Thứ Sáu, 31 tháng 1, 2014

Chào nhau giữa đường mùa xuân


Với tất cả niềm tin sắt son và bất tử chúng ta xem nhà tù là nơi ngủ trưa, đồn công an là nơi đấu tranh, tòa án là nơi khẳng định chính nghĩa, đồng đội là nơi sưởi ấm, thế giới tự do là nơi ủng hộ, và ngày mai chính là bây giờ...

Trần Quốc Việt - Danlambao - Tư tưởng và tấm lòng vạch ra con đường đấu tranh trên bản đồ lương tâm của chúng ta. Những nẻo đường riêng tư như vô vàn những dòng suối nhỏ tụ về bên nhau để cùng nhau mở con đường chung đến mùa xuân trường tồn của dân tộc - mùa xuân tự do, dân chủ và phẩm giá con người. 

Mời đọc thêm

Thứ Năm, 30 tháng 1, 2014

Cung Chúc Tân Xuân: Giáp Ngọ 2014


Mời đọc thêm

Giật tượng Lê Nin, sự bất mãn của người dân đã lên tới đỉnh?

Công nhân đang làm cỏ bồn hoa ở công viên Lenin, Hà Nội. AFP

Mặc Lâm - RFA - 2014-01-28 - Vào lúc 4 giờ15 sáng ngày 23/01/2014, bốn học viên Pháp Luân Công đã đến công viên Lê Nin cạnh Đại sứ quán Trung Quốc số 46 Hoàng Diệu – Hà Nội để kéo đổ tượng đài Lê Nin nhưng bất thành do đứt dây cáp. Mặc Lâm phỏng vấn nhân vật chính trong vụ tổ chức này là anh Nguyễn Doãn Kiên để tìm hiểu thêm sự thật, mời quý thính giả theo dõi cuộc phỏng vấn này.

Mặc Lâm: Xin anh cho biết anh và các bạn đã có ý định kéo đổ tượng Lê Nin vào lúc nào và điều gì đã khiến các anh đủ can đảm để thực hiện công việc hết sức nguy hiểm này?

Anh Nguyễn Doãn Kiên: Vấn đề hạ tượng Lê Nin thì người ta đã làm khắp nơi trên thế giới rồi còn ở Việt Nam thì chưa tiến hành và tôi thấy rằng việc đó nên làm vì chủ nghĩa Mác Lê đã quá bại hoại rồi. Lịch sử cả thế giới người ta đã đào thải từ lâu cho nên không thể để cái chủ nghĩa quốc tế này ở Việt Nam được nữa. Hạ tượng Lê Nin là bước đầu trong việc giải thể chủ thuyết Mác Lê đang gắn lên dân tộc Việt Nam. Tôi muốn làm việc này với một nhóm có 6 người tất cả có hai người cộng tác quay phim chụp hình còn 4 người trực tiếp tham gia hạ cái tượng này.

Mời đọc thêm

Thứ Tư, 29 tháng 1, 2014

‘Năm Rắn sắp qua đi, Việt Nam vẫn chưa lột xác’

Tiến sỹ Lê Đăng Doanh nói rằng 'muốn cải cách được doanh nghiệp nhà nước thì phải cải cách bộ máy thể chế'.

VOA -  Người dân trong nước đang chuẩn bị đón Tết Giáp Ngọ trong bối cảnh những mảng sáng tối bao trùm nền kinh tế.
Người ta nói rằng một cỗ xe muốn đi nhanh, thì phải có động cơ mạnh và có phanh ‘ăn’, thì ở trong trường hợp này của chúng ta, động cơ lại hướng vào một hướng khác và cái phanh thì nhiều khi là không ‘ăn. Lê Đăng Doanh
Trong khi thị trường xuất hiện những mặt hàng tiền tỷ, thì tin cho hay, cũng có nhiều người dân phải chạy vạy để có một cái Tết no đủ. VOA Việt Ngữ đã hỏi chuyện chuyên gia kinh tế Lê Đăng Doanh, và trước hết ông nhận định về tình hình kinh tế Việt Nam trong năm Quý Tỵ vừa qua:

Mời đọc thêm

Thứ Ba, 28 tháng 1, 2014

Vành móng… Ngọ

Canhco's blogNăm Ngọ, người tuổi Ngọ, những âm Ngọ… Đều dùng để chỉ con ngựa, ngay cả giờ Ngọ (từ 11h30 đến 13h30) cũng là giờ của con ngựa (cách nói bóng bẩy trong kinh Dịch là giờ ngựa băng qua đỉnh núi, một ngày được ví như ngọn núi, mặt trời ví như bóng ngựa, mặt trời qua khỏi đỉnh núi cũng giống như ngựa đã mỏi vó sau một buổi leo dốc…). Và trong dân gian, ngựa là động vật quí, có tánh linh, gần với con người, nó được xếp vào 12 địa chi. Nhưng cũng theo dân gian, con ngựa dù có quí cỡ gì đi nữa cũng tránh ngựa xoáy âm, ngựa có xoáy âm là ngựa phản chủ, gây tai họa. Vậy thế nào là ngựa có xoáy âm?

Về mặt hình dáng, ngựa có xoáy âm là ngựa có xoáy đóng ngay vị trí ấn đường, nghĩa là nằm giữa hai mắt, vùng giáp giới với trán, loại ngựa này, dù có hay cỡ nào chăng nữa, nó vẫn gây ra tai họa, và trong suốt quá trình chinh chiến từ cổ chí kim, những kiếm khách, hiệp sĩ, danh tướng đều mang một kinh nghiệm buồn nếu sở hữu trong tay ngựa có xoáy âm.

Đó là về mặt hình thể, xét về mặt ký hiệu dịch tướng, âm dương ngũ hành, mười hai địa chi gồm sáu chi dương (Tí, Dần, Thìn, Ngọ, Thân, Tuất) và sáu chi âm (Sửu, Mão, Tị, Mùi, Dậu, Hợi). Mười hai địa chi này kết hợp với mười thiên can, trong đó, có năm can dương (Giáp, Bính, Mậu, Canh, Nhâm) và năm can âm (Ất, Đinh, Kỉ, Tân, và Quí).Gọi là Thuận Thiên.

Mời đọc thêm

Từ bè Lê Duẩn đến đền thờ trên đảo cụ Duẩn


Ngày 18/1/2014, ông Trương Tấn Sang, chủ tịch nước về Hà Tĩnh và cắt băng khánh thành “Đền thờ cố TBT Lê Duẩn” ở Hồ Kẻ Gỗ, thuộc Tỉnh Hà Tĩnh. Nó được xây ở “Đảo cụ Duẩn”.

Đền này thờ ai?

Mời đọc thêm

Thứ Hai, 27 tháng 1, 2014

'Viếng cứ viếng, phá cứ phá'

Các vòng hoa viếng luật gia Lê Hiếu Đằng trước khi bị giựt mất băng-rôn.
Các vòng hoa viếng luật gia Lê Hiếu Đằng trước khi bị giựt mất băng-rôn. blog Huỳnh Ngọc Chênh

BBC - Một số quan chức lãnh đạo cấp cao của trung ương và địa phương hoặc đại diện đã tới dự lễ viếng, lễ tang của ông Lê Hiếu Đằng, nguyên Phó Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, TP Hồ Chí Minh, tuy nhiên đám ma của ông vẫn bị 'chọc phá', 'gây rối'.

Giới quan sát nói với BBC, trong ba ngày tang lễ cố luật gia, nhiều người thuộc cả hai phía là chính quyền và các nhóm bất đồng chính kiến, các tổ chức dân sự ngoài nhà nước đều tới dự tang lễ.

Mời đọc thêm

Chủ Nhật, 26 tháng 1, 2014

Cuối năm nghe chó sủa

Tiếng chó sủa thì lúc nào mà chả nghe, đợi gì phải cuối năm! Mà chó sủa thì mùa nào mà chả giống mùa nào, sao lại phải cuối năm mới nghe chó sủa? Thực ra, không riêng gì miền nào, dường như cả ba miền, không khí cuối năm, ngày hết Tết tới, người làm ăn giàu có thì thấy mừng vui, người nghèo khổ thì thấy tủi hổ và buồn… Cảm giác vui buồn lẫn lộn dưới bầu trời tháng Chạp, nếu chịu khó lắng nghe tiếng cho nhà giàu và tiếng chó nhà nghèo cũng như tiếng chó nhà quê với tiếng chó thành phố, có nhiều sự khác biệt lắm lắm…!

Cái khác biệt đầu tiên, dễ nhận biết nhất là âm tiết sủa vào tháng Chạp dường như chậm lại, nhấn nhá và háo hức. Có vẻ như sau một mùa Đông lạnh và buồn, tháng Chạp mang dương khí đến, chó cũng hồi sinh cái tâm hồn “rất chó” của nó nên vừa tĩnh tại lại vừa hân hoan, khó tả. Và cũng trong mùa này, đặc trưng chó nhà giàu, chó nhà nghèo, chó thành phố, chó nhà quê cũng phân biệt rất rõ.

Thường thì chó thành phố tiếng sủa dứt khoát, mạnh mẽ và lạnh lùng, pha một chút chảnh chọe, cao ngạo, tự tin. Còn chó nhà quê lúc nào cũng bản năng nhưng lại nhút nhát và đề phòng mọi thứ chung quanh, vừa sủa vừa chạy, không xông thẳng vào “đối phương” giống như chó thành phố. Và chó nhà giàu, chó nhà nghèo cũng thế, ngay sát vách nhau, cùng ở thành phố nhưng con chó nhà giàu lúc nào cũng hung hăng, mạnh mẽ, thẳng tiến so với cho nhà nghèo. Chỉ cần thả hai con chó cùng độ tuổi, cùng chủng loại của nhà giàu và nhà nghèo ra đường, con nhà giàu rượt con nhà nghèo là cái chắc!

Mời đọc thêm

Thứ Bảy, 25 tháng 1, 2014

Sớ Táo Quân 2014

Sớ Táo Quân. Graphic: RFA/Phạm Điền

Mõ trời: Loa loa loa…cuối năm con rắn
Ngọc Hoàng ra chiếu đối với các táo về chầu năm nay
Lệnh rằng:
Các táo quân hãy nghe cho kỹ:
Bất kể nước nào bắt thăm lấy số
Không được ăn gian ỷ mình to xác
Lấn chiếm láng giềng để mong vào trước
Lệnh cho Thiên lôi xử ngay tại chỗ.
Loa loa loa…
Thứ tự trước sau nay đà kết quả
Việt Nam khai hỏa rồi tới Miến Điền
Trung quốc ưu tiên được vào sau chót!
Việt Nam đâu, trình diện…

Mời đọc thêm

Thứ Sáu, 24 tháng 1, 2014

Cúng Táo quân mỗi nơi một vẻ



Càng sát dịp 23 tháng Chạp, không khí rộn rã đi sắm lễ cúng ông Công – cai quản đất đai, ông Táo - quản việc bếp núc của mỗi gia đình càng được cảm nhận rõ rệt.Tuy nhiên, nghi lễ này giữa 2 miền Bắc – Nam lại có khá nhiều điểm khác biệt. Điểm giống nhau lớn nhất của cả hai miền là việc cúng ông Táo trong bếp và cúng ông Công trên bàn thờ gia tiên.

Tuy không mâm cao cỗ đầy, người Bắc vẫn thường làm cỗ mặn cúng Táo Quân. Mâm cỗ thường có một đĩa gạo, một đĩa muối, cơm hoặc xôi, gà luộc hoặc thịt luộc nguyên miếng, nem rán, giò lụa cắt khoanh tròn, canh mọc (hoặc canh măng khô, canh bóng bì) và hoa quả. Ngược lại, mâm cỗ của người Sài Gòn thường là cỗ ngọt như xôi chè, hoa quả (nhất thiết phải có cúc vạn thọ) và bánh trái. Nhà nào “sang” thì sẽ bỏ công nấu thêm chè Táo để tiễn Táo Quân về gặp Ngọc Hoàng.

Mời đọc thêm

Thứ Năm, 23 tháng 1, 2014

Tin buồn: Ông Lê Hiếu Đăng qua đời


Danlambao - Ông Lê Hiếu Đằng - một biểu tượng của phong trào thoái đảng vừa qua đời tại bệnh viện 115 (Sài Gòn) vào tối ngày 22/01/2014, hưởng thọ 70 tuổi.

Tin buồn về sự ra đi của ông Lê Hiếu Đằng được ông Kha Lương Ngãi loan báo ngay trong tối cùng ngày. Di hài của ông hiện đang ở Trung tâm Pháp y 336 Trần Phú để làm thủ tục tẩm liệm vào 9h sáng mai (23/01/2014). Được biết sau đó, tang lễ của ông sẽ được cử hành tại chùa Xá Lợi, trên đường Trương Định.

Ông Lê Hiếu Đằng phải nhập viện từ cuối năm 2013, sức khỏe có lúc trở nên hết sức nguy kịch. Sau một thời gian dài kiên cường chống chọi với căn bệnh ung thư, cuối cùng ông đã trút hơi thở cuối cùng lúc 22:07 tối, 22/1/2014.

Mời đọc thêm

Trận chiến Hoàng Sa và một lịch sử được viết lại


Nguyễn Hưng Quốc - 18.01.2014 - Từ năm 2009, lúc Trung Quốc tuyên bố chủ quyền trên con đường lưỡi bò chạy quanh Hoàng Sa và Trường Sa trong khu vực Biển Đông, trận chiến Hoàng Sa năm 1974 lại trở thành một vấn đề thời sự khiến nhiều người thao thức. Mấy tuần lễ gần đây, trận chiến ấy lại trở thành một vấn đề thời sự lần nữa khi nó sắp tròn 40 tuổi. Lần này, nó không còn là một thao thức nữa. Nó đã tượng hình rõ thành một số nhận thức mới, có khả năng làm thay đổi một số vấn đề.

Mời đọc thêm

Thứ Tư, 22 tháng 1, 2014

Human Rights Watch : Tình hình nhân quyền Việt Nam 2013 xấu đi

Tổ chức nhân quyền Mỹ Human Rights Watch ( HRW ) công bố bản báo cáo thường niên về tình trạng nhân quyền trên thế giới (hrw.org)


Trong năm 2013, tình hình nhân quyền ở Việt Nam xấu hẳn đi, khiến xu hướng tụt dốc được biểu hiện trong mấy năm qua càng trở nên trầm trọng hơn. Đó là nhận định của tổ chức nhân quyền Mỹ Human Rights Watch ( HRW ) trong bản báo cáo thường niên về tình trạng nhân quyền trên thế giới, được công bố vào ngày hôm nay, 22/01/2014.

Trong phần nói về Việt Nam, báo cáo thường niên của HRW ghi nhận rằng năm 2013 đã được đánh dấu bằng các đợt đàn áp nặng nề và nghiêm trọng nhắm vào những người chỉ trích chính quyền, trong đó có những nhà hoạt động ôn hòa bị kết án tù nhiều năm với “tội danh” chỉ là kêu gọi thay đổi chính trị.

Mời đọc thêm

Thứ Ba, 21 tháng 1, 2014

Bắt quả tang thằng ăn cắp... đảo của người khác đi bán!

Dân Làm Báo - Cách đây 5 ngày trong không khí tưởng niệm Hải chiến Hoàng Sa và 74 chiến sỹ hải quân Việt Nam Cộng Hòa đã hy sinh bảo vệ Hoàng Sa, anh Trần Quốc Việt đã gửi đến bạn đọc thôn Danlambao bài "Hà Nội Bội Tín" được lược dịch lại từ một bài báo của Bộ Ngoại Giao Trung Quốc nói rằng đảng và nhà nước cộng sản Việt Nam đã chính thức thừa nhận Hoàng Sa, Trường Sa là của Trung Quốc (1). 

Vậy thì về phía đảng và nhà nước "ta" thì sao? Có... bị oan như các đồng chí 16 vàng 4 tốt... chụp mũ không?

Mời đọc thêm

Việt Nam kết án tử hình 30 người trong vụ buôn ma túy lớn

Đây được coi là vụ mua bán, vận chuyển ma túy xuyên quốc gia với số lượng rất lớn nhiều loại ma túy từ Lào qua Việt Nam rồi sang Trung Quốc.

VOA - 20.01.2014 - Một tòa án sơ thẩm ở tỉnh Quảng Ninh hôm 20/1 đã tuyên án tử hình đối với 30 bị cáo và án chung thân đối với hơn 10 người khác.

Gần một trăm bị cáo đã bị đưa ra xét xử từ hồi đầu năm nay, và viện kiểm sát từng đề nghị án tử hình đối với 34 người.

Báo chí trong nước đưa tin, những người chịu mức án cao nhất là ‘các mắt xích quan trọng’ trong vụ mua bán, vận chuyển một số lượng lớn gồm hàng nghìn bánh heroin.

Đây được coi là vụ mua bán, vận chuyển ma túy xuyên quốc gia với số lượng rất lớn với nhiều chủng loại ma túy từ Lào qua Việt Nam rồi sang Trung Quốc.

Mời đọc thêm

Thứ Hai, 20 tháng 1, 2014

'Lục đục nội bộ ảnh hưởng tới Hoàng Sa'

Chính quyền dùng loa xua đuổi người tham gia tưởng niệm hải chiến Hoàng Sa ở Hà Nội hôm 19/1/2014

BBC - Nhà báo tự do Phạm Chí Dũng cho rằng chính các khó khăn trong giải quyết mâu thuẫn nội bộ lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, cùng bài toán khó 'đi dây' xử lý trục tam giác quan hệ với Trung Quốc và Mỹ đứng sau những lúng túng trong chính sách biển đảo của Việt Nam, mà thể hiện rõ nhất là qua đợt đánh dấu 40 năm Hải chiến Hoàng Sa.

Việt Nam hiện đang lệ thuộc rất lớn vào Trung Quốc về các mặt kinh tế, nhập khẩu, nguồn nguyên liệu, và đây là một nguyên nhân khiến Hà Nội dễ dàng bị Bắc Kinh o ép, vẫn theo Tiến sỹ Dũng.

Giữa hai Đảng cũng có những vấn đề quan hệ phức tạp mà Việt Nam phải dè chừng, theo ông Dũng, nhất là Trung Quốc có thể không hài lòng với việc Việt Nam 'xích lại' ngày một gần hơn với phương Tây và Hoa Kỳ.

Mời đọc thêm

Chủ Nhật, 19 tháng 1, 2014

Tường trình Lễ Tưởng Niệm 40 năm - ngày 74 Hải Quân Việt Nam Cộng Hòa vị quốc vong thân


Người dân tham gia lễ tưởng niệm 40 năm Hải chiến Hoàng Sa 
bị công an phá rối bằng loa phóng thanh. (Video: CTV Danlambao)

Dân Làm Báo - Lúc 08h30 sáng ngày 19/1/2014, hưởng ứng lời kêu gọi của nhóm No-U Hà Nội, đông đảo người dân đã có mặt tại tượng đài Lý Thái Tổ - Hồ Gươm - Hà Nội để tham gia buổi Lễ tưởng niệm 40 năm ngày Trung Quốc xâm chiếm Hoàng Sa, tri ân 74 người lính Hải Quân VNCH đã anh dũng hy sinh chống lại Trung Quốc xâm chiếm Hoàng Sa.

Bất chấp sự bao vây của lực lượng công an đủ mọi thành phần, đông đảo người dân đã tập trung trước khu vực tượng đài Lý Thái Tổ mang theo hoa và biểu ngữ để tham gia buổi lễ tưởng niệm.

Nhiều bó hoa với dòng chữ "Hoàng Sa - Việt Nam" in trên dải băng đen được người dân trân trọng đặt trước đài. Trong đoàn người tưởng niệm, xuất hiện nhiều biểu ngữ in hình cố thiếu tá Hải quân VNCH Ngụy Văn Thà cùng với dòng chữ "Tổ Quốc ghi công - Đời đời nhớ ơn các Anh hùng bảo vệ Hoàng Sa 19/1/1974", "Đời đời nhớ anh anh hùng Ngụy Văn Thà và đồng đội"...

Mời đọc thêm

Dương Danh Huy - Một trăm ngàn tiếng nói cho Hoàng Sa

Dương Danh Huy - Ngày 11/1/2014 Quỹ Nghiên Cứu Biển Đông và tổ chức Biển Đông Tại Pháp công bố lời kêu gọi ký tên vào một bức thư gửi Liên Hiệp Quốc về tranh chấp Hoàng Sa. Bức thư nhắc về việc Trung Quốc chiếm thêm nhóm đảo phía Tây, tức là nhóm Lưỡi Liềm, của quần đảo Hoàng Sa ngày 19/1 cách đây 40 năm. Bức thư cũng nhắc về khía cạnh pháp lý của vấn đề: về lập luận của Việt Nam về chủ quyền, và về việc luật quốc tế không cho phép thụ đắc chủ quyền bằng bạo lực. Cuối cùng bức thư kêu gọi giải quyết tranh chấp tại Tòa án Công lý Quốc tế.

Chữ ký được thu tập trên mạng tại hoangsatruongsa.net và bức thư cùng danh sách chữ ký sẽ được gửi đến Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc, Ban Pháp quyền Liên Hiệp Quốc, Uỷ ban 1 của Liên Hiệp Quốc (Giải trừ Quân bị và An ninh Quốc tế) và Tòa án Công lý Quốc tế.

Mời đọc thêm

Thứ Bảy, 18 tháng 1, 2014

Thông báo của No-U Hà Nội về Lễ Tưởng Niệm 40 Năm Ngày Trung Quốc Xâm Chiếm Hoàng Sa

Hoà chung không khí tưởng niệm của nhân dân Việt Nam toàn thế giới.

Đáp ứng nguyện vọng của nhân dân Hà Nội nói riêng và người Việt Nam nói chung.

Dựa trên quyền con người cơ bản là quyền tự do bày tỏ quan điểm, bao gồm quyền tự do bày tỏ lòng yêu nước, tự do thờ phụng và tưởng nhớ những chiến sĩ đã hi sinh bảo vệ Tổ quốc.

Với thực tế không thể chối cãi là Trung Quốc đã xâm lược, chiếm đóng quần đảo Hoàng Sa và đang tiếp tục gây hấn, xâm lấn và thôn tính nước ta một lần nữa.

Chúng tôi kêu gọi đồng bào hãy tham gia Lễ tưởng niệm 40 năm ngày Trung Quốc xâm chiếm Hoàng Sa 17-19/01/1974!

Thời gian: Từ 8h30 - ngày 19/01/2014

Địa điểm: Tại tượng đài Lý Thái Tổ - Hồ Gươm - Hà Nội

Mời đọc thêm

Các vụ án tham nhũng bộc lộ sự rạn nứt của phe phái chính trị ở VN

Marianne Brown - 17.01.2014 - HÀ NỘI — Trong vài tháng qua Việt Nam đã tiến hành một số phiên tòa để xét xử những vụ án tham nhũng lớn trong khuôn khổ của một chiến dịch chống tham nhũng. Chính phủ nói rằng họ đang dùng những biện pháp trừng phạt nghiêm khắc để ngăn ngừa tệ nạn tham ô. Thông tín viên VOA Marianne Brown tường thuật rằng những người chỉ trích nói những vụ xử này cũng là một phần của cuộc tranh giành quyền lực đang diễn ra trong hàng ngũ lãnh đạo cấp cao.

Mời đọc thêm

Thứ Sáu, 17 tháng 1, 2014

Thân nhân các Tù nhân Lương tâm Việt Nam lên tiếng trước Quốc hội Hoa Kỳ


Danlambao - Lúc 10 giờ sáng ngày 16/1/2014 (theo giờ Washington), Quốc hội Hoa Kỳ đã mở phiên điều trần nhấn mạnh về tình trạng của các Tù nhân Lương tâm toàn cầu, trong đó có Việt Nam. Buổi điều trần do Ủy ban Nhân quyền Tom Lantos tổ chức và được truyền hình trực tiếp trên Internet lúc 22 giờ tối, theo giờ Việt Nam.

Xuất hiện tại phiên điều trần có thân nhân của các tù nhân lương tâm hiện đang bị giam giữ tại Việt Nam như: Bà Trần Thị Ngọc Minh - mẹ Đỗ Thị Minh Hạnh, bà Nguyễn Thị Trâm - mẹ luật sư Lê Quốc Quân, ông Trần Văn Huỳnh - ba anh Trần Huỳnh Duy Thức... Trong các phiên điều trần từng diễn ra, đây là lần đầu tiên chứng kiến sự xuất hiện của nhiều nhân chứng trực tiếp đến từ Việt Nam như vậy.

Mời đọc thêm

Thứ Năm, 16 tháng 1, 2014

Nguyễn Thành Trung: vừa xạo vừa vô liêm sỉ

“Nếu ngày đó chiến dịch diễn ra đúng kế hoạch thì bây giờ và các thế hệ con cháu đỡ biết bao nhiêu. Bây giờ Trung Quốc đã chiếm đóng bất hợp pháp ở Hoàng Sa rồi, cái di sản, cái gánh nặng để lại cho các thế hệ con cháu Việt Nam thật là quá nặng nề” - Nguyễn Thành Trung

Lê Nguyễn - Danlambao - Ai mới đọc bài viết đăng trên Thanhnien Online ngày 10/01/2014 với tựa đề: Hải chiến Hoàng Sa - 40 năm nhìn lại - Kỳ 6: Không quân Việt Nam Cộng Hòa lên kế hoạch giành lại Hoàng Sa tưởng hay, nhưng phân tích kỹ thì thấy rõ cái ba sạo và vô liêm sĩ của kẻ phản quốc Nguyễn Thành Trung (không muốn viết lại cái tên bẩn thỉu nầy nên sẽ viết tắt là ntt).

Mời đọc thêm

Thứ Tư, 15 tháng 1, 2014

Nguyễn Chính Tâm - Tồn kho thể chế

Nguyễn Chính Tâm - Trong những “tồn kho” năm cũ 2013 từ hàng hóa, tín dụng đến các dự án treo, thì một trong những vấn đề đáng quan ngại nhất là tồn kho thể chế. Thể chế được hiểu một cách đơn giản là quy tắc trong một xã hội hay một cộng đồng, tồn tại theo hai dạng là chính thức (luật pháp, văn bản thành văn, quy định mang tính pháp lý) và không chính thức (bao gồm cách ứng xử, những trường hợp ưu tiên hoặc “truyền thống” được số đông trong xã hội chấp nhận, tuân theo).

Trong một nền kinh tế, thể chế ví như luật chơi trong một trận túc cầu. Luật tốt, công bằng, sát với thực tế sẽ giúp cho cuộc chơi diễn ra hào hứng, các cầu thủ thi thố hết khả năng, và khán giả được mản nhãn bởi những pha bóng đẹp. Ngược lại, một luật chơi méo mó, bị lũng đoạn bởi các nhóm phi thể thao bên ngoài sân cỏ hay xa rời thực tiễn, sẽ tạo ra những lực cản hữu hình và vô hình, khiến trận cầu bị tác động tiêu cực, không xuôn sẽ theo những cách khác nhau.

Mời đọc thêm

Thứ Ba, 14 tháng 1, 2014

Cùng ký tên phản đối Trung Quốc 40 năm đánh chiếm Hoàng Sa



Chân dung các tử sĩ đã anh dũng hy sinh.

Trần Vinh Dự - 13.01.2014 - Cuối tuần qua, ngày 11 tháng 1 năm 2014, Quỹ Nghiên Cứu Biển Đông đã công bố nội dung bức thư dự kiến sẽ gửi tới ông Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc, Ban Pháp quyền Liên Hiệp Quốc, Uỷ ban Giải trừ quân bị và An ninh Quốc tế, và Tòa án Công lý Quốc tế vào đúng ngày 19 tháng 1 năm 2014, là ngày mà 40 năm trước Trung Quốc đã xâm lược và chiếm đóng trái phép quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. Toàn văn lá thư có thể được đọc tại đây.

Mục đích của việc công bố này là nhằm thu thập chữ ký của người Việt trong và ngoài nước và tất cả nhân loại tiến bộ để gửi tới các cơ quan nói trên cùng với các tài liệu và chứng cứ liên quan.

Chỉ trong vòng chưa đầy hai ngày kể từ khi công bố, lá thư đã thu hút hơn 3.000 chữ ký và con số người ký đang tăng theo cấp số nhân.

Mời đọc thêm

Thứ Hai, 13 tháng 1, 2014

Người Việt trong và ngoài nước hưởng ứng Quỹ Nhịp Cầu Hoàng Sa

Cố Thiếu tá Hải Quân Ngụy Văn Thà, Hạm trưởng Hộ tống hạm Nhật Tảo HQ 10, 
hy sinh vì tổ quốc trong trận hải chiến Hoàng Sa năm 1974. RFA files

Thanh Trúc - RFA - 2014-01-12Để tưởng nhớ trận hải chiến đánh Hoàng Sa và 74 chiến sĩ hải quân Việt Nam Cộng Hòa đã hy sinh khi liều chết chống trả tàu Trung Quốc xâm lấn hải đảo nước Việt 40 năm trước, người Việt Nam trong và ngoài nước hưởng ứng lời kêu gọi yểm trợ gia đình các quân nhân đã bỏ mình hay còn sống sót mà hai tổ chức Nhịp Cầu Hoàng Sa và No - U Sài Gòn đang thực hiện mấy hôm nay.

Mời đọc thêm

Chủ Nhật, 12 tháng 1, 2014

Thương nhớ Hoàng Sa


Hoàng Thanh Trúc - Danlambao - Tưởng nhớ anh linh Thiếu tá Nguyễn Thành Trí, Hạm phó chiến hạm HQ 10 – QLVNCH. Thiếu tá Nguyễn Thành Trí đã cùng Hạm Trưởng Ngụy Văn Thà hy sinh theo chiến hạm trong trận hải chiến Hoàng Sa với quân thù Trung Quốc vào tháng 1/1974.

Đừng khóc nữa! Em ơi, đừng khóc nữa
Anh đã về trong màu trắng chinh y 
Đôi cầu vai nhuộm sóng gió biên thùy 
Vàng vẫn rực một màu cờ trên nón 

Lau đi em! Giòng lệ tràn ai oán 
Nghiến chặt răng mà nén khúc phân ly 
Như ngày xưa em đã tiễn anh đi 
Gửi thương nhớ lên ngàn trùng sóng nước 

Là chinh phu, thân trai nào hẹn ước 
Mộng tương phùng trong khói lửa binh đao 
Khi quê hương đang khắc khoải nghẹn ngào 
Gót xâm lược đạp lên đầu trăm họ 

Anh - đời trai lấy biển sông làm nợ 
Sóng tang bồng trải ngàn dặm biên cương 
Thì em ơi! Dù ly biệt âm dương 
Là trách nhiệm cuối cùng cho tổ quốc 

Mẹ yêu ơi! Xin vì con, đừng khóc 
Chút máu đào – Mẹ hiến cho non sông 
Cho quê hương – cho gấm vóc Lạc Hồng
Cho “Thành Trí” trong lòng trai thế hệ 

Đừng khóc nữa, Em – Đừng khóc nữa, Mẹ .

Mời đọc thêm

Con ngựa quý của ông thủ tướng

Thượng tướng Phạm Quý Ngọ, ảnh chụp trước đây.


Dương Chí Dũng chọi "quả lựu đạn" 500 ngàn đô la Mỹ, vào ông quan mang hàm Thứ trưởng Bộ Công An - Phạm Quý Ngọ, làm toàn bộ thiên hạ từ trên lề (bất kể trái, phải) cho đến những người đang ở ngay lòng đường, đều lặng người vài phút rồi ùn ùn kéo nhau ra coi những miểng đạn văng tới đâu và trúng vào những ai.

Sở dĩ gọi "gói hối lộ" là quả lựu đạn, bởi vì 500 ngàn đô Mỹ thật ra không phải lớn nếu nói về nghĩa đen khi đem ra so với nhiều vụ liên quan đến tiền và càng không thể xem là quả bom, nếu nói về nghĩa bóng, khi cái chức thứ trưởng bộ Công an cũng chưa phải là gì quá ghê gớm, so với những cái ghế cao nhất ở thượng tầng kiến trúc xã hội cộng sản. 

Tuy nhiên, câu chuyện làm không khí lạnh lẽo cuối năm trở nên nhộn nhịp hơn, ồn ã hơn đối với bá tánh và xôn xao hơn, nháo nhác hơn đối với phần còn lại mà lâu lắm rồi trong cái thể chế - ông thủ tướng vừa đòi đổi - buồn tẻ, bất công và tàn bạo lại có dịp chứng kiến công khai.

Mời đọc thêm

Thứ Bảy, 11 tháng 1, 2014

Tố giác tướng Ngọ: chỉ mới mở cửa rào

Thứ trưởng Bộ Công an Phạm Quý Ngọ (bìa trái) vừa được thăng cấp bậc hàm Thượng tướng Công an hôm 23/07/2013. Courtesy chinhphu.vn


Ai là người đứng sau?

Cuộc đấu của các nhóm lợi ích kinh tế chính trị ở Việt Nam được cho là đã mở màn với lời khai của tử tội Dương Chí Dũng, dẫn tới quyết định khởi tố một vụ án mới “cố ý làm lộ bí mật công tác”. Dư luận đặt ra nhiều câu hỏi về những nhân vật cao cấp đứng phía sau Thứ trưởng Công an Phạm Quý Ngọ, người bị tố giác là đã báo tin để ông Dương Chí Dũng bỏ trốn.

Trả lời Nam Nguyên, TS Phạm Chí Dũng một nhà nghiên cứu độc lập ở TP.HCM nhận định rằng, mọi việc đã không diễn ra một cách ngẫu nhiên:

Mời đọc thêm

Thứ Sáu, 10 tháng 1, 2014

Ðại án Vinalines và đòn thử quyết tâm bài trừ tham nhũng



Khánh An -VOA - 09.01.2014 - Việc ông Dương Chí Dũng khai tên nhân vật quan chức cấp cao của Việt Nam là Thứ trưởng Bộ Công An Phạm Quý Ngọ là người chủ động báo tin cho ông về việc điều tra và đồng thời là người nhận số tiền 500.000 USD để giúp thoát án đã gây chấn động dư luận. Nhiều luồng ý kiến khác nhau về khả năng liệu còn những nhân vật cấp cao nào sẽ bị lộ diện tiếp theo hay không? Số phận của người nắm giữ và tiết lộ các bí mật sẽ thế nào? Và liệu Việt Nam có thật sự nghiêm minh trong việc xét xử các nhân vật lãnh đạo có liên quan? Khánh An tìm hiểu thêm chi tiết.

Mời đọc thêm

Ẩu đả lớn tại nhà máy Samsung Thái Nguyên

Hình ảnh vụ ẩu đả tại nhà máy Samsung thuộc khu công nghiệp Yên Bình, huyên Phổ Yên, Thái Nguyên hôm 9/1/2014. Courtesy tezch.vn

Mặc Lâm - RFA - Vào lúc 7 sáng hôm nay tại nhà máy Samsung thuộc khu công nghiệp Yên Bình, huyên Phổ Yên, Thái Nguyên đã xảy ra một cuộc xô xát lớn giữa công nhân và bảo vệ nhà máy.

Theo nhân chứng kể lại thì vụ việc xảy ra khi một nhân viên bảo vệ nhà máy có có cử chỉ thô lổ với công nhân khi kiểm tra họ vào làm việc. Hai bên tranh cãi gay gắt và cuối cùng đi đến ẩu đả.

Khi ấy công nhân tới chỗ làm việc ngày một đông và họ bao vây bảo vệ nhà máy sau đó là ấu đả lớn hơn xảy ra.

Trong lúc bạo động tăng cao nhất có từ 3 tới 4.000 công nhân tham gia. Họ ném gạch đá vào bảo vệ và một đám cháy lớn đã xảy ra bên trong nhà máy nhưng chưa biết do ai châm lửa hay ngọn lửa bùng phát vì chạm điện.

Các container dùng cho các bảo vệ sinh hoạt, nghỉ ngơi và các trạm công an trong khu vực nhà máy đã bị công nhân thiêu rụi. Hơn hai chục xe máy bị đốt và cảnh sát cơ động đã được điều động tới nhà máy.

Mời đọc thêm

Thứ Năm, 9 tháng 1, 2014

Thứ trưởng Bộ Công An với cáo buộc nhận hối lộ: Tay bẩn lấy nước mà rửa. Nước bẩn lấy gì để rửa?


Dương Chí Dũng đã khai cả Thứ trưởng lẫn Bộ trưởng công an, thì liệu có ai trong Bộ này dám tiến hành điều tra khi hai vị vẫn còn tại chức và nắm trong tay quyền sinh sát đối với các điều tra viên?

Osin Huy Đức: Hôm qua, khi Dương Chí Dũng khai đưa cho Phạm Quý Ngọ tổng cộng 1,5 triệu USD và đích thân điện thoại kêu Dũng bỏ trốn, Tướng Ngọ đã bác bỏ lời khai này (trên VNEpress). Nhớ, chiều 13-12-2013, khi Trần Hải Sơn khai đưa cho Dương Chí Dũng một vali tiền, Dũng chối, cho rằng đó là vali rượu nhưng Dũng vẫn bị Tòa vẫn tuyên tử hình. Không thể không khởi tố vụ án khi Dũng đã nói quá rõ trước Tòa nhưng khởi tố thì các cơ quan tố tụng sẽ phải đối diện với một lựa chọn không hề đơn giản. Không lẽ chấp nhận lời khai của Trần Hải Sơn lại bác bỏ lời khai của Dương Chí Dũng. Không lẽ trước tòa, Dương Chí Dũng Cục trưởng không được đối xử bình đẳng như với Tướng Ngọ Trung ương ủy viên.

Mời đọc thêm

Người lính miền Bắc nghĩ gì về trận hải chiến 1974

Biểu tình chống Trung Quốc tại Hà Nội ngày 24/7/2011. danlambao

Thanh Quang, phóng viên RFA - 2014-01-08 - Hải chiến Hòang Sa diễn ra từ ngày 17 tới 19 tháng Giêng, năm 1974, qua đó, 74 chiến sĩ hải quân VNCH tử trận khi anh dũng bảo vệ Hoàng Sa của VN. Trong khi hiện có nhiều người dân Việt nói lên cảm nghĩ của mình về diễn biến này, thì câu hỏi được nêu lên là người lính bộ đội Miền Bắc dạo nào suy nghĩ gì về người lính Miền Nam đã hy sinh bảo vệ Tổ Quốc ?


Mời đọc thêm

Thứ Tư, 8 tháng 1, 2014

Tiết lộ chấn động: Tướng CA Phạm Quý Ngọ đã mật báo để Dương Chí Dũng trốn thoát

Nghe lời khai của ông Dương Chí Dũng về việc được tướng CA Phạm Quý Ngọ mật báo để bỏ trốn

CTV Danlambao - Sáng ngày 7/1/2014, tòa án Hà Nội đã mở phiên xử đối với phó giám đốc công an Hải Phòng, ông Dương Tự Trọng về hành vi 'tổ chức cho người khác trốn ra nước ngoài'. Người được ông Trọng tổ chức đưa đi trốn thoát là ông Dương Chí Dũng, anh trai ông Trọng, cựu chủ tịch Hội đồng quản trị Vinalines.

Trong vai trò nhân chứng, ông Dương Chí Dũng đã khai trước tòa một thông tin gây chấn động: Chính thượng tướng, thứ trưởng bộ CA Phạm Quý Ngọ là nhân vật đã mật báo để ông Dương Chí Dũng bỏ trốn trước khi quyết định khởi tố được ban hành.

Mời đọc thêm

Ông Dương Chí Dũng ‘khai tên của Thứ trưởng Bộ Công an’



VOA Tiếng Việt - 07.01.2014 - Người từng bị tuyên án tử hình trong vụ Vinalines hôm nay khai rằng ông Phạm Quý Ngọ, Thứ trưởng Bộ Công an, là người ‘báo tin khởi tố’ cho mình.

Ông Dương Chí Dũng nói như vậy khi được đưa ra làm chứng trong phiên xử em trai ông là Dương Tự Trọng, nguyên Phó giám đốc Công an Hải Phòng, về hành vi tổ chức cho anh trai trốn ra nước ngoài.

Luật sư Nguyễn Đình Hưng, người bào chữa cho ông Trọng, xác nhận với VOA Việt Ngữ về lời khai của nguyên chủ tịch Hội đồng Quản trị Tổng Công ty Hàng Hải Việt Nam (Vinalines).

Mời đọc thêm

Thứ Ba, 7 tháng 1, 2014

Biệt khu Trung Quốc ở Đà Nẵng

Khách sạn Trung Quốc tại bờ biển Đà Nẵng. RFA 

RFA: Đà Nẵng là một thành phố mà ông Nguyễn Bá Thanh, cựu chủ tịch Đà Nẵng từng tuyên bố là thành phố không có người ăn xin, không có trộm cắp, không có xì ke ma túy và không có người nghèo… Thế nhưng, không có quan điểm nào đưa ra nhằm khẳng định Đà Nẵng không bị Trung Quốc xâm thực. Chính vì thế, ngay trên hai con đường có tên Hoàng Sa và Trường Sa chạy dọc theo bờ biển Đà Nẵng, các biệt khu của người Tàu cùng với hàng trăm quán sá mang biển hiệu Tàu mọc lên dày đặc. 

Đâu rồi Đà Nẵng xưa? 

Đó là chưa muốn nói rằng hai con đường với bãi cát vàng trải dài, rừng dừa xanh miên man theo gió biển đã hoàn toàn không còn mang dáng dấp nguyên sơ của nó bởi mùi hôi thối nồng nặc của cống rãnh cộng với mùi thức ăn Tàu vốn chặt to kho mặn bốc ra từ các nhà hàng Tàu đã khiến cho bất kì người Việt nào đi qua hai con đường này cũng phải bụm mũi và ngỡ ngàng không biết mình đang đi lạc vào khu phố ổ chuột nào đó ở nước Trung Quốc xa xôi. 

Mời đọc thêm

Thứ Hai, 6 tháng 1, 2014

Hoàng Sa - Trường Sa có còn của Việt Nam?

Phạm Trần - Danlambao - Ngày 19/01/2014 đánh dấu 40 năm Trung Cộng chiếm Hoàng Sa của Việt Nam và đến ngày 14/03/2014 lính Trung Cộng vẫn tiếp tục chiếm giữ 8 đảo đá ngầm ở Trường Sa trong 26 năm nhưng Nhà nước và Quân đội Cộng sản Việt Nam chưa có bất cứ hành động nào để đòi lại, ngay cả việc kiện Trung Cộng ra trước Tòa án Quốc tế cũng không dám làm thì chủ quyền lãnh thổ có còn không?

Tìm câu trả lời không khó. Sau đây là những bằng chứng Nhà nước CSVN đã thuần phục Trung Cộng theo phương châm 16 chữ vàng “láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai” và tinh thần 4 tốt “láng giềng tốt, bạn bè tốt, đồng chí tốt, đối tác tốt”:

Mời đọc thêm

Italia cứu hơn 1.000 thuyền nhân trong 24 giờ đồng hồ

VOA - 03.01.2014 - Hải quân Italia cho biết trong vòng 24 giờ đồng hồ họ đã cứu được hơn 1.000 di dân tìm cách thực hiện chuyến hải hành nguy hiểm xuyên qua Địa Trung Hải trong lúc biển động và thời tiết giá lạnh.

Hôm nay, hải quân cho biết 832 người đã được cứu trong một hoạt động cứu nạn và 233 người khác được cứu trong một chuyến công tác khác.

Các giới chức Italia nói rằng đàn ông, phụ nữ và trẻ em được cứu phần lớn là những người đến từ Phi châu, Nam Á và Trung Đông.

Mời đọc thêm

Nelson Mandela, quyền lực của sự tha thứ




Nguyễn Hưng Quốc - 05.12.2013 - Sau một cơn bệnh kéo dài, Nelson Mandela, cựu Tổng thống Nam Phi, đã qua đời ngày 5 tháng 12, 2013.

Cái chết của ông, một người 95 tuổi, không làm ai ngạc nhiên. Nhưng người ta vẫn xúc động.

Có thể nói, trong các chính khách thuộc thế giới thứ ba, không có ai bị ở tù lâu như Nelson Mandela, không ai được yêu mến và kính trọng như Nelson Mandela: Ông được xem như một biểu tượng của trí tuệ, của tinh thần dân chủ, lòng nhân đạo và của sự khoan dung không chỉ ở nước ông hay ở châu Phi mà ở khắp thế giới. Ông trở thành nguồn cảm hứng lớn lao cho rất nhiều người, từ giới làm chính trị đến giới nghệ sĩ khắp nơi. Với mọi người, được gặp Mandela, ngay cả khi ông đã về hưu, không còn nắm giữ chút quyền lực nào cả, cũng là một niềm vui và là một vinh dự nhớ đời.

Mời đọc thêm

Chủ Nhật, 5 tháng 1, 2014

Nhìn lại năm 2013: Buồn

Nguyễn Hưng Quốc - 31.12.2013 - Nhìn lại năm 2013 vừa qua, phần lớn các nhà bình luận chính trị, và đặc biệt, những người quan tâm đến xu hướng dân chủ hóa, đều cho đó là một năm đáng buồn.

Nếu năm 2011 là năm của cách mạng mùa xuân, của xu hướng dân chủ hóa ở một nơi ngỡ như khó có dân chủ nhất: các quốc gia Hồi giáo, năm 2012 là năm chuyển tiếp, nơi hy vọng và thất vọng, buồn và vui, lạc quan và bi quan giao thoa với nhau, năm hầu như mọi người đều thắc thỏm, phập phồng lo lắng, chưa biết tương lai sẽ đi về đâu, thì năm 2013 vừa qua, ngược lại, là năm các xu hướng phản động có vẻ thắng thế, niềm hân hoan trước làn gió dân chủ mới thổi tràn đến Trung Đông dần dần nguội tắt, mọi người bàng hoàng nhận ra con đường tiến đến dân chủ sao mà gập ghềnh, khúc khuỷu và tối tăm đến vậy.

Mời đọc thêm

Năm 2013: Hoa thơm và gai độc

Bùi Tín - 02.01.2014 - Năm 2013 đã kết thúc, một năm đầy ắp sự kiện cần ghi nhớ, trong đó có sự lớn mạnh trông thấy của lực lượng đấu tranh đòi tự do dân chủ, chống bành trướng, với nhiều gương mặt mới, tổ chức mới, sáng kiến mới.

Trong vườn hoa thơm năm 2013, xin nhắc đến vài bông hoa đặc sắc cần ghi nhớ để làm giàu thêm hành trang tinh thần của mỗi người dấn thân cho tự do, nhân quyền của nhân dân ta. Tiêu biểu như:

1. Nhà báo Nguyễn Đắc Kiên và những vần thơ bốc lửa. Một bông hoa thơm, đặc sắc của năm 2013. Anh là cây bút trẻ, 30 tuổi, của báo Gia đình và Xã hội, bị đuổi việc vì đã phản bác lời vu cáo của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là ai phản đối Điều 4 trong Hiến pháp, đòi đa nguyên là sa sút về đạo đức. Anh bị họ trả thù tức thời. Anh chọn con đường đấu tranh của trí thức độc lập. Anh tự học về chính trị, triết học, kinh tế, văn học, ngoại ngữ, có những luận văn chững chạc. Anh còn là nhà thơ với những bài thơ đẹp như: “Vì người ta cần ánh mặt trời”, “Chuyến tàu đêm”, “Đi giữa Sài Gòn”. Dưới đây là vài câu dễ nhớ:

Mời đọc thêm

Thứ Bảy, 4 tháng 1, 2014

Những ngôi nhà của một đời người

Tranh “Phố cổ Hà Nội”

Trần Mộng Tú - 02.01.2014 - Có những lúc tôi hay lơ mơ nghĩ tới một điều không rõ rệt, một điều đưa mình tới một không gian ảo hay một thời gian đã mất hút. Khi nghĩ lơ mơ như thế, tôi không ý thức được rõ rệt mình vui hay buồn, hình như có một lằn ranh rất mơ hồ như sợi tơ nhện, nó chùng xuống cong theo võng gió vào lúc buồn buồn, rồi lại bật lên nằm ngang một đường thẳng tắp, khi thấy hân hoan. Lạ lắm! Nó cho một vị ngọt đắng trong miệng như khi tôi uống thuốc bắc.“Tiền cam, hậu khổ, hậu cam cam” Tôi nhớ lại câu nói đó ngày trước của ba tôi khi ông đưa cho tôi chén thuốc bắc, vừa dỗ tôi uống vừa cắt nghĩa: Bắt đầu là ngòn ngọt, kế tiếp là đăng đắng, cuối cùng là ngọt ngào. Quả thật, sau nhiều lần uống thuốc bắc tôi đã quen với ngọt đắng của thuốc, đến không còn cần ngụm nước phải uống vội vàng ngay sau ngụm thuốc nữa. Nếu thật sự lần nào lơ mơ suy nghĩ cũng được như thế thì quả là hạnh phúc lắm rồi, không dám ao ước gì thêm.

Mời đọc thêm

2014: Mời các hiệp sĩ Dân chủ và Nhân quyền lên ngựa

Blogger Hà Nội tập trung tại công viên Thống Nhất, công khai tổ chức các hoạt động để quảng bá, phát huy và vinh danh các giá trị của Nhân Quyền. Danlambao

Bùi Tín - 31.12.2013 - Năm 2013 là một năm đặc sắc về dân chủ và nhân quyền cho Việt Nam. Một xã hội dân sự được hình thành từ những năm trước bỗng lớn mạnh hẳn, lừng lững đi tới phía trước. “Diễn đàn Xã hội Dân sự” đàng hoàng ra mắt để mọi công dân bàn luận góp sức mình và sự nghiệp trung tâm của xã hội hiện nay là thúc đẩy từ hệ thống cai trị độc đảng lẻ loi lạc hậu có hại chuyển sang hệ thống dân chủ đa nguyên trên nền tảng pháp trị công bằng và bình đẳng.

“Mạng lưới Bloggers Việt Nam” gồm hơn 100 dũng sĩ khỏe khoắn tinh nhạy đi tiên phong trên mặt trận thông tin loan truyền sự thật cho quần chúng, làm cứng họng hàng vạn tuyên truyền viên ăn lương nhà nước chuyên nghề nói lấy được, đổi trắng thay đen, dần dà đã cạn vốn, hết thiêng.

Biết bao nhiêu nét mới mẻ làm nức lòng bà con ta ngay thẳng và lương thiện. Đó là cảnh các chiến sỹ dân chủ chào đón Phương Uyên ra khỏi nhà tù trong tư thế chiến thắng của lẽ phải, của tình nghĩa yêu thương bảo vệ lẫn nhau còn hơn cả tình nghĩa ruột thịt. Tình nghĩa keo sơn hiếm có như thế chỉ có được khi ta có chính nghĩa, khác hẳn với cảnh cắn xé nhau giữa các tứ trụ của triều đình Cộng sản.

Mời đọc thêm

Thứ Sáu, 3 tháng 1, 2014

Cuối năm, đầy những vết thương

Hình minh họa - AFP

Trong thời điểm cuối cùng của một năm dương lịch, nhân đọc hai lá thư đầy xúc động của hai người, một của cha từ trong tù gửi ra cho con (*) và lá thứ hai từ ngoài gửi vào tù cho bố. Hai lá thư với hai tâm trạng khác nhau nhưng khi xâu chuỗi lại lòng tôi sao cứ quặn thắt mãi như những vết thương vô hình không thể liền da.

Tôi muốn gửi bức thư này như một chia sẻ đến với những đứa trẻ, trong tầm tuổi học trò của tôi, có cùng hoàn cảnh như hai bức thư mà tôi đã đọc. Tôi muốn gửi tới các em với tâm tình của một cô giáo, một người đàn bà, một người trằn trọc với sự nhọc nhằn của xã hội và nhất là với các học sinh chưa tới tuổi rời khỏi mái trường nhưng xã hội đã đẩy chúng ra bằng sự thờ ơ lãnh đạm.

Trước tiên xin phép các em có tên tôi nhắc trong bài viết này được xưng hô bằng “cô” và “em”. Tôi muốn các em chia sẻ như mình đang cùng nhau ngồi trong lớp học, mặc dù cô biết chắc nhiều em đã rời khỏi mái ấm thân yêu thứ hai trong đời của mỗi con người.

Mời đọc thêm

Chị Trần Ngọc Anh bị côn an đánh nhập viện vì biểu tình tố cáo tội ác cộng sản


CTV Danlambao - Cuộc biểu tình sáng ngày 1/1/2014 của dân oan các tỉnh miền Nam đã nhanh chóng bị côn an đàn áp thô bạo, chị Trần Ngọc Anh bị đánh trọng thương phải nhập viện cấp cứu. Trong đoạn video dân oan biểu tình đã được phổ biến trên Danlambao, chị Ngọc Anh là người phụ nữ đi đầu, mặc áo dài trắng in dòng chữ “Trần Ngọc Anh - Bà Rịa Vũng Tàu: Nỗi cùng khổ của dân miền Nam sau ngày 30/4/1975. Đảng cộng sản Việt Nam hút máu dân lành - Hèn với giặc, ác với dân".

Mời đọc thêm

Thứ Năm, 2 tháng 1, 2014

Sài Gòn: Biểu tình lớn trong ngày đầu năm mới 2014

Video: Biểu tình sáng ngày 1/1/2014 tại Sài Gòn cùng biểu ngữ 
“Vô cùng thương tiếc cố ca nhạc sĩ Việt Dzũng” (Nguồn: Facebook Dan Oan)

CTV Danlambao - Sáng ngày 1/1/2014, hàng trăm dân oan các tỉnh miền Nam mang theo xoong chảo, băng rôn, biểu ngữ... bất ngờ đổ về khu vực công viên 30/4 (Bên hông Nhà thờ Đức Bà) để biểu tình chống tham nhũng, cướp đất. Trước khi bị công an đàn áp, cuộc biểu tình vào lúc cao trào đã thu hút sự quan tâm của khoảng một ngàn người dân Sài Gòn đang có mặt tại khu vực trung tâm. 

Đáng chú ý, trong cuộc biểu tình đầu năm mới xuất hiện một tấm biểu ngữ lớn có nội dung “Vô cùng thương tiếc cố ca nhạc sĩ Việt Dzũng”. Việc làm này của bà con dân oan nhằm tri ân người nhạc sĩ đã hy sinh trọn cả cuộc đời cống hiến cho phong trào đấu tranh đòi nhân quyền tại Việt Nam.

Mời đọc thêm

Thứ Tư, 1 tháng 1, 2014

Welcome to 2014


Mời đọc thêm

'Nhiều quan thế, dân sống sao nổi!'


Ảnh minh họa: Choai/ ĐĐK

TuanVietnam.net - Bản thân Việt Nam cần nhìn nhận và hành động sát với thực tế một đất nước còn nghèo, còn thua kém bạn bè thế giới.

LTS: Tiếp theo chủ đề chi tiêu tiết kiệm, hạn chế lãng phí, Tuần Việt Nam giới thiệu góc nhìn của tác giả Ngô Thành Can, nhìn nhận từ câu chuyện tổ chức cán bộ địa phương.

Mới đây, thông tin về tình trạng "lạm phát" cán bộ ở một số đơn vị chính quyền tại một tỉnh ở Đông Bắc được báo chí đưa rầm rộ đã khiến nhiều người không khỏi sửng sốt.

Theo đó, chỉ nguyên một UBND phường Hồng Hải (TP.Hạ Long) có tới 475 cán bộ, còn UBND thị trấn Mạo Khê (huyện Đông Triều) có tới 639 "công bộc" hưởng lương, phụ cấp từ ngân sách nhà nước... Tính toán cho thấy, hàng năm, ngân sách phải chi gần 5,5 tỷ đồng để "nuôi" đội ngũ nhân sự trên của Mạo Khê.

Còn nhớ, vừa năm ngoái dư luận cũng phải xôn xao về một xã mấy trăm cán bộ ở tỉnh Thanh Hóa.

Mời đọc thêm

Thứ Ba, 31 tháng 12, 2013

Việt Nam 2013: Sôi sục bất ổn xã hội

Mất ruộng người nông dân chuyển sang công nhân lao động...AFP

Trong căn phòng u lạnh của trạm xá, Đỗ Thị Thiêm - một phụ nữ nông dân chống cưỡng chế đất đai ở làng Trịnh Nguyễn, tỉnh Bắc Ninh bị băng trắng phủ kín cả phần ngực và hai bên sườn. Vào khoảng giữa năm 2013, chị đã bị những kẻ giấu mặt tạt axit. Nhiều dân làng Trịnh Nguyễn không hề hoài nghi về việc nhóm thủ ác đối với chị Thiêm được chủ đầu tư và cả công an địa phương sai khiến.

Chỉ vài tháng sau khi xuất viện, chị Thiêm lại bị công an tỉnh Bắc Ninh bắt giữ liên quan đến vụ việc bà con nông dân làng Trịnh Nguyễn phải náu mình đòi công lý dưới gầm cầu vượt.

Cảnh nạn phân tầng và phân hóa xã hội ở Việt Nam năm 2013 mới đắng chát làm sao! Trong khí buốt tê tái lòng người vào những ngày cuối năm, một nỗi bất an cùng cực cho năm sau vẫn siết lấy buồng tim những người nông dân mất đất.

Mời đọc thêm

Còn gì ở một người tù chính trị 14 năm

Cựu tù chính trị Huỳnh Anh Trí vừa mãn án 14 năm tù vào ngày 29 tháng 12 vừa qua. Courtesy Dien Dan CTM


Hai cựu tù chính trị Huỳnh Anh Tú và Huỳnh Anh Trí vừa mãn án 14 năm tù vào ngày 29 tháng 12 vừa qua.

Hai anh em này bị bắt và kết án tù vì tham gia một tổ chức chính trị được thành lập ở hải ngoại do ông Nguyễn Hữu Chánh đứng đầu.

Sau khi mãn án tù, một trong hai anh em là ông Huỳnh Anh Trí, 44 tuổi, có cuộc nói chuyện với biên tập viên Gia Minh của Đài Á Châu Tự Do.

Trước hết ông Hùynh Anh Trí nói sơ về tình cảnh của bản thân và gia đình hiện nay:

Cựu tù nhân Huỳnh Anh Trí: Tình cảnh gia đình tôi hiện nay bị ly tán: mẹ tôi qua đời cách đây khoảng ba năm, bà không kịp chờ…Cha tôi năm nay 70 tuổi vẫn phải lang thang nơi đất Thái. Anh hai tôi đã chết, hai anh em tôi ở tù, và tôi còn mấy người em lang thang trên đất Thái.

Tôi nói lên đây là nói sự thật chứ không có ý gì. Quí vị hỏi thì tôi nói vậy thôi, xin quí vị hiểu ý tôi.

Sau 14 năm tù về, hai anh em tôi không biết ở đâu cả.

Mời đọc thêm

Tác hại của Mao Trạch Đông đối với Việt Nam

Bức tượng của Mao Trạch Đông làm bằng vàng, kim cương và jade được trưng bầy tại cuộc triển lãm ở Thâm Quyến, tỉnh Quảng Đông ngày 16/12 /2013. Tin cho biết bức tượng nặng 50 kg (110 lbs) và trị giá hơn 100.000.000 nhân dân tệ (16.470.000 $).AFP, Photo: RFA

Ngày 26 tháng 12 vừa qua Trung Quốc đã làm kỷ niệm 120 năm ngày sinh của Mao Trạch Đông với kinh phí lên tới hơn 300 triệu mỹ kim tại tỉnh Hồ Nam, quê hương của ông. Công và tội của Mao dịp này cũng được báo chí mổ xẻ và con người được xem vừa có công vừa có tội với lịch sử Trung Quốc ấy có ảnh hưởng thế nào đối với Việt Nam? 

Nói đến Mao Trạch Đông người Trung Quốc nào cũng có hai thái độ, sợ hãi và khâm phục hòa lẫn nhau. Hai luồng tư tưởng ấy song song với nhau khiến khi được hỏi liệu Mao Trạch Đông là người có công hay có tội với đất nước Trung Quốc thì sẽ khó trả lời đối với một số người dân Trung Quốc. Đó là chưa kể tới hoàn cảnh xã hội, giai cấp và tư tưởng chính trị từng người lúc câu hỏi đặt ra.

Mời đọc thêm

Thứ Hai, 30 tháng 12, 2013

Mơ ước một ngày

Vietkieu Cali - Danlambao - Đọc bài của anh Nguyễn Lân Thắng thăm lại nghĩa trang Biên Hòa vào một ngày cuối năm thật nhiều xúc động. Với đa số người Việt hải ngoại, những bài viết như thế này là một nghĩa cử ấm lòng mà thế hệ trẻ sinh ra sau 75 có thể làm được bất chấp bọn CS có cho phép hay không. Hành động của Thắng chứng minh cho bọn CS thấy rằng giữa chúng ta, người Việt hải ngoại và nhân dân Việt Nam chưa bao giờ có chia rẽ, chưa bao giờ có xung khắc đến mức độ cần đến nỗ lực hòa hợp hòa giải theo kiểu nghị quyết 36. Nhưng rõ ràng là có một xung khắc rất lớn giữa người Việt hải ngoại và nhân dân Việt Nam đối với đảng CS đang ngồi chồm hổm trên đầu trên cổ nhân dân ta.

Mời đọc thêm

Hoài niệm và thương tiếc cố ca nhạc sĩ Việt Dũng


Việt Dzũng - Nguyệt Ánh (thứ nhất và thứ hai từ phải) trong buổi văn nghệ đấu tranh tại Little SG tháng 10- 2000

Thiện Ý - 27.12.2013 - Tin ca nhạc sĩ Việt Dũng, tên thật là Nguyễn Ngọc Hùng Dũng, qua đời đột ngột vào sáng ngày 20 -12-2013 tại Miền Nam California, Hoa Kỳ, sau cơn trụy tim, đã gây chấn động trong công luận người Việt khắp nơi ở hải ngoại cũng như trong nước.

Mời đọc thêm

Tuyên Cáo của Tuổi Trẻ Việt Nam