Thứ Bảy, 2 tháng 9, 2017

02.09 Ngày Quốc tang!

Người Đưa Tin - Trong giáo trình lịch sử đảng cộng sản Việt Nam, 02.09 là ngày "Quốc khánh". Mốc thời gian Việt Minh (Tiền thân của đảng cộng sản) cướp chính phủ Trần Trọng Kim. Ngày Hồ Chí Minh (HCM) mượn tạm Tuyên ngôn độc lập của nước Mỹ năm 1776 để làm "Tuyên ngôn độc lập" khai sinh nước VNDCCH. Khi ấy Việt Minh (VM) vẫn chưa hiện nguyên hình cánh tay nối dài của khối cộng sản Đông Âu, bành trướng CNCS. Thời đó chưa có Internet nên các "công thần" loa phường, ban tuyên giáo tha hồ nói đó là "tư tưởng lớn của Người". Kêu gọi toàn dân, toàn quân, toàn đảng ra sức học tập và thực hiện. Không ai thắc mắc vì sao trong hàng ngũ trí thức cộm cán thời đó viết không nổi bản tuyên ngôn hay sao để "Bác" phải bê nguyên con Tuyên ngôn Độc lập của Mỹ?

Trong suốt cuộc đời hoạt động của HCM không thấy bài diễn văn tư tưởng nào có giá trị, tất cả chỉ là sao chép lại với đức tin "Ai có thể sai chứ Mao và Staline không thể sai được". Và, để bổ sung cho sự trung thành với CNCS cũng như khẳng định lập trường làm công ăn lương, sai đâu đánh đó giống như Lê Duẩn thú nhận sau 1975. HCM không ngần ngại thừa nhận chẳng có tư tưởng gì ngoài chủ nghĩa Mác - Lênin. Sự thú nhận của HCM cũng không rõ nghĩa, bởi tư tưởng là suy nghĩ riêng ai cũng có. Lẽ ra HCM phải viết rằng "Tôi chẳng chẳng tư tưởng gì hay ngoài CNCS". HCM góp nhặt, ăn cắp ý tưởng của người khác rồi nhận bừa là của mình, đó là tư tưởng của một tên khôn lõi.
Mời đọc thêm

Thứ Sáu, 1 tháng 9, 2017

Trung Quốc đâu chỉ tập trận ở sát biển Việt Nam

tuankhanh - Trang web www.eastpendulum.com, một trang chuyên về tình hình Châu Á và biển Đông, bản Pháp Ngữ, đã đăng tải một bài của nhà báo Henri Kenhmann có tụa đề “Bientôt un mois d’exercice amphibie devant la porte du Vietnam” (tạm dịch: Gần một tháng tập trận đổ bộ gần cửa khẩu Việt Nam).

Bài viết đăng từ ngày 22/8, cho thấy sự kiện Trung Quốc tổ chức tập trận trên biển, cách Đà Nẳng chỉ có 75 hải lý, chỉ là một hoạt động đầy tính răn đe với riêng Việt Nam, tiếp theo cuộc tập trận trên bộ, kéo dài suốt trong cả tháng 8/2017.

Bài viết ghi rõ như sau “Kể từ đầu tháng Tám, Thủy quân lục chiến Trung Quốc cho thấy đang hoạt động tại Vịnh Bắc Bộ, gần biên giới Trung-Việt, bằng cách tiến hành một loạt các chiến dịch cứu hộ hỏa hoạn”.

Thế nhưng đó chỉ là bề ngoài của một cuộc tập trận quy mô với lệnh giới nghiêm, cấm mọi sinh hoạt qua lại của thường dân cũng như báo chí mà thời gian tập trận kéo dài từ ngày 1/8, cho đến ngày 23/8 vẫn còn dấu hiệu thao dượt.

Bài báo viết “Cần lưu ý rằng các vùng bắn dần dần chuyển hướng về phía Tây, theo hướng của Việt Nam, khi diễn tập diễn ra, trước khi quay về phía Đông. Khu vực gần nhất cách bờ biển Việt Nam khoảng 50 kilômét”.

Dựa trên các hình ảnh quân sự chính thức phát đi của phía Trung Quốc nhưng không tiết lộ rõ địa điểm, người ta thấy thủy quân lục chiến Trung Quốc đã dàn ra các loại xe bọc thép, như pháo tự hành PLZ-07B, xe tăng lội nước ZTD-05 hoặc xe chiến đấu bộ binh lội nước ZBD-05.

Theo một phóng sự trên kênh TV CCTV-7, một 'chiến dịch đào tạo đổ bộ' đã được tổ chức khoảng 30 phần diễn tập khác nhau, bao gồm phá hủy dưới nước, tiềm thủy công, tiến công đổ bộ…
Mời đọc thêm

Thứ Năm, 31 tháng 8, 2017

Từ “chuyện đã rồi” đến cách mạng Tiền Lẻ?

Kông Kông - ...Các nước đã có biểu tượng riêng cho nhiều cuộc cách mạng. Như cách mạng Nhung, cách mạng Hoa Lài, cách mạng Cam, cách mạng Dù... Còn VN? Nếu tài xế cả nước đều dùng tiền lẻ để phản đối chủ trương BOT đang bóc lột một cách tinh vi trên khắp các nẻo đường thì giao thông sẽ bị tê liệt. VN sẽ có một biểu tượng mới về cách mạng. Mới, vì tính cách tuyệt đối ôn hòa và hợp pháp. Đó là cuộc cách mạng Tiền Lẻ...

*
Vài dẫn chứng về “chuyện đã rồi” mà chế độ cộng sản từng áp dụng thành công.

Nga bất ngờ đánh chiến Crimea của Ukraine tạo nên “chuyện đã rồi”. Ngay sau đó thế giới phương Tây phản ứng gay gắt. Nga bị cô lập, bị cấm vận... đời sống người Nga gặp vô vàn khó khăn nhưng dựa vào tinh thần dân túy nên vị thế Tổng thống Putin vẫn vững vàng trong lúc đồng minh phương Tây đối địch càng ngày càng bị chia rẽ.

Tàu cộng lợi dụng cơ hội chế độ VNCH hấp hối đã ngang nhiên đánh chiếm Hoàng Sa với lá bùa Công hàm Phạm Văn Đồng họ đang có trong tay. Hiện tại biển Đông đã có đường lưỡi bò 9 đoạn, đã có đảo nhân tạo với phi trường, đã có cơ quan hành chánh và trang thiết bị quân sự là “chuyện đã rồi”... trong lúc khối ASEAN vẫn còn loay hoay tìm đối trọng từ Mỹ, Nhật, Hàn lại bị Tàu cộng dùng tiền để chia rẽ, đã mua đứt được Lào và Cambodia. VN là nước bị thiệt thòi lớn nhất lại lạc lõng vì chính sách 3 không (không tham gia các liên minh quân sự, không là đồng minh quân sự của bất kỳ nước nào, không cho bất cứ nước nào đặt căn cứ quân sự ở Việt Nam và không dựa vào nước này để chống nước kia). Đến nỗi khi Tòa Trọng tài Quốc tế tuyên bố đường lưỡi bò 9 đoạn là phi pháp VN vẫn không dám đâm đơn kiện như Philippines để dành lợi thế tranh chấp trong tương lai! Ngày trước họ lên án Mỹ là “quân xâm lược” bây giờ thì Bộ trưởng quốc phòng Ngô Xuân Lịch vừa mới qua Mỹ xin hàng không mẫu hạm ghé cảng Cam Ranh!
Mời đọc thêm

Thứ Tư, 30 tháng 8, 2017

Trò chuyện với kinh tế gia Nguyễn Xuân Nghĩa: “Oan uổng cho tài sức của dân tộc Việt”

tuankhanh - Sự kiện ông Trịnh Vĩnh Bình đang thắng thế trong cuộc chiến với Nhà nước VN, đòi 28.000 tỉ đồng, đang nhắc một chuyện rằng chưa nào giờ nền kinh tế của VN đang đứng trước nhiều khó khăn như hiện nay: nợ công tăng, tiền của nhiều dự án phải trả, cũng như hơn 200.000 tỉ đồng cần thanh khoản cho hệ thống nhà nước vào cuối quý 4 này. Nhiều người đồn đoán về một cú khủng hoảng lớn hay suy sụp của VN sắp tới, liệu điều đó có khả năng xảy ra không, thưa ông?

Đầu tiên, tôi muốn định nghĩa là thế nào là suy sụp. Tôi lấy ví dụ là năm 1997, Thái Lan đã trãi qua một giai đoạn tăng trưởng rất nhanh trong 8 nước có chủ trương tân hưng. Rồi bất ngờ vào ngày 2/7/1997 thì Thái Lan rơi vào một cuộc khủng hoảng tài chính, kéo dài đến 10 năm. Điều này tác động đến nhiều thứ thay đổi ở Thái. Trở lại định nghĩa suy sụp, tôi tin rằng chọn một mô hình phát triển kinh tế thì bao giờ cũng gặp phải những khủng hoảng và suy sụp nhất định ở các mặt. Có thể là 5 năm, có thể là 10 năm. Nhưng khủng hoảng về chính trị thì dễ chữa chứ còn khủng hoảng về văn hóa thì khó chữa hơn. Điều mà tôi ngại ở Việt Nam là vấn đề đó, tức tan nát từ văn hóa, đặc biệt khi Việt Nam ở bên cạnh Trung Quốc.

Trong bối cảnh mà thế giới cứ khoảng 5 năm lại bùng phát các đợt sáng tạo và thay đổi, thì sự suy sụp mà ta nói đến, sẽ kéo Việt Nam trì trệ sâu hơn, oan uổng cho tài sức của người Việt, của dân tộc Việt.

Tôi không nói Việt Nam sẽ sụp đổ về tài chính công, tức nói thẳng là nợ, mà sẽ gặp căng thẳng vô cùng về ngoại hối. Vì lẽ trong giai đoạn 2008-2014 đồng Mỹ kim trị giá thấp, ai nấy đều vay tiền Mỹ. Nay thì tiền Mỹ có giá hơn nên nợ trở nên cao hơn. Đặc biệt là chuyện vay nhiều rồi dùng sai mục đích, tham nhũng, chia chác… thì không có cách gì trả nổi. Và chính giai đoạn đó sẽ dẫn đến đổ vỡ nhiều thứ và nhiều hậu quả, kể cả mất luôn các cơ hội tăng trưởng cùng nhịp với thế giới. Nhưng để gọi là suy sụp hay sụp đổ một chế độ thì không đơn giản là dựa vào các yếu tố như vậy.
Mời đọc thêm

Thứ Ba, 29 tháng 8, 2017

Bộ Ngoại giao cộng sản Việt Nam phản đối Đức và Hoa Kỳ

Danlambao - Vụ việc Trịnh Xuân Thanh đầu thú hay bị bắt cóc thì có lẽ dư luận đã biết chẳng ảnh hưởng gì đến sự tồn vong của một cường quốc đứng đầu Châu Âu như nước Đức. Nhưng với lòng tự tôn dân tộc của người Đức, họ không chấp nhận bất cứ thế lực nào xem thường an ninh của họ. Nguyễn Phú Trọng bằng mọi giá bắt cóc con ruồi họ Trịnh, bất chấp quan hệ ngoại giao với nước Đức nhằm thỏa mãn quyền lực. Điều đó đã khiến người Đức thật sự nổi giận.

Sau những cáo buộc cộng sản Hà Nội tổ chức bắt người vi phạm luật của nước Đức và quốc tế, phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao cộng sản, Lê Thị Thu Hằng: “lấy làm tiếc về phát biểu của Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Đức”

Tại cuộc họp báo chiều ngày 17/8/2017, Lê Thị Thu Hằng tiếp tục nhấn mạnh: “Các cơ quan chức năng đang tiến hành điều tra vụ việc. Tôi xin khẳng định Việt Nam luôn coi trọng và mong muốn duy trì phát triển quan hệ đối tác chiến lược với Đức, vì lợi ích của nhân dân hai nước, vì hòa bình ổn định hợp tác và phát triển khu vực và thế giới". Con vẹt nói tiếng người Lê Thị Thu Hằng nhấn mạnh: “Việt Nam tái khẳng định luôn coi trọng quan hệ với Đức”.
Mời đọc thêm

Thứ Hai, 28 tháng 8, 2017

"Xã hội hóa"-một hình thức bóc lột đến tận cùng xương tủy người dân của đảng Cướp Sạch (CS)

Năm xích lô - Đảng Cướp Sạch/Chó Săn Việt Nam (CSVN) đòi độc quyền lãnh đạo, độc quyền thao túng đất nước nhằm bán tháo tài nguyên thiên nhiên, dâng đất liền và biển đảo cho giặc để trả nợ "ta đánh Mỹ là đánh cho LX và Trung quốc", đem chủ quyền đất nước đi cầm cố, bán đến cả sức lao động của người dân qua hình thức xuất khẩu lao động,... nói chung có thứ gì bán được chúng bán tất. Chúng tuyên truyền là đại diện cho giai cấp công nông nhưng nông được mùa mất giá, công thì làm ngày không đủ phải tranh thủ làm thêm mới mong sống lây lất qua ngày; họ ra sao? Con cháu du học/hý/lịch những nước tư bản giãy chết và mua bất động sản để sau này hạ cánh an toàn hoặc bị truy tố còn có nơi cư trú. Ngoài việc bắt công dân phải lao động khổ sai trong nhà tù lớn để nuôi hệ thống cai ngục hèn với giặc ác với dân, chúng còn bóc lột đến tận xương tủy người dân qua thứ gọi là "xã hội hóa" (XHH).
Mời đọc thêm

Chủ Nhật, 27 tháng 8, 2017

Nhà nước CSVN đã lợi dụng "BOT" để hút máu dân như thế nào?

Hương Khê - Chúng ta đều biết, sau hơn 60 năm cầm quyền trên miền Bắc, và hơn 40 năm trên cả hai miền Nam Bắc, nhà nước CSVN đã thực hiện nhiều chính sách cai trị rất ngu muội. Tất cả những chính sách đó đều “đi từ thất bại này đến thất bại khác”. Điều đó đã làm cho nhân dân Việt Nam vốn đã nghèo nay ngày càng nghèo thêm. Với chủ trương “Trí, phú, địa, hào, đào tận gốc, trốc tận rễ”, chúng thực hiện cuộc “Cải cách ruộng đất” trên miền Bắc, được quảng cáo là “Cuộc cách mạng long trời lở đất”. Và chính sách “cải tạo Công - Thương nghiệp” ở miền Nam sau năm 1975. Cả hai chính sách này thực chất là chủ trương ăn cướp một cách trắng trợn. Hàng chục ngàn nông dân bị quy “địa chủ”, bị tước hết ruộng đất và bị chúng tử hình hoặc giam cho chết rũ trong các nhà tù khắc nghiệt. Hàng trăm ngàn nhà tư bản bị cướp hết mọi tài sản, bị đẩy lên những vùng rừng thiêng nước độc, được mệnh danh là “đi xây dựng kinh tế mới”. Thực chất là để giết dần giết mòn những người này. Có thể nói rằng, “nếu lấy tre Trường Sơn là bút, nước Biển Đông làm mực, cũng không thể ghi hết tội trạng của bọn chúng (mượn ý này của cs).

Từ những chính sách ngu dân như trên, miền Nam Việt Nam trước 1975, từng là niềm mơ ước của nhiều nước trong khu vực về mô hình phát triển, từng được mệnh danh là “hòn ngọc Viễn Đông”, nay trở thành một đất nước tụt hậu toàn diện về mọi mặt, thua kém xa các nước trong khu vực. Một số lĩnh vực đã thua ngay cả hai nước Lào và Campuchia mà người Việt vẫn thường cho là “mọi rợ”.

Người dân thì ngày càng bị bần cùng hóa. Nhưng các quan chức trong bộ máy cầm quyền thì ngày càng giàu có một cách bất minh nhờ các chính sách ăn cướp. Ngoài việc thường xuyên tăng chóng mặt các loại thuế-phí và những mặt hàng mà chúng độc quyền kinh doanh, thì điển hình cho các chủ trương ăn cướp được nấp dưới chiều bài các chủ trương chính sách, là việc cướp đất của người dân, được khoác áo “thu hồi đất để xây dựng các công trình”, đã biến Việt Nam thành một cường quốc dân oan.

Về ăn cắp và hút máu dân một cách trắng trợn và hợp pháp nhất, nấp dưới các chủ trương của đảng và nhà nước, là các công trình đầu tư BOT (Xây dựng-Vận hành-Chuyển giao), biến Việt Nam thành cường quốc BOT.
Mời đọc thêm

Thứ Bảy, 26 tháng 8, 2017

San bằng các căn cứ quân sự của Trung cộng ở Biển Đông là hợp lý

Nguyên Thạch - Bất chấp mọi những nguyên tắc căn bản của Liên Hiệp Quốc và xem thường Công Ước của Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982, Trung cộng đã ngông cuồng tuyên bố chủ quyền về Đường Phân Khúc 9 đoạn, tức “Đường lưỡi bò” mà đường này chiếm hơn 80% diện tích của Biển Đông, trong đó có các đảo thuộc chủ quyền của các quốc gia khác và đường giao thông hàng hải huyết mạch của thế giới, cũng như trữ lượng dầu khí và tài nguyên thiên nhiên.

Viễn ảnh khan hiếm, cạn kiệt nguồn năng lượng của hành tinh này khiến Trung cộng đã hoang mang để rồi đưa đến những hành động chiếm cướp những tài sản vốn không phải là của họ để đáp ứng tham vọng của một “đế quốc mới”.

Bất chấp mọi nguồn gốc lịch sử cùng những điều mà Công Ước của Liên Hiệp Quốc về Luật Biển được Ký kết ngày 10 tháng 12 năm 1982 giữa 167 quốc gia, (1) Trung cộng đã ngang ngược một cách ngông cuồng đánh chiếm 7 đảo ở Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam, đó là: Bãi Châu Viên, Đá Chữ Thập, Đá Gaven, Đá Tư Nghĩa, Bãi Gạc Ma, Đá Vành Khăn và Đá Subi. Sau đó Trung cộng đã dồn nhiều nỗ lực để bồi lắp và xây dựng những căn cứ quân sự kiên cố, kể cả những hầm trú cho các hỏa tiễn đạn đạo, cũng như đã thiết kế những sân bay hiện đại dài trên 3km.
Mời đọc thêm

Thứ Sáu, 25 tháng 8, 2017

Quân Đội làm kinh tế: củ cà rốt cho tướng lãnh

Huy Phương  - Trên thế giới, lực lượng quân đội nào, với vũ khí, quân cụ trong tay cũng có khả năng làm đảo chính, lật đổ chính quyền. Có trường hợp vì chính phủ độc tài, tham nhũng, cũng có khi vì phe cánh hay có bàn tay bên ngoài của các quốc gia khác.

Việt Nam Cộng Hòa cũng đã có hai cuộc đảo chánh do quân đội cầm đầu năm 1960 (bất thành) và năm 1963, giết Tổng Thống Ngô Đình Diệm.

Với truyền thống can thiệp vào nền chính trị, quân đội Thổ Nhĩ Kỳ đã ba lần làm đảo chính vào những năm 1960, 1971 và 1980. Năm 1987, quân đội Thổ không làm đảo chánh, nhưng lo ngại về sự hiện diện ngày càng tăng của các đảng phái Hồi Giáo trong nước, quân đội Thổ Nhĩ Kỳ dưới sự chỉ huy của tướng İsmail Hakkı Karadayı đã áp lực với chính quyền đóng cửa các trường học tôn giáo, cấm sinh viên đại học đeo mạng che mặt. Thủ Tướng Necmettin Erbakan bị các tướng lĩnh ép phải từ chức, một chính phủ lâm thời được lập ra, và quân đội cuối cùng cầm quyền vào năm 1998.

Thái Lan đã có tất cả 11 lần quân đội làm đảo chánh vào những năm 1932, 1933, 1946, 1951, 1957, 1971, 1976, 1977, 1991, 2006, 2014.

Một cuộc đảo chính Xô Viết năm 1991, được gọi là Cuộc Nổi Dậy Tháng Tám hay cuộc Đảo Chính Tháng Tám, một nhóm các thành viên của chính phủ Xô Viết đã hạ bệ trong một thời gian ngắn vị Tổng Bí Thư Liên Xô Mikhail Gorbachev và tìm cách nắm quyền kiểm soát đất nước.

Tháng Tám, 1982, Không Quân Kenya (Phi Châu) nổi dậy chống Tổng Thống Daniel arap Moi. Năm 2009, Tổng Thống Yahya Jammeh của Gambia bị quân đội đảo chánh. Năm 2015 Tướng Godefroid Niyombare của Burundi, làm đảo chánh chống Tổng Thống Pierre Nkurunziza, nhưng bất thành.
Mời đọc thêm

Thứ Năm, 24 tháng 8, 2017

Các Dân biểu Đức yêu cầu trừng phạt CSVN

Nhân viên điều tra của cộng hòa Czech đã tịch thu chiếc xe bắt cóc Trịnh Xuân Thanh và chuyển giao cho chính phủ Đức

Danlambao - Phát ngôn viên của các dân biểu thuộc đảng Dân chủ Xã hội Đức (The Social Democratic Party of Germany) tuyên bố với tuần báo Spiegel rằng: “Theo quan điểm của tôi, việc phải trục xuất thêm nhiều nhân viên mật vụ tình báo Việt Nam và đóng băng các khoản tiền viện trợ hợp tác phát triển là một điều cần thiết." ("Aus meiner Sicht ist es erforderlich, weitere bekannte Mitarbeiter des vietnamesischen Geheimdienstes auszuweisen und einzelne projektbezogene Gelder im Rahmen der Entwicklungszusammenarbeit einzufrieren.")

Ông Jürgen Hardt, phát ngôn viên về chính sách đối ngoại của đảng Dân chủ Thiên Chúa giáo (The Christian Democratic Union of Germany) cũng lên tiếng kêu gọi Cộng đồng chung Âu châu có những biện pháp chung đối với nhà nước CSVN. Ông Hardt cũng yêu cầu trục xuất thêm nhân viên sứ quán của Hà Nội tại Đức. Tuy nhiên, ông Hardt đề nghị rằng các biện pháp trừng phạt Hà Nội không nên ảnh hưởng đến người dân Việt Nam.

Tin mới nhất từ BBC tiếng Anh cũng cho biết là chiếc xe do tình báo Hà Nội mướn để bắt cóc Trịnh Xuân Thanh đã được các nhà điều tra Séc thu giữ và chuyển giao cho Đức. 
Mời đọc thêm

Thứ Tư, 23 tháng 8, 2017

Tình đồng chí có giúp giữ được chủ quyền biển đảo?

Ls Nguyễn Văn Thân - Vào ngày 24/7, ký giả BBC Bill Hayton đưa tin là Việt Nam phải ra lệnh ngưng khai thác dầu khí ở Lô 136-03 tại bãi Tư Chính (Vanguard Bank) vì Trung cộng đe dọa là sẽ tấn công các thực thể mà Việt Nam đang xây dựng tại Trường Sa. Hayton cho biết là nguồn tin xuất phát từ một công ty khai thác dầu khí tại Châu Á và đã được nhân viên Bộ Ngoại Giao Việt Nam xác nhận. Chỉ vài ngày trước đó, Repsol (công ty mẹ của Talisman Vietnam) là công ty có hợp đồng khai thác dầu khí với Việt Nam đã công bố là tìm thấy một mỏ dầu lớn tại khu vực này. Qua ngày hôm sau, Gs Carl Thayer trong cuộc phỏng vấn với Sydney Morning Herald cũng xác nhận là theo nguồn tin của ông từ Hà Nội cho biết thì Việt Nam đã yêu cầu Repsol ngưng khai thác từ ngày 15/7.

Cả Bill Hayton và Carl Thayer đều là những chuyên gia về Việt Nam có uy tín. Hayton là tác giả của quyển sách ''Vietnam - Rising Dragon" (Việt Nam - Con Rồng trỗi dậy) và quyển ''The South China Sea: the Struggle for Power in Asia''(Biển Đông: Cuộc chiến tranh giành quyền lực tại Châu Á). Gs Carl Thayer là một gương mặt quen thuộc của người Việt tại Úc. Ông đã nhiều lần tham gia vào các chương trình hội luận của Đài Truyền Hình SBTN Úc Châu và Vietface TV và làm diễn giả trong các buổi hội thảo của do Cộng đồng Người Việt Tự do và Nhóm Nghiên Cứu Văn hóa Đồng Nai Cửu Long tổ chức. Vào tháng 6 năm ngoái, ông nhận lời diễn thuyết về Biển Đông và tình trạng nhân quyền tại Việt Nam trong Đại Hội của Cộng Đồng Người Việt Tự Do Úc Châu tại Dapto. Đó là một trong những lý do mà ông bị nhà cầm quyền CSVN loại ra khỏi chương trình hội thảo về Biển Đông trong trung tuần tháng 7 vừa qua do Trung Tâm Nghiên Cứu Chiến Lược và Quốc Tế CSIS (Centre for Strategic and International Studies) của Mỹ tổ chức mà Bộ Ngoại giao Việt Nam là một trong những nhà tài trợ.
Mời đọc thêm

Thứ Ba, 22 tháng 8, 2017

Bất chấp đối diện tù đày, nhà tranh đấu cho dân chủ Joshua Wong vẫn nói “Hồng Kông đang bị đe dọa”

Joshua Wong, khi 17 tuổi đã là nhà lãnh đạo của nhóm hoạt động dân chủ Scholarism, ngồi bên cạnh những thanh rào chắn dựng trước tòa nhà chính phủ trung ương tại quận Admiralty, Hồng Kông, Trung Quốc, vào thứ Tư 10-12-2014. Ảnh: Lam Yik Fei / nguồn Getty Images đăng trên Bloomberg.
tuankhanh - Khi các anh chị đọc bài phỏng vấn dưới đây, cũng là lúc nhà tranh đấu trẻ Joshua Wong (Hoàng Chí Phong) đã bị chính quyền tay sai của Trung Quốc ở Hồng Kông kết án tù anh và các đồng sự.

Tin cho hay, Joshua Wong, Nathan Law (La Quán Thông) và Alex Chow (Châu Vĩnh Khang) lần lượt bị tuyên 6 tháng, 8 tháng và 7 tháng tù giam trong phiên tòa diễn ra tại Hong Kong ngày 17/8/2017. Tội danh của những thanh niên này cũng giống như “lợi dụng quyền tự do dân chủ” nhằm khép một mức án, cản bước họ không thể hoạt động chính trị chính thức, vận động cho tự do và dân chủ tại Hồng Kông.

Đây là những thủ lĩnh và là biểu tượng hy vọng của người dân Hồng Kông, qua phong trào Cách mạng Dù Vàng vào năm 2014.

Bài phỏng vấn của Time chỉ 24 giờ trước khi bản án bỏ túi được đưa ra. Nhưng nói lên rất nhiều điều, đặc biệt với thế hệ trẻ.

Tôi gửi bản dịch này ở đây, dành tặng cho tất cả những bạn đã nhắn tin, gửi thư và chia sẻ những suy nghĩ về đất nước lâu nay. Xin được nhắc lại câu nói cuối của Joshua Wong, để chúng ta giữ gìn cùng nhau “Tôi mệt mỏi, và tôi sợ hãi, nhưng tôi sẽ vẫn tiếp tục chiến đấu”.

=======================================================
Tác giả: Feliz Solomon và Aria Chen / Hong Kong / Tuấn Khanh chuyển ngữ (16-8-2017)
=======================================================

Joshua Wong (Hoàng Chí Phong) là một người tự do, trẻ tuổi. Chiều thứ Tư vừa rồi, khi anh đến trước một quảng trường ở Hồng Kông, mà anh hay gọi Quảng trường Công Dân, đó là lúc anh có thể không còn là một người tự do nữa.
Mời đọc thêm

Thứ Hai, 21 tháng 8, 2017

“Đuổi Mỹ đi, lại đón Mỹ về”

tuankhanh - Ghi chép, nhân một bản tin của báo chí Nhà nước – về Mỹ và Việt Nam

Năm 1995, trong buổi học cuối cùng của môn chính trị, tôi được nghe ông thầy (cũng là bí thư đảng ủy) nói với giọng tức giận “đánh Mỹ chạy đi, giờ lại trải thảm đỏ đón Mỹ về”.

Ông nói vậy, bởi Việt Nam và Mỹ mở lại bang giao vào tháng 7-1995. Lúc đó, đại diện nước Mỹ là tổng thống Bill Clinton, còn Việt Nam là thủ tướng Võ Văn Kiệt.

Tâm trạng hoang mang và tức giận đó của ông bí thư đảng ủy, là điều mà tôi vẫn nhìn thấy ở những người bỏ một đời đi theo chủ nghĩa cộng sản, rồi bất chợt một ngày cảm thấy bị hụt hẩng vì cảm giác như mình bị phản bội – đồng thời mơ hồ mình có thể bị bỏ rơi vào lúc nào đó.

20 năm sau, với những nỗ lực không ngừng từ phía Mỹ, Việt Nam đã có những cuộc phối hợp đầu tiên giữa quân đội hai nước. Mặc dù đó chỉ là khởi đầu các hoạt động cứu trợ nhân đạo và cứu trợ thảm hoạ trong khuôn khổ chương trình Thiên thần Thái Bình Dương.

Vào tháng 8/2015, hải quân Việt Nam dè dặt bước vào cộng tác trong chương trình Đối tác Thái Bình Dương, là bước đi gấp rút sau sự kiện giàn khoan dầu HD 981 của Trung Quốc tiến vào vùng của Việt Nam trong năm 2014. Vai trò của một cựu thù lúc này ở VN thật đầy tính “ấm áp”.

Đến thời điểm đó, rất nhiều người già đã bỏ một đời đi theo lý tưởng cộng sản mà tôi gặp lại, đều thay đổi. “Trung Quốc mới chính là kẻ thù”, tôi nghe những câu nói như vậy thường xuyên và lớn giọng hơn. Thậm chí, có những người đã cùng tham gia xuống đường chống Trung Quốc rồi bị đánh đập hay tù đày.

Hơn vậy, tôi nghe khắp trên các con đường mình đi qua, từ Nam chí Bắc, là những lời bàn không chỉ về kẻ thù của Việt Nam mà còn bàn về những kẻ sẵn sàng bán mình cho kẻ thù của Việt Nam. Nghe như một cuộc chuyển mình rầm rộ mà thinh lặng.

Hôm nay, hàng không mẫu hạm của Mỹ nói sẽ ghé vào Cam Ranh với cuộc “bảo trì” đầy ý nghĩa, nhất là sau khi Bắc Kinh ép Hà Nội phải ngừng khoan dầu trên biển, và Bộ trưởng Quốc phòng Ngô Xuân Lịch vừa sang Mỹ. Tôi lại nhớ về ông bí thư đảng ủy đó.
Mời đọc thêm

Chủ Nhật, 20 tháng 8, 2017

Hoàng Đức Bình bị khởi tố thêm một tội danh

tuankhanh - Tin từ gia đình của nhà tranh đấu vì môi trường Hoàng Đức Bình cho biết, vào cuối tháng 7/2017, công an Nghệ An đã quyết định khởi tố thêm một tội danh nữa với anh. Như vậy cho đến nay, Bình đã bị khép tất cả là 3 tội danh.

Theo luật sư Hà Huy Sơn và luật sư Lê Luân, thì Hoàng Đức Bình bị cáo buộc vào điều 257 (chống người thi hành công vụ), điều 258 (lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức công dân) và điều 143 (hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản).

Ngày 15/5/2017, anh Hoàng Đức Bình bị một nhóm công an thường phục lẫn sắc phục phối hợp bắt giữ anh bất ngờ, khi anh đang cùng linh mục Nguyễn Đình Thục đi trên đường bằng xe ô tô. Trước đó vào ngày 11/5, một người bạn tranh đấu của anh Bình là Bạch Hồng Quyền cũng bị công an phát lệnh truy nã.

Hoàng Đức Bình là thành viên của phong trào Lao Động Việt, một tổ chức tranh đấu vì quyền lợi người lao động.

Anh Hoàng Đức Hảo, em trai anh Hoàng Đức Bình, có cung cấp thêm một số chi tiết về sự kiện về tội danh thứ ba như sau:

“Cách đây khoảng 3 tuần, vào khoảng giữa cuối tháng 7, hai luật sư đang tham gia bào chữa cho anh Bình là luật sư Hà Huy Sơn và luật sư Lê Luân cho biết, hiện anh Bình đang bị khép vào một tội danh mới là tội cố ý phá hoại tài sản.

Như vậy là anh Bình có 3 tội danh, xét theo điều 257, điều 258 và điều 143. Khi gia đình nghe phía luật sư thông báo đã hết sức ngạc nhiên vì những tội danh như vậy là vô lý, không đúng sự thật.

Nếu xét về điều 257, thì anh Bình chưa hề chống lại chuyện gì. Em biết là anh Bình không hề chống công an, không chống ai cả. Điều 258 lại càng đáng ngạc nhiên vì nếu gọi là lợi dụng quyền tự do dân chủ, thì Việt Nam làm gì có điều ấy mà lợi dụng. Anh Bình chỉ nói lên ý kiến của mình, và trái chiều với nhà nước thôi. Nếu kết tội như vậy thì mơ hồ vô cùng. Còn tội danh 143 là phá hoại tài sản, thì làm gì có chuyện nào như vậy? Bên chính quyền đưa ra tội danh này thì thật không hiểu nổi”.
Mời đọc thêm

Thứ Bảy, 19 tháng 8, 2017

Cho những người không quen

tuankhanh - Tháng 12 năm 2012, tôi nhận được một email rất lạ. Người gửi cũng từ một người không quen, ở mãi tận Nam Phi. Lá thư điện tử đó từ Tổng giám mục Desmond Tutu. Ông là nhà lãnh đạo tôn giáo lừng danh chống lại chủ nghĩa kỳ thị và đấu tranh cho giá trị con người, đã từng nhận giải Nobel Hòa Bình vào năm 1984, giải Gandhi Hòa Bình năm 2007, và nhiều giải thưởng cao quý khác.

Lá thư của ngài Desmond Tutu kể với tôi rằng, ở đâu đó tại nước Trung Quốc cộng sản, có một người bạn của ông tên là Lưu Hiểu Ba đang bị cầm tù và chịu đựng bệnh tật như một cách trả thù của chính quyền. Đơn giản chỉ vì ông Lưu lên tiếng tranh đấu cho tự do và quyền làm người. Ngài Desmond Tutu muốn tôi cùng góp một chữ ký vào thư kêu gọi Nhà cầm quyền cộng sản Trung Quốc hãy trả tự do cho ông Lưu Hiểu Ba, trong một chiến dịch của thế giới văn minh cùng gõ vào cánh cửa độc tài, mà đứng ở hàng đầu là hơn 130 khôi nguyên của các giải Nobel qua nhiều thời kỳ. 

Vào thời điểm khi tôi nhận được lá thư này, giáo sư Lưu Hiểu Ba đã được vinh danh với giải Nobel Hòa Bình vào năm 2010, nhưng Bắc Kinh đã từ chối không cho ông sang Thụy Điển nhận giải, thậm chí đã phản ứng gay gắt, gọi việc xướng danh ông Lưu Hiểu Ba là một sỉ nhục của giải Nobel. Có đến 19 nước trong số 65 quốc gia được Viện Hàn Lâm Thụy Điển mời đến dự lễ trao giải, đã phải lên tiếng sẽ vắng mặt vì bị áp lực của Trung Quốc, trong đó có Cuba, Venezuela, Nga… và dĩ nhiên, có cả Việt Nam.

Ông Lưu Hiểu Ba bị kêu án 11 năm tù giam, với luận điệu “âm mưu lật đổ chính quyền”, loại tội danh mà một số quốc gia độc tài vẫn luôn sử dụng trong niềm hoang mang thầm kín về chuyện “lật” và “đổ” của chế độ mình, bất chấp sức cai trị luôn được ngày đêm củng cố bằng công an, quân đội và các loại luật lệ áp đặt thô bỉ.

Khi đó, ông Lưu vẫn là một người khỏe mạnh.

Trước khi bị giam cầm, ông Lưu Hiểu Ba, trong vai trò là một giáo sư vẫn dùng tiếng nói của mình để thúc giục sự đổi thay và cảnh tỉnh về sự dã man của chế độ trong cơn bấn loạn quyền lực. Những chi tiết ghi lại trong thời điểm 1989 ở Thiên An Môn cho biết, ông Lưu Hiểu Ba đã tìm mọi cách để thương thuyết, giải cứu hàng trăm sinh viên không bị thiệt mạng dưới lưỡi lê và xích xe tăng của quân đội. Giống như nhiều nhà bất đồng chính kiến khác ở Trung Quốc, thông tin và tên của ông Lưu bị kiểm duyệt trên báo chí, trên internet nhằm tẩy não người dân quên lãng ông. Chính vì vậy, giải Nobel Hòa Bình như sự tỉnh thức về lương tâm và nhân cách của một người Trung Quốc đã khiến cả thế giới dõi theo và xao động.

Đây không phải là lần đầu tiên trong đời mình, tôi để xuống một chữ ký vô danh của mình trong một thế giới quá rộng lớn và mỗi ngày hiện thực càng thêm tàn bạo. Đó là lần đầu tiên, tôi ký trong sự bồi hồi về một con người không quen biết, và cầu mong ông được tự do, như chính ông hy vọng trong câu nói quen thuộc “Hy vọng rằng tôi sẽ là nạn nhân cuối cùng trong cách đối xử có chiều dài kỷ lục của chính quyền Trung Quốc luôn xem việc lên tiếng như là tội phạm”.

Và rồi, hôm nay, tôi hay tin ông Lưu Hiểu Ba qua đời ở tuổi 61. Hàng triệu người ở đại lục hay Hồng Kông, Đài Loan chắc sẽ rất buồn. Hàng triệu người khác không cùng màu da tiếng nói với ông Lưu chắc cũng vậy, cũng sẽ thất vọng, trong đó, không thể thiếu những người đã từng góp một chữ ký vào bức thư mà ngài Desmond Tutu khởi xướng.
Mời đọc thêm

Thứ Sáu, 18 tháng 8, 2017

Quyền lực của kẻ bị trị

tuankhanh - Thật ngạc nhiên, bản PDF từ một cuốn sách cũ của học giả Trần Trọng Kim đột nhiên trở thành thứ được săn tìm trong suốt nhiều ngày ở Việt Nam, kể từ khi có lệnh “ở trên” là phải thu hồi bản in lại của nhà sách Phương Nam từ ngày 26/6/2017. Dù đó là một phiên bản bị kiểm duyệt và cắt xén một cách tồi tệ.

Những câu chuyện bị xoá đi, những chi tiết quan trọng liên quan đến những nhân vật lịch sử như Hồ Chí Minh, Võ Nguyên Giáp được giấu lại sau lưỡi kéo kiểm duyệt của chính quyền. Nhưng chính điều đó, lại khiến vô số người săn tìm và đọc lại những bản in gốc để ngẫm nghĩ về chuyện tình của ông Hồ Chí Minh với cô Đỗ Thị Lạc, rồi chuyện những người kháng Pháp đầu tiên từ chối không muốn theo cộng sản đã bị Việt Minh thủ tiêu… Thậm chí đây là cơ hội-đánh động để nhiều người nhìn thấy lại một chính phủ dân chủ đầu tiên của người Việt với chủ nghĩa quốc gia, chỉ trong 4 tháng tồn tại đã tạo ra những tiền đề cho một nước Việt Nam độc lập, thống nhất và văn minh như thế nào.

Bản văn Một cơn gió bụi của ông Trần Trọng Kim cũng nhắc về nguồn gốc của lá cờ vàng ba sọc đỏ - vốn là nguồn cơn của các cuộc tranh cãi giữa phe cộng sản cực đoan với phe chống cộng – đó là lá cờ có từ thời khởi nghĩa đòi độc lập của bà Triệu Thị Trinh. “Lá cờ vàng là từ xưa nước ta vẫn dùng. Trong sách Quốc sử diễn ca nói khi bà Triệu Ẩu nổi lên đánh quân Tàu, đã dùng lá cờ ấy khởi nghĩa, nên có câu rằng: "Đầu voi phất ngọn cờ vàng". Vậy lấy sắc cờ vàng là hợp với cái ý cách mệnh của tổ quốc...Chữ ly còn có nghĩa là lửa, là văn minh, là ánh sáng phóng ra bốn phương”. (Sách Một cơn gió bụi).

Quả là thú vị, khi sự ngăn cấm lại tạo cơ hội cho lớp người bị trị có được thứ quyền lực to lớn nhất, quan trọng nhất: tri thức và sự thật.

Cũng tương tự như vậy, khi quyển sách về học giả Petrus Trương Vĩnh Ký bị cấm, người ta cũng tìm đọc những bản hiếm hoi, photo chuyền ra ngoài. Thậm chí những dữ liệu khác về Petrus Ký cũng được dò tìm nhiều hơn trên Google. Thế hệ mới lại có dịp học-biết về một trí thức bậc nhất của người Việt bị nhấn chìm vào quên lãng trong một xã hội mà mọi góc nhìn đều phải soi qua lỗ kim tư tưởng cách mạng-cộng sản. Loại lỗ kim mà những bản văn đầy máu và nước mắt ghi chép về Gạc Ma và cuộc xâm lược của Quốc dứt khoát không được phép ấn hành, nhưng sách ca ngợi hết lời Đặng Tiểu Bình, kẻ chủ trương xua quân đánh và dạy “một bài học” cho Việt Nam vào 1979, thì được phát hành bản đẹp và trưng bày trang trọng ở nhiều nhà sách.
Mời đọc thêm

Thứ Năm, 17 tháng 8, 2017

Chuyện kể nhân ngày của Cha

tuankhanh - Tôi ghi lại câu chuyện có thật, với bản video dưới đây như một phút suy niệm dành cho những người Cha đang - hay sẽ - đối diện với con cái của mình, mỗi ngày, từ nay và đến về sau.

Câu chuyện diễn ra ở toà án tại Mỹ. Một ông bố ra toà vì tội đậu xe sai chỗ và có thể bị phạt đến 90$.

Bất ngờ, khi phiên toà bắt đầu, cậu bé 5 tuổi - con trai của bị cáo - đột nhiên leo xuống ghế và tiến đến gần chỗ bố cậu đang đứng. Những ai đang có mặt tại phiên toà đều buồn cười. Vị quan toà cũng vậy. Điều đáng yêu là ông đã mời cậu bé lên chỗ của ông để phỏng vấn về tình trạng phạm tội của bố cậu.

Khi vị quan toà hỏi cậu bé, tên là Jacob, rằng nếu cậu chọn lựa mức phạt nào, số tiền 90$ và 30$, hoặc miễn phạt cho bố cậu thì Jacob đã đáp nhanh là nên phạt mức 30$. Mọi người trong phòng xử án đều bật cười.

Vị quan toà với gương mặt phúc hậu cũng bật cười. Và ông hỏi rằng cậu có đồng ý không nếu ông phạt bố cậu bé số tiền 30$ nhưng là dùng số tiền đó đưa cậu đi ăn sáng, Jacob gật đầu. Câu chuyện kết ở đó, có hậu như một cổ tích ở đời thường.

Nhưng điều tôi muốn kể với các bạn ở đây, đó là thái độ của cậu bé về bố của cậu. Khác với những điều mà nền văn học hay giáo dục cũ mòn hay thích thêu dệt về bố hay mẹ của mình như siêu nhân hay tô vẽ như huyền thoại, cậu bé Jacob khi được hỏi bố cậu giỏi nhất là gì, cậu đã trả lời nhanh, không chút do dự rằng "dạ là nấu ăn".

Và ngay khi quan toà hỏi rằng lớn lên, cậu bé ước mình sẽ làm giỏi nhất điều gì, Jacob nói ngay - với sự tự hào thấy rõ về bố mình - rằng cậu cũng sẽ nấu ăn, nhất là pizza, vì bố cậu cũng vậy.

Cuộc sống thật lạ lùng và cảm động, bạn thấy không? Một người bố lương thiện dù chỉ là vô danh cũng có thể làm cho đứa con mình tự hào, trưởng thành và tự tin noi theo về cuộc đời lương thiện của mình mà không màng một ánh hào quang danh lợi xa xôi nào khác.

Tôi tạm gọi đó là cuộc sống tử tế, mà người cha đó đã đối diện với con mình mỗi ngày, rồi giản dị tạo nên một thế hệ tử tế nối tiếp. Bình thường mà cao đẹp đến cảm động.

Tôi viết những dòng này, và nhớ đến những công an viên đang hung ác bạo hành với người dân trong đất nước mình, Việt Nam. Những công an viên đã tàn bạo đạp gãy xương đùi ông Kình ở Đồng Tâm, những công an viên đã giết chết anh Nguyễn Hữu Tấn ở Vĩnh Long hay anh Ngô Chí Tâm ở Thủ Đức... trong những trại tạm giam ngột ngạt sự thật. Dù truyền thông nhà nước có bao biện hay che đậy thế nào, ai ai cũng hiểu điều gì đã xảy ra. Và quan trọng nhất là chính những thủ phạm đó đều biết rõ họ đã làm gì.

Chắc không ít người trong số công an viên đã là những người cha. Và chắc chắn từng người ấy rồi sẽ có một gia đình và những đứa con mà họ sẽ đối diện mỗi ngày.
Mời đọc thêm

Thứ Tư, 16 tháng 8, 2017

Công tố viên Liên Bang Đức "vào cuộc" và Chính phủ Đức cân nhắc những biện pháp để trừng trị hành vi bắt cóc Trịnh Xuân Thanh của Hà Nội

Danlambao - Chính phủ Đức hôm thứ Tư, 09/08/2017 cho biết sẽ cân nhắc và xem xét những biện pháp cần thiết đối với nhà nước CSVN nếu yêu cầu trao trả Trịnh Xuân Thanh trở về Đức không được Hà Nội đáp ứng.

Theo một phát ngôn nhân của Bộ Ngoại giao Đức thì hành vi bắt cóc Trịnh Xuân Thanh tại Berlin là một điều vô cùng đáng tiếc, một sự việc rất nghiêm trọng và không thể "đóng sổ".

"Chúng tôi đã hy vọng là sẽ có cơ hội để hàn gắn mọi thứ sau vụ vi phạm nghiêm trọng luật pháp Đức và quốc tế... Nhưng thật không may là những điều đó đã không xảy ra và vì vậy chúng tôi đang cân nhắc những gì có thể làm được để xác định rõ với nhà cầm quyền Việt Nam là chúng tôi không thể chấp nhận hành vi của họ" - Người phát ngôn của Bộ Ngoại giao Đức tuyên bố.
Mời đọc thêm

Thứ Ba, 15 tháng 8, 2017

Gân gà Trịnh Xuân Thanh, đặc sản của chế độ CSVN

Kông Kông  - Vụ đảng viên tham nhũng Trịnh Xuân Thanh chạy trốn qua Đức, bị an ninh mật vụ VN sang bắt cóc đem về, là một cú sốc không chỉ riêng cho người VN mà còn làm ngạc nhiên dư luận thế giới. Vì thế chắc chắn từ nay thế giới sẽ chú mục hơn vào mọi hoạt động của chế độ cộng sản tại VN. Nếu trước kia rất nhiều người yêu nước dù chống đối chế độ bằng phương pháp ôn hòa nhưng đã bị khủng bố, bị đánh đập dã man, bị bắt cóc, bị giam tù với những bản án vô nhân tính, truyền thông thế giới có thể chưa quan tâm đúng mức thì qua sự kiện nầy, chắc chắn sẽ được theo dõi kỹ hơn.

Nói khác đi, mặt trận thông tin của người bất đồng chính kiến trong nước sẽ có sức lan tỏa nhanh, rộng và mạnh hơn rất nhiều. Còn những giải thích của Hà Nội chắc chắn không khác gì cách giải thích rất xấc xược và trâng tráo của Bắc Hàn, sẽ không mấy ai tin. Như vậy trong cuộc chiến cân não về thông tin thì tiếng nói của người yêu nước đang thắng lớn! Hệ thống tuyền thông mạng xã hội internet đang thắng áp đảo.

Lịch sử đã từng chứng minh là khi một chế độ bị cả thế giới lên án thì sớm muộn gì chế độ đó cũng phải sụp đổ. Còn những người tranh đấu được ca ngợi thì cuối cùng sẽ chiến thắng.

Hiện tại nội tình đảng CSVN đang vô cùng hỗn loạn, thay vì phải ưu tiên bảo vệ đất nước thì phe cánh đang tìm mọi cách thanh toán nhau mang tính một mất một còn! Việc đảng trưởng Nguyễn Phú Trọng bất chấp thể diện quốc gia, bắt cóc cho bằng được Trịnh Xuân Thanh, là một nhân chứng quan trọng trong hệ thống tham nhũng của “triều đại” Nguyễn Tấn Dũng, đã nói lên điều đó.
Mời đọc thêm

Thứ Hai, 14 tháng 8, 2017

Ếch không bắt, lại đi bắt cóc

Cu Tèo - Suốt mười ngày nay, hễ mở mắt ra, leo lên mạng là Cu Tèo cứ thấy người ta "bạt mạng" về chuyện bắt cóc. Cu ta bèn “bức xúc” tại sao đảng ta Ếch không bắt lại đi bắt Cóc.

Nếu có ai cắc cớ thắc mắc bắt cóc để mần chi, thì có đù như cu cũng biết: không ai giở hơi bỏ công lặn lội đi bắt cóc về để chơi, mà là - nói theo “...người bắc có lý luận”- để xơi, còn người miền nam mình, để thịt.

Bắt cóc để xơi, để thịt, “rõ ràng là như thế chứ còn gì nữa”, nhưng mà so với thịt Cóc, Ếch còn ngon hơn, chất lượng lẫn số lượng "hoành tráng" hơn, lại sờ sờ “trương mắt ếch” ra đó, nhỡn nhơ trước mặt mà không phải thò tay vào hang mới bắt được như bắt cóc. 

Ngoài tính ưu việt hơn hẳn của Ếch so với Cóc, như tính ưu việt của Chủ nghĩa Xã hội vượt trội Chủ nghĩa Tư bản kể trên, thịt Ếch hiền, thịt cóc ác; bắt cóc mần thịt không kỹ, cả băng nhậu ngáp ngáp, thậm chí mất mạng như chơi.

Mời đọc thêm

Tuyên Cáo của Tuổi Trẻ Việt Nam