Cuốn Animal Farm của George Orwell, bản tiếng Tiếng Việt.
Courtesy MP's Facebook
Kính Hòa, phóng viên RFA - Quyển truyện nổi tiếng của George Orwell, Trại Súc Vật, chống và châm biếm chế độ độc tài kiểu cộng sản, được xuất bản ở VN, rồi có tin nó bị thu hồi. Thực hư ra sao? Cây kéo khắc nghiệt của nền kiểm duyệt cộng sản họat động ra sao?
Sợ cái “Xã Hội Chủ Nghĩa” từ những năm 40
Quyển sách truyện nổi tiếng của văn hào Anh George Orwell, Trại súc vật (Animal Farm) vừa được xuất bản tại Việt Nam.
Truyện được Orwell viết theo kiểu ngụ ngôn với chỉ duy nhất 1 nhân vật phụ là người, còn lại là tòan các súc vật. Các súc vật nổi dậy làm một cuộc cách mạng chống lại ông chủ trang trại, theo một lý thuyết về bình đẳng của một lý thuyết gia súc vật đã chết. Cuộc cách mạng thành công và các súc vật bắt tay vào xây dựng một xã hội lý tưởng, trong đó các con vật đều có quyền bình đẳng ngang nhau, làm theo năng lực hưởng theo nhu cầu. Cuối cùng thì thì hóa ra là các con heo thuộc giai cấp lãnh đạo đã lợi dụng những lý tưởng đó để trục lợi, các con vật thì bình đẳng nhưng có những con vật này bình đẳng hơn những con khác.
Quyển sách truyện nổi tiếng của văn hào Anh George Orwell, Trại súc vật (Animal Farm) vừa được xuất bản tại Việt Nam.
Truyện được Orwell viết theo kiểu ngụ ngôn với chỉ duy nhất 1 nhân vật phụ là người, còn lại là tòan các súc vật. Các súc vật nổi dậy làm một cuộc cách mạng chống lại ông chủ trang trại, theo một lý thuyết về bình đẳng của một lý thuyết gia súc vật đã chết. Cuộc cách mạng thành công và các súc vật bắt tay vào xây dựng một xã hội lý tưởng, trong đó các con vật đều có quyền bình đẳng ngang nhau, làm theo năng lực hưởng theo nhu cầu. Cuối cùng thì thì hóa ra là các con heo thuộc giai cấp lãnh đạo đã lợi dụng những lý tưởng đó để trục lợi, các con vật thì bình đẳng nhưng có những con vật này bình đẳng hơn những con khác.
Tôi phải ngả đầu thán phục tác giả, và tôi vẫn giữ trong nhà một bản in roneo từ lâu lắm rồi để đưa cho bạn bè đọc mà nói rằng đọc đi để thấy ngay từ những năm 40 mà người ta đã nhìn nhận một xã hội tòan trị là như thế nào. GS Tương LaiCâu chuyện có ý ám chỉ rất rõ ràng hệ thống chính trị xã hội cộng sản, mà cụ thể là xã hội Liên Xô dưới thời Stalin. Khi đọc quyển sách chúng ta thấy rất rõ các câu khẩu hiệu tuyền truyền thường thấy trong các xã hội cộng sản, chúng ta cũng thấy các cấu trúc quyền lực chính trị, công an mật vụ được các con vật lập nên giống như đúc với một nhà nước cộng sản. Tên xuất bản bảng tiếng Pháp của quyền sách này là Liên Bang Công hòa xã hội chủ nghĩa súc vật, một cái tên ám chỉ rõ ràng Liên bang xô viết.
Cuốn Animal Farm của George Orwell được tái xuất bản với nhiều mẫu bìa khác nhau. (Tower/book)
Một quyển sách như thế mà lại được xuất bản tại Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt nam vào năm 2013, khi những tiếng nói kiên định lập trường vô sản vẫn còn vang vang, thì quả là một sự kiện được nhiều người quan tâm.
Sách được Nhà xuất bản Hội nhà văn xuất bản với sự hợp tác của công ty văn hóa Nhã Nam với số lượng 2000 cuốn.Tên gọi của sách được dịch một cách không chính xác là Chuyện ở nông trại.
Cuốn sách được chào đón một cách đầy xúc cảm của nhiều người. Nhà thơ Trần Mạnh Hảo đã thốt lên:
“Đây là cái đất nước cuối cùng của thế giới in quyển sách này. Đọc quyển sách này để chúng ta thưa với nhà cầm quyền rằng chúng tôi là những con người chứ không phải súc vật, nghĩ đến đó mà tôi ứa nước mắt ra”, và ông hy vọng:
“Được in ra trên đất nước những người cộng sản đang cầm quyền là tín hiệu cho tôi hy vọng rằng rồi thì người ta sẽ gọi sự vật bằng tên của nó. Tôi cho đây là cái gì đó như là sự vận động của lịch sử.”
Nói về quyển sách này, giáo sư Tương Lai, nguyên cựu Viện trưởng viện khoa học xã hội nói:
“Tôi phải ngả đầu thán phục tác giả, và tôi vẫn giữ trong nhà một bản in roneo từ lâu lắm rồi để đưa cho bạn bè đọc mà nói rằng đọc đi để thấy ngay từ những năm 40 mà người ta đã nhìn nhận một xã hội tòan trị là như thế nào. Việc xuất bản quyết sách tôi cho là một bước tiến lớn về tự do tư tưởng.”
Sách được Nhà xuất bản Hội nhà văn xuất bản với sự hợp tác của công ty văn hóa Nhã Nam với số lượng 2000 cuốn.Tên gọi của sách được dịch một cách không chính xác là Chuyện ở nông trại.
Cuốn sách được chào đón một cách đầy xúc cảm của nhiều người. Nhà thơ Trần Mạnh Hảo đã thốt lên:
“Đây là cái đất nước cuối cùng của thế giới in quyển sách này. Đọc quyển sách này để chúng ta thưa với nhà cầm quyền rằng chúng tôi là những con người chứ không phải súc vật, nghĩ đến đó mà tôi ứa nước mắt ra”, và ông hy vọng:
“Được in ra trên đất nước những người cộng sản đang cầm quyền là tín hiệu cho tôi hy vọng rằng rồi thì người ta sẽ gọi sự vật bằng tên của nó. Tôi cho đây là cái gì đó như là sự vận động của lịch sử.”
Nói về quyển sách này, giáo sư Tương Lai, nguyên cựu Viện trưởng viện khoa học xã hội nói:
“Tôi phải ngả đầu thán phục tác giả, và tôi vẫn giữ trong nhà một bản in roneo từ lâu lắm rồi để đưa cho bạn bè đọc mà nói rằng đọc đi để thấy ngay từ những năm 40 mà người ta đã nhìn nhận một xã hội tòan trị là như thế nào. Việc xuất bản quyết sách tôi cho là một bước tiến lớn về tự do tư tưởng.”
Tự do tư tưởng hay người kiểm duyệt ít chữ?
Báo Quân đội nhân dân, tờ báo nổi tiếng lề “phải” cũng lên tiếng ca ngợi quyển sách. Ông Trần Mạnh Hảo nói:
“Cả ban biên tập báo quân đội nhân dân chả lẽ không biết đây là một cuốn sách chống cộng nhất trong những cuốn sách chống cộng, vậy mà họ vẫn viết báo ca ngợi, nên tôi rất lấy làm lạ và cứ hy vọng đây là một tín hiệu tốt.”
Nhưng sau đó bài viết trên mạng của tờ Quân đội nhân dân bị rút đi.
Chỉ một thời gian ngắn sau khi phát hành đã có tin đồn trên mạng là quyển sách đang được thu hồi, và đã có chỉ thị phê bình kỷ luật và cấm tái bản. Sách ở các nhà sách không còn nữa. Trên mạng chỉ còn có mạng không chuyên bán sách là Lazada Việtnam còn rao bán. Chúng tôi có cố gắng liên lạc với nhà xuất bản hội nhà văn và công ty Nhã Nam nhưng không được.
Cả ban biên tập báo quân đội nhân dân chả lẽ không biết đây là một cuốn sách chống cộng nhất trong những cuốn sách chống cộng, vậy mà họ vẫn viết báo ca ngợi, nên tôi rất lấy làm lạ và cứ hy vọng đây là một tín hiệu tốt. Ô. Trần Mạnh HảoKhi được hỏi về tin đồn này GS Tương lai nói rằng:
“Tôi không có gì ngạc nhiên cả nếu có việc đó, không thu hồi mới là lạ.”
Nhà thơ Trần mạnh Hảo nhận định:
“Có thể họ âm thầm đi thu hồi, không muốn cái lệnh cấm nó loang ra, vì nếu công khai cấm đóan thì người ta càng tìm đọc, họ sợ rút giây động rừng.”
Giải thích việc cuốn sách ra đời, ông Hảo nói:
“Có thể các ông nhà xuất bản nhà văn đọc bản thảo không kỹ chứ gan trời các ông cũng không dám cho in Trại Súc vật.”
Giáo sư Tương Lai thì nói:
“Có lẽ lúc đầu người ta tưởng đây là chuyện súc vật kiểu như lục súc tranh công ấy mà, nói thế để hiểu cái tầm của những người làm kiểm duyệt, sau rồi mới tá hỏa đi thu hồi, cuống lên chẳng ra làm sao cả.”
Cuốn Animal Farm của George Orwell, bản tiếng Anh. Courtesy paulthurlby/illustration.
Nhận định của GS Tương lai về những người làm kiểm duyệt ở VN cũng giống Giáo sư Phạm Tòan hồi năm 2010, ông cho rằng: “Những người làm tuyên huấn và kiểm duyệt ở đây họ không nhiều chữ lắm đâu. Người ta không có nhiều am hiểu về sách vở. Cho nên, thường có những chuyện xảy ra sau đó thôi. (VOA)
Khi xuất bản cuốn sách “Democracy in America” của tác giả Pháp nổi tiếng De Tocqueville hồi thế kỷ thứ 19, giáo sư Phạm Tòan dịch là “Nền Dân Trị ở Mỹ” thay vì Dân Chủ. Vì theo giáo sư Phạm Tòan:
Chúng tôi nắm được tâm lý của nhà cầm quyền Việt Nam đương thời. Người ta rất sợ và dị ứng với chữ “dân chủ.” (VOA)
Nay có lẽ những người chủ trương xuất bản quyển Trại Súc Vật cũng dùng một cái từ khác là chuyện ở nông trại, nghe hiền lành, để qua mặt kiểm duyệt.
Nay chúng ta không biết là cuốn sách có thực sự bị thu hồi hay không, nhưng việc nó đến tay người đọc cũng không còn khó nữa. Có thể trước khi xuất bản cuốn sách này, ít người Việt nam biết đến nó, nhất là thế hệ trẻ, nay nó đã nổi tiếng trong không gian Việt ngữ, đã có nhiều bảng PDF mà người sử dụng internet có thể tìm thấy dễ dàng. Và nhà thơ Trần Mạnh Hảo mong muốn người Việt sẽ đọc nó để:
“Tủm tỉm cười.”
Và để kết thúc bài viết này chúng tôi xin mượn lời nhà thơ Trần Mạnh Hảo:
“Mặt trận tuyên truyền, kiểm duyệt của Đảng Cộng sản thật sự vỡ trận.”
Khi xuất bản cuốn sách “Democracy in America” của tác giả Pháp nổi tiếng De Tocqueville hồi thế kỷ thứ 19, giáo sư Phạm Tòan dịch là “Nền Dân Trị ở Mỹ” thay vì Dân Chủ. Vì theo giáo sư Phạm Tòan:
Chúng tôi nắm được tâm lý của nhà cầm quyền Việt Nam đương thời. Người ta rất sợ và dị ứng với chữ “dân chủ.” (VOA)
Nay có lẽ những người chủ trương xuất bản quyển Trại Súc Vật cũng dùng một cái từ khác là chuyện ở nông trại, nghe hiền lành, để qua mặt kiểm duyệt.
Nay chúng ta không biết là cuốn sách có thực sự bị thu hồi hay không, nhưng việc nó đến tay người đọc cũng không còn khó nữa. Có thể trước khi xuất bản cuốn sách này, ít người Việt nam biết đến nó, nhất là thế hệ trẻ, nay nó đã nổi tiếng trong không gian Việt ngữ, đã có nhiều bảng PDF mà người sử dụng internet có thể tìm thấy dễ dàng. Và nhà thơ Trần Mạnh Hảo mong muốn người Việt sẽ đọc nó để:
“Tủm tỉm cười.”
Và để kết thúc bài viết này chúng tôi xin mượn lời nhà thơ Trần Mạnh Hảo:
“Mặt trận tuyên truyền, kiểm duyệt của Đảng Cộng sản thật sự vỡ trận.”