Thứ Sáu, 31 tháng 1, 2014

Chào nhau giữa đường mùa xuân


Với tất cả niềm tin sắt son và bất tử chúng ta xem nhà tù là nơi ngủ trưa, đồn công an là nơi đấu tranh, tòa án là nơi khẳng định chính nghĩa, đồng đội là nơi sưởi ấm, thế giới tự do là nơi ủng hộ, và ngày mai chính là bây giờ...

Trần Quốc Việt - Danlambao - Tư tưởng và tấm lòng vạch ra con đường đấu tranh trên bản đồ lương tâm của chúng ta. Những nẻo đường riêng tư như vô vàn những dòng suối nhỏ tụ về bên nhau để cùng nhau mở con đường chung đến mùa xuân trường tồn của dân tộc - mùa xuân tự do, dân chủ và phẩm giá con người. 

Mời đọc thêm

Thứ Năm, 30 tháng 1, 2014

Cung Chúc Tân Xuân: Giáp Ngọ 2014


Mời đọc thêm

Giật tượng Lê Nin, sự bất mãn của người dân đã lên tới đỉnh?

Công nhân đang làm cỏ bồn hoa ở công viên Lenin, Hà Nội. AFP

Mặc Lâm - RFA - 2014-01-28 - Vào lúc 4 giờ15 sáng ngày 23/01/2014, bốn học viên Pháp Luân Công đã đến công viên Lê Nin cạnh Đại sứ quán Trung Quốc số 46 Hoàng Diệu – Hà Nội để kéo đổ tượng đài Lê Nin nhưng bất thành do đứt dây cáp. Mặc Lâm phỏng vấn nhân vật chính trong vụ tổ chức này là anh Nguyễn Doãn Kiên để tìm hiểu thêm sự thật, mời quý thính giả theo dõi cuộc phỏng vấn này.

Mặc Lâm: Xin anh cho biết anh và các bạn đã có ý định kéo đổ tượng Lê Nin vào lúc nào và điều gì đã khiến các anh đủ can đảm để thực hiện công việc hết sức nguy hiểm này?

Anh Nguyễn Doãn Kiên: Vấn đề hạ tượng Lê Nin thì người ta đã làm khắp nơi trên thế giới rồi còn ở Việt Nam thì chưa tiến hành và tôi thấy rằng việc đó nên làm vì chủ nghĩa Mác Lê đã quá bại hoại rồi. Lịch sử cả thế giới người ta đã đào thải từ lâu cho nên không thể để cái chủ nghĩa quốc tế này ở Việt Nam được nữa. Hạ tượng Lê Nin là bước đầu trong việc giải thể chủ thuyết Mác Lê đang gắn lên dân tộc Việt Nam. Tôi muốn làm việc này với một nhóm có 6 người tất cả có hai người cộng tác quay phim chụp hình còn 4 người trực tiếp tham gia hạ cái tượng này.

Mời đọc thêm

Thứ Tư, 29 tháng 1, 2014

‘Năm Rắn sắp qua đi, Việt Nam vẫn chưa lột xác’

Tiến sỹ Lê Đăng Doanh nói rằng 'muốn cải cách được doanh nghiệp nhà nước thì phải cải cách bộ máy thể chế'.

VOA -  Người dân trong nước đang chuẩn bị đón Tết Giáp Ngọ trong bối cảnh những mảng sáng tối bao trùm nền kinh tế.
Người ta nói rằng một cỗ xe muốn đi nhanh, thì phải có động cơ mạnh và có phanh ‘ăn’, thì ở trong trường hợp này của chúng ta, động cơ lại hướng vào một hướng khác và cái phanh thì nhiều khi là không ‘ăn. Lê Đăng Doanh
Trong khi thị trường xuất hiện những mặt hàng tiền tỷ, thì tin cho hay, cũng có nhiều người dân phải chạy vạy để có một cái Tết no đủ. VOA Việt Ngữ đã hỏi chuyện chuyên gia kinh tế Lê Đăng Doanh, và trước hết ông nhận định về tình hình kinh tế Việt Nam trong năm Quý Tỵ vừa qua:

Mời đọc thêm

Thứ Ba, 28 tháng 1, 2014

Vành móng… Ngọ

Canhco's blogNăm Ngọ, người tuổi Ngọ, những âm Ngọ… Đều dùng để chỉ con ngựa, ngay cả giờ Ngọ (từ 11h30 đến 13h30) cũng là giờ của con ngựa (cách nói bóng bẩy trong kinh Dịch là giờ ngựa băng qua đỉnh núi, một ngày được ví như ngọn núi, mặt trời ví như bóng ngựa, mặt trời qua khỏi đỉnh núi cũng giống như ngựa đã mỏi vó sau một buổi leo dốc…). Và trong dân gian, ngựa là động vật quí, có tánh linh, gần với con người, nó được xếp vào 12 địa chi. Nhưng cũng theo dân gian, con ngựa dù có quí cỡ gì đi nữa cũng tránh ngựa xoáy âm, ngựa có xoáy âm là ngựa phản chủ, gây tai họa. Vậy thế nào là ngựa có xoáy âm?

Về mặt hình dáng, ngựa có xoáy âm là ngựa có xoáy đóng ngay vị trí ấn đường, nghĩa là nằm giữa hai mắt, vùng giáp giới với trán, loại ngựa này, dù có hay cỡ nào chăng nữa, nó vẫn gây ra tai họa, và trong suốt quá trình chinh chiến từ cổ chí kim, những kiếm khách, hiệp sĩ, danh tướng đều mang một kinh nghiệm buồn nếu sở hữu trong tay ngựa có xoáy âm.

Đó là về mặt hình thể, xét về mặt ký hiệu dịch tướng, âm dương ngũ hành, mười hai địa chi gồm sáu chi dương (Tí, Dần, Thìn, Ngọ, Thân, Tuất) và sáu chi âm (Sửu, Mão, Tị, Mùi, Dậu, Hợi). Mười hai địa chi này kết hợp với mười thiên can, trong đó, có năm can dương (Giáp, Bính, Mậu, Canh, Nhâm) và năm can âm (Ất, Đinh, Kỉ, Tân, và Quí).Gọi là Thuận Thiên.

Mời đọc thêm

Từ bè Lê Duẩn đến đền thờ trên đảo cụ Duẩn


Ngày 18/1/2014, ông Trương Tấn Sang, chủ tịch nước về Hà Tĩnh và cắt băng khánh thành “Đền thờ cố TBT Lê Duẩn” ở Hồ Kẻ Gỗ, thuộc Tỉnh Hà Tĩnh. Nó được xây ở “Đảo cụ Duẩn”.

Đền này thờ ai?

Mời đọc thêm

Thứ Hai, 27 tháng 1, 2014

'Viếng cứ viếng, phá cứ phá'

Các vòng hoa viếng luật gia Lê Hiếu Đằng trước khi bị giựt mất băng-rôn.
Các vòng hoa viếng luật gia Lê Hiếu Đằng trước khi bị giựt mất băng-rôn. blog Huỳnh Ngọc Chênh

BBC - Một số quan chức lãnh đạo cấp cao của trung ương và địa phương hoặc đại diện đã tới dự lễ viếng, lễ tang của ông Lê Hiếu Đằng, nguyên Phó Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, TP Hồ Chí Minh, tuy nhiên đám ma của ông vẫn bị 'chọc phá', 'gây rối'.

Giới quan sát nói với BBC, trong ba ngày tang lễ cố luật gia, nhiều người thuộc cả hai phía là chính quyền và các nhóm bất đồng chính kiến, các tổ chức dân sự ngoài nhà nước đều tới dự tang lễ.

Mời đọc thêm

Chủ Nhật, 26 tháng 1, 2014

Cuối năm nghe chó sủa

Tiếng chó sủa thì lúc nào mà chả nghe, đợi gì phải cuối năm! Mà chó sủa thì mùa nào mà chả giống mùa nào, sao lại phải cuối năm mới nghe chó sủa? Thực ra, không riêng gì miền nào, dường như cả ba miền, không khí cuối năm, ngày hết Tết tới, người làm ăn giàu có thì thấy mừng vui, người nghèo khổ thì thấy tủi hổ và buồn… Cảm giác vui buồn lẫn lộn dưới bầu trời tháng Chạp, nếu chịu khó lắng nghe tiếng cho nhà giàu và tiếng chó nhà nghèo cũng như tiếng chó nhà quê với tiếng chó thành phố, có nhiều sự khác biệt lắm lắm…!

Cái khác biệt đầu tiên, dễ nhận biết nhất là âm tiết sủa vào tháng Chạp dường như chậm lại, nhấn nhá và háo hức. Có vẻ như sau một mùa Đông lạnh và buồn, tháng Chạp mang dương khí đến, chó cũng hồi sinh cái tâm hồn “rất chó” của nó nên vừa tĩnh tại lại vừa hân hoan, khó tả. Và cũng trong mùa này, đặc trưng chó nhà giàu, chó nhà nghèo, chó thành phố, chó nhà quê cũng phân biệt rất rõ.

Thường thì chó thành phố tiếng sủa dứt khoát, mạnh mẽ và lạnh lùng, pha một chút chảnh chọe, cao ngạo, tự tin. Còn chó nhà quê lúc nào cũng bản năng nhưng lại nhút nhát và đề phòng mọi thứ chung quanh, vừa sủa vừa chạy, không xông thẳng vào “đối phương” giống như chó thành phố. Và chó nhà giàu, chó nhà nghèo cũng thế, ngay sát vách nhau, cùng ở thành phố nhưng con chó nhà giàu lúc nào cũng hung hăng, mạnh mẽ, thẳng tiến so với cho nhà nghèo. Chỉ cần thả hai con chó cùng độ tuổi, cùng chủng loại của nhà giàu và nhà nghèo ra đường, con nhà giàu rượt con nhà nghèo là cái chắc!

Mời đọc thêm

Thứ Bảy, 25 tháng 1, 2014

Sớ Táo Quân 2014

Sớ Táo Quân. Graphic: RFA/Phạm Điền

Mõ trời: Loa loa loa…cuối năm con rắn
Ngọc Hoàng ra chiếu đối với các táo về chầu năm nay
Lệnh rằng:
Các táo quân hãy nghe cho kỹ:
Bất kể nước nào bắt thăm lấy số
Không được ăn gian ỷ mình to xác
Lấn chiếm láng giềng để mong vào trước
Lệnh cho Thiên lôi xử ngay tại chỗ.
Loa loa loa…
Thứ tự trước sau nay đà kết quả
Việt Nam khai hỏa rồi tới Miến Điền
Trung quốc ưu tiên được vào sau chót!
Việt Nam đâu, trình diện…

Mời đọc thêm

Thứ Sáu, 24 tháng 1, 2014

Cúng Táo quân mỗi nơi một vẻ



Càng sát dịp 23 tháng Chạp, không khí rộn rã đi sắm lễ cúng ông Công – cai quản đất đai, ông Táo - quản việc bếp núc của mỗi gia đình càng được cảm nhận rõ rệt.Tuy nhiên, nghi lễ này giữa 2 miền Bắc – Nam lại có khá nhiều điểm khác biệt. Điểm giống nhau lớn nhất của cả hai miền là việc cúng ông Táo trong bếp và cúng ông Công trên bàn thờ gia tiên.

Tuy không mâm cao cỗ đầy, người Bắc vẫn thường làm cỗ mặn cúng Táo Quân. Mâm cỗ thường có một đĩa gạo, một đĩa muối, cơm hoặc xôi, gà luộc hoặc thịt luộc nguyên miếng, nem rán, giò lụa cắt khoanh tròn, canh mọc (hoặc canh măng khô, canh bóng bì) và hoa quả. Ngược lại, mâm cỗ của người Sài Gòn thường là cỗ ngọt như xôi chè, hoa quả (nhất thiết phải có cúc vạn thọ) và bánh trái. Nhà nào “sang” thì sẽ bỏ công nấu thêm chè Táo để tiễn Táo Quân về gặp Ngọc Hoàng.

Mời đọc thêm

Thứ Năm, 23 tháng 1, 2014

Tin buồn: Ông Lê Hiếu Đăng qua đời


Danlambao - Ông Lê Hiếu Đằng - một biểu tượng của phong trào thoái đảng vừa qua đời tại bệnh viện 115 (Sài Gòn) vào tối ngày 22/01/2014, hưởng thọ 70 tuổi.

Tin buồn về sự ra đi của ông Lê Hiếu Đằng được ông Kha Lương Ngãi loan báo ngay trong tối cùng ngày. Di hài của ông hiện đang ở Trung tâm Pháp y 336 Trần Phú để làm thủ tục tẩm liệm vào 9h sáng mai (23/01/2014). Được biết sau đó, tang lễ của ông sẽ được cử hành tại chùa Xá Lợi, trên đường Trương Định.

Ông Lê Hiếu Đằng phải nhập viện từ cuối năm 2013, sức khỏe có lúc trở nên hết sức nguy kịch. Sau một thời gian dài kiên cường chống chọi với căn bệnh ung thư, cuối cùng ông đã trút hơi thở cuối cùng lúc 22:07 tối, 22/1/2014.

Mời đọc thêm

Trận chiến Hoàng Sa và một lịch sử được viết lại


Nguyễn Hưng Quốc - 18.01.2014 - Từ năm 2009, lúc Trung Quốc tuyên bố chủ quyền trên con đường lưỡi bò chạy quanh Hoàng Sa và Trường Sa trong khu vực Biển Đông, trận chiến Hoàng Sa năm 1974 lại trở thành một vấn đề thời sự khiến nhiều người thao thức. Mấy tuần lễ gần đây, trận chiến ấy lại trở thành một vấn đề thời sự lần nữa khi nó sắp tròn 40 tuổi. Lần này, nó không còn là một thao thức nữa. Nó đã tượng hình rõ thành một số nhận thức mới, có khả năng làm thay đổi một số vấn đề.

Mời đọc thêm

Thứ Tư, 22 tháng 1, 2014

Human Rights Watch : Tình hình nhân quyền Việt Nam 2013 xấu đi

Tổ chức nhân quyền Mỹ Human Rights Watch ( HRW ) công bố bản báo cáo thường niên về tình trạng nhân quyền trên thế giới (hrw.org)


Trong năm 2013, tình hình nhân quyền ở Việt Nam xấu hẳn đi, khiến xu hướng tụt dốc được biểu hiện trong mấy năm qua càng trở nên trầm trọng hơn. Đó là nhận định của tổ chức nhân quyền Mỹ Human Rights Watch ( HRW ) trong bản báo cáo thường niên về tình trạng nhân quyền trên thế giới, được công bố vào ngày hôm nay, 22/01/2014.

Trong phần nói về Việt Nam, báo cáo thường niên của HRW ghi nhận rằng năm 2013 đã được đánh dấu bằng các đợt đàn áp nặng nề và nghiêm trọng nhắm vào những người chỉ trích chính quyền, trong đó có những nhà hoạt động ôn hòa bị kết án tù nhiều năm với “tội danh” chỉ là kêu gọi thay đổi chính trị.

Mời đọc thêm

Thứ Ba, 21 tháng 1, 2014

Bắt quả tang thằng ăn cắp... đảo của người khác đi bán!

Dân Làm Báo - Cách đây 5 ngày trong không khí tưởng niệm Hải chiến Hoàng Sa và 74 chiến sỹ hải quân Việt Nam Cộng Hòa đã hy sinh bảo vệ Hoàng Sa, anh Trần Quốc Việt đã gửi đến bạn đọc thôn Danlambao bài "Hà Nội Bội Tín" được lược dịch lại từ một bài báo của Bộ Ngoại Giao Trung Quốc nói rằng đảng và nhà nước cộng sản Việt Nam đã chính thức thừa nhận Hoàng Sa, Trường Sa là của Trung Quốc (1). 

Vậy thì về phía đảng và nhà nước "ta" thì sao? Có... bị oan như các đồng chí 16 vàng 4 tốt... chụp mũ không?

Mời đọc thêm

Việt Nam kết án tử hình 30 người trong vụ buôn ma túy lớn

Đây được coi là vụ mua bán, vận chuyển ma túy xuyên quốc gia với số lượng rất lớn nhiều loại ma túy từ Lào qua Việt Nam rồi sang Trung Quốc.

VOA - 20.01.2014 - Một tòa án sơ thẩm ở tỉnh Quảng Ninh hôm 20/1 đã tuyên án tử hình đối với 30 bị cáo và án chung thân đối với hơn 10 người khác.

Gần một trăm bị cáo đã bị đưa ra xét xử từ hồi đầu năm nay, và viện kiểm sát từng đề nghị án tử hình đối với 34 người.

Báo chí trong nước đưa tin, những người chịu mức án cao nhất là ‘các mắt xích quan trọng’ trong vụ mua bán, vận chuyển một số lượng lớn gồm hàng nghìn bánh heroin.

Đây được coi là vụ mua bán, vận chuyển ma túy xuyên quốc gia với số lượng rất lớn với nhiều chủng loại ma túy từ Lào qua Việt Nam rồi sang Trung Quốc.

Mời đọc thêm

Thứ Hai, 20 tháng 1, 2014

'Lục đục nội bộ ảnh hưởng tới Hoàng Sa'

Chính quyền dùng loa xua đuổi người tham gia tưởng niệm hải chiến Hoàng Sa ở Hà Nội hôm 19/1/2014

BBC - Nhà báo tự do Phạm Chí Dũng cho rằng chính các khó khăn trong giải quyết mâu thuẫn nội bộ lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, cùng bài toán khó 'đi dây' xử lý trục tam giác quan hệ với Trung Quốc và Mỹ đứng sau những lúng túng trong chính sách biển đảo của Việt Nam, mà thể hiện rõ nhất là qua đợt đánh dấu 40 năm Hải chiến Hoàng Sa.

Việt Nam hiện đang lệ thuộc rất lớn vào Trung Quốc về các mặt kinh tế, nhập khẩu, nguồn nguyên liệu, và đây là một nguyên nhân khiến Hà Nội dễ dàng bị Bắc Kinh o ép, vẫn theo Tiến sỹ Dũng.

Giữa hai Đảng cũng có những vấn đề quan hệ phức tạp mà Việt Nam phải dè chừng, theo ông Dũng, nhất là Trung Quốc có thể không hài lòng với việc Việt Nam 'xích lại' ngày một gần hơn với phương Tây và Hoa Kỳ.

Mời đọc thêm

Chủ Nhật, 19 tháng 1, 2014

Tường trình Lễ Tưởng Niệm 40 năm - ngày 74 Hải Quân Việt Nam Cộng Hòa vị quốc vong thân


Người dân tham gia lễ tưởng niệm 40 năm Hải chiến Hoàng Sa 
bị công an phá rối bằng loa phóng thanh. (Video: CTV Danlambao)

Dân Làm Báo - Lúc 08h30 sáng ngày 19/1/2014, hưởng ứng lời kêu gọi của nhóm No-U Hà Nội, đông đảo người dân đã có mặt tại tượng đài Lý Thái Tổ - Hồ Gươm - Hà Nội để tham gia buổi Lễ tưởng niệm 40 năm ngày Trung Quốc xâm chiếm Hoàng Sa, tri ân 74 người lính Hải Quân VNCH đã anh dũng hy sinh chống lại Trung Quốc xâm chiếm Hoàng Sa.

Bất chấp sự bao vây của lực lượng công an đủ mọi thành phần, đông đảo người dân đã tập trung trước khu vực tượng đài Lý Thái Tổ mang theo hoa và biểu ngữ để tham gia buổi lễ tưởng niệm.

Nhiều bó hoa với dòng chữ "Hoàng Sa - Việt Nam" in trên dải băng đen được người dân trân trọng đặt trước đài. Trong đoàn người tưởng niệm, xuất hiện nhiều biểu ngữ in hình cố thiếu tá Hải quân VNCH Ngụy Văn Thà cùng với dòng chữ "Tổ Quốc ghi công - Đời đời nhớ ơn các Anh hùng bảo vệ Hoàng Sa 19/1/1974", "Đời đời nhớ anh anh hùng Ngụy Văn Thà và đồng đội"...

Mời đọc thêm

Dương Danh Huy - Một trăm ngàn tiếng nói cho Hoàng Sa

Dương Danh Huy - Ngày 11/1/2014 Quỹ Nghiên Cứu Biển Đông và tổ chức Biển Đông Tại Pháp công bố lời kêu gọi ký tên vào một bức thư gửi Liên Hiệp Quốc về tranh chấp Hoàng Sa. Bức thư nhắc về việc Trung Quốc chiếm thêm nhóm đảo phía Tây, tức là nhóm Lưỡi Liềm, của quần đảo Hoàng Sa ngày 19/1 cách đây 40 năm. Bức thư cũng nhắc về khía cạnh pháp lý của vấn đề: về lập luận của Việt Nam về chủ quyền, và về việc luật quốc tế không cho phép thụ đắc chủ quyền bằng bạo lực. Cuối cùng bức thư kêu gọi giải quyết tranh chấp tại Tòa án Công lý Quốc tế.

Chữ ký được thu tập trên mạng tại hoangsatruongsa.net và bức thư cùng danh sách chữ ký sẽ được gửi đến Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc, Ban Pháp quyền Liên Hiệp Quốc, Uỷ ban 1 của Liên Hiệp Quốc (Giải trừ Quân bị và An ninh Quốc tế) và Tòa án Công lý Quốc tế.

Mời đọc thêm

Thứ Bảy, 18 tháng 1, 2014

Thông báo của No-U Hà Nội về Lễ Tưởng Niệm 40 Năm Ngày Trung Quốc Xâm Chiếm Hoàng Sa

Hoà chung không khí tưởng niệm của nhân dân Việt Nam toàn thế giới.

Đáp ứng nguyện vọng của nhân dân Hà Nội nói riêng và người Việt Nam nói chung.

Dựa trên quyền con người cơ bản là quyền tự do bày tỏ quan điểm, bao gồm quyền tự do bày tỏ lòng yêu nước, tự do thờ phụng và tưởng nhớ những chiến sĩ đã hi sinh bảo vệ Tổ quốc.

Với thực tế không thể chối cãi là Trung Quốc đã xâm lược, chiếm đóng quần đảo Hoàng Sa và đang tiếp tục gây hấn, xâm lấn và thôn tính nước ta một lần nữa.

Chúng tôi kêu gọi đồng bào hãy tham gia Lễ tưởng niệm 40 năm ngày Trung Quốc xâm chiếm Hoàng Sa 17-19/01/1974!

Thời gian: Từ 8h30 - ngày 19/01/2014

Địa điểm: Tại tượng đài Lý Thái Tổ - Hồ Gươm - Hà Nội

Mời đọc thêm

Các vụ án tham nhũng bộc lộ sự rạn nứt của phe phái chính trị ở VN

Marianne Brown - 17.01.2014 - HÀ NỘI — Trong vài tháng qua Việt Nam đã tiến hành một số phiên tòa để xét xử những vụ án tham nhũng lớn trong khuôn khổ của một chiến dịch chống tham nhũng. Chính phủ nói rằng họ đang dùng những biện pháp trừng phạt nghiêm khắc để ngăn ngừa tệ nạn tham ô. Thông tín viên VOA Marianne Brown tường thuật rằng những người chỉ trích nói những vụ xử này cũng là một phần của cuộc tranh giành quyền lực đang diễn ra trong hàng ngũ lãnh đạo cấp cao.

Mời đọc thêm

Tuyên Cáo của Tuổi Trẻ Việt Nam