Theo nguồn tin từ gia đình, khoảng 10h30, hơn 30 côn an xông vào nhà đọc lệnh khám nhà và lệnh bắt ông Phạm Văn Trội. Khi ấy trong nhà có mẹ 86 tuổi, có vợ là hai con nhỏ. Đứa lớn là Phạm Thái Dương 15 tuổi. Bé gái Phạm Huyền Diệu 11 tuổi. Bà Vũ Huyền Trang - vợ ông Trội, cho hay "họ khám nhà và đọc lệnh bắt, đến khoảng 12 h 30 thì đưa anh đi. Anh Trội rất bình tĩnh. Lúc đó thì cháu Huyền Diệu rất sợ hãi nhưng không khóc. Sau khi công an đưa bố cháu đi thì cháu mới khóc. Bây giờ, cả mẹ và hai đứa con tôi đều hoảng loạn và khóc rất nhiều. Tôi không biết thế nào nữa. Lần này là lần tù thứ hai của chồng tôi rồi".
Ông Phạm Văn Trội sinh năm 1972, sống tại Hà Nội. Trong phiên tòa xét xử vào tháng 10 năm 2009 ông đã bị kết án tù 4 năm và 4 năm quản chế với cáo buộc tội "tuyên truyền chống nhà nước", theo điều 88 BLHS.
Mục sư Nguyễn Trung Tôn sinh năm 1971 tại Thanh Hóa. Ông bị bắt lần đầu vào ngày 17/01/2011, bị tòa án cộng sản tuyên án 2 năm tù và 2 năm quản chế vào ngày 29-12-2011. Ông ra tù vào ngày 15/01/2013 và tiếp tục hoạt động tranh đấu cho tự do, dân chủ và nhân quyền.
Trong thời gian diễn ra vụ khám xét nhà và bắt các ông Phạm Văn Trội, Trương Minh Đức, Nguyễn Bắc Truyển, khoảng 80 công an đã ập vào nhà riêng của Mục sư Nguyễn Trung Tôn. Cuộc khám xét, bắt bớ kéo dài gần ba tiếng đồng hồ. Trong nhà ông Tôn lúc ấy có vợ là bà Lành và một người con gái bị tật nguyền.
Cháu Nguyễn Thị Thanh Thuý năm nay đã 19 tuổi nhưng chỉ nặng 20 kg và tâm lý, trí tuệ chỉ như một đứa bé lên 6 tuổi. Ngoài ra còn có mẹ của ông Tôn năm nay 87 tuổi. Bà cụ bị mù hai năm nay.
Hồi tháng giêng, ông Tôn phải nằm viện và trải qua 1 cuộc phẫu thuật vì bị công an hành hung. Mục sư Nguyễn Trung Tôn là một trong những cựu tù nhân có sức khỏe kém, hậu quả của lần tù trước. Ông bị bệnh tiền liệt tuyến, sỏi thận và một vài căn bệnh khác.
Bà Lành vợ ông Tôn cho hay, lúc bị bắt, ông Tôn rất bình thản. Ông dặn bà chăm sóc mẹ, bà, các con và năng cầu nguyện. "Mọi chuyện xin dâng cho Chúa" là câu nói cuối cùng khi ông rời khỏi nhà, đón lần tù thứ 2.
Ông Trương Minh Đức từng là một phóng viên báo lề đảng như Nông thôn Ngày nay, Tuổi trẻ, Pháp luật, Thanh Niên, nổi tiếng với nhiều loạt bài chống tham nhũng ở Miền Tây. Ông bị bắt vào ngày 5/5/2007 vì công khai là thành viên của Đảng Vì Dân. Ngày 18/7/2008 ông bị chế độ kết án 5 năm tù với tội danh "lợi dụng các quyền tự do, dân chủ xâm phạm lợi ích của nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân." Ông ra tù vào ngày 5/5/2012 và tiếp tục hoạt động tranh đấu cho quyền lợi của công nhân.
Theo tường thuật của bà Nguyễn Kim Thanh, vợ ông Trương Minh Đức thì sáng nay hai vợ chồng ông bà bị bắt tại quận 5, trên đường đi mua thuốc cho ông Đức. Hàng chục công anmặc thường phục đi xe gắn máy đã bầu vì vợ chồng ông Đức trên đường. Lúc đó vào khoảng hơn 10h sáng ngày 30 tháng 7 năm 2017. Ông Đức bị tống lên một chiếc xe ô tô du lịch, trong khi đó bà Kim Thanh vợ ông bị áp giải bằng xe gắn máy. Trên suốt đoạn đường đi, bà Thành bị kẹp chặt hai tay và bị công an ra lệnh không được gọi điện thoại cho ai. Cả hai bị đưa tới Cơ quan an ninh điều tra của Bộ công an 235 Nguyễn Văn Cừ, quận 1. Tại đây họ đã Đọc lệnh bắt ông Trương Minh Đức theo điều 79 bộ luật hình sự: "Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân". Bà Thanh cho biết lệnh này đã được ký ngày 27/7/2017.
Khoảng 12.30 phút, Công an áp giải bà Thanh về khám nhà. Khi bà yêu cầu đưa lệnh khám nhà và Lệnh bắt ông Đức thì công an từ chối. Họ trả lời rằng việc này... không liên quan đến bà nên họ không đưa. Trong khi đó ngôi nhà này là nhà riêng của bà Thanh.
Việc khám nhà được tiến hành từ lúc 12h30 đến khoảng 14h30 phút mới xong.
Bà Thanh lo ngại rằng "Chồng tôi có thể bị nhồi máu cơ tim bất cứ lúc nào. Từ sáng đến giờ anh ấy chưa ăn gì và huyết áp tăng cao. Vì thế chúng tôi mới phải gấp gáp đi mua thuốc.
Hồi tháng 5 vừa rồi, anh ấy có bị tai biến nhẹ và phải đi bệnh viện hiện vẫn chưa bình phục. Tôi rất lo ngại cho sức khỏe của chồng tôi. Khi bị bắt anh ấy tỏ ra rất mệt vì đối sức nhưng vẫn rất bình tĩnh khi làm việc với công an".
Ông Nguyễn Bắc Truyển từng là Giám đốc cho Công ty TNHH Giao nhận ngoại thương Việt Thịch Phú và Tổng giám đốc Công ty Khai thác đá granite Việt-Phi Kontum. Ông bị bắt vào tháng 11/2006 và vào tháng 5/2007 đã bị kết án 3 năm rưỡi tù giam, với tội danh “tuyên truyền chống Nhà nước” theo Điều 88 Bộ luật Hình sự. Ông mãn hạn tù vào ngày 17.05.2012 và tiếp tục hoạt động trong vai trò là một thành viên khối 8406, thành viên của Hội Ái Hữu Tù nhân Chính trị và Tôn giáo Việt Nam. Vào năm 2011, ông Truyển được Tổ chức Theo dõi Nhân quyền (Human Rights Watch) trao tặng giải thưởng Hellman/Hammet vì những hoạt động bảo vệ nhân quyền.
Việc gia tăng bắt bớ của nhà cầm quyền tiếp theo sau bản án nặng nề 10 năm và 9 năm đối với blogger Mẹ Nấm và Trần Thị Nga cho thấy đang có một cuộc càn quét để có đủ con số tù nhân nhằm làm vốn thương thảo với Hoa Kỳ để cứu cho đảng bớt đói.
Hành động bắt giam người yêu nước này cũng xảy ra sau khi Tàu cộng buộc Hà Nội phải đầu hàng, ngưng việc khai thác dầu khí tại bãi Tư Chính.
Hèn với giặc, ác với dân. Đó là châm ngôn và cũng là bản chất của cộng sản Ba Đình.
* Đính chính: Theo nguồn tin đã được kiểm chứng cựu TNLT Nguyễn Văn Túc không bị bắt như bản tin đã đưa trước đó.
30.07.2017
DanLamBao