngàn năm của cha ông Việt đã chống chọi, bứt xiềng gông cho con cháu hôm nay. Một cuộc trở về như vậy, có lẽ chỉ có một ít người muốn, còn tất cả còn lại đều đau đớn, căm gan. Nhưng hôm nay, dường như mọi thứ đang “đi tới” chứ không phải “trở về”.
Mời đọc thêm

Thứ Ba, 1 tháng 11, 2016

Người dân công khai tưởng niệm ngày mất của cố tổng thống Ngô Đình Diệm



Sáng ngày 31/10/2016, hàng trăm người dân từ mọi miền đất nước đã tập trung về nghĩa trang Lái Thiêu, tỉnh Bình Dương để tham dự thánh lễ tưởng niệm 53 năm ngày mất của cố tổng thống Ngô Đình Diệm.

Video buổi lễ tưởng niệm do CTV Danlambao thực hiện.

Source: Dân Làm Báo

Mời đọc thêm

Tuyên Cáo của Tuổi Trẻ Việt Nam