Thứ Tư, 8 tháng 2, 2017

Khi tuổi trẻ không hèn

Tuankhanh - Trong lịch sử nước Mỹ, việc các sinh viên khởi kiện tổng thống Trump quả là một câu chuyện lịch sử đáng nhớ. Vụ kiện diễn ra nhanh chóng, kể từ lúc nộp đơn (ngày 28/1) cho đến lúc có phán quyết của Tòa với phần thắng thuộc về những người trẻ tuổi, chỉ trong vài tiếng đồng hồ.

Đứng trước bối cảnh hỗn loạn và trái ngang của hàng ngàn người bị chận tại các sân bay, bị xé bỏ giấy nhập cư, đuổi trả về nước… những sinh viên luật của Đại học Yale đã nhanh chóng cùng nhau soạn thảo một đơn kiện quyết định hành pháp (executive order) của tổng thống Donald Trump, về sắc lệnh cấm nhập cảnh dành cho 7 nước và cho nhiều trường hợp bị coi là kỳ thị. Quan trọng là đơn kiện nhận định rằng tân tổng thống đã vi hiến, cũng như đã phế bỏ quyền tự do và bình đẳng nhập cư vào đất Mỹ, được tổng thống Lyndon Johnson ký vào năm 1965 (The Immigration and Naturalization Act).

Tòa liên bang tại Brooklyn, New York đã nhanh chóng ra quyết định phần thắng bước đầu thuộc về các sinh viên Đại học Yale. Tác động từ vụ kiện cùng với tình hình nước Mỹ đang lâm vào khung cảnh bất thường khiến hàng loạt các bang của Mỹ cũng kháng lệnh của ông Trump, thậm chí bang Washington và Minnesota đã khởi kiện như các sinh viên Yale. Dẫn đến ngày 3 tháng 2/2017, Thẩm phán liên bang James Robart đã ra lệnh ngừng mọi hoạt động liên quan đến sắc lệnh cấm nhập cảnh của ông Donald Trump.
Mời đọc thêm

Thứ Ba, 7 tháng 2, 2017

Nếu tượng Phật mà biết nói?

Tượng Phật trong khuôn viên chùa Giác Lâm, ngôi chùa Phật Giáo được xây dựng từ năm 1744, một trong những ngôi chùa cổ nhất của thành phố Hồ Chí Minh. AFP photo


RFA - Ở một đất nước mà hoạt động tâm linh bị biến tướng thành một thứ hoạt động mê tín, dị đoan và trên một nghĩa nào đó, các biểu tượng thần linh được kết nạp đảng, được xếp vào diện “đồng chí”. Người dân chuyển từ sung bái các đồng chí thần linh, trưởng giáo sang sùng bái các đồng chí đảng và đến một lúc nào đó, nhân danh “uống nước nhớ nguồn”, các đồng chí mẹ đảng, cha đảng cũng được sung bái như một thần linh… Có lẽ, dân trí của quốc gia đó, người dân trong quốc gia đó chẳng còn gì để bàn. Bởi các đồng chí thần linh ngoài vai trò để người ta sùng bái một cách u muội, sau khi được kết nạp đảng, các đồng chí lại có thêm chức năng mới, đó là bảo vệ đảng.

Tôi còn nhớ một câu chuyện những năm sau 1975, khi mà hai miền đất nước không còn tiếng súng và cũng không còn tiếng nói tự do, câu chuyện này được truyền miệng lén lút với nhau (bởi thời đó, công an mà biết được ai đã truyền câu chuyện này ra ngoài thì chắc chắn sẽ mời lên đồn, đánh cho đến không còn răng ăn cơm mới cho về, không ngoại trừ bị đánh chết) về ‘đồng chí Phật’.

Đoàn quân Cộng sản vào đến ngã ba Hòa Khánh, Đà Nẵng, nhìn thấy bức tượng Phật lớn, một chỉ huy hỏi: “Bọn tư bản miền Nam thờ đồng chí nào mà mập quá vậy? Đúng là tư bản!”. Một anh bộ đội chạy lên báo cáo: “Báo cáo cấp trên, đây là đồng chí Phật!”. Chỉ huy hỏi tiếp: “Đồng chí Phật này được bao nhiêu tuổi đảng?”. Anh lính thưa: “Dạ báo cáo, đồng chí Phật này già lắm rồi ạ, nhưng về tổng quan thì đồng chí ấy đã được quán triệt tinh thần bảo vệ đảng và trung thành với đảng”.
Mời đọc thêm

Thứ Hai, 6 tháng 2, 2017

Xuân chia ly của những gia đình Tù nhân Lương tâm



Radio Đáp Lời Sông Núi - Thưa quý thính giả, năm nay trong lúc nhà nhà vui vầy đón xuân thì có những đứa trẻ phải chịu cảnh chia lìa, ly tán. Mời quý thính giả theo dõi phần Phóng Sự của Quang Nam qua sự trình bày của Quê Hương để tiếp nối chương trình phát thanh hôm nay.

Hơn 40 năm sau biến cố 1975, hàng triệu người dân Miền Nam vô tội đã chết trong tay cộng sản. Chết vì bị giết hại, bị thảm sát, bị bỏ đói, bị cướp bóc, bị hãm hiếp… và chết trên đường vượt biển. Hầu hết những người từng phục vụ trong guồng máy chính quyền VNCH đều bị trả thù bằng cách giết hại hoặc cho đi “học tập cải tạo” nhưng trên thực tế là một cuộc lưu đày khổng lồ trên khắp các nhà tù từ Nam chí Bắc. Quá nhiều người đã phải bỏ mạng khi còn chưa đi hết kiếp tù đày khổ đau.

Câu chuyện của hơn 40 năm trước chưa qua, nhà cầm quyền cộng sản vẫn tiếp tục viết lên những trang sử đẫm máu của những người con mang tên Việt Nam. Nhiều cuộc chia lìa của hơn 40 năm trước chưa có ngày hội ngộ, ngày hôm nay vẫn tiếp diễn những cuộc tan đàn xẻ nghé, vợ xa chồng, con xa mẹ, cha lìa con. Con đường tù đày của những công dân nước Việt trong thế kỷ 21 này, cũng đau thương không kém thời của cha ông ngày ấy.

Trong những ngày Tết, chúng ta bị rúng động bởi hình ảnh một người mẹ bị lôi ra khỏi nhà trước sự chứng kiến của những đứa con thơ dại.

Mời đọc thêm

Chủ Nhật, 5 tháng 2, 2017

Triển lãm “những kỷ vật trong tù”

Truongduynhat - Tiếp sau triển lãm “giấy triệu tập – giấy mời” của nhà báo Huỳnh Ngọc Chênh, gợi cho tôi ý tưởng về một cuộc triển lãm khác, có thể đem đến nhiều bất ngờ, thú vị hơn: Triển lãm “những kỷ vật trong tù”. 

– Tập hợp hình ảnh các kỷ vật trong tù của những thế hệ tù nhân chính trị Cộng sản (tù nhân chính trị, hoặc các đối tượng chính trị bị nguỵ trang bởi án hình sự; không chấp nhận các án tù đơn thuần là hình sự). 

Các cựu tù, hoặc thân nhân, có thể chụp lại những kỷ vật gửi cho website Một Góc Nhìn Khác theo địa chỉ: truongduynhat.org/contact

Hoặc, inbox qua facebook: https://www.facebook.com/nhabaotruongduynhat

– Một kho ảnh, như bảo tàng kỷ vật trên mạng sẽ được mở tại website Một Góc Nhìn Khác (truongduynhat.org). Bắt đầu từ hôm nay 15/1/2017, và sẽ tự động bổ sung không ngừng dựa trên sự hưởng ứng góp cùng từ các cựu tù nhân chính trị và thân nhân của họ. 

Trước hết, là một cuộc triển lãm trên mạng. Tiền đề cho việc hình thành một kho tư liệu ảnh, một “bảo tàng kỷ vật tù” – Tại sao không? 

Tôi, Trương Duy Nhất, với vai trò đề xướng, xung phong góp trưng bộ 32 hình ảnh kỷ vật đầu tiên này: 
Mời đọc thêm

Thứ Bảy, 4 tháng 2, 2017

Những ký ức không bao giờ cũ

TuanKhanh - Đó là một ngày mùa xuân lạnh lẽo bất thường ở Huế. Mùa xuân 1968. Một người cảnh sát tên Dũng bất ngờ khi thấy những người lính đối phương cầm AK tràn khắp thành phố Huế. Cuộc tiến chiếm và bắt giữ rất nhiều thường dân và viên chức chính quyền thành phố đã người diễn ra nhanh chóng trong vài ngày Tết, mà nhiều tài liệu sau này ghi lại, cho biết các thành phần Việt Cộng nằm vùng đã âm thầm lên danh sách theo từng tổ, từng tuyến và từng khu vực. Tính bất ngờ khiến cho những người lính phía Bắc Việt nắm ưu thế ngay lập tức. Nhưng Dũng là một người khá may mắn trong phút đầu, vì ông được người nhà nhanh chóng đưa ra sau vườn, đào một cái hố nhỏ và núp ở dưới trong nhiều ngày.

Vào đêm 30 Tết, tức ngày 29/1/1968, khi mọi người dân tin vào lệnh hưu chiến được quân đội Bắc Việt ký kết với phía miền Nam Việt Nam và bắt đầu nghỉ ngơi, đốt pháo ăn Tết, thì rạng sáng mùng 1 tết, những tiếng súng đầu tiên hòa lẫn với tiếng pháo đã khởi đầu cho một sự kiện đẫm máu trong lịch sử chiến tranh Việt Nam: thảm sát Mậu Thân tại Huế.

Mỗi bên đều có ngôn ngữ riêng để nhắc lại giờ phút quan trọng này. Chính quyền Sài Gòn thì diễn đạt rằng Việt Cộng đã “phản bội lại hiệp ước đình chiến” 3 ngày Tết đã ký. Còn phía Hà Nội thì diễn giải rằng hành động đó, là “cướp thời cơ”. 

Không chỉ có Huế. Tết Mậu Thân 1968 ghi dấu một cuộc tấn công bất ngờ và đồng loạt của quân đội Bắc Việt vào 25/44 tỉnh lỵ và thị trấn của phía miền Nam Việt Nam lúc đó. Vào sáng ngày mùng 1 Tết (30/1/1968),trên đài phát thanh quốc gia Saigon, cố Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu đã tuyên bố phía miền Bắc đã vi phạm việc ký kết hưu chiến trong dịp Tết, và ngay sau đó tuyên bố hủy bỏ lệnh ngưng bắn của phía Việt Nam Cộng Hòa để chính thức mở các cuộc phản công.
Mời đọc thêm

Thứ Sáu, 3 tháng 2, 2017

Ngày Xuân đất lạ

S.T.T.D Tưởng Năng Tiến - Loài vật có thể tiểu tiện hay đại tiện bất cứ nơi đâu vì chúng không có ý thức gì về ngoại cảnh. Ép buộc con người phải sinh hoạt gần như cầm thú – trong những đô thị với hàng trăm ngàn người mới có một nhà vệ sinh chung – là điều chỉ có thể xẩy ra trong một chế độ bất nhân, nơi mà những kẻ nắm quyền “ăn không từ một thứ gì” – kể cả những cái cầu tiêu hay buồng tiểu.

***
Từ làng nổi Koh K’ek tôi đi ghe ra Pursat, rồi bắt xe đò trở lại Phnom Penh. Dọc theo quốc lộ 5, thỉnh thoảng, có nơi bầy bán mai vàng. Nhìn những cành hoa vừa nhu nhú nụ, sao hơi thấy nôn nao. Tết đến rồi đa!

Vào đến thủ đô Nam Vang lúc chiều vừa tắt nắng. Ngang công viên Tượng Đài Độc Lập, đôi chỗ, thấy bán bóng bay. Những chùm bóng đủ mầu rực rỡ, to hơn kích cỡ bình thường, với hàng chữ Việt (Cung Chúc Tân Xuân - Chúc Mừng Năm Mới) khiến tôi không khỏi ngẩn ngơ:

Không dưng thấy mắt hơi cay. Tôi đổ thừa tại khói xe nhưng lại nhớ đến lời kêu gọi thiết tha của ông Nguyễn Thiện Nhân hồi cuối năm trước: “Tất cả đồng bào Việt Nam ở nước ngoài nếu trong 40 năm qua chưa có dịp về nước thì nên về... chắc chắn sẽ thấy nó phát triển.”

Năm nay, Ban Tuyên Giáo còn “tiếp sức” với ông Chủ Tịch Mặt Trận Tổ Quốc bằng nguyệt san Di Sản Việt Nam (Vietnam Heritage - December 2016-January 2017 ) với nội dung vô cùng phong phú. Tất cả những bài viết đều bằng Anh Ngữ, kèm nhiều hình ảnh sống động: đua thuyền, thổi cơm thi, đá gà, dựng nêu, múa lân, đốt pháo... 

Xem mà nhớ quê hương muốn ứa nước mắt luôn, và chỉ ước ao sao mình có thêm đôi cánh (hay được cấp cái visa) để bay về quê tức khắc. Nước Việt thiệt là nền nã, an bình, và phú túc. 

Mời đọc thêm

Thứ Năm, 2 tháng 2, 2017

Ly rượu mừng giữa cuộc bể dâu

TuanKhanh - Mùng một Tết Đinh Dậu, trong một buổi chiều xuống, thành phố như tan vào một dấu lặng thanh thản, tôi chợt nghe bài Ly Rượu Mừng của nhạc sĩ Phạm Đình Chương vang lên. Giai điệu như ngọn gió xuân dịu dàng, đáp xuống mái hiên của các ngôi nhà cao tầng, len vào từng căn phòng nhỏ, chảy vào trong tim người giữa mùi hương trầm nhè nhẹ. Ly Rượu Mừng lại vang lên, bất hủ, rót thật đầy vào không khí đón Tết trong lòng người bao thế hệ. Bài hát như nói thay giấc mơ của nước Nam về một tương lai mới, mà con người khát khao biết mấy về một tương lai sẽ được tắm trong tự do và an bình.

“Nhấc cao ly này. Hãy chúc ngày mai sáng trời tự do”

Bài hát mơ về tự do đó, đã bị giam cầm hơn 41 năm. Chỉ mới năm ngoái, khi những câu hát này vang lên trong ngỏ hẻm, bên ly cà phê vỉa hè, khe khẽ trên môi những người yêu nhạc… cũng đồng nghĩa với thái độ chống lại Nhà nước xã hội chủ nghĩa Việt Nam, vì đó là một bài hát nằm trong danh sách bị đóng dấu cấm. 

Như một giấc ngủ dài đến mức quên thức dậy, bất chợt một ngày, người ta hay tin bài hát Ly Rượu Mừng đã không còn bị cấm nữa. Chuyện được nghe, được hát Ly Rượu Mừng chỉ như điều thoảng qua tai, mà lý do cấm hay không còn cấm đều mơ hồ như nhau. Vì bởi không cần việc nhà cầm quyền cho phép, những con người Việt Nam vẫn hát và vẫn lắng nghe nó từ Nam chí Bắc, thản nhiên, từ rất lâu rồi.

Mời đọc thêm

Thứ Tư, 1 tháng 2, 2017

Ông Thức nhất quyết ‘không lưu vong’

VOA - Gia đình của tù nhân lương tâm Trần Huỳnh Duy Thức đã tới thăm ông vào buổi sáng ngày 29/1 tức mùng 2 Tết Đinh Dậu, tại một trại giam ở Nghệ An. Em trai của ông Thức là Trần Huỳnh Duy Tân cho VOA biết ông Thức kiên định về lập trường cố hữu, là sẽ không ra nước ngoài tị nạn.

Sáu người gồm cha, 2 chị gái, em trai và vợ con ông Thức đã đến thăm ông tại Trại số 6, huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An.

Theo lời kể của ông Tân, trong buổi thăm kéo dài 1 tiếng đồng hồ, gia đình đã nhắc đến việc nhà đấu tranh Đặng Xuân Diệu mới đây đã được ra tù trước hạn rồi đi Pháp ngay lập tức, nhưng ông Thức kiên quyết khẳng định sẽ không làm như vậy. Ông Tân nói:

“Anh nghiêm mặt lại và ảnh nói với gia đình đừng có nói cái chuyện đi nữa. Ảnh nói sự thay đổi sẽ rất là nhanh chóng mà không có gì ngăn cản sự thay đổi đâu. Anh rất kiên định trong vấn đề anh ở lại, không có đi tị nạn”.

Ông Trần Huỳnh Duy Thức, 51 tuổi, hiện đang thụ án 16 năm về cáo buộc là có “hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân”. Tính đến thời điểm này, ông đã trải qua hơn 7 năm rưỡi trong tù.

Ông Trần Huỳnh Duy Tân cho hay ông Thức không được nhà chức trách xem xét giảm án vì ông Thức vẫn khẳng định ông “không có tội để phải nhận tội”.

Mời đọc thêm

Thứ Ba, 31 tháng 1, 2017

Thủ tướng Canada chúc 'Tết Việt Nam,' ca ngợi di dân Việt

Thủ tướng Canada Justin Trudeau tại một cuộc diễu hành mừng năm mới âm lịch ở Vancouver, Canada, 29/1/2017.
Viễn Đông - Thủ tướng Canada Justin Trudeau dành nhiều lời tốt đẹp cho người tị nạn Việt Nam nhân dịp Tết Nguyên đán, giữa lúc ông tuyên bố mở rộng vòng tay đối với các di dân và người tị nạn bị chặn không thể nhập cảnh vào Mỹ vì sắc lệnh hành pháp gây tranh cãi của Tổng thống Donald Trump.

Thay vì dùng chữ “Chinese New Year” [Tết Trung Hoa] như nhiều người nước ngoài hay gọi, ông Trudeau viết “Vietnamese New Year” [Tết Việt Nam], Tết Nguyên Đán, trong lời chúc mừng năm mới gửi tới người gốc Việt định cư tại Canada hôm 28/1.

Nhà lãnh đạo Canada nói: “Năm nay, trong khi chúng ta ăn mừng 150 năm ngày lập quốc, đây là dịp để chúng ta tôn vinh nhiều nền văn hóa, truyền thống và đức tin đã khiến Canada trở thành một nơi tuyệt vời để sinh sống”.

Ông Trudeau được trích lời nói tiếp: “Người Canada gốc Việt đã có các đóng góp rất lớn đối với Canada và đã giúp biến nó trở thành một nơi vững mạnh và đa dạng như ngày nay”.😄
Mời đọc thêm

Thứ Hai, 30 tháng 1, 2017

Hoa Tết và giá xăng

RFA - Bán hoa ở Việt Nam, nói theo nghĩa nào cũng khổ. Năm hết Tết về, trời mưa tầm tã, những người bán hoa dở khóc dở cười bởi không có người mua, thời tiết lạnh lẽo. Mặc dù không khí Tết đang rạo rực khắp mọi nơi, nhưng trong cái rạo rực, cuống cuồng của những ngày giáp Tết, những người lao động tranh thủ thời gian cận Tết để mua hoa về bán ở Quảng Bình, Hà Tĩnh phải dở khóc dở cười vì dường như nhìn mọi nơi đều rực rỡ cờ hoa nhưng trong lòng người lại không có Tết, bởi kinh tế khó khăn, bởi hàng Tết ế ẩm, giá xăng tăng, mọi thứ hàng hóa đều tăng giá theo.

Giá xăng tăng làm đảo lộn đời sống

Ông Hải, cư dân huyện Lệ Thủy, Quảng Bình, chia sẻ: “Tết năm nay buồn, hoa bán không được, chỉu có đại gia mới chơi hoa chứ dân nghèo thì ăn còn không đủ huống gì là Tết. Mặc dù gia đình mình cũng có sắm chút quà Tết rồi nhưng chẳng gì đâu vì tiền bạc không có để sắm Mọi thứ đều khó khăn. Theo mình thấy thì Tết này khó khăn hơn, dtie6n2 khó kiếm, đói thì không đến nỗi đói nhưng đồng tiền khó khăn nên chẳng mua sắm được gì, thêm giá xăng tăng. Mình là nông dân, chỉ đi xe máy nhưng xăng tăng cũng ảnh hưởng nặng lắm, đi lại không thuận tiện cho mấy vì mưa ướt và xăng tăng...”.
Mình là nông dân, chỉ đi xe máy nhưng xăng tăng cũng ảnh hưởng nặng lắm, đi lại không thuận tiện cho mấy vì mưa ướt và xăng tăng...
- Ông Hải, Quảng Bình
Ông Hải nói thêm, hiện tại, vẫn còn nhiều nông dân phải bám đám ruộng mặc dù thời tiết rất lạnh lẽo và Tết đã cận kề. Bởi nếu không bám đám ruộng thì ra Giêng không thể làm được nữa, vụ mùa bị trôi qua và đến mùa gặt phải bị đói, bị thiếu lương thực. Và dường như năm nay, không khí tết ở Ba Đồn và cả Quảng Bình rộn ràng hơn mà cũng tẻ nhạt hơn.
Mời đọc thêm

Chủ Nhật, 29 tháng 1, 2017

The Tango Spring Passage - Khúc Tango Xuân



Hello Spring, the charming and dreamy painting,
Vast green meadows to the horizon, stretching.
Scattering in the air with elegant ease,
green leaves and brown twigs sway to the gentle breeze,
as if waving at the season of joy and rebirth.
Their greetings linger on the awakened earth.

Spring arrives with thousands of blooming flowers
when nature wakes up in the early hours.
Yellow apricot blossoms open
after a long cold sleep, beaten.
Shy pinkish cherry blossoms blush
like your cheeks in our first love crush.
Bold dark red velvet roses whisper
the sounds when your soft lips shiver.
Mời đọc thêm

Thứ Bảy, 28 tháng 1, 2017

Xuân Đinh Dậu

Mừng nàng Đinh Dậu tới chơi
Tự do miền đất bao đời Tổ Tiên.
Hân hoan điểm, Tết an nhiên,
Rửa trôi “quái đỏ” khắp miền nước non.

TiengNoiViDan

Xuân Đinh Dậu 2017

Mời đọc thêm

Thứ Sáu, 27 tháng 1, 2017

Lá thư Giao thừa năm Bính Thân

Mai Thanh Truyết - Giữa cái tĩnh lặng trong ngày cuối cùng của năm nơi đất khách, lại thêm mang tâm trạng của một người Mỹ gốc Việt, nhưng hơn lúc nào hết, trong thời điểm giao mùa của Đất Trời, tâm thức của một người con Việt lại nổi lên và hướng về một miền đất xa xưa, một nơi hơn 90 triệu núm ruột đang phải gánh chịu ách cai trị hà khắc của CSVN.

Thêm một năm đã qua, một năm với biết bao thay đổi ở Việt Nam và thế giới. Chủ nghĩa dân túy (populist-thuận lòng dân), chủ nghĩa dân tộc, thậm chí chủ nghĩa dân tộc cực đoan hiện đang nở rộ. Một nước Anh với cuộc trưng cầu dân ý “Brexit” làm chấn động Liên hiệp Âu châu và thế giới. Một nước Hoa Kỳ với tân Tổng thống Donald Trump lấy chủ trương “phải làm cho nước Mỹ “vĩ đại” hơn nữa làm ưu tiên hàng đầu...” Một nước Pháp, nước Ý chuẩn bị cho cuộc bầu cử Tổng thống sắp tới với khuynh hướng dân tộc và lo cho vấn đề quốc nội nhiều hơn. Đặc biệt, Đài Loan tiến thêm một bước dài trong chính trị và quân sự chuẩn bị cho việc thành lập một quốc gia thực sự. Nước Nhật với một Nữ Bộ trưởng Quốc phòng dứt khoát cho việc bảo vệ biển đảo... bằng quân sự. 😩
Mời đọc thêm

Thứ Năm, 26 tháng 1, 2017

Hết Mẹ Nấm lại tới Trần Thị Nga - lại bắt lại giam lại đầy lại đoạ

Trần Thảo - Hôm nay, bổn cũ soạn lại, chúng lại bắt giam chị Trần Thị Nga. Cả một chế độ với bầy chó săn hung dữ như thế mà lại e sợ những người phụ nữ không một tấc sắt trong tay. Nhìn hình ảnh chúng kéo đàn lũ "ào ào như sôi" đi bắt chị Cấn Thị Thêu, Mẹ Nấm, Trần Thị Nga, tôi tự hỏi mình tại sao đất nước này lại bất hạnh rơi vào tay một lũ man rợ và hèn hạ như thế?

Trước đây tôi đọc Bình Ngô Đại Cáo của cụ Ức Trai Nguyễn Trãi, khi tới đoạn "Nướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn. Vùi con đỏ xuống hầm tai vạ", tôi đã nghĩ, hẳn những trò tàn bạo, bất nhân của lũ giặc Minh khi chúng xâm lược nước ta vào đầu thế kỷ 15 đã là cực đỉnh của tội ác. Nhưng lũ giặc Minh xâm lược đối xử tàn bạo với dân ta thì có thể hiểu được. Chúng không cùng nòi giống với dân ta, và chúng cần thi hành những phương thức dã man nhất để dẹp tan mọi mầm mống chống đối, hòng kéo dài ách thống trị trên đầu trên cổ Việt Tộc.

Vậy mà trong gần suốt chiều dài của thế kỷ 20 kéo dài qua đầu thế kỷ 21, nhân dân Việt Nam lại phải trân mình chịu đựng một chế độ cai trị vừa tàn bạo, bất nhân mà còn cực kỳ thâm hiểm. Nỗi đau của dân Việt là những kẻ đang nắm trong tay thứ quyền lực hoang dã kia, những tên bất cố liêm sỉ, sẵn sàng bán đứng dân tộc, đất nước để duy trì sinh mạng của đảng cướp, ra tay đàn áp nhân dân một cách dã man, dù đó là phụ nữ, trẻ em, lại là những đứa mang cùng giòng máu Việt tộc, tên họ của chúng cũng là Nguyễn, Trần, Đinh, Phạm v.v...😣
Mời đọc thêm

Nhìn tổng quát, đất nước thật sự ra sao?

Bùi Tín - "Chưa bao giờ đẹp như thế này" mà nợ quốc gia lên đến hơn 2 triệu tỷ đồng, bằng hơn 2/3 tổng thu nhập quốc dân; tham nhũng hàng chục, hàng trăm vụ, mỗi vụ vài ngàn tỷ đồng không sao thu hồi được; hàng triệu ngư dân mất việc; bộ trưởng giáo dục thì nói rằng cho nữ giáo viên đi "tiếp khách" là chuyện vui vẻ bình thường; nam nữ công dân yêu dân chủ đòi nhân quyền cho dân bị tống vào tù; khi Đảng Cộng sản và Nhà nước một mực tỏ ra hèn với giặc, ác với dân; khi công dân Việt Nam mang hộ chiếu công vụ nổi tiếng về ăn cắp vặt ở Thái Lan, Thụy Điển, Nhật Bản và Singapore…

Ngày 13 tháng 11 vừa qua, tại thôn Phật Tích, huyện Tiên Du, Bắc Ninh, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã đến dự ngày Hội Đại đoàn kết dân tộc và có bài nói chuyện được phổ biến rộng rãi trên các phương tiện truyền thông chính thống. Nội dung quan trọng nhất được nhiều người chú ý là những lời "vàng ngọc" sau đây của ông Trọng: "Có lẽ nhìn lại chưa bao giờ quê hương ta đẹp như thế này! Chưa bao giờ quê hương ta có đời sống văn hóa, kinh tế phát triển, xã hội ổn định, có nhiều hình thức hoạt động mới. Con em được học hành đến nơi đến chốn, đời sống bà con có nghĩa có tình. Đây không chỉ là sự thay đổi của Tiên Du, Bắc Ninh mà nhìn rộng ra là thay đổi của cả nước". Ông nói thêm: "Vị thế Việt Nam trên trường quốc tế ngày càng cao. Việt Nam có quan hệ với tất cả các nước lớn trên thế giới, tham gia tất cả các tổ chức quốc tế. Triển vọng phát triển của đất nước ngày càng lớn".

Thế rồi ông Tổng Bí thư phủ dụ, trấn an dân chúng rằng: "Mặc dù bây giờ ra đường lắm chuyện khó chịu, nghe báo chí nói rất nhiều chuyện tiêu cực hàng ngày, rất là bực mình! Tệ nạn tham nhũng, cán bộ hư hỏng có cả, nhưng nhìn tổng quát lại, đất nước ta có bao giờ được thế này không?". 😕
Mời đọc thêm

Thứ Ba, 24 tháng 1, 2017

Không buông, còn ôm chặt

Bùi Tín - Thật là đáng buồn cho những ngày Tết Đinh Dậu sắp đến cho nhân dân ta. Chuyến đi của ông Tổng Trọng như một bóng đen phủ kín bầu trời Việt Nam, dù cho đốt bao nhiêu pháo bông của không tỏa sáng nổi.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng mở đầu năm 2017 bằng cuộc sang chầu Bắc Triều của Tập Cận Bình để nhận chỉ thị mới.

Bốn ngày, 10 cuộc gặp với hầu hết quan chửc trong Ban Thường ủy, 15 văn bản ký kết, 1 Thông cáo chung. Đó là nội dung của các cuộc hội đàm Việt - Trung mở đầu năm 2017. Có gì đặc biệt hay mới mẻ trong cuộc hội đàm này?

Có thể nói ngay nó rất cũ. Vẫn nhắc đến "16 chữ vàng" và "4 Tốt". Tuy nhiên, cũng có vài điều mới, đáng chú ý. Phía Trung Quốc đề ra "tam đồng" - "đồng cảm, đồng thuận, đồng tâm" - để thắt chặt hơn tình nghĩa cộng sản anh em, vì họ lo sợ sự bất đồng, sự phân tâm vào lúc này. Có một từ mới nữa là "nhất quán", cả 2 bên đều dùng, với cái nghĩa là "một mực như trước, không thay đổi chút nào". Hai chữ này nói lên niềm lo âu, chủ sợ người ở bỏ chủ, người ở lo chủ trừng phạt, cả hai đều lo sự thay lòng đổi dạ khi tình hình thế giới và khu vực đang có thay đổi lớn. 😒
Mời đọc thêm

Thứ Hai, 23 tháng 1, 2017

Phiếm Luận: Gà

Nguyễn Ngọc Duy Hân - Năm Khỉ sắp qua năm Gà sắp tới mặc dù sợ "bút sa gà chết", tôi vẫn muốn tản mạn một chút để chào đón năm mới Đinh Dậu này, bạn hãy cùng tôi đi dạo chợ Gà nhé!

Theo tôi năm 2016 không phải là năm con khỉ, mà là năm con cá, vì sự kiện cá chết do Formosa và nhà cầm quyền cộng sản "cõng rắn cắn gà nhà" gây ra. Bao nhiêu tổn hại từ vật chất đến tinh thần, ai cũng ngao ngán. Sấm trạng Trình đã viết:

Khỉ nọ ôm con ngồi khóc mếu,
Gà kia vỗ cánh chập chùng bay…

Tôi cũng không hiểu lắm “gà bay” ông Trạng nói ở đây nghĩa như thế nào, nhưng vẫn tin rằng trong năm Đinh Dậu sắp tới vận mệnh nước nhà và từng người sẽ được bay cao hơn.

Chuyện về gà thì rất nhiều, chắc bạn đã biết rồi nhưng tôi cũng xin sơ lược lại chút chút, biết đâu vì bận rộn có chuyện bạn đã quên.
Mời đọc thêm

Chủ Nhật, 22 tháng 1, 2017

Vấn nạn rượu bia xứ Việt!

RFA - Sài Gòn mỗi khi về đêm lại càng thêm nhộn nhịp với bao ánh đèn và tiếng nói cười rôm rả của hàng quán khắp nơi. Thật quá dễ để tìm một nơi nào đó để có thể nhâm nhi vài chai bia và trò chuyện cùng bạn bè. Nhà hàng và quán nhậu mọc lên như nấm. Đường Phạm Văn Đồng nay trở thành ‘phố ăn nhậu’ khá nổi tiếng của Sài Gòn với các quán xá san sát nhau, luôn tấp nập “người ra kẻ vào”!

Một người dân mà chúng tôi tiếp xúc cho biết một số lý do để ngồi lại uống bia, rượu với nhau cũng như giới hạn nên và không nên trong thói quen ‘chén thù, chén tạc’ này:

“Gặp gỡ đối tác, bạn bè lâu ngày gặp lại, nhiều khi lễ cưới, sinh nhật , lễ hỉ gì đó thì nhậu cái đó thì đúng thôi, chứ người nào hứng cái hay có việc gì đó vui cái thôi đi nhậu đi, thì cái đó không nên, cái đó là quá đà rồi.” 😩

Vấn đề lợi, hại của việc uống bia, uống rượu không lạ gì nữa đối với nhiều người Việt Nam. Truyền thông, sách vở nói nhiều, tuy nhiên đối với những người thường xuyên sử dụng bia, rượu thì dường như những lời khuyên như thế chẳng đáng quan tâm. Một bác sĩ chuyên khoa trình bày:
Mời đọc thêm

Thứ Bảy, 21 tháng 1, 2017

Thư cảm ơn Jonathan London của một người Việt Nam

NguyenThiTuHuy - Trong những ngày giáp tết cổ truyền này chắc không ai muốn nói chuyện buồn, chắc không ai muốn nói giọng bi quan, tôi cũng vậy. Vì thế, khi đọc được «Thư gửi Việt Nam» của người Mỹ Jonathan London, tôi được truyền một cảm hứng lạc quan để viết bài này, tất nhiên, như mọi khi, về chủ đề chính trị, vì blog của tôi, như mọi người hẳn đã lưu ý, là một blog chính trị.

Jonathan London, trong bài blog của mình, đã gián tiếp nêu lên một vấn đề cốt lõi cho quá trình dân chủ hoá Việt Nam : Việt Nam chỉ có thể dân chủ hoá khi người Việt có nhu cầu về dân chủ. Người Việt có nghĩa là đa số người Việt Nam, chứ không phải chỉ là một thiểu số như hiện nay. Tôi trích nguyên văn phát biểu của Jonathan London : «Và đây chính là lúc để cởi trói cho những giá trị chính trị quan trọng nhất đối với người dân Việt Nam từ thời Pháp đến nay: tự do ngôn luận, tự do hội họp, tự do báo chí, tự do tư duy chính trị. Nếu bạn hỏi tại sao tôi lại lạc quan khi những giá trị này chưa được tôn trọng đúng mức? Bởi vì tôi thấy ngày càng nhiều người Việt nhìn nhận rằng những quyền này là cần thiết hơn bao giờ hết.»
Mời đọc thêm

Thứ Sáu, 20 tháng 1, 2017

Mặt trận mọi phía vẫn yên tĩnh

TuanKhanh - Nếu theo dõi các chuyển động thời sự gần đây, bất kỳ ai cũng có thể hiểu rằng chuyến đi của ông John Kerry lần này, hoàn toàn mang ý nghĩa là giải thích với các quan chức chóp bu VN về Tổng thống đắc cử và nội các mới, trấn an các quốc gia như VN trước các xáo trộn về chính sách của Hoa Kỳ với các khu vực, đặc biệt là cam kết về sự có mặt của người Mỹ ở biển Đông trong tương lai.

Vì vậy, dù đại diện cho nước Mỹ và đứng trên chủ trương nhân quyền hay tự do ngôn luận gì đó, ông John Kery vẫn đến, mang tư cách xã giao và gỡ rối cho hoàn cảnh ngoại giao mới mẻ giữa hai nước. Đó mới là mục đích chủ yếu. Thậm chí trong các phát biểu của ông Bộ trưởng Ngoại giao Mỹ tại VN, nếu có ngụ ý gì các vấn đề mà Hà Nội không thích như nhân quyền, tự do... thì lúc này, ông John Kerry cũng chỉ thể hiện tính nguyên tắc, hơn là thật sự hết lòng cỗ võ cho một mặt trận bất đồng chính kiến tại VN trong bối cảnh hiện thời đang mệt mỏi và ô hợp.

Ông John Kerry quay về Mỹ với kết quả lớn nhất cần có, là cầm theo một hồ sơ tái cam kết về các mối quan hệ cấp quốc gia, và đặc biệt là sẽ không để những tiểu tiết bất đồng như tù nhân lương tâm, các nhóm XHDS hay tự do tôn giáo làm cản trở việc lớn của nước Mỹ.

Vì vậy, việc ngành an ninh VN tung một lực lượng hùng hậu để chận, theo đuổi, cản phá sinh hoạt bình thường của nhiều người trong đôi ngày vội vã của ông John Kerry ở Hà Nội và Sài Gòn, có vẻ là không cần thiết.
Mời đọc thêm

Tuyên Cáo của Tuổi Trẻ Việt Nam