Thứ Năm, 30 tháng 11, 2017
Thứ Tư, 29 tháng 11, 2017
Attorney Vo An Don was disbarred from Phu Yen Bar Association
Danlambao, SBTN * Translated by VNCH-Ngoc Truong - Phu Yen provincial bar association voted to disbar their member - Vo an Don, a lawyer, on Sunday afternoon November 26, 2017.
The young lawyer represented clients whose relatives died in police custody and families that escaped by boat and were repatriated by Australia.
Allegations of possible serious crimes announced by an unnamed board member regarding Vo an Don:
"Abusing freedom of speech with numerous articles and responses in interviews by foreign journalists allegedly defaming other lawyers, justice systems, the communist party and the State of Vietnam for provocation, propaganda, distortion... making false denouncements against the prestige of the communist party, the state and Vietnamese lawyers. "
Chủ Nhật, 26 tháng 11, 2017
Thay đổi cách gọi VNCH: Một thủ đoạn lừa gạt của đảng CSVN
Trần Nhật Kim - Ngày 18-8-2017, Viện Sử Học Việt Nam giới thiệu bộ sách “Lịch Sử Việt Nam” tái bản lần thứ nhất, gồm 15 tập trải dài gần 10,000 trang, do 30 tiến sĩ, thạc sĩ và nghiên cứu viên biên soạn trong 9 năm. Để biết về sự trung thực của công trình biên soạn bộ sách, chúng ta tìm hiểu về cơ cấu của tổ chức này.
Viện Sử Học được thành lập năm 1953 tính từ khi ra đời của tổ chức tiền thân là Ban nghiên cứu Lịch sử, Địa lý, Văn học trực thuộc Trung ương Đảng do Trường Chinh ký ngày 2-12-1953 (Số 34 QĐ/TW). Năm 1954, được đổi tên thành Ban Nghiên cứu Văn học, Lịch sử, Địa lý, gọi tắt là “Ban nghiên cứu Văn, Sử, Địa”. Hiện nay Viện trực thuộc Viện Khoa học Xã hội Việt Nam, là cơ quan lý thuyết của Trung Ương Đảng Cộng sản Việt Nam.
Viện Sử Học: có nhiệm vụ nghiên cứu các vấn đề cơ bản về khoa học lịch sử; cung cấp luận cứ khoa học cho việc hoạch định đường lối, chiến lược, quy hoạch và chính sách phát triển nhanh, bền vững định hướng Xã Hội Chủ nghĩa…
Vì được hoạch định theo chủ trương “định hướng Xã hội Chủ nghĩa”, nên cả về nội dung lẫn hình thức đã không theo quan niệm về sử học thông thường, mà lịch sử vốn là bộ môn khoa học nghiên cứu trung thực về quá khứ, đặc biệt là những sự kiện liên quan đến con người và xã hội.
Bộ Sử thiếu trung thực:
Trong danh sách lãnh đạo của Viện Sử học qua các thời kỳ, khởi đầu là GS. VS Trần Huy Liệu (1), nhiệm kỳ 1960 – 1969,… rồi đến người hàng thứ 6 là PGS. TS Trần Đức Cường, 2001 – 2005 và người đứng hàng thứ 8 là PGS.TS Đinh Quang Hải, kiêm phó Tổng Biên tập (7/2014 đến nay). Ở địa vị quan trọng này, quý vị lãnh đạo của Viện hẳn phải là những đảng viên tuyệt đối trung thành và thi hành theo đường lối do đảng đề ra. Dưới chế độ CS, tất cả mọi ban ngành đều phải phục vụ đảng, phục vụ chế độ, tính đảng phải cao hơn chuyên môn, nên các sử gia biên soạn bộ sách không thể qua mặt đảng mà thay đổi những giữ kiện lịch sử đã được chỉ đạo. Vì vậy, không thể chệch hướng, nên càng không có chuyện “Trung thực hay Đổi mới Tư duy”.
Thứ Tư, 22 tháng 11, 2017
Nghệ An: Hàng trăm “Hồng vệ binh” CSVN tụ tập khủng bố giáo dân
Danlambao - Vào chiều nay 29/10, hàng trăm thanh niên thuộc “Hội cờ đỏ” đến từ nhiều địa phương khác nhau, ngang nhiên tụ tập ngay sát cạnh nhà thờ Giáo Họ Văn Thai, Giáo xứ Song Ngọc, thuộc xóm 8, xã Sơn Hải, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An.
Hội cờ đỏ đã gây náo loạn cả khu vực nơi đây. Có thể nói, hành động của Hội cờ đỏ nhằm khủng bố, đe dọa đến đời sống và tính mạng của bà con Giáo dân nơi đây.
Giáo xứ Song Ngọc là nơi đã nhiều lần tổ chức các cuộc khiếu kiện, biểu tình đòi hỏi những quyền lợi chính đáng của mình, sau lần tập đoàn Formosa xả chất độc xuống vùng biển, gây thảm họa môi trường biển tại 4 tỉnh miền Trung. Đồng thời yêu cầu Formosa cút khỏi Việt Nam và đưa những kẻ đồng phạm ra toà án quốc tế.
Những thành viên “Hội cờ đỏ” được dư luận biết đến như những “Hồng vệ binh” của nhà cầm quyền CSVN. Trước đây, những thành viên của “Hội cờ đỏ” đã từng dùng bạo lực tấn công vào các nhà đấu tranh dân chủ Việt Nam. Cụ thể như: Hành hung chị Lê Mỹ Hạnh, nhà báo Sương Quỳnh tại quận 2 (Sài Gòn). Bọn chúng còn mang cả súng ngắn, roi điện, bình xịt hơi cay đến công kích Giáo xứ Thọ Hòa (Đồng Nai), đe dọa tính mạng Linh mục Nguyễn Duy Tân. Gần đây nhất bọn chúng đã tấn công vào nhà riêng của một số bà con Giáo dân thuộc Giáo họ Văn Thai, đập phá, gây thiệt hại nhiều về tài sản và vật chất nơi đây.
Chủ Nhật, 19 tháng 11, 2017
Made in Vietnam (With chinese content)
Authorities of the "Vietnamese with Chines-style thinking " are infiltrating, and hidden everywhere
*
Time summary of Khaisilk fraud:
- October 17, 2017:
Mr Dang Nhu Quynh and members ordered 60 silk scarves from Khaisilk store at 113 Hang Gai, Hanoi, Vietnam. Both ‘Made in China’ and ‘Made in Vietnam’ labels were found on the same scarf.
- October 19, 2017:
Written document from the manager of this store said to the customer that it was a mistake of in-house inventory, ‘Made in China’ label is for exportation to Hongkong.
- October 23, 2107:
Dang Nhu Quynh posted the picture the scarf on his Facebook, then sent it for inspection at the Vietnam Textile Research Institute to examine source of fiber, and material.
- October 25, 2017:
Hoang Khai the owner, admitted to journalists that he has sold since 1990 Chinese-made silks to the market in Vietnam.
- October 26, 2017:
Ministry of Industry and Trade officials requested to clarify information reflected by consumers.
Investigation initiated by Hanoi police and Market Monitor Department at this particular store.
- No response from Vietnam Textile Research Institute so far.
Thứ Tư, 15 tháng 11, 2017
Thế lực nào đang gom đất tại dự án sân bay Long Thành?
Hương Khê - Sáng 27/10/2017, tại phiên thảo luận tổ về báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư sân bay quốc tế Long Thành trong kỳ họp quốc hội hiện nay, Thượng tướng Lê Chiêm, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng nói: “TPHCM đổ về Đồng Nai mua đất, đăng ký hết rồi. Người dân ở Long Thành không ở được mà lên Đắk Lắc, Lâm Đồng ở để phát triển kinh tế. Còn đất ở Long Thành họ bán, cán bộ ta mua hết rồi”.
Cùng nhìn nhận, Bí thư tỉnh ủy Hà Giang Triệu Tài Vinh cũng cho rằng, từ thực tế giải phóng mặt bằng dự án ở địa phương, toàn bán đi bán lại đất, cuối cùng chỉ toàn là đất của cán bộ mua cả. Ông Vinh cũng lo ngại tình trạng này sẽ xảy ra tương tự ở dự án Sân bay Long Thành.
Đại biểu Trương Trọng Nghĩa (TPHCM) đặt vấn đề: Nghị quyết 94 của Quốc hội khóa XIII về chủ trương đầu tư dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành có nêu, trong 5.600 ha đất của dự án có 1.050 ha đất cho quốc phòng. Tuy nhiên lại chưa nêu rõ các công trình sẽ xây ở đây là gì. “Trừ những công trình quân sự quá bí mật, còn lại các công trình quân sự thông thường thì cần có sự giải trình, ít nhất là tại Quốc hội”. “Chúng ta làm gì trên đất quốc phòng cũng đều phải nói rõ và phải khẳng định rõ chỉ dùng đất đó cho nhiệm vụ quốc phòng. Sẽ không có nhà hàng, khách sạn, sân golf... ở trên đất đó”(1).
Trước khi nói về sân bay Long Thành, hãy nói về sân bay Tân Sơn Nhất (TSN).
Tổng diện tích của sân bay TSN trước ngày 30/4/1975 là 3.600ha, gấp ba lần quỹ đất sân bay Changi ở Singapore. Nhưng hiện nay, sân bay TSN chỉ còn 850ha. Các thế lực cùng nhau xâu xé, chia chác. Trong đó, phía quân đội là “đớp” được nhiều nhất. Họ chia nhau theo cấp bậc, chức vụ. Chức vụ càng cao thì phần chia càng lớn.
Từ năm 2008, nhà nước lại cho đầu tư xây dựng sân golf, nhà hàng khách sạn cao cấp và nhiều công trình khác với diện tích 157ha.
Vì các công trình sân golf và nhà hàng này, đã làm cho hệ thống thoát nước tại đây bị ngưng trệ. Mỗi khi có mưa to là nước thoát không kịp, do đó, sân bay biến thành “sân bơi”.
Cũng vì những công trình này, mà đường vào sân bay TSN thường xuyên tắc nghẽn. Do thường xuyên bị kẹt xe, nhiều người sợ chậm giờ bay, đã kéo vali chạy bộ cho kịp chuyến bay.
Trước tình trạng quá tải cả trên trời lẫn dưới đất, và tình trạng kẹt xe, úng ngập ngày càng trầm trọng, thì phương án tối ưu nhất là thu hồi diện tích sân golf để mở rộng sân bay là khả thi nhất.
Thế nhưng, suốt mấy chục năm qua, biết bao nhiêu lần người dân đề nghị lên chính phủ, Đoàn Đại biểu QH TP.HCM kiến nghi, đề nghị thu hồi sân golf để mở rộng sân bay này. Thế nhưng mọi việc vẫn bị tắc nghẽn.
Chủ Nhật, 12 tháng 11, 2017
Nước chảy đá mòn
Andrew Curry - Chúng ta nhớ Bức Tường Berlin sụp đổ vào năm 1989 vì đấy là ẩn dụ rất tuyệt vời-những người Đức vui sướng ôm chầm lấy nhau khi toàn bộ chế độ sụp đổ, họ thắp sáng màn đêm bằng bao hân hoan nhẹ nhõm dâng lên trong lòng. Vào ngày 9 tháng Mười Một, thế giới kỷ niệm ngày cáo chung của chủ nghĩa cộng sản và ngày giải phóng hàng triệu người ra khỏi hàng thập niên áp bức.
Ngày nay, mấy ai nhớ đến những năm dài kiên trì nỗ lực của các nhà bất đồng chính kiến và các nhà hoạt động từ Warszawa đến Budapest mà đã mở đường cho cái đêm rất quan trọng ấy. Ngay ở Cộng Hòa Dân Chủ Đức (CHDCĐ)-thường được gọi là Đông Đức-sự cáo chung bắt đầu diễn ra không phải ở thủ đô Berlin bị chia cắt mà ở những thành phố ít nổi tiếng hơn như Leipzig, Dresden, và Plauen. Trong hai mươi năm đầy sóng gió kể từ khi cáo chung của chủ nghĩa cộng sản ở Đức và Đông Âu, sự tập trung vào những hình ảnh của cái đêm duy nhất hôm ấy khiến ta khó lòng nhận thức rằng thật ra biết bao nhiêu công việc cần phải làm để cho phong trào dân chủ thành công.
Hơn ở hầu hết bất kỳ nước nào khác trong khối cộng sản, ở Đông Đức những sự kiện trở thành đồng nghĩa với sự cáo chung của chủ nghĩa cộng sản là thành quả của phong trào phản kháng bắt đầu từ nhiều năm trước với không hy vọng lật đổ chế độ. Không có biểu tượng hay chiến lược lớn lao gì. Tham vọng lớn nhất của phong trào là buộc Đông Đức-mà đã trở thành một trong những chế độ nòng cốt trung kiên nhất của khối cộng sản sau khi thành lập vào năm 1949 ở khu vực Đức bị Liên Xô chiếm đóng-phải thực hiện đúng theo lý tưởng của chính họ. Không ai dám mơ tưởng đến lật đổ Đảng Cộng Sản, chứ đừng nói đến chuyện thống nhất nước Đức.
Nếu như ta phải chỉ ra chính xác một nguyên nhân đã gây ra những kẽ rạn nứt đầu tiên ở bức tường, thì đấy có thể là hỏa tiễn Pershing II của Mỹ. Khi vào năm 1978 NATO tuyên bố kế hoạch triển khai hỏa tiễn hạt nhân tầm trung ở Châu Âu nhằm đáp lại việc Liên Xô tăng cường vũ khí hạt nhân, các nhà hoạt động ở cả hai bên của quốc gia bị chia cắt này đều phản đối ý tưởng đặt vũ khí hạt nhân trên đất Đức. Trong khi hàng trăm ngàn người ở phía Tây ký kiến nghị và biểu tình thì chế độ cộng sản ở phía Đông lại xử dụng các cuộc biểu tình cho mục đích tuyên truyền và họ vui khi thấy nhân dân đồng thời cũng qua đó biểu tình chống Mỹ.
Thứ Tư, 8 tháng 11, 2017
Dự án khu đô thị mới Thủ Thiêm, Q2, TPHCM đã cưỡng chiếm giải toả được 150%
Vượt mức quy hoạch được Chỉnh phủ cho phép 50,1%
Dân Oan Thủ Thiêm - Ngay từ năm 1996, với chủ trương xây dựng một khu đô thị mới tại bán đảo Thủ Thiêm, các cơ quan chức năng TP Hồ Chí Minh đã tiến hành nhiều thủ tục theo quy định pháp luật. Quan điểm của Thành ủy TP Hồ Chí Minh và Thường trực UBND TP Hồ Chí Minh là bảo đảm hài hòa lợi ích của Nhà nước và các hộ dân bị thu hồi nhà đất tại siêu dự án này, nhưng thực tiễn đã xảy ra hàng loạt bất cập, thiếu sót, thậm chí trái pháp luật liên quan đến trách nhiệm của nhiều tổ chức, cá nhân.
Nếu tính đúng, tính đủ thì khó có thể thống kê được cơ quan quản lý Nhà nước và người dân đã bỏ bao nhiêu thời gian, công sức và kinh phí để tranh luận, thậm chí là tranh cãi gay gắt về câu chuyện ranh quy hoạch Dự án Khu đô thị mới Thủ Thiêm. Điểm mấu chốt nhất mà người dân đã và đang chứng minh được là không tồn tại bản đồ quy hoạch 930ha, kèm theo Quyết định 367/QĐ-TTg ngày 4/6/1996 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Dự án Khu đô thị mới Thủ Thiêm. Nếu không có bản đồ quy hoạch thì việc thu hồi nhà đất trong diện tích 930ha, theo các quyết định hành chính của UBND TP Hồ Chí Minh, của UBND quận 2 sẽ không thể triển khai theo quy định pháp luật, là vô hiệu.
Ngoài ra, trong thực tế đã phát sinh một câu chuyện pháp lý vẫn chưa có hướng giải quyết là nhà đất của người dân, mà nhiều hộ là đối tượng chính sách, là thương binh, tại 5 khu phố thuộc 3 phường Bình An, Bình Khánh, An Khánh, dù theo quy hoạch chung là khu dân cư hiện hữu, vẫn bị lọt vào ranh thu hồi đất và bị cưỡng chế tháo dỡ. Hệ quả là hơn 100 hộ dân bị thu hồi nhà đất đã tiếp khiếu, tiếp tố gay gắt, kéo dài. Đây cũng là các hộ dân đã nhiều lần được Ban Tiếp công dân Trung ương, được lãnh đạo Thanh tra Chính phủ tiếp dân để lắng nghe một cách khách quan, công tâm nội dung khiếu nại, tố cáo để tổng hợp, báo cáo xin ý kiến Thủ tướng Chính phủ về đường hướng xử lý.
Những bất thường này, cũng đã được Thanh tra TP Hồ Chí Minh bước đầu làm rõ tại các kết luận được công khai với người dân vào tháng 10/2008 nhưng sau đó quyết tâm giải quyết dứt điểm các sai phạm vẫn chưa thực sự được triển khai. Ngay cả khi khiếu nại của một số hộ dân được Thanh tra Chính phủ kết luận, được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận thì trách nhiệm giải quyết cũng không được thực hiện. Lý do được UBND TP Hồ Chí Minh luôn viện dẫn nếu giải quyết lại cho một số hộ dân sẽ ảnh hưởng đến chính sách đã áp dụng tại Dự án Khu đô thị mới Thủ Thiêm, vì diện tích bồi thường, hỗ trợ đã đạt 99,9%.
Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch Khu đô thị mới Thủ Thiêm với quy mô tại 5 phường: Thủ thiêm, An Lợi Đông, một phần phường An khánh, Bình An và Bình Khánh. Nhưng TP HCM lại tùy tiện lấy thêm: Khu phố 5 và 6 phường An Khánh, khu phố 1 phường Bình An. Khu phố 1 và 2 phường Bình Khánh, hoàn toàn nằm ngoài ranh quy hoạch và ranh thu hồi đất.
Vẫn chưa lấp đầy được lòng tham, vì lợi nhuận quá lớn và lợi ích nhóm quá mạnh. Họ coi thường, chà đạp Nghị quyết của Đảng, luật pháp Nhà nước, quyết cướp thêm nhà đất của nhân dân, nên tùy tiện mở rộng ra thêm 3 phường: Cát Lái, An Phú và Thạnh Mỹ Lợi.
Đối chiếu sự phù hợp giữa nội dung và hình thức quyết định hành chính do UBND TP Hồ Chí Minh ban hành, với quy định của Luật Đất đai 1993, cùng các lần sửa đổi năm 1998, 2001, Việc ông Vũ Hùng Việt, Phó Chủ tịch UBND TP Hồ Chí Minh ký Quyết định số 1997/QĐ-UB ngày 10/5/2012, thu hồi 6.214.328m2 đất nằm trong khu vực quy hoạch xây dựng Khu đô thị mới Thủ Thiêm tại các phường An Khánh, Bình An, Bình Khánh, An Lợi Đông và Thủ Thiêm thuộc quận 2 và giao cho Ban Quản lý Đầu tư xây dựng Khu đô thị mới Thủ Thiêm, để tổ chức bồi thường giải phóng mặt bằng, quản lý khu đất và tiến hành mời gọi đầu tư, là trái quy định pháp luật.
Thứ Tư, 1 tháng 11, 2017
Xả lũ Thủy Điện Hòa Bình đúng quy trình và khái niệm Duty of Care
Luật sư Đào Tăng Dực - Trước nhiều diễn biến gần đây tại Việt Nam và trong thời đại thặng dư tin học toàn cầu, nhiều người Việt trong nước lẫn hải ngoại băn khoăn tự hỏi:
1. Tại sao nhà cầm quyền CSVN vẫn đứng vững trong vị trí cai trị mặc dầu tham nhũng ngày một tệ hại, kinh tế lụn bại so với các quốc gia láng giềng, mất chủ quyền trên nhiều vùng lãnh thổ và lãnh hải cho cường quyền Trung Quốc và những viên chức hành xử quyền hành hoàn toàn vô trách nhiệm, gây tang tóc, chết chóc và đau thương cho toàn dân?
2. Trong khi thảm họa mội trường Formosa tại miền trung đang diễn ra thì TBT đảng CSVN không thèm đoái hoài tới dân nghèo, mà trái lại tươi cười tay bắt mặt mừng với lãnh đạo của tập đoàn Formosa. Sau đó Thủ Tướng CSVN Nguyễn Xuân Phúc lại qua mặt mọi thủ tục pháp lý, đơn phương ký kết thỏa ước với tập đoàn Formosa, nhận giá bồi thường rẻ như bèo là $500 triệu mỹ kim, thay vì hằng chục hoặc trăm tỷ bồi thường cho quyền lợi của dân tộc? Tại sao viên chức CSVN “xả lũ đúng quy trình”, giết hại cả trăm người dân vô tội và gây vô vàn thiệt hại vật chất lẫn tinh thần cho dân chúng mà vẫn không một lời hối lỗi, không một ủy ban điều tra, không một thủ tục pháp lý nào cần thiết để tìm hiểu nguyên nhân, trừng phạt kẻ có lỗi hoặc bồi thường thiệt hại?