Thứ Bảy, 30 tháng 9, 2017

Đức từ chối cấp Visa cho đoàn công tác nhà nước, tạm ngừng cấp Visa cho du học sinh Việt Nam

Lê Trung Khoa - Giao thương hai nước bắt đầu gặp ảnh hưởng từ căng thẳng ngoại giao Đức – Việt, sinh viên học sinh và doanh nghiệp đang gánh chịu hậu quả.

Sau khi phía Đức nhận được từ Việt Nam thư trả lời về vụ việc ông Trịnh Xuân Thanh, nội các chính phủ nước này đã có cuộc họp và đi đến nhất trí đưa ra quyết định hôm 22.9 tạm thời đình chỉ quan hệ đối tác chiến lược giữa Đức và Việt Nam, đồng thời trục xuất thêm 1 cán bộ ngoại giao tại Đại sứ quán Việt Nam ở Berlin. Cùng ngày Đại sứ quán Đức ở Hà Nội đã lập tức phổ biến trên trang web và Faecebook của mình Thông cáo báo chí của Bộ Ngoại Đức về những quyết định kể trên.

Các nước trong Liên minh châu Âu (EU) cũng đã bắt đầu đồng hành với nước Đức. Gần như đồng loạt, Đại sứ quán các nước EU như Pháp, Bỉ, Hà Lan, Ý, Thụy Điển đã đăng trên Facebook của mình bản Thông cáo báo chí của Bộ Ngoại giao Đức để ủng hộ tuyên bố này của Chính phủ Đức.

Người Việt trong và ngoài nước bàng hoàng vì quyết định cứng rắn này đã được Bộ Ngoại giao Đức đưa ra chỉ 2 ngày trước bầu cử, điều đó nói lên quyết tâm của nước này đã thực hiện đúng lời tuyên bố của Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Đức Gabriel đưa ra trước đó đối với Việt Nam: "Chúng tôi không thể dung thứ và sẽ không dung thứ."

Biện pháp hạ mức quan hệ ngoại giao này lập tức đã có tác động ngay tới các giao thương giữa hai nước khi đoàn công tác tới gần 20 người với vị Chủ tịch một tỉnh lớn ở miền bắc Việt Nam bị phía Đức từ chối cấp Visa sang công tác vào dịp cuối tháng 9, các kế hoạch gặp gỡ đối tác Đức của tỉnh này đã phải hủy gấp. Hội nghị giới thiệu, kêu gọi đầu tư để tạo việc làm cho nhân dân tỉnh nhà tại Việt Haus Berlin vào ngày 2.10 sắp tới cũng không thể tiến hành như dự định.

Giới sinh viên, học sinh đang du học và lao động Việt Nam đang làm việc tại Đức cũng đang xôn xao lo lắng, không biết tình trạng căng thẳng quan hệ giữa hai nước căng thẳng như trên có làm ảnh hưởng đến công việc cũng như tình trạng cư trú của họ hay không?
Mời đọc thêm

Thứ Sáu, 29 tháng 9, 2017

Tại sao có hiện tượng thay đổi khí hậu? - Thiên nhiên & môi trường

Mai Thanh Truyết - Bài viết do suy nghĩ về hai cơn bão vừa thổi qua tiển bang Texas và Florida vào cuối tháng 8, đầu tháng 9 vừa qua. Những lý giải về hiện tượng thay đổi khí hậu toàn cầu như: hiệu ứng khí nhà kính, hiện tượng El Nĩno và La Nina, lỗ thủng ở từng Ozone ngày càng lớn, lượng khí carbonic CO2 do con người phóng thích ra ngoài không khí vượt mức 400 mg/m3 v.v… có làm thỏa mãn và trấn an được con người hay không? Người viết nghĩ là không! Với suy nghĩ đượm thêm một “chút” Phật giáo, người viết rốt ráo rằng con người rồi cuối cùng cũng phải trả lại thiên nhiên cho thiên nhiên. Và trong một chừng mực nào đó, sự “climate change”... chỉ là sự vận chuyển tuần hoàn của Trời Đất qua hai chu kỳ: Nóng và Lạnh. Và phải chăng, chúng ta ĐANG bước vào buổi BÌNH MINH của chu kỳ NÓNG?

Tiến bộ khoa học cùng với việc phát minh nhiều công nghệ mới trong thời gian gần đây đã cho ra đời nhiều ứng dụng hầu thỏa mãn nhu cầu mà con người cần đến hay nghĩ đến. Con người ngày càng say mê trong những khám phá mới, tìm thêm nhu cầu mới dù cần thiết hay không cần thiết cho cuộc sống. Cuộc chạy đua do chính con người đặt ra có vẽ như không có điểm đến! Và hơn nữa, cuộc đua nầy càng kích thích thêm tham vọng ngự trị của con người, càng tăng thêm ngã vọng đến một mức độ khó kềm chế được trong cuộc chinh phục thiên nhiên.

Với khả năng khoa học hiện có, con người hầu như làm chủ thiên nhiên trong việc chế tạo các sản phẩm mới để phục vụ cho nhu cầu của nhân loại. Đôi khi những nhu cầu đó hoàn toàn không cần thiết. Con người ngày càng sử dụng nhiều hóa chất khác nhau để kiến tạo ra những sản phẩm tổng hợp theo ý muốn hay theo nhu cầu và dĩ nhiên trong quá trình tổng hợp hay phản ứng đã sinh ra một số sản phẩm phụ không cần thiết. Chính những chất sau này trở thành những vấn nạn cho đời sống con người do đó con người bị bắt buộc phải giải quyết hay thanh lọc...
Mời đọc thêm

Thứ Năm, 28 tháng 9, 2017

Hộp đêm, Cự Lùn và cá

Hộp đêm Ruby Karaoke Hà Tĩnh
Vừa khai trương đêm thứ 7 tuần rồi
Trông lộng lẫy, xa hoa " hoành tráng"
Chủ là ai? Chính con gái "Cự Lùn"

Được mô tả như lâu đài tình ái
5 tầng lầu trang bị đến tận răng
Phục vụ khách suốt từ A đến Z
Không nề hà, kể cả chuyện gối chăn

Võ Kim Cự cựu bí thư Hà Tĩnh
Vừa an toàn hạ cánh, chẳng hề chi
Tài sản nổi đỉnh băng sơn trên biển
Tài sản chìm đánh đổi cả giang sơn

"Đất nước mình ngộ quá phải không anh"
Đừng nói thế làm tổn thương Vũng Áng
Biển cá chết được đền bù "thỏa đáng"
Chủ xí phần, đầy tớ chẳng được chi
Mời đọc thêm

Thứ Tư, 27 tháng 9, 2017

Thầy chùa, công an và tỉu điếm Ruby Karaoke Hà Tĩnh


DanLuan - Lễ khai trương tụ điểm Karaoke Ruby Hà Tĩnh do bà Võ Thị Tú Hương đứng tên mà theo nhiều nguồn tin là con gái đầu [đã cải chính là không chính xác] của ông Võ Kim Cự nguyên bí thư tỉnh uỷ và chủ tịch ủy ban nhân dân tỉnh Hà Tĩnh, tọa lạc ngay trung tâm thành phố Hà Tĩnh hiện đang là tâm điểm thu hút sự chú ý của dư luận trong mấy ngày vừa qua, thật đáng ngạc nhiên hơn nữa chốn thanh lâu này còn được cả một dàn chư tăng góp mặt để làm lễ cúng kiếng, thông tin trên tường của FB Thảo Teresa cho biết thêm:

Trong số những người dân phẫn uất bức xúc đã tận mắt chứng kiến và gửi ảnh cho mình.

Những hình ảnh mời sư về cúng cho lâu đài hoành tráng Karaoke Ruby của Võ Thị Tú Hương .Lâu đài sang trọng bậc nhất VN này được toạ lạc trên đường Hàm Nghi - Lê Duẩn trung tâm Hà Tĩnh. Người dân xung quanh cho biết đêm hôm qua Karaoke Ruby được cảnh sát các sắc phục trang bị tận răng bảo vệ trật tự trong buổi khai trương ầm ĩ tốn kém của em Hương.

Có rất nhiều quan chức khắp các tỉnh cùng các đại gia đã đến tham dự. Và ai cũng biết đêm qua em ấy đã thu về một số tiền không hề nhỏ là tiền mừng khai trương - khánh thành chốn ăn chơi phục vụ cho các quan xả strees sau những giờ "lao động thối móng tay" cũng chỉ "vì dân, vì nước"
Mời đọc thêm

Thứ Ba, 26 tháng 9, 2017

Quan hệ Đức - Việt Nam ngày càng xấu đó là do cách hành xử của CSVN

Tiến sĩ Nguyễn Quang A trả lời phỏng vấn của nhà báo Trần Quang Thành

Trần Quang Thành - Trong cuộc họp báo Liên bang về vụ Trịnh Xuân Thanh ngày thứ Sáu 22/9/2017, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Đức, ông Breul cho biết Chính phủ Đức đã phát lệnh trục xuất tiếp một cán bộ ĐSQ VN ở Berlin cùng gia đình trong vòng 30 ngày.

Người bị trục xuất là ông Lê Đức Trung cán bộ phòng lãnh sự Đại sứ quán Việt Nam tại Berlin cùng vợ là Nguyễn Thị Xuyên và gia đình. Môt nguồn tin cho biết ông Lê Đức Trung là người áp giải cô Hương nhân viên bộ Công thương đang đi tâm sự với Trịnh Xuân Thanh ở công viên cùng bị bắt cóc với Trịnh Xuân Thanh hôm Chủ nhật 23/7/2017 tại trung tâm thủ đô Berlin và đưa về VN.

Hai cán bộ an ninh tình báo đội lốt bí thư về lãnh vực công nghệ và giấy tờ mới là cỡ củi gộc, nhưng phía Đức dành cho đợt trục xuất tiếp theo.

Theo thông tin do Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Đức ông Breul đưa ra, mới đây Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh của Việt Nam đã gửi một bức thư hồi đáp đến Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Đức Sigmar Gabriel để giải thích về vụ việc Trịnh Xuân Thanh.

Theo Người phát ngôn Bộ Noại giao Đức "Cho tới nay, yêu cầu xin lỗi của chúng tôi kèm theo cam kết không vi phạm pháp luật tương tự trong tương lai đã không được Chính phủ Việt Nam đáp ứng. Phía Việt Nam cũng không khẳng định rõ rằng sẽ xử lý những người có trách nhiệm trong vụ việc."

Mời đọc thêm

Thứ Hai, 25 tháng 9, 2017

Ai sẽ lên thay Nguyễn Xuân Anh làm bí thư Đà Nẵng?

Tháng Chín - Kết luận của Ủy ban Kiểm tra TƯ đảng CSVN vừa công bố hôm 18/9/2017 cho thấy cuộc chiến quyền lực tại Đà Nẵng đã chính thức ngã ngũ với sự ra đi – gần như chắc chắn – của vị bí thư thành ủy Nguyễn Xuân Anh.

Giống với kịch bản Đinh La Thăng, nhiều khả năng Nguyễn Xuân Anh sẽ bị điều ra trung ương để giữ một vị trí hữu danh vô thực. Câu hỏi được dư luận quan tâm lúc này là: Ai sẽ lên thay ông Anh “tiếp quản” chiếc ghế bí thư của thành phố quyền lực thứ 3 cả nước này?

Cuộc chiến dai dẳng

Lúc sinh thời, người tiền nhiệm của Nguyễn Xuân Anh là cố bí thư Nguyễn Bá Thanh đã biến Đà Nẵng trở thành vùng đất bất khả xâm phạm đối với các thế lực bên ngoài, thậm chí là từ trung ương. Tuy nhiên, sau cái chết bí ẩn của ông Thanh khi đang giữ chức trưởng ban nội chính trung ương, cùng qua 2 năm chuyển tiếp của bí thư bất tài Trần Thọ thì Đà Nẵng lâm vào tình trạng rối loạn.

Thời điểm này, người ta bắt đầu được chứng kiến những âm mưu tranh giành tàn khốc, đấu đá bẩn thỉu giữa những kẻ từng luôn miệng gọi nhau bằng “đồng chí”. Thành ủy Đà Nẵng biến thành chiến trường cho những thế lực bên ngoài nhòm ngó.

Tại đại hội đảng lần thứ 12, “thái tử đảng” Nguyễn Xuân Anh ngồi vào chiếc ghế bí thư thành ủy đầy quyền lực ở tuổi 39 nhờ vào sự chống lưng của ông bố ruột mình là Nguyễn Văn Chi – cựu ủy viên Bộ Chính trị.

Khi còn ở đỉnh cao quyền lực, cựu Trưởng ban kiểm tra TƯ Nguyễn Văn Chi là người bảo kê cho Nguyễn Bá Thanh. Do vậy, Nguyễn Xuân Anh được thừa hưởng một bệ đỡ quyền lực đầy vững chắc do Nguyễn Bá Thanh để lại. 
Mời đọc thêm

Chủ Nhật, 24 tháng 9, 2017

Nhà thờ Thủ Thiêm, nạn nhân của ai?

canhco - Nhà thờ Thủ Thiêm, Chùa Liên Trì cùng hằng hà sa số cơ sở tôn giáo khác đã và sắp biến mất trên toàn quốc phải chăng là thực tế khách quan về phát triển như nhiều giới chức trách nhiệm phát biểu trong mấy lúc gần đây?

Không có thực tế khách quan ấy, nếu luật sở hữu đất đai của Hiến pháp Việt Nam không ghi rằng Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do nhà nước quản lý.

Đây mới là thực tế rất khách quan. Và hơn thế nữa luật này đã và đang nhấn lòng tin, của cải vật chất, di sản văn hóa và con người Việt Nam xuống chiếc mồ tập thể mang tên “sở hữu đất đai”

Người Cộng sản đấu tranh cướp chính quyền từ quyền sở hữu ruộng đất. Địa chủ phú hào là kẻ thù của nhân dân vì sở hữu đất đai nên cần cần phải bị tiêu diệt. Lá cờ đầu đấu tranh ấy đã giúp cho cộng sản giành chiến thắng tại hầu hết các vùng nông thôn hẻo lánh. Và cũng từ đó họ hiểu rõ: khi người dân làm chủ mảnh đất của mình thì lúc đó sức mạnh của Đảng Cộng sản sẽ bị thu nhỏ lại. Điều kiện tất yếu này là quy luật, nó trở thành cương lĩnh bất thành văn của Đảng và giá nào cũng phải đấu tranh đưa nó vào Hiến Pháp. Khi đã thành luật, mọi nỗ lực thay đổi sẽ hạn chế và Đảng sẽ rảnh tay dùng sức mạnh của mình để quản lý quần chúng.

Khi nhà nước quản lý tức là người giữ tay hòm chìa khóa, nhà nước toàn quyền định đoạt việc sở hữu đất đai. Ban phát cho ai lúc nào, tịch thu của ai tại đâu, đều được tính toán và thực hiện một cách công khai bài bản.

Bài bản quen thuộc nhất để tịch thu đất đai là phát triển đô thị và những cơ sở tôn giáo sẽ là nạn nhân cuối cùng sau khi đền bù, giải tỏa cho người dân. Những cơ sở này không thể thoát khỏi chiếc búa giải tỏa khi nó đứng chơ vơ một mình giữa khoảng trống rợn người của hoang tàn sau khi giải tỏa trắng.
Mời đọc thêm

Thứ Bảy, 23 tháng 9, 2017

Thành quả giáo dục xã hội chủ nghĩa

Mai Thanh Truyết - Bài viết thể hiện hồi ức những ngày ngay sau 30-4-1975. Sau hơn 42 năm qua, những người thuộc lữ đoàn 30-4 lần lượt “phản quốc” chạy sang Mỹ, Pháp, Canada... Một số ít ỏi tiếp tục làm “thân bọt bèo” cho chế độ. Còn lại, người viết biết được một người còn “ngoa ngoe” làm kiểng “câu chuyện Hoàng Sa-Trường Sa”, và một làm “lính kín trí thức” đi đi về về Sài Gòn - Boston. Và thành quả giáo dục xã hội chủ nghĩa ngày hôm nay qua hai hình ảnh ngày khai trường ở phần kết của bài viết. 

Vào thời điểm ngay sau ngày 30/4/1975, tâm trạng người dân hoang mang cực độ. Nhà nhà e dè mỗi khi tiếp xúc hay trao đổi với những người hàng xóm thân thuộc trước kia. Không khí xóm giềng thân mật không còn ứng hợp với câu “bà con xa không bằng láng giềng gần” nữa, đối lại bằng những cặp mắt nghi ngờ, e sợ, nhất là khi thấy bóng dáng một người quen thuộc nhưng trên cánh tay có mang một băng vải đỏ. Đó là hình ảnh tiêu biểu nhất cho những ngày đầu gọi là “cách mạng”.

Chúng tôi, một nhóm giáo chức của trường Đại học Sư phạm Sài Gòn gồm GS Nguyễn Văn Trường, GS Lý Công Cẩn, GS Lê Trọng Vinh (qua đời 1977), GS Trần Kim Nở, GS Trần Văn Tấn (qua đời 2015), và người viết (đã ở khu cư xá 57 Tự Đức từ mấy ngày trước 30/4), đang ngồi với nhau để bàn thảo xem phải hành động như thế nào, trình diện ra sao, vì hôm đó chỉ là ngày thứ hai của “cách mạng”, tức thứ năm ngày 1/5/1975.
Mời đọc thêm

Thứ Sáu, 22 tháng 9, 2017

Lời phản biện tại buổi trình chiếu sơ lược Phim The Vietnam War

Nguyễn Ngọc Sẵng - Tôi may mắn được đại diện đài truyền hình PBS và Thư Viện địa phương mời vào Ban Điều Hành Thảo Luận (discussing panel) về phim The Vietnam War do hai nhà làm phim Ken Burns và Lynn Novick bỏ ra mười năm thu thập tài liệu để làm ra cuốn phim 18 tập nầy. Phim sẽ được trình chiếu vào ngày 17 tháng 9 năm 2017 trên Đài Truyền Hình PBS của Mỹ.

Trước lượng khán giả khoảng hơn 200 người, toàn là người Mỹ (trừ cô phụ tá tôi là một bác sĩ trẻ, Quyên Huỳnh). Tôi rất áy náy, nhưng quyết định nhận lời vì nghĩ rằng đây là cơ hội để nói lên quan điểm của Người Lính Việt Nam Cộng Hoà về Chiến Tranh Việt Nam. Tôi lên đường vì ý niệm đó dù biết sẽ không dễ dàng, nhất là ngôn ngữ. 

Sau phần trình chiếu, họ hỏi mỗi người trong Ban Điều Hành Thảo Luận một câu. Trong phim có một cựu chiến binh Bắc Việt, tên Bảo Ninh được phỏng vấn, và ông nói rằng trong cuộc chiến tranh Việt Nam KHÔNG có người thắng (no vinners). Người điều khiển chương trình hỏi tôi nghĩ gì về ý kiến nầy? 

Trước khi trả lời, tôi trình bày nhận định rằng muốn biết ai thắng, ai thua phải biết ít nhất ba (3) điều căn bản: (1) mục tiêu tham chiến của các bên, (2) Sự tổn thất mà họ trả giá, (3) và đánh giá trên tổng thể do cuộc chiến gây ra. 

A. Mục Tiêu Tham Chiến 

1. Mỹ tham gia cuộc chiến vì muốn KIỀM CHẾ Trung Cộng, theo tài liệu Pantagon Papers, một nghiên cứu chính thức của Bộ Quốc Phòng Mỹ về sự tham dự của Mỹ tại Việt Nam từ 1945 đến 1967 do ông Daniel Ellsberg thực hiện và được công khai trên tờ The New York Times năm 1971, chủ yếu không nhằm bảo vệ sự độc lập của Miền Nam. Bảo vệ Miền Nam là chiến thuật trong chiến lược ngăn chận Tàu. Tài liệu nầy dài khoảng 4000 trang và được liệt kê là Tối Mật và được giải mã ngày 4 tháng 5 năm 2011tại thư viện của Tổng Thống Richard Nixon tại California. 

2. Mục tiêu của Bắc Việt là Giải Phóng Miền Nam bằng vũ lực để Làm Bàn Đạp cho cuộc bành trướng của cộng sản quốc tế xuống vùng Đông Nam Á. Việc nầy do Hồ Chí Minh thực hiện với sứ mạng là người lãnh đạo cộng sản Đông Dương từ năm 1932. Và điều nầy hoàn toàn phù hợp với lời tuyên bố của Tổng Bí Thư Lê Duẩn "Ta đánh Mỹ là đánh cho Liên Sô, Trung Quốc", nếu câu nói nầy đúng sự thật. Đây là sứ mạng của những người lãnh đạo cộng sản Việt Nam. 

3. Mục tiêu của những nhà lãnh đạo Miền Nam là bảo vệ độc lập, chủ quyền Miền Nam chống lại sự xâm lăng của cộng sản Miền Bắc với sự viện trợ tối đa của Nga, Tàu và khối cộng sản Đông Âu, kể cả Cuba. Nhưng vì thế yếu họ chấp nhận và yêu cầu Mỹ và khối tư bản viện trợ để họ bảo vệ lãnh thổ, và dân chúng theo họ. 

B. Những Tổn Thất Của Các Bên 

Mời đọc thêm

Thứ Năm, 21 tháng 9, 2017

Phan Nhật Nam: Bút thép, mực máu, trái tim lửa

Ngô Nhân Dụng - Có một câu thơ cũ viết về Phan Nhật Nam, khi anh còn bị cùm trong nhà tù Cộng Sản: “Bút thép, mực máu, trái tim lửa.” Ba mươi năm qua, phải công nhận Phan Nhật Nam vẫn không thay đổi. Đọc bức thư anh mới trả lời Hữu Thỉnh, chủ tịch Hội Nhà Văn Việt Nam ở Hà Nội, thấy vẫn là con người như 50 năm trước.

Ông Hữu Thỉnh viết thư mời ông Phan Nhật Nam về nước, “Trong khuôn khổ một cuộc gặp mặt của Hội Nhà Văn Việt Nam với các nhà văn Việt Nam đang sống và làm việc tại nước ngoài… tại Hà Nội và một số địa phương ở phía Bắc.”

Bức thư mời viết rất ngọt ngào. Ông Hữu Thỉnh còn nêu lên “ý nghĩa cao cả, góp phần làm giàu các giá trị truyền thống của dân tộc,… (để) cùng ngồi lại với nhau trong tình đồng nghiệp…” Quan trọng nhất, ông báo trước, “Ban tổ chức sẽ lo chi phí toàn bộ đi về và thời gian tham gia cuộc gặp mặt.”

Tóm lại, một chuyến du lịch miễn phí, kéo dài ít nhất 5 ngày, chưa nói đến những “dịch vụ” miễn phí có thể hấp dẫn khác trước và sau cuộc họp.

Một tuần sau, Phan Nhật Nam đáp thư, nói thẳng thắn, với lời lẽ lễ độ: “Câu trả lời trước tiên, dứt khoát là: Tôi xin được hoàn toàn từ chối…”

Nói như vậy đủ cương quyết rồi. Nhưng bản tính của Phan Nhật Nam là… không nói rõ thì không chịu được! Cho nên ông đã nêu ra các lý do tại sao từ chối.

Ai đã đọc các tác phẩm của Phan Nhật Nam trước năm 1975 đều biết rằng người sĩ quan nhẩy dù này đã nhiều lần đối thoại trực tiếp với các cán binh Cộng Sản Bắc Việt, ngay tại mặt trận. Mỗi khi tiếng súng tạm ngưng, lính miền Bắc gọi qua tần số liên lạc cho lính miền Nam để tuyên truyền, dụ dỗ họ đào ngũ. Thường thì không ai trả lời, chỉ đáp lại bằng súng đạn. Nhưng chàng lính chiến cầm bút Phan Nhật Nam thì không nhịn được. Anh đã tuyên truyền ngược lại.

Đọc những lời anh thuật lại trong các cuốn bút ký chiến trường trước năm 1975, người đọc có lúc phải mỉm cười, vì Phan Nhật Nam đã cất công làm một việc không có tác dụng bao nhiêu. Đáng lẽ trả lời bằng súng, anh còn muốn nói cho đối thủ nghe những điều phải trái rất dài. Anh không cần biết rằng mấy cán bộ Cộng Sản đã được nhồi sọ cả đời, nghe anh nói hay đến mấy họ cũng sẽ không đổi ý. Mà họ muốn thay đổi ý kiến cũng không được!

Nhưng Phan Nhật Nam vẫn phải nói! Anh không phải một sĩ quan tâm lý chiến. Anh là lính đánh trận. Anh không lập lại những lý luận trong sách báo của Nha Tâm lý chiến. Những lời lẽ của anh đều do chính anh nghĩ và nói ra, với tấm lòng thành thực, rất giản dị, đơn sơ! Bây giờ đọc lại, mọi người sẽ phải công nhận là Phan Nhật Nam nói đúng hết. Anh nói rằng các cán binh miền Bắc vào đánh miền Nam là “đánh thuê không được trả công” cho các đế quốc Nga và Tàu. Bây giờ thì ai cũng nhớ, chính Lê Duẩn đã thú nhận “chúng ta đánh miền Nam là đánh cho Liên Xô, cho Trung Quốc.” Phan Nhật Nam cũng giải thích chế độ dân chủ tự do nó khác chế độ độc tài đảng trị thế nào. Anh nói rằng: “Đế quốc Mỹ” nó chẳng bao giờ đem quân vào nước mình nếu lính miền Bắc không vào xâm chiếm miền Nam. Bây giờ thì chính quyền Cộng Sản đang tìm đủ cách o bế Mỹ để mong được che chở ngăn âm mưu bành trướng của Trung Cộng! Những điều Phan Nhật Nam nói thời 1960-70 đều đúng!

Rất tiếc, những lý luận của Phan Nhật Nam nói giữa trận tiền những năm khói lửa đó không tạo được tác dụng như anh muốn. Ai cũng biết, bộ đội miền Bắc (và nhiều người dân miền Bắc) đã bị bộ máy tuyên truyền lừa gạt nhồi sọ, cho nên lúc nghe anh nói họ không thể nào tỉnh ngộ được!

Nhưng Phan Nhật Nam đến giờ vẫn không bỏ cuộc. Thấy cần thì lại nói! Không nhịn được! Nhận được thư mời của Hữu Thỉnh, anh nhân cơ hội lại “trút bàu tâm sự” nêu ra những lý do tại sao “Tôi xin từ chối.”

Nếu như người khác, chỉ cần nói vắn tắt cho ông Hữu Thỉnh biết: Tôi không tin anh! Hoặc nhắc lại lời của cố Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu: Đừng nghe những gì Cộng Sản nói! Nhưng Phan Nhật Nam đã để thời giờ vạch ra cho Hữu Thỉnh biết không ai tin cái gọi là chính sách “Hòa Hợp Hòa Giải” của đảng Cộng Sản, trò lường gạt những người nhẹ dạ!

Quý vị có thể đọc nguyên văn bức thư trả lời của Phan Nhật Nam để nghe hết các lý lẽ anh nêu ra – những điều mà phần lớn chúng ta cũng nghĩ và sẽ viết giống như anh. Điều thú vị khi đọc bức thư này là chúng ta lại nhìn thấy một chân dung Phan Nhật Nam, một nửa thế kỷ qua từ khi anh viết Dấu Binh Lửa. Con người đó không hề thay đổi!

Để trả lời Hữu Thỉnh, Phan Nhật Nam nói ngay, anh là một lính tác chiến: “Trước sau (tôi) chỉ là một Người Lính-Viết Văn.” Bây giờ anh vẫn là một người-lính-viết-văn, “Cũng bởi, tôi chưa hề nhận Chứng Chỉ Giải Ngũ của Bộ Quốc Phòng/VNCH cho dù đã không mặc quân phục từ 1975.”

Người đọc hai bức thư, thư mời và thư từ chối, có thể thấy hai nhà văn khác nhau thế nào. Hữu Thỉnh là một công chức viết văn, còn Phan Nhật Nam đúng là một lính chiến!

Công chức Hữu Thỉnh leo lên được cái chức chủ tịch Hội Nhà Văn cũng phải làm đủ trò luồn cúi cấp trên để ngồi lâu, ngồi dai trong địa vị đó. Con người này dùng những lời lẽ rất du dương, ngọt ngào thân mật: “Anh Nam ơi, tôi muốn nói thêm rằng, chúng ta đều không còn trẻ nữa,” nghe như sáu câu mùi mẫn! Rồi Hữu Thỉnh còn lôi cả “tâm hồn dân tộc” ra để dụ dỗ một người ai cũng biết vẫn nặng lòng yêu nước thương nòi, “Mùa Thu Hà Nội cùng những giá trị bền vững của tâm hồn Việt đang chờ đón Cuộc gặp mặt của chúng ta.”

Khác lối hành văn sáo rỗng của Hữu Thỉnh, chàng chiến binh Phan Nhật Nam, “Với bản chất đơn giản, chân thật của một người lính,” đã nói thẳng tuột những điều kiện tiên quyết trước khi bàn đến hòa giải: “… hãy chấm dứt cách biểu tình với lời hô ‘Đả đảo Thương Phế Binh Việt Nam Cộng Hòa!’ như đã xẩy ra nơi Dòng Chúa Cứu Thế Sài Gòn! Hãy nhìn lại… Thương Phế Binh Việt Nam Cộng Hòa là những lão nhân phế binh, thương trận đã không được sống với dạng Con Người từ 30 Tháng 4, 1975. Hãy để cho Người Lính Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa còn sống sót và gia đình được trở lại miền Nam sửa sang phần mộ Chiến Hữu nơi Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa là nơi giới cầm quyền Hà Nội chủ trương phá bỏ một cách có hệ thống, dẫu người chết gần nửa thế kỷ qua không thể nào đe dọa đối với chế độ Xã Hội Chủ Nghĩa! Xin hãy ‘Hòa Hợp Hòa Giải’ với những người đã chết.”

Nhưng Phan Nhật Nam không chỉ nhìn về quá khứ. Cuộc chiến tranh huynh để tương tàn đã chấm dứt lâu rồi. Ngay bây giờ, anh yêu cầu đảng Cộng Sản hãy Hòa Hợp Hòa Giải với những người dân Việt Nam đang bị đầy đọa. Anh yêu cầu chế độ Cộng Sản ‘Hãy hoà hợp, hòa giải với’ ‘Khúc ruột ở trong nước’ trước (Với người đang cố sống sau thảm họa Formosa, Hà Tĩnh). Khi ấy không cần mời, chúng tôi ‘Khúc ruột ngàn dặm’ sẽ về. Về rất đông. Người Viết Văn – Lương Tri và Chứng Nhân của Thời Đại sẽ VỀ. TẤT CẢ CÙNG VỀ VIỆT NAM.”

Không biết ông Hữu Thỉnh được trả bao nhiêu tiền, được hưởng những bổng lộc gì khi tổ chức cuộc gặp gỡ với các nhà văn Việt Nam sống ở nước ngoài. Còn Phan Nhật Nam, chúng ta biết, khi anh viết những bút ký chiến trường trước năm 1975, anh không viết theo đơn đặt hàng của ai hết. Anh viết bức thư trả lời này cũng vậy, không theo “chỉ đạo” nào cả. Đọc bức thư của anh, vẫn thấy một con người trước sau như một, “Bút thép, mực máu, trái tim lửa!”

Source: NguoiViet

Mời đọc thêm

Thứ Tư, 20 tháng 9, 2017

Thư Phan Nhật Nam hồi đáp Hữu Thỉnh

Phan Nhật Nam (Ảnh: Uyên Nguyên)
Ngày 1/9 vừa qua, nhà thơ Hữu Thỉnh, Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam, có gửi thư chiêu dụ nhà văn Phan Nhật Nam về Việt Nam tham dự cuộc gặp mặt, sẽ diễn ra ở Hà Nội và một số địa phương ở phía Bắc, từ ngày 20 đến 25 tháng 10 năm 2017. Ngày 9/9, nhà văn Phan Nhật Nam đã có thư trả lời ông Hữu Thỉnh. Dưới đây là nội dung thư trao đổi giữ hai người.

Thư Phan Nhật Nam hồi đáp Hữu Thỉnh

Qua địa chỉ điện thư cô Đào Kim Hoa
Phụ Tá Ngoại Vụ Hội Nhà Văn

Tôi, Phan Nhật Nam, nguyên là một sĩ quan cấp Đại Úy Hiện Dịch Thực Thụ thuộc Sư Đoàn Nhẩy Dù/ Quân Lực VNCH gởi đến Ông Hữu Thỉnh, Chủ Tịch Hội Nhà Văn Hà Nội để trả lời thư đề ngày 1 tháng 9, 2017 qua điện thư của cô Đào Kim Hoa.

#1-Từ vị thế một quân nhân thuộc đơn vị tác chiến của Quân Lực Miền Nam như trên vừa kể ra, với tính khách quan, độc lập của người không liên hệ đối với sinh hoạt của giới văn hóa, học thuật trong nước, ở Hà Nội trước, sau 1975. Tôi có thư nầy để trả lời mời gọi mà ông Hữu Thỉnh đã trực tiếp gởi đến cá nhân tôi nhằm thực hiện tiến trình gọi là “Hòa Hợp Hòa Giải”. Câu trả lời trước tiên, dứt khoát là: Tôi xin được hoàn toàn từ chối sự mời gọi vì những lẻ…

#2- Là một người sinh trưởng từ thập niên 1940, tiếp sống qua hai cuộc chiến 1945-1954; 1960-1975, thực tế lịch sử, chiến tranh, xã hội Việt Nam trước, sau 1975 đã cho người lính chúng tôi xác chứng: KHÔNG HỀ CÓ CHỦ TRƯƠNG HÒA HỢP HÒA GIẢI từ người/ chủ nghĩa/ chế độ cộng sản trong lý thuyết cũng như qua sách lược hành động.

#3-Từ thực tiễn của #2 thêm kinh nghiệm mà bản thân cá nhân là một đối tượng thụ nạn của thành phần gọi là “Ngụy Quân-Ngụy Quyền” thuộc chế độ Quốc Gia Việt Nam (1948-1954); Việt Nam Cộng Hòa (1955-1975) đến hôm nay vẫn tiếp tục bị miệt thị, xuyên tạc, và triệt hạ dẫu chiến tranh đã chấm dứt từ 1975.

#4- Trong tình thế chung nhất của #2; #3, chắc chắn rằng không thể nào thực hiện được “Hòa Hợp Hòa Giải” như thư ông Hữu Thỉnh đề nghị! Cũng bởi, giới Nhà Văn chính là đối tượng hàng đầu bị bách hại đối với tất cả chế độ cộng sản Đông-Tây. Lịch sử đẫm máu 100 năm của chế độ cộng sản từ 1917 đến nay như một vũng tối ghê rợn phủ chụp lên lương tri nhân loại. Hỏi thử buổi gặp mặt tháng 10 tại Hà Nội (cho dẫu thực lòng đi nữa) sẽ gây được tác dụng gì? Nhà Văn? Nhà Văn Việt Nam đích thực là những ai? Nhưng đây không phải là vấn đề của cá nhân tôi – Trước sau chỉ là một Người Lính-Viết Văn. Cũng bởi, tôi chưa hề nhận Chứng Chỉ Giải Ngũ của Bộ Quốc Phòng/ VNCH cho dù đã không mặc quân phục từ 1975.

#5- Cuối cùng, với bản chất đơn giản, chân thật của một Người Lính, tôi có một đề nghị như sau: Để thực hiện tinh thần và nội dung “Hòa Hợp, Hòa Giải Dân Tộc” như lá thư mời của ông Hữu Thỉnh đã đề cao. Hệ thống cầm quyền, cụ thể thành phần cán bộ làm công tác văn hóa, học thuật, truyền thông, báo chí… dưới chỉ đạo của Bộ Chính Trị Trung Ương Đảng nơi Hà Nội chấm dứt, điều chỉnh MỘT CÁCH THÀNH THỰC danh xưng miệt thị “Ngụy Quân/ Ngụy Quyền” trong tất cả sử liệu, văn khố, tài liệu giáo khoa, văn thư hành chánh, sinh hoạt xã hội… Cụ thể hơn hãy chấm dứt cách biểu tình với lời hô “Đả đảo Thương Phế Binh VNCH!!” như đã xẩy ra nơi Dòng Chúa Cứu Thế Sài Gòn!

Hãy nhìn lại… Thương phế binh VNCH là những lão nhân phế binh, thương trận đã không được sống với dạng Con Người từ 30 Tháng 4, 1975. Hãy để cho Người Lính QLVNCH còn sống sót và gia đình được trở lại Miền Nam sửa sang phần mộ Chiến Hữu nơi Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa là nơi giới cầm quyền Hà Nội chủ trương phá bỏ một cách có hệ thống, dẫu người chết gần nửa thế kỷ qua không thể nào đe dọa đối với Chế độ XHCN!

Xin hãy “Hòa Hợp Hòa Giải” với những người đã chết. Với người đang cố sống sau thảm họa Formosa, Nghệ An. Hãy hoà hợp, hòa giải với “Khúc ruột ở trong nước” trước. Khi ấy không cần mời, chúng tôi “Khúc ruột ngàn dặm” sẽ về. Về rất đông. Người Viết Văn – Lương Tri và Chứng Nhân của Thời Đại sẽ VỀ. TẤT CẢ CÙNG VỀ VIỆT NAM.

Kính thư,

Người Lính-Viết Văn,
Công Dân Mỹ gốc Việt,
Phan Nhật Nam
Washington DC, 9 Tháng 9, 2017
Mời đọc thêm

Thứ Ba, 19 tháng 9, 2017

Có những phiên tòa, có những nỗi sợ

Khoảng 5.000 giáo dân với nhành lá thiên tuế trên tay tham dự phiên tòa phúc thẩm 8 giáo dân Thái Hà, ngày 27 tháng Ba, 2009.
Paulus Lê Sơn - Trong bối cảnh xã hội Việt Nam ngày nay có nhiều phiên tòa xử người bất đồng chính kiến nhiều hơn, qua mỗi phiên tòa dư luận lại nhìn thấy sự sợ hãi càng tỏ tường hơn. Vậy người bị điệu ra công đường sợ hãi trước bản án sắp định khung sẵn lo sợ hay những người nhân danh Nhà nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa cùng cả hệ thống cầm quyền lo sợ?

Ngày 18.9.2017, nhà cầm quyền cộng sản Nghệ An đưa tù nhân lương tâm Nguyễn Văn Oai ra tòa xét xử với hai cáo buộc; chống người thi hành công vụ và không chấp hành án quản chế. Trong khi đó ngày 16.9, Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An ra thông báo về việc cấm đường quanh khi vực phiên tòa diễn ra. Tại sao lại cấm đường đi lại trong một phiên tòa công khai?

Sự sợ hãi của nhà cầm quyền

Trước hết, về mặt ngoại giao thì những vụ án về tôn giáo, chính trị luôn được thế giới quan tâm. Nhà cầm quyền Hà Nội thường bị lên án về vi phạm nhân quyền, xâm phạm các quyền cơ bản của con người, quyền tự do tôn giáo. Họ sợ hãi truyền thông quốc tế có mặt tại phiên tòa sẽ thông tin trung thực và khách quan cảnh tượng tòa án xét xử áp đặt, phiến diện và quy chụp, vi phạm tố tụng và bịt miệng người bị xét xử.

Thứ hai, yếu tố này quan trọng và có sức mạnh thực tại hơn cả, đó là lòng dân. Nhìn lại lịch sử một thập niên vừa qua chúng ta thấy rõ ràng, người dân đã can đảm, dần dần nỗi sợ hãi biến mất, dòng người kéo nhau đến tòa mỗi ngày một đông hơn, mạnh hơn, lỳ hơn và ý thức hơn, lòng người phẫn uất trước những bản án bất công, họ tôn vinh những người tù.
Mời đọc thêm

Thứ Hai, 18 tháng 9, 2017

CSVN mở khu kinh tế đèn đỏ

Vương Khẩu Nghiệp

Đại biểu quốc hội nước ta,
Đề nghị kinh tế gọi là đặc khu.
Có phố đèn đỏ bán mua,
Cờ bạc, gái, rượu, nghe qua giật mình.

Khi nào ghé đến Quảng Ninh,
Vào đó sẽ biết tình hình rõ hơn.
Có khu kinh tế Vân Đồn,
Ra vào tấp nập bán buôn đầy nhà.

Rồi khi ghé đến Khánh Hoà,
Đến nơi mới biết rõ là bên trong.
Khu kinh tế Bắc Vân Phong,
Bán gì mà đám đàn ông xếp hàng.

Đến khu kinh tế Kiên Giang,
Phú Quốc có lắm cửa hàng bán buôn.
Bán thân xác, bán linh hồn,
Kiếm tiền cho đảng đầu hôm sớm chiều.

Ngày xưa chỉ có Ninh Kiều,
Nhờ ơn bác, đảng nay nhiều hơn xưa.
Điếm hồ, bia bác dư thừa,
Đầu độc giới trẻ, dối lừa toàn dân

Ngày xưa chỉ có Đồ Sơn,
Ngày nay đảng lại bán buôn đàn bà.
Ngày xưa đảng bán Hoàng Sa,
Ngày nay đảng bán đàn bà khắp nơi.

Hồn thiêng sông núi đâu rồi?
Thanh niên, trí thức ai người quan tâm?
Cộng sản bán nước buôn dân,
Hãy dẹp bọn chúng cứu dân nước nhà.
Mai kia đất Mẹ, quê Cha,
Không còn cộng sản mới là Việt Nam.
Mời đọc thêm

Chủ Nhật, 17 tháng 9, 2017

Vì sao Việt Nam không có một triết lý giáo dục?

Trúc Giang MN 

1. Mở bài

Ngày 5-9-2017, các trường học trên cả nước đồng loạt khai giảng năm học mới 2017-2018 với 22 triệu học sinh và sinh viên. Nhiều vấn đề mới được nêu ra như cải cách sách giáo khoa, đưa chương trình nhân quyền vào dạy từ lớp mẫu giáo đến đại học.

Nhưng thật ra, cho đến nay Việt Nam vẫn không có một triết lý giáo dục. Vậy triết lý giáo dục là gì? Và vì sao mà Việt Nam không có triết lý giáo dục?

2. Triết lý giáo dục là gì?

Triết lý giáo dục là một bộ những nguyên tắc căn bản được chính thức công nhận của ngành giáo dục để đào tạo con người phục vụ cho dân tộc, quốc gia trong hiện tại cũng như trong tương lai. Triết lý giáo dục là một chiến lược lâu dài, vĩnh cửu, vì “lợi ích trăm năm trồng người”. Nhiều quốc gia có những triết lý giáo dục khác nhau.

2.1. Triết lý giáo dục của Việt Nam Cộng Hòa

Nói đơn giản, triết lý giáo dục là một chương trình có mục đích đào tạo con người cho xã hội, cho dân tộc.

Triết lý giáo dục của Việt Nam Cộng Hòa trước 1975 có mục đích đào tạo những con người tự do, sống trong chế độ tự do, dân chủ. Khi xác định được mục đích đào tạo như thế thì tất cả những hoạt động giáo dục phải phục vụ cho mục đích đó. Cụ thể là nội dung giáo dục trong sách giáo khoa, phương pháp giảng dạy, thời khóa biểu, các môn học, đội ngũ thầy cô giáo và những nhà giáo dục. 

Triết lý giáo dục Việt Nam Cộng Hòa dựa trên ba căn bản chính là: Nhân Bản- Dân Tộc-Khai Phóng.

1). Về Nhân Bản

Đối tượng của giáo dục là con người, là học sinh, sinh viên các trường học. Nhà trường không đào tạo con người ra một khuôn mẫu nào cả, mà giúp phát triển khả năng của mỗi cá nhân để họ có kiến thức, biết phân biệt phải trái để tự chọn cho họ con đường tương lai của mỗi người.

“Nhân bản” là tôn trọng con người, đề cao và bảo vệ con người, cụ thể là bảo vệ những quyền tự do căn bản của con người đã được ghi trong Bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền ngày 10-12-1948. (Universal Declaration of Human Rights). Tóm tắt như sau. Mọi người sinh ra được bình đẳng. Phải đối xử nhau trên tinh thần bác ái. Không phân biệt màu da, chủng tộc, giới tính, quan điểm chính trị… Mọi người được quyền tự do ngôn luận, hội họp, lập hội… Mọi người được quyền sống, an toàn cá nhân…

Nền Giáo Dục VNCH không đào tạo con người phục vụ cho một tôn giáo hay một đảng phái chính trị nào cả. Tôn giáo và chính trị không được đưa vào nhà trường VNCH.
Mời đọc thêm

Thứ Bảy, 16 tháng 9, 2017

Đằng trước và đằng sau

Cảnh sát SWAT Daryl Hudeck bế mẹ con chị Catherine Phạm sau khi cứu gia đình họ từ ngôi nhà bị ngập nước. Photo Credit: David Phillip - AP
Trần Hoài Thư - Một tấm hình gây xúc động lớn trong trận bão lụt Harvey vừa qua là tấm hình chụp một cảnh sát viên đặc nhiệm SWAT bế hai mẹ con người Việt Nam giữa biển nước lụt mênh mông. Đặc biệt là hình ảnh đứa bé ngủ ngon lành trên lòng mẹ.

Chuyện này được ký giả Hương Giang (AP) tường thuật qua bài “Bão Harvey: Hình SWAT bế mẹ con phụ nữ gốc Việt đầy sức mạnh” được đăng tải rộng rãi trên Internet.

Chúng tôi xin trích lại một đoạn trong bài báo:

“Tấm hình bé Aiden Phạm 13 tháng tuổi ngủ ngon lành trên ngực mẹ, và hai mẹ con được một cảnh sát đặc nhiệm SWAT bế khỏi vùng nước lụt mênh mông đang được lan truyền với tốc độ chóng mặt, gây xúc động mạnh.

… Tấm hình được ký giả hình ảnh kỳ cựu của AP ghi lại đã trở thành biểu tượng của bão Harvey, lột tả được mức độ thảm khốc của cơn bão đang tàn phá tiểu bang Texas cũng như những nỗ lực cứu hộ không mệt mỏi.

“Tôi đang để mắt và khi trông thấy một thành viên đội SWAT bế cô ấy, và rồi tôi nhìn thấy đứa bé, không thể tin vào mắt mình, đứa nhỏ nằm yên lành trên ngực mẹ, không hề khóc”, nhiếp ảnh gia David Phillip nhớ lại khoảnh khắc vào chiều Chủ Nhật khi ống kính “chộp” được hình ảnh đầy sức mạnh. “Trông rất dịu dàng, rất đặc biệt”. (Hương Giang)

Đấy là tấm hình mà người nhiếp ảnh viên chụp trước mặt người cảnh sát và hai mẹ con. Cũng có tấm hình được chụp đằng sau lưng. Như tấm hình dưới đây:
Mời đọc thêm

Thứ Sáu, 15 tháng 9, 2017

Ai là những kẻ đánh thuê?

Cánh Dù lộng gió - Chính phủ VNCH được thành lập năm 1955 do nhà chí sĩ yêu nước Ngô Đình Diệm lãnh đạo sau khi Bảo Đại bàn giao để đi lưu vong. Đây là chính phủ được 77 quốc gia tự do công nhận có chân trong Ủy Hội Quốc Tế. Cùng với lá cờ vàng 3 sọc đỏ tượng trưng cho da vàng máu đỏ 3 miền Bắc Trung Nam một nhà. Một lá cờ có nền vàng từ thời Hai Bà Trưng cho tới nay.

Nền đệ nhất VNCH mới thành lập còn non trẻ, ngoài việc xây dựng một thể chế chính trị toàn diện, lựa chọn bộ máy lãnh đạo miền Nam, còn phải tìm kiếm nguồn viện trợ để người dân di cư năm 1954 từ Bắc vào Nam có cái ăn, cái mặc hằng ngày, sau đó lại tiếp đến chương trình người cày có ruộng, cấp phát ruộng cho người dân canh tác và mỗi hộ được cấp một cặp "bò bô" lúc bấy giờ để cày bừa và làm sức kéo, vì lúc bấy giờ chưa có máy móc.

Một chính phủ bên trong thì lo xây dựng đất nước còn non trẻ mới thành lập, dẹp loạn Bình Xuyên, Ba Cụt, Bảy Viễn, thu phục tướng Trịnh Minh Thế Cao Đài; mặt khác còn phải lo đối ngoại, phát động xây dựng ấp chiến lược, truy diệt quân cộng sản xâm lăng trà trộn trong dân.

Nhà cầm quyền Hà Nội tuyên truyền chế độ VNCH là do đế quốc Mỹ dựng lên sau hiệp định Paris 1954 chia cắt đất nước 2 miền Nam Bắc. Họ cho rằng Mỹ hất cẳng Pháp để dùng miền Nam ngăn chặn khối CS quốc tế tại Đông Nam Á. Trong các tài liệu báo đài CSVN luôn tuyên truyền rêu rao VNCH thực chất là chế độ bù nhìn, là tay sai, là lính đánh thuê cho Mỹ, bán nước cho Mỹ.

Sau khi Tổng thống Ngô Đình Diệm xây dựng chính thể VNCH đã đâu vào đó dù còn non trẻ thì Hoa Kỳ giật dây cho các tướng lãnh phản bội đứng lên lật đổ và giết chết 2 anh em TT Ngô Đình Diệm và ông Ngô Đình Nhu với lý do gia đình trị độc tài, nhưng thực chất là chỉ vì Tổng thống Diệm không cho quân đội Mỹ đổ bộ vào VN. Như thế chứng tỏ cho thấy TT Ngô Đình Diệm không bao giờ muốn lệ thuộc vào nước nào vì kinh nghiệm xương máu từ thời Pháp thuộc. Ông cũng không muốn có quân đội nước ngoài hiện diện ở VN.

Sau khi đảo chánh chế độ VNCH đệ nhất bị lật đổ, phe Cộng sản Bắc Việt phấn khởi vì tướng Dương Văn Minh phá bỏ các ấp chiến lược, Hà Nội đã xua quân ồ ạt vào miền Nam, tổ chức những trận đánh lớn khắp miền Nam buộc Mỹ phải đổ quân vào để ngăn chặn bước tiến của CS quốc tế.

Còn phe CS Bắc Việt thì sao? 

Cố vấn Liên Sô có mặt tại miền Bắc. Những tin tức bán chính thức thì quân đội Tàu Cộng cũng có mặt khắp miền Bắc trong cuộc chiến xâm lược miền Nam.

Trong cuộc chiến phòng thủ bảo vệ tự do, quân đội VNCH đi hành quân thì trong ba lô có mấy ngày gạo sấy, lạp xưởng, cá khô, cải xú (cải bắp) do VN đóng gói, hay thịt hộp, cá hộp, thuốc lá Quân Tiếp Vụ. Thỉnh thoảng mới có ngày được phát đồ hộp của Mỹ Ration-C. Hầu như VNCH tự túc lương thực chỉ trừ súng đạn do Mỹ viện trợ.

Phía cộng sản Bắc Việt nhận viện trợ súng đạn, gạo, lương khô, thịt lợn đóng hộp, ruốc thịt lợn (chà bông), sữa bột đóng hộp, thuốc men... toàn bộ là khối CS quốc tế như Liên Sô, Tàu Cộng tiếp tế từ A-Z. Đây là cái cớ để cho Tàu Cộng đòi nợ CSVN sau này, CSVN không có tiền thì trả bằng biển đảo, đất liền. Vì thế đảng CSVN ngậm hột thị không dám hé răng hé lợi khi Tàu Cộng ngày càng lấn tới.

VNCH bị Hà Nội lên án là đánh thuê cho Mỹ nhưng khi Mỹ rút quân đội về nước, miền Nam không mất đi tấc đất nào. Ngược lại, đồ đạc của Mỹ còn bỏ lại miền Nam vô số kể, đến nỗi những đoàn xe Molotova của bộ đội CSVN chở ngày đêm cả gần 2 tháng trời mới vơi hết.

CSVN thì sao? Sau khi đã cướp được miền Nam thì tập đoàn cai trị hè nhau tìm đủ mọi cách giao biển đảo, đất biên giới và những khu yếu điểm trong nước cho Tàu Cộng quản lý để trả nợ chiến tranh. 
Mời đọc thêm

Thêm một "nhân tài đất Việt" sắp "hạ cánh an toàn"

Hương Khê - Mấy ngày nay, báo chí lề đảng đồng loạt đưa tin, ông Võ Kim Cự, Chủ tịch Liên minh HTX Việt Nam, Phó Trưởng ban chỉ đạo đổi mới Hợp tác xã, sẽ nghỉ hưu và đầu tháng 10/2017(1). Có lẽ nên gọi ông Võ Kim Cự (dân Hà Tĩnh gọi là Cự Lùn), là “nhân tài Hà Tĩnh” mới xứng đáng với tầm vóc và tài năng mà ông này đã “công hiến” cho quê hương Hà Tĩnh nói riêng, và cho đất nước Việt Nam nói chung mới đúng.

Kể từ khi ông Võ Kim Cự làm Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh, kiêm Trưởng Ban Khu Kinh tế Vũng Áng vào năm 2008, ông Cự đã nhiệt tình rải thảm đỏ mời cho bằng được cái Công ty Formosa vào đầu tư tại Khu Kinh tế Vũng Áng với hàng loạt ưu đãi, mà các doanh nghiệp trong nước có nằm mơ cũng không dám nghĩ đến. Như cho thuê đất với thời hạn 70 năm khi chưa được Chính phủ cho phép là trái quy định. Tổng diện tích cho thuê là hơn 3.300 ha, bao gồm cả diện tích mặt biển (cảng Sơn Dương). Tiền thuê đất là 96 tỷ VN đồng cho toàn bộ diện tích nói trên. Tính ra tiền thuê mỗi héc ta đất mỗi năm là khoảng 415.000đ (đủ mua được 10 tô phở bình dân). Ngoài ra, Formosa còn được miễn tiền thuê đất 15 năm, như vậy là Formosa chỉ trả tiền thuê đất trong thời hạn 55 năm. Họ còn được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp 10% từ năm có thu nhập chịu thuế (thông thường là 25%), 4 năm được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp, giảm 50% trong 9 năm tiếp theo.

Thậm chí để đảm bảo ổn định đầu tư, tại khoản 7, Điều 4, hợp đồng thuê đất ngày 6/2/2009 quy định “đảm bảo không thu hồi đất vì mục đích cộng đồng và phát triển kinh tế hay các mục đích khác. Đối với thu hồi đất vì lý do quốc phòng, an ninh, hai bên tiến thảo luận đi đến thống nhất bồi thường dứt điểm trước khi thực hiện”. Như vậy, dự án không bị chi phối bởi Điều 38, Luật Đất đai 2003.

Dư luận cho rằng, trong vụ đầu tư này, phía Việt Nam mất nhiều hơn được, nhất là trong hoàn cảnh ngành sắt thép đang dư thừa, doanh nghiệp thép trong nước gặp khó khăn như hiện nay. Đó là chưa nói đến thảm họa môi trường cực kỳ nghiêm trọng do công ty này gây ra trên vùng biển miền Trung(2).

Sau vụ này, ông Võ Kim Cự đã được thăng tiến vù vù. Hết Chủ tịch tỉnh, Bí thư Tỉnh ủy Hà Tĩnh, rồi ĐBQH khóa XIV, Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã Việt Nam…

Điều lạ lùng là những sai phạm nghiêm trọng này của tỉnh Hà Tĩnh, mà người đứng đầu là ông Võ Kim Cự, đã được Thanh tra Chính phủ chỉ ra sau thời gian làm việc tại Hà Tĩnh. Nhưng sau đó lại được Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho qua. Dư luận đã phải “cười mỉa” khi viết về việc này với tựa đề: “Thanh tra “chém” Thủ tướng “che”(3).

Sau thảm họa xả thải của Formosa xảy ra bắt đầu từ 05/4/2016, ông Võ Kim Cự đã tổ chức tiếp đón rất linh đình, đưa ông TBT Nguyễn Phú Trọng vào thăm Vũng Áng vào ngày 22/4/2016. Lúc nghe tin này, nhiều người nghĩ rằng, ông TBT đã quan tâm đến dân tình sau khi nghe tin dữ về thảm họa môi trường biển do Formosa gây ra. Nhưng không phải như thế. Ông TBT Nguyễn Phú Trọng vào Hà Tĩnh là để thăm tiến độ xây dựng của Formosa! Điều này đã làm dư luận đặt câu hỏi rằng, Formosa chỉ là một công ty của nước ngoài. Tại sao TBT lại quan tâm đặc biệt đến thế? Trong khi thảm họa môi trường khủng khiếp như vậy, gây ra nỗi khổ cực cho nhân dân ta thì ông TBT không quan tâm.

Có người còn ví von là đoàn của ông Trọng phải đạp lên xác cá mà đi.

Vì vậy, sau thảm họa môi trường do Formosa gây ra, đã làm dư luận báo chí và nhân dân trong và ngoài nước sôi sục lên án, đòi đưa những kẻ đã “rước voi về giày mả tổ” ra trước vành móng ngựa để xét xử.
Mời đọc thêm

Thứ Năm, 14 tháng 9, 2017

Dốt hơn bò!

Ông Nguyễn Hoàng Ba, Giám đốc Sở Nội vụ TP.Cần Thơ: 'Không cấm, chỉ quy định không mặc quần jeans'
Đ. An - Con người là động vật bậc cao, có trí tuệ khác hẳn so với các loài động vật khác. Đôi khi để nói một ai đó kém thông minh, người ta hay ví von “ngu như bò” hay nhẹ hơn “dốt như bò”. Không biết từ đâu có câu nói đó, nhưng các nhà khoa học đã chứng minh, loài bò không hề kém thông minh, thậm chí bò còn được đánh giá cao về sự phát triển trí não.

Những ngày qua, có một câu chuyện liên quan đến loài bò đang làm nóng dư luận, đó là việc ông Nguyễn Hoàng Ba, Giám đốc Sở Nội vụ Cần Thơ giải thích cái lệnh cấm mặc quần Jeans (quần bò theo cách gọi của người miền Bắc) đối với cán bộ, công nhân viên chức vì nó có nguồn gốc của dân lao động, chăn bò... Cụ thể ông Ba nói:

“Trước khi soạn thảo, chúng tôi đã có nghiên cứu thì thấy quần jeans có xuất xứ từ các nước châu Âu, dành cho những người lao động để người ta mặc đi lao động, sản xuất hoặc là đi chăn bò, chăn cừu. Cho nên áp dụng vào TP.Cần Thơ và cả VN thì không phù hợp, đặc biệt trong điều kiện kinh tế - xã hội của TP.Cần Thơ, thành phố trực thuộc T.Ư”.

“Vì nó xuất phát từ các nước Tây Âu, nó không phù hợp với phong tục, tập quán của người Việt Nam nói chung, trong đó có TP.Cần Thơ” (Theo Thanh Niên)

Ông Ba còn cho biết thêm, ông chưa bao giờ mặc quần Jeans.

Cái quy định về trang phục công sở của TP Cần Thơ tôi không bàn đến, vì đó là chuyện nội bộ. Nhưng cách giải thích của ông Ba về lý do cấm thực sự nghe rất “chói tai”. Tôi không hiểu tại sao một người có chức vụ, địa vị xã hội như ông Ba mà lại có những phát ngôn “ấu trĩ” đến như vậy.

Theo tôi nghĩ, có lẽ ông Ba là một người nặng thành kiến về gai cấp/chủng tộc nên mới có cái nhìn lệch lạc như vậy về quần Jeans. Chứ để giải thích cho cái việc cấm trên thì thiếu gì lý do. Hay thà ông nói thẳng, ta có quyền, ta cấm, chẳng ai bàn cãi làm gì.

Quần Jeans hay còn được gọi là “quần bò”, ban đầu được chế tạo cho người dân lao động, cụ thể là những người thợ đào vàng ở Mỹ. Nhưng theo thời gian nó trở thành trang phục rất phổ biến mọi tầng lớp xã hội. Và trở thành sản phẩm may mặc nổi tiếng nhất trong lịch sử, được bán nhiều nhất trên thế giới. Một thời, nó đã từng là biểu tượng cho tuổi trẻ, sự phản kháng, tự do và cho chủ nghĩa cá nhân của mọi tầng lớp nhân dân ở phương Tây.

Nhưng nói rằng, nó xuất phát từ các nước Tây Âu, nó không phù hợp với phong tục, tập quán của người Việt Nam là nói bậy. Kiểu là “đã dốt” mà lại tỏ ra hiểu biết. Xin hỏi, quần tây, áo sơ mi, áo vest, cà vạt, giầy… ông và hàng triệu cán bộ công chức, viên chức mặc đi làm hàng ngày có nguồn gốc từ đâu? Đó chẳng phải cũng có nguồn gốc từ phương Tây sao.
Mời đọc thêm

Thứ Tư, 13 tháng 9, 2017

Lò cháy lớn: Nguyễn Văn Bình và Đinh La Thăng sắp bị tóm?

Hữu Minh - Với thông tin nguyên phó thống đốc Ngân Hàng Nhà Nước Đăng Thanh Bình bị khởi tố, chúng ta thấy cái lò của tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã sắp đốt tới một cây củi to còn tươi là cựu thống đốc NHNN Nguyễn Văn Bình. Đó cũng là điều chúng ta biết rõ từ lâu.

Còn trên dưới một tháng nữa là Hội Nghị TW 6 khai mạc, và dĩ nhiên là cái lò sẽ được đốt lên để phục vụ cho công cuộc "chống tham nhũng một bên" của đảng. Tôi không lấy làm ngạc nhiên khi thông tin về tham nhũng của bí thư tỉnh ủy nhiều tỉnh tuy ồn ào trên dư luận lâu nay lại bị chìm đi, kể cả nhân vật đình đám nhất là ông Võ Kim Cự cũng mới được bổ nhiệm vào một ủy ban thuộc quyền của thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc.

Nhân dân đang bảo phát ngôn " xử lý hết những ai sai phạm trong vụ Formosa" của ông Trần Đại Quang chỉ là để nói cho vui mà thôi. Bằng chứng rõ rệt nhất là "tội thần" Võ Kim Cự còn được ban thêm chức tước.

Chẳng lẽ lời đồn đoán về việc các cành củi thuộc nhóm "Trọng-Phúc-Vượng" sẽ được để yên và chỉ đưa vào lò những cành củi thuộc nhóm "Quang-Dũng" là đúng?

Trong khi cái lò chống tham nhũng trong đảng đang sôi sùng sục thì cái lò an ninh quốc gia lại nóng hơn nữa. Việc hồi sinh vào phút thứ 89 trong cơn bệnh lạ của chủ tịch nước Trần Đại Quang dĩ nhiên là làm Trung Quốc khó chịu. Chúng ta thấy nó bộc lộ rõ qua việc quân đội TQ ngang nhiên tập trận trong thềm lục địa biển Đà Nẵng vừa qua chính là để gia tăng sức ép.

Những "thông tin bên lề" rằng nhiều Uỷ Viên Bộ Chính Trị của đảng CSVN hiện nay phải mang theo thức ăn và nước uống tự mình chuẩn bị để dùng khi hội họp cho thấy tin đồn Trung Quốc đang muốn đảng CSVN tiến hành tranh trừ phe phái là có cơ sở. Chắc là không ai muốn mắc bệnh sau khi ông Quang đã may mắn mà vượt qua.

Hai cái lò Biển Đông và Triều Tiên đang được Trung Quốc và Mỹ đốt nóng dần lên để phục vụ cho lợi ích riêng của mỗi nước. Trong công cuộc đó, tôi e rằng một lần nữa VN sẽ không tận dụng được lợi ích gì cả, một lần nữa cơ hội rồi sẽ trôi qua và trách nhiệm đó đảng CSVN phải nhận lấy khi đang coi cái lò "chống tham nhũng một bên" quan trọng hơn cái lò lãnh hải quốc gia đã bị sập hôm 2/9/2017.
Mời đọc thêm

Thứ Ba, 12 tháng 9, 2017

Lịch sử nào, mà tha thứ cho ngày hôm nay? (*)

tuankhanh - Thật khó tưởng tượng được rằng, khi chứng kiến đồng loại với những dấu vết bị trói và đánh đập đến chết nhưng ông Nguyễn Tiến Hải, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Ninh Thuận lại nhanh chóng đưa ra một kết luận đơn giản rằng “đã xảy ra một vụ đánh nhau” tại nhà tạm giữ công an của TP Phan Rang.

Ông Hải nói rằng “trích xuất” qua camera an ninh của nhà giam (chứ không là nguyên bản), cho thấy. Nhưng nghe sao mà khó tin đến vậy. Một nghi phạm bị đưa đi vào nhà giam của công an, sau đó lại bất ngờ xảy ra một “vụ đánh nhau” không xác định - lời của ông Hải mô tả - khiến người ta rùng mình. Vì bởi nếu có một vụ đánh nhau như vậy, nạn nhân Võ Tấn Minh, 25 tuổi, chắc chắn đã bị không ít người tổ chức cùng đánh đến chết. Các dấu vết để lại cho thấy có từ phía sau đầu, đánh vào chân, ngực, tay đầy chủ đích… Đồn công an của nhà nước Việt Nam sao lại có sẳn một lực lượng “đánh nhau” sẳn sàng và chuyên nghiệp để kết liễu con người đến vậy?

Còn nếu trại giam không có “đánh nhau”, anh Võ Tấn Minh chỉ có thể bị trói và đánh đập đến chết. Vì qua video gia đình của anh quay lại vào ngày 10/9/2017, rất chi tiết, cho thấy hai cổ tay anh Minh bị xiết chặt và hằn đầy máu bầm của dây trói. Ông Nguyễn Tiến Hải nhân danh sự nghiệp của mình, hay bằng “lương tâm” loại gì để tuyên bố thật nhanh cho một nghi án mà bất kỳ người dân thường ít học, xem qua vẫn có được các suy đoán khác?
Mời đọc thêm

Tuyên Cáo của Tuổi Trẻ Việt Nam