Chủ Nhật, 23 tháng 8, 2015

Tri ân Vị Ngoại Trưởng Canada đã cứu vớt hàng chục ngàn thuyền nhân Việt


RFA - Ngày 26 tháng Bảy 2015 vừa qua, báo chí Canada loan tin về sự qua đời của một chính trị gia lỗi lạc 89 tuổi, bà Flora Isabel MacDonald, nói rằng Canada vừa mất đi một biểu tượng nhân bản và hào hiệp của con người và đất nước này.

Bà Flora MacDonald là phụ nữ đầu tiên ở Canada được bổ nhiệm chức vụ ngoại trưởng trong nội các của thủ tướng Joe Clark. Tuy chỉ hoạt động trên chính trường Canada một thời gian ngắn, bà Flora MacDonald đã thành công trong việc cứu vớt mấy chục ngàn người tị nạn , trong đó phần lớn là Việt Nam, sang Canada định cư và làm lại cuộc đời.

Tháng Bảy năm 1979, trước làn sóng vượt biên Việt Nam tấp vào các trại tị nạn Đông Nam Á, bà Flora McDonald từng mạnh dạn tuyên bố rằng Canada đồng ý chấp nhận 50.000 người tị nạn, 50% do chính phủ bảo trợ và 50% còn lại do các tổ chức hay đoàn thể tư nhân bảo trợ.

Đó là kết quả sự vận động và những vòng họp về thảm trạng hay khủng hoảng thuyền nhân giữa bà ngoại trưởng McDonald, ông Ron Aikey, bộ trưởng Bộ Di Trú Canada cùng với thủ tướng Joe Clark lúc bấy giờ.

Hình chụp kỷ niệm lần thứ 25 Dự Án 4000 cứu thuyền nhân đến Canada. Tiến sĩ Lê Duy Cần ngoài cùng bên phải và bà ngoại trưởng Flora Isabel MacDonald đứng giữa. File photo










Quyết định đã khơi gợi lòng nhân đạo, khởi đầu cho phong trào yểm trợ thuyền nhân Việt Nam trên toàn quốc Canada. Cần biết là trước đó Canada chỉ mới có Project 4000, tức Dự Án 4000, do đô trưởng Ottawa là bà Marian Dewar khởi xướng, và mục tiêu là chỉ nhận bốn hay năm ngàn người tị nạn cộng sản vào Canada mà thôi.

Thực ra khi vận động chính phủ Canada nhận thêm mấy chục ngàn người tị nạn hồi năm 1979 , theo mô thức 50% do chính phủ và 50% do tư nhân, bà Flora MacDonald đã dựa căn bản trên một đạo luật tu chính hai năm trước đó. Từ Ottawa, tiến sĩ Lê Duy Cấn, hiện là trưởng dự án Viện Bảo Tàng Thuyền Nhân bên Canada, giải thích thêm:

Năm 1977 chính phủ Canada đã tu chính Bộ Luật Di Trú, trong đó lần đầu tiên chính phủ Canada cho phép tư nhân được phép bảo trợ. Tức là thường trú nhân hay công dân Canada có công ăn việc làm và không có tiền án được quyền đứng ra để bảo lãnh người tị nạn. Tùy theo lợi tức của người đó, có thể bảo lãnh từ 1 đến 5 người tị nạn.

Theo chính sách tư nhân bảo trợ này thì những người bảo trợ phải chịu trách nhiệm về vấn đề ăn ở, chi phí định cư của người tị nạn trong vòng một năm thôi. Những chương trình tư nhân bảo trợ này sau đó rất là phổ thông. Cho đến 1979-1980, hơn 8.000 nhóm bảo trợ được thành lập ở Canada, để bảo lãnh người tị nạn Đông Dương, trong đó phần lớn là người Việt.

Là thuyền nhân đến định tại Ottawa, Canada, đã 32 năm, ông Dương Thanh Liêm, hiện là công chức Bộ Quốc Phòng Canada, cho biết:

Tôi đến đây với tư cách tị nạn và thuyền nhân năm 1983. Trước khi tôi đến thành phố Ottawa, là nơi tôi đang ở, có một chương trình gọi là Project 4000, nhưng khi bà Flora MacDonald trở thành bộ trưởng Bộ Ngoại Giao thì bà đã yêu cầu chính phủ Canada bảo trợ những người tị nạn và tăng con số lên . Tôi đến định cư tại Canada theo chương trình bảo trợ của chính phủ do sự yêu cầu của bà ngoại trưởng Flora MacDonald .

Trong truyền thống uống nước nhớ nguồn, người Việt ở Canada, nay là những công dân Canada gốc Việt, không bao giờ bỏ qua cơ hội để bày tỏ lòng tri ân đối với bà cựu ngoại trưởng Flora MacDonald khi còn sinh thời.

Đó là âm thanh buổi lễ tưởng niêm 40 năm Sài Gòn sụp đỗ, do Liên Hội Người Việt Quốc Gia tại Canada tổ chức hổi tháng Tư năm nay, mà vị ân nhân đầu tiên được long trọng giới thiệu là bà Flora MacDonald.

Lên tiếng trước cử tọa, bà Flora MacDonald cũng không bao giờ quên cảm ơn những người bà đã cứu vớt và cho định cư vào Canada, nói rằng bản tính siêng năng, lòng tự trọng và sự cố gắng vượt bực của người Việt là những cống hiến vô cùng cần thiết và quan trọng đối với đất nước Canada.

Chúa Nhật 2 tháng Tám 2015, tang lễ cố ngoại trưởng Flora McDonald diễn ra tại giáo đường Christ Church Cathedral ở thủ đô Ottawa, có sự hiện diện của cựu thủ tướng Joe Clark, bộ trưởng Bộ Lao Đông Kelly Leitch, đông đảo viên chức chính phủ, thủ lãnh các đảng chính trị, bạn bè, thân hữu cùng đại diện Hội Người Việt Toronto, đại diện Liên Hội Người Việt Canada. Vẫn lời ông Dương Thanh Liêm:

Trong buổi lễ tang ông cựu thủ tướng Canada Joe Clark có nhắc lại là bà đứng trước Liên Hiệp Quốc bà kêu gọi các quốc gia bảo trợ thuyền nhân tị nạn Việt Nam, bà cũng lên án chính phủ Việt Nam trong vấn đề gây khổ sỡ cho những người thuyền nhân ra đi.

Sau này, trong thời gian làm việc tôi có thỉnh thoảng gặp và nói chuyện với bà. Bà là một người rất bình dân và mở lòng với mọi người. Cho tới khi mất bà vẫn là một người thích hoạt động xã hội, làm thiện nguyện cho những chương trình tị nạn tại các quốc gia rất là nhiệt tình.

Không chỉ người Việt ở Canada ngưỡng mộ và tri ân bà Flora MacDonald, những viên chức cao cấp trong chính phủ thời bấy giờ, cũng hết lòng ca ngợi vị nữ ngoại trưởng đầu tiên mà họ nói rằng được làm việc chung với bà là một vinh dự.

Đó là lời ông Ron Atkey, bộ trưởng Bộ Di Trú Canada từ 1979 đến 1980, người trực tiếp lãnh trách nhiệm từ thủ tục định cư đến việc bố trí những tổ chức tư nhân bảo trợ như nhà thờ, các tổ chức từ thiện, các đoàn thể thiện nguyện thuộc các cộng đồng dân cư ở Canada, trong lúc bà ngoại trưởng MacDonald đảm nhiệm những công việc liên quan về mặt ngoại giao với bên ngoài:

Chúng tôi phải làm việc chung trong một toán trách nhiệm dưới quyền cựu thủ tướng Joe Clark, công việc không thể hoàn thành nếu có người này mà không có người khác. Tôi dám nói rằng bà MacDonald, tác giả chính của chương trình nhận thêm tới 50.000 người tị nạn vào Canada, là hành động khơi mào lòng trắc ẩn của thế giới, thôi thúc lòng nhân đạo từ hai nước bạn khác là Hoa Kỳ và Australia.

Với quan điểm Canada không thể một mình giải quyết cuộc khủng hoảng thuyền nhân, bà MacDonald đã tận dụng uy thế một vị ngoại trưởng để áp lực và thuyết phục Liên Hiệp Quốc, Hoa Kỳ và Australia trước những thảm cảnh đau thương của thuyền nhân mà bà cho rằng đã khiến Canada và thế giới bàng hoàng rúng động.

Đó là sự đóng góp vô cùng to lớn và đáng kể của bà ngoại trưởng MacDonald , và chính phủ hiện hành lúc đó ở Ottawa đồng ý tăng gấp 10 lần so với hạn ngạch khiêm nhường từ chính phủ tiền nhiệm, nghĩa là từ 5.000 lên thành 50.000 người tị nạn được tiếp nhận vào Canada. Thoạt đầu việc tái định cư cho thuyền nhân chỉ diễn ra tại các thành phố lớn rồi dần dần lan ra các tỉnh bang xa hơn. Chính vì lẽ đó mà bây giờ đi tới đâu ở Canada người ta cũng tìm thấy người Việt Nam là vậy.

Đó là cộng đồng di dân tốt nhất mà Canada có được, cái mà Canada đạt được là những người Việt Nam đàng hoàng, lương thiện, chịu khó hội nhập vào xã hội đã tiếp nhận họ, đóng góp thêm những phẩm chất tốt lành và giá trị nhân bản cho đất nước này.

Nói về cố ngoại trưởng Flora MacDonald thì có nhiều điểm khó quên lắm, nhưng cái khiến người ta nhớ rất nhiều về bà chính là sự quyết tâm và lòng nhân hậu không mệt mỏi:

Đó cũng là kỷ niệm của ông Mike Molloy, cưu đại sứ Canada ở Jordan, từng là điều hợp viên chương trình cứu vớt thuyền nhân Đông Dương Indochinese Refugee Movement mà bà ngoại trưởng Flora MacDonald khởi xướng và vận động thành công:

Trong cuộc bầu cử mùa xuân 1979, ông Joe Clark và đảng do ông dẫn đầu đánh bại chính phủ Pierre Trudeau cầm quyền đã nhiều năm. Thủ tướng Joe Clark lúc đó chỉ định bà Flora MacDonald, chính trị gia nổi tiếng, một nhà hoạt động có khuynh hướng bảo thủ, lên nắm chức ngoại trưởng trong nội các của ông.

Chỉ sau vài ngày ngồi vào ghế ngoại trưởng, bà MacDonald đã có sự chú ý đặc biệt về thuyền nhân các xứ Đông Dương và đã nêu vấn đề này với tân chính phủ của thủ tướng Joe Clark, nói rằng tại sao Canada không thể tiếp nhận 50.000 thuyền nhân đang trong lúc đau khổ như vậy.

Và chỉ hai tuần sau , yêu cầu của ngoại trưởng Flora MacDonald và bộ trưởng Bộ Di Trú Ron Atkey được thủ tướng Joe Clark chấp thuận.

Tháng Bảy năm 1979, tổng thư ký Liên Hiệp Quốc triệu tập phiên họp khoáng đại ở Geneva, kêu gọi các nước giúp giải quyết cuộc khủng hoàng thuyền nhân đang lên quá cao, nhất là từ Việt Nam. Bản thân bà MacDonald, trước khi đi dự phiên họp ở Geneva, đã gặp khá nhiều cản trở từ các vị bộ trưởng khác trong nội các.

Nhung tôi còn nhớ đến ngày 18 tháng Bảy năm 1979, bà ngoại trưởng Flora Macdonald chính thức tuyên bố trước quốc hội Canada rằng “Không, chúng ta không chỉ nhận 8.000 thuyền nhân mà chúng ta sẽ nhận 50.000 người”. Đây là con số lớn nhất trong lịch sử tiếp nhận người tị nạn của chính phủ Canada tính cho tới thời điểm đó.

Hạn ngạch 50.000 người tị nạn Đông Dương vào Canada, phần lớn là người Việt Nam, sau đó được điều chỉnh lên thành 60.000. Đến cuối năm 1980, khoảng 64.000 người Việt Nam được chấp thuận cho tái định cư tại Canada, phần lớn đổ về Toronto, Montreal và Ottawa.

Từ giã chính trường năm 1988, bà Flora MacDonald vẫn làm việc cùng các tổ chức nhân đạo, trở thành chủ tịch Hội Đồng Quản Trị của International Develpoment Center, chủ tịch tổ chức World Federalist Movement Canada.

Khi tang lễ kết thúc chiều Chúa Nhật ngày 2 tháng Tám, linh cửu của bà bà Flora Isabel Macdonald phủ quốc kỳ Canada được đưa về nguyên quán Nova Scotia, để an táng nơi phần đất bà được sinh ra.

Mục Đời Sống Người Việt Khắp Nơi tạm ngưng ở phút này. Thanh Trúc kính chào và xin hẹn lại quí vị kỳ tới.

Source: RFA

Mời đọc thêm

Thứ Bảy, 22 tháng 8, 2015

Khi cây cổ thụ bị trốc rễ

Bùi Tín - Cây cổ thụ lớn nhất thế giới, Trung Quốc, có số dân đông nhất thế giới, đang bước vào thời kỳ cáo chung, thời kỳ rẫy chết, không có gì có thể cứu vãn khỏi số Trời đã định vậy.

Số Trời đây là quy luật đào thải của mọi sự vật trên đời, quy luật sinh - lão - bệnh - tử của mỗi đời người; quy luật sinh - hưng - thịnh - suy - vong - phế - diệt của mỗi chế độ, mỗi triều đại ngự trị trong xã hội loài người, không một con người nào, một chế độ chính trị nào thoát khỏi cái định mệnh khắc nghiệt cay đắng ấy.

Đây là một loạt quan điểm, nhận định, bình luận chính trị gần đây nhất của nhiều mạng thông tin có cơ sở ở Đài Loan, Hồng Kông, Nhật Bản, Hoa Kỳ, của nhiều nhà bình luận chính trị Trung Quốc ở hải ngoại, của các mạng Minh Huei, Bo Xun (tiếng Hoa), cũng như của nhà báo - nhà bình luận Trung Quốc Gordan G. Chan, tác giả cuốn sách The Coming Collapse of China (Sự sụp đổ sắp tới của Trung Quốc), được tái bản nhiều lần.
Mời đọc thêm

Thứ Sáu, 21 tháng 8, 2015

ĐCS_VN cướp tiền của dân bằng cách đổi tiền

Từ 30/4/1975 đến nay đã có 3 lần đổi tiền để xén lông cừu và thực hiện chính sách nghèo để trị của chính quyền cộng sản ở Việt Nam.

500 đồng tiền VNCH tương đương 500 gói mì 2 con Tôm 

1 đồng VNDCCH đổi lấy 500 đồng VNCH tương đương 1 đô la Mỹ. 

Lần 1: vào ngày 22/9/1975 thực hiện với tỷ giá 1 đồng cụ Hồ ăn 500 đồng Việt Nam Cộng Hòa, nhưng mỗi gia đình miền Nam chỉ được đổi 100.000 đồng VNCH để có 200 đồng cụ Hồ. Số còn lại đem đi đốt bỏ hoặc làm rác. Đã có không biết bao nhiêu nhà giàu ở miền Nam tự vẫn. Giá 1 đồng cụ Hồ mới đổi lúc đó là 1 đô la Mỹ tương đương hối đối. 


Lần 2: vào ngày 25/4/1978 đổi tỷ giá tương đương 1 đồng mới in ăn 1 đồng cụ Hồ cũ, nhưng mỗi người dân chỉ được đổi 100 đồng với gia đình nhân khẩu chỉ 2 người. Còn gia đình nhân khẩu 3 người trở lên thì người thứ 3 chỉ được đổi 50 đồng. Tối đa, mỗi gia đình chỉ đổi được 500 đồng cụ Hồ mới. Gia đình nào còn dư tiền thì đem làm rác hoặc đốt. Lần này cũng hàng ngàn dân giàu miền Nam tự vẫn. 

Tiền mới để cho ngày 25/4/1978 

Lần 3: Dân giàu miền Nam tự vẫn nhiều hơn, vào ngày 14/9/1985, mình nhớ như in lần này, vì lúc đó mình đang là sinh viên y khoa, đang kiếm tiền ăn học bằng cách dạy kèm con của một cựu chủ tịch quận I, Sài Gòn. Bà phu nhân ông chủ tịch quận bảo: "Con có tiền không, thì đi mua đồ trữ nhé." Mình ngây thơ, tụi con làm gì có tiền? Bà còn bảo, vật giá sẽ lên, nếu thừa tiền thì mua trước để sau này không bị lỗ con à. 


Thế là bà phu nhân của ông chủ tịch quận I Sài Gòn nói hôm trước, thì hôm sau, thứ Sáu, 13/9/1985 có lệnh tất cả sinh viên được lựa ra vào trường ngủ, sáng hôm sau thứ Bảy 14/9/1985 được đưa đến 1 điểm cứ 3-4 đứa tham gia khuân vác tiền và ghi sổ đổi tiền cùng cán bộ đoàn, đảng. 


Sau này cũng bà phu nhân bảo, lẽ ra, lần này đổi tiền ngày 15/9/1985, nhưng vì lộ tin nên đổi sớm hơn 1 ngày. Lần này mình chứng kiến nhiều ông người Hoa ở quận 5 Sài Gòn, bê bao tải tiền chở cả xe tiền đến khóc lóc năn nỉ đổi dùm. Lần này mỗi đồng cụ Hồ mới ăn 10 đồng cũ, mỗi gia đình chỉ được đổi 2.000 đồng cũ lấy 200 đồng mới

Tiền đổi lần 3 ngày 14/9/1985, bây giờ không còn dùng nữa và đã thay thế bằng tiền Polyme 

Tính sổ 3 lần đổi tiền đồng Việt Nam mất giá 5.000 lần. Sau đó, mất giá thêm 22.100 lần nữa. 

Tính ra đồng tiền Việt Nam của cụ Hồ từ ngày 22/9/1975 đến nay mất giá = 10 x 22.100 = 220.000 lần. Còn đồng VNCH thì mất giá = 500 x 10 x 22.100 = 110.050.000 lần. 

Công nhận thời sản đời sống nhân dân đi xuống kinh thật, nhưng quan sản thì giàu hơn cả Bill Gates

Tiền Polyme hiện nay là chỉ thay thế tiền coton của lần đổi thứ 3. 
Nó xấu và dễ bay màu khi bị thấm nước. 


Sau 3 lần đổi tiền ở miền Nam có 4 câu thơ ai cũng biết: 



"Máu rợn mùi tanh, cuộc đổi đời 
Ba lần cướp trắng lúc lên ngôi 
Miền Nam "ruột thịt" âm thầm hiểu: 
Cách mạng là đây: bọn giết người !" 

Hồ Hải

Source: Blog Bảo Mai

Mời đọc thêm

Thứ Năm, 20 tháng 8, 2015

Học đại học hay chơi chứng khoán?








Cao Huy Huân - Mấy tuần qua, báo chí chưa bao giờ “ngã ngũ” trước cuộc đua kỳ thú giữa các em học sinh tốt nghiệp trung học phổ thông để được một suất học đại học. Khác với mọi năm, năm nay cuộc đua trở nên nhộn nhịp một cách buồn cười.

Nộp đơn đại học như... chơi chứng khoán

Phụ huynh và các em học sinh ngay khi nhận điểm thi tốt nghiệp đã bắt đầu lên các phương án “bủa vây”. Việc lấy điểm tốt nghiệp xét vào đại học sau khi học sinh được biết điểm khiến các em hoang mang, phụ huynh cũng ngồi đứng chẳng yên vì “trong tay có tiền mà chẳng biết có mua được thứ mình mong muốn”. Ai cũng lóng ngóng, nhìn ngang nhìn dọc xem mọi người xung quanh. Hệ thống trực tuyến được cập nhật liên tục như kiểu người ta đang chơi chứng khoán, phải biết “đặt” đúng chỗ và “đầu tư” đúng lúc, mua đúng loại cổ phiếu có thể giúp họ phát tài, hoặc là sẽ trắng tay.
Mời đọc thêm

Thứ Tư, 19 tháng 8, 2015

Tượng đài, một kiểu hiện thân của chế độ toàn trị

Hạ Đình Nguyên - Dân chúng đã mất nhiều năng lượng để bày tỏ thái độ trước những chuyện chẳng ra gì, như chiến dịch triệt hạ cây xanh thần tốc diễn ra ở thủ đô Hà Nội suốt nửa năm trời, thì nay gần hai tháng người dân đã phải mất sức – cũng chỉ để “bày tỏ” ý nghĩ của mình – trước “chiến dịch tượng đài”. Năng lượng của cả một dân tộc cứ phải sôi sục vòng quanh, rồi mất trắng, mất cả thời gian và thời cơ, vào những chuyện như thế này ư! Sau họa cây xanh, nạn tượng đài, tiếp theo sẽ là gì nữa, để làm mọi người quên đi cuộc hồ đồ của bọn chúng ở Biển Đông? 

Ai chủ mưu quay tít Việt Nam thành cái đèn cù để Việt Nam kiệt sức, trở thành kẻ đang đội sổ về mọi mặt ở Đông Nam Á hiện nay? 
Mời đọc thêm

Thứ Ba, 18 tháng 8, 2015

Các cựu tướng tá, UVTƯĐ mạo danh doanh nghiệp để bán hàng và lừa đảo người dân với sự tiếp tay của lãnh đạo đảng và nhà nước

Vũ Đông Hà - Trong những ngày qua, dư luận quan tâm đến trò làm ăn lừa đảo khủng "không cần làm gì hết mà vẫn có tiền! Chỉ ở nhà ăn và chơi thôi! Bỏ ra 9,3 tỷ đồng, thu về 450 tỷ, tỷ suất lợi nhuận là 4800%" của Công ty đa cấp Liên kết Việt. Liên Kết Việt là công ty con trực thuộc Công ty Cổ phần Tập đoàn Thiết bị Y tế BQP

Vào ngày 18/12/2013 Quân Đội Nhân Dân, cơ quan ngôn luận chính thức của Quân ủy TƯ và Bộ Quốc phòng đăng bài báo xác nhận một số điều về Tập đoàn Thiết bị Y tế BQP:

1. Tập đoàn Thiết bị y tế BQP đã tự giới thiệu là “tập đoàn của Bộ Quốc phòng” trên thiệp mời người dân đến dự buổi nói chuyện và bán sản phẩm.

2. Người đại diện đứng tên giấy mời tái xác nhận BQP là viết tắt của Bộ Quốc phòng.

3. Việc “lập lờ đánh lận con đen”, mạo danh doanh nghiệp quân đội của công ty này cần phải được xử lý theo pháp luật.
Mời đọc thêm

Thứ Hai, 17 tháng 8, 2015

Bài viết tặng TBT Nguyễn Phú Trọng, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và bộ vô văn hóa CSVN:- "Ngôi nhà VN tại Expo Milan 2015"

Hình chụp trong gian hàng "Ngôi Nhà VN" tại Expo 2015 ở Milan do tác giả bài viết kèm theo
 VietPress USA (14-8-2015): VietPress USA vừa nhận được bài viết của một đọc giả Việt Nam được "diễm phúc" viếng thăm khu triễn lãm "NGÔI NHÀ VIỆT NAM" tại World Expo 2015 ở thành phố Milan, nước Ý, diễn ra từ ngày 01-5-2015 đến hết ngày 31-10-2015. 

VietPress USA đón nhận mọi bài vở, Thơ, Nhạc, hình ảnh, Hội họa, Ca nhạc, Tác phẩm, Thông tin sinh hoạt của mọi tổ chức, Cộng đồng, Hội đoàn, Gia đình và cá hân của người Việt Nam trên toàn thế giới để Đăng Tải Miễn Phí giúp mọi người có cơ hội tìm hiểu và cùng chia sẻ thông tin trong tinh thần xây dựng cuộc sống tươi đẹp hơn, xã hội văn minh hơn và đất nước Việt Nam tự do, dân chủ, nhân quyền, độc lập và bớt đi tham nhũng, độc tài, thối nát! 

Sau đây là bài viết của bạn đọc Hoàng Phạm do Trung Hiếu chuyển đến nói về sự Phẩn nộ của những người khách Việt Nam khi đến thăm gian hàng Triễn lãm Văn hóa, Ẩm thực đương đại của Việt Nam tại Hội Chợ Quốc tế World Expo 2015 ở thành phố Milan nước Ý, Âu châu. 

Bài nầy thiết tưởng bạn đọc khắp nơi cần biết và VietPress USA xin đặc biệt gởi tặng Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Bộ Vô Văn Hóa của csVN để cùng hãnh diện với khắp năm châu. 
Mời đọc thêm

Chủ Nhật, 16 tháng 8, 2015

Muốn to bằng… con bò!



Hà Sĩ Phu - Tôi cứ nhớ mãi hồi còn học lớp Dự bị (cours preparatoire, tương tự như lớp 2 lớp 3 bây giờ), vớ được cuốn thơ song ngữ “Thơ ngụ ngôn La Fontaine” (Les fables de La Fontaine), đọc lấy đọc để, đọc đi đọc lại, khoái trá. Cụ Nguyễn Văn Vĩnh dịch thơ rất dễ nhớ, mà những tranh minh họa của họa sĩ Mạnh Quỳnh theo kiểu comique (hý họa) thì quá gây ấn tượng, xem một lần là nhớ đến già. Một trong những bài gây ấn tượng nhất có lẽ là bài “Con nhái muốn to bằng con bò”:
Mời đọc thêm

Thứ Bảy, 15 tháng 8, 2015

Cô giáo Võ Thị Thanh Hải: Tôi sẽ không khuất phục và sẽ tham gia vào công cuộc tranh đấu cho nhân quyền và quyền lợi của học sinh nghèo



Tôi là Võ Thị Thanh Hải hiện là giáo viên trường Tiểu học Nguyễn Văn Trỗi Q2. Nơi đăng ký nhân khẩu thường trú tại 22/8 đường 31, phường Bình Trưng Tây Q2, Tp HCM.

Khoảng hơn 14h30' ngày 17.07 2015, công an hộ tịch tên là Thanh đưa “giấy mời” tôi đúng 15h cùng ngày đến trụ sở Công an phường Bình Trưng Tây, Q2 ở số 197A Nguyễn Duy Trinh để “trao đổi một số vấn đề về An ninh trật tự”. “Giấy mời” chỉ ghi cộc lốc người làm việc với tôi sẽ là “ông Thân”, không kèm theo họ tên đầy đủ hay cấp bậc, chức vụ của ông này. 
Mời đọc thêm

Thứ Sáu, 14 tháng 8, 2015

Nguyễn Thiện Nhân - Chính quyền vi phạm pháp luật nghiêm trọng trong vụ cưỡng chế thu hồi đất ở Thạnh Hóa, Long An!

Cưỡng chế đất ở Thạnh Hóa, Long An ngày 14/4/2015




Chính quyền huyện Thạnh Hóa và chính quyền tỉnh Long An đã vi phạm pháp luật nghiêm trọng, cụ thể là vi phạm Luật đất đai 2003 và Nghị định 197/2004/NĐ-CP. Những cơ quan nhà nước đã vi phạm pháp luật trong vụ án này là: UBND huyện Thạnh Hóa, UBND tỉnh Long An, Tòa án nhân dân huyện Thạnh Hóa, Tòa án nhân dân Tỉnh Long An.

Cái sai của UBND huyện và UBND tỉnh lẽ ra phải được tòa án điều chỉnh cho đúng pháp luật, nào ngờ, quan chức bênh vực nhau, kéo bè kéo cánh. Cả tòa án nhân dân huyện Thạnh Hóa và Tòa án nhân dân tỉnh Long An đều vi phạm pháp luật, xử ép người dân. Sau những phiên tòa oan trái là sự tham gia của hàng trăm cán bộ công an và lực lượng cưỡng chế làm náo động cả khu vực chợ Tuyên Nhơn, huyện Thạnh Hóa, tỉnh Long An. Sự việc trở nên nhức nhối, chấn động khi 13 người trong thân nhân của 3 hộ bị cưỡng chế đã đứng lên chống lại sự cưỡng chế đất và gây thương tích cho các nhân sự phía chính quyền ngày 14/4/2015.
Mời đọc thêm

Thứ Năm, 13 tháng 8, 2015

Nghịch lý nhân sự (IV)






Rút cuộc, nhân sự lãnh đạo cao cấp của Việt Nam do ai quyết định?

Nguyễn Thị Từ Huy - Thời điểm này, một năm trước đây, tôi bắt đầu công việc đặt câu hỏi trên blog RFA. Và một trong những câu hỏi đầu tiên của tôi liên quan đến vấn đề nhân sự của đảng cộng sản Việt Nam. Những ý tưởng của bài « Nghịch lý nhân sự IV » này đã có từ lâu, nhưng còn thiếu một vài điều kiện để cho bài viết có thể hình thành.
Mời đọc thêm

Thứ Tư, 12 tháng 8, 2015

Lenin và chính sách “Tuyên truyền Tượng đài”







Trần Trung Đạo - Trong thời gian qua, hầu hết bài viết dù phê bình việc dựng tượng đài Hồ Chí Minh ở Sơn La đều nhấn mạnh đến những yếu tố như tốn kém tiền bạc, nuôi sống tham nhũng, làm cho dân tình thêm đói khổ v.v... Những phê bình đó không sai nhưng chỉ là những tác hại về vật chất, các tác hại tinh thần do những tượng đài CS gây ra còn sâu xa và nguy hiểm hơn nhiều.

Tượng đài CS một vấn nạn của các nước cựu CS

Khi người dân giành lại được quyền tự do, tượng đài cũng là nơi họ trút hết những hờn căm, phẫn uất đã bị dồn nén, chịu đựng bao nhiêu năm. Để bày tỏ thái độ dứt khoát với quá khứ, phản ứng cụ thể nhất của phong trào dân chủ cũng là giật sập tượng đài. Chỉ trong tháng 11, 1990, tại Ukraine và các quốc gia vùng Baltic, 70 tượng đài Lenin bị giật đổ. Để ngăn chận làn sóng giật sập tượng Lenin, tháng 10, 1990 Mikhail Gorbachev, lúc đó còn là Tổng Bí Thư CS Liên Xô, ra sắc lịnh ngăn cấm việc phá hủy tượng Lenin. Nhưng đã quá trễ, phong trào giật đổ tượng đài các lãnh đạo CS đã lan rộng không chỉ các quốc gia Trung Á thuộc Liên Xô mà ngay cả tại quê hương Nga của y.
Mời đọc thêm

Thứ Ba, 11 tháng 8, 2015

TP HCM: Hơn 7.200 người bị trùng số CMND







BBC - Hơn 7.200 ngưởi bị cấp trùng số chứng minh nhân dân (CMND) tại TP Hồ Chí Minh, báo trong nước cho biết.

Một luật sư nói với BBC rằng đây là con số 'kỷ lục' từ trước tới nay.

Báo Tuổi Trẻ nêu trường hợp của một phụ nữ 60 tuổi, ngụ tại quận Phú Nhuận, gặp rắc rối khi đi làm hộ chiếu vì trùng số CMND với một người đàn ông ở quận 11.

Bà này đã phải "chờ đợi hàng tháng trời, phải đi tới đi lui gặp cán bộ của các cơ quan nhiều lần mới được cấp giấy xác nhận đúng hồ sơ gốc để làm hộ chiếu", tờ báo viết.
Mời đọc thêm

Thứ Hai, 10 tháng 8, 2015

Một trào lưu, một phương cách tham nhũng tập thể

Dừng ngay những dự án tượng đài tham nhũng

Phạm Đình Trọng - Chính quyền với những cá nhân từ cấp thấp đến cấp cao dấm dúi tham nhũng, không ai bảo được ai, không ai trị được ai. Đến nay chính quyền tham nhũng đó đã tiến tới tập thể công khai tham nhũng bằng việc ném hàng trăm, hàng ngàn tỉ tiền thuế mồ hôi nước mắt của dân vào những công trình không những vô bổ mà còn phản văn hóa nhân loại, phản đạo lí dân tộc, phản cả sự trung thực của lịch sử đất nước. Tiền đầu tư công trình càng lớn thì tiền lại quả để những người có chức, có quyền chia nhau càng lớn. 
Mời đọc thêm

Chủ Nhật, 9 tháng 8, 2015

Chuyện phiếm cuối tuần: Ơn giời, thần đây rồi

Văn Miếu Hà Tĩnh đang trong quá trình xây dựng. Ảnh hatinh24h.com.vn 
Một quan chức Hà Tĩnh cả tuần nay quên ăn mất ngủ vì chưa tìm ra vị thần nào để thờ trong công trình Văn miếu trị giá 80 tỉ đồng nhưng xây xong không biết... thờ ai. Cuối cùng, quan quyết định vời một nhà ngoại cảm danh tiếng đến để xin ý kiến. 

Nhà ngoại cảm vừa nghe quan thổ lộ đã bĩu môi: 

- Văn miếu cốt để thờ Khổng Tử, chẳng qua ông sợ bị dư luận ném đá như Vĩnh Phúc nên xây miếu rồi mà phải chọn vị khác để thờ chớ giề? 
Mời đọc thêm

Thứ Bảy, 8 tháng 8, 2015

Chồng chết ở đồn công an, vợ mang quan tài ‘diễu phố’






VOA - Một người phụ nữ ở Hà Nội cùng người thân đã mang quan tài tới yêu cầu chính quyền điều tra và làm rõ cái chết của chồng, xảy ra trong lúc bị giam trong đồn công an.

Theo báo chí trong nước, hôm 3/8, chị Phùng Thị Tâm bất ngờ nhận được tin báo chồng chị đã tử vong từ công an Huyện Quốc Oai, sau 3 ngày bị tạm giữ tại nơi này.

Theo chị Tâm, chồng chị, anh Nguyễn Quảng Trường (35 tuổi), có đến hiện trường vụ cưỡng chế đất đai giữa anh Nguyễn Quảng Quang (anh họ anh Trường) và chị Nguyễn Thị Lừng tại tổ dân phố Du Nghệ, thị trấn Quốc Oai khoảng 11 giờ sáng ngày 31/7.

Tuy nhiên, đến khoảng 11 giờ 30 phút sáng cùng ngày, anh Trường và một số người khác bị công an bắt đưa về Trại tạm giam Công an huyện Quốc Oai.
Mời đọc thêm

Thứ Sáu, 7 tháng 8, 2015

Thanh trừng cá nhân - khủng bố tập thể: 3X thâu tóm quyền lực

Vũ Đông Hà - Trong khoảng thời gian gần 3 năm, kể từ sau cú ngựa về ngược tại Hội nghị TƯ 6 - Khoá XI vào tháng 10 năm 2012, đồng chí X đã tiến hành một kế hoạch thâu tóm quyền lực tinh vi và tàn độc nhất trong lịch sử đảng CSVN. 

Nối kết số phận của Phạm Quý Ngọ, Nguyễn Bá Thanh, Phùng Quang Thanh sẽ hình thành một bức tranh chan hòa màu đỏ của chết chóc và màu đen của sợ hãi. Tác giả của nó là đồng chí X.

Để thấy rõ hơn những gì đã và đang xảy ra đối với Phùng Quang Thanh, chúng ta thử nhìn lại cái chết của Nguyễn Bá Thanh. Để thấy được vì sao Nguyễn Bá Thanh chết, lại cần nhìn lại phiên bản qua đời của Phạm Quý Ngọ. 
Mời đọc thêm

Thứ Năm, 6 tháng 8, 2015

Đất nước của những tượng đài vô cảm

Nguyễn Tuấn - Hàng loạt địa phương có dự án xây dựng tượng Hồ Chí Minh (1). Có thể xem đây là một phong trào. Phong trào xây thêm tượng vốn đã quá nhiều ở đất nước này. Nhưng ý nghĩa của phong trào này là gì thì không ai rõ. Chỉ có thể giải thích rằng phong trào này xuất phát từ ý tưởng kinh doanh hình tượng lãnh tụ, và như thế là một sự khinh thường người dân đóng thuế.

Tôi có cảm tưởng rằng VN là một nước có nhiều tượng đài nhất nhì thế giới. Đi từ thành phố đến tỉnh lẻ và làng xã, hầu như chỗ nào cũng có một vài tượng đài. Có nơi có hàng chục tượng lớn nhỏ đủ kiểu. Ví dụ như Hà Nội đã có hơn 30 tượng đài, và người ta đang lên kế hoạch xây thêm hơn 30 tượng khác từ nay đến 2020. Sẽ rất thú vị nếu biết con số thống kê về tượng đài trên cả nước, nhưng với con số trung bình 20 tượng đài/tỉnh, tổng số tượng đài rất có thể lên đến con số hàng ngàn.
Mời đọc thêm

Thứ Tư, 5 tháng 8, 2015

Bí ẩn của một ông tướng

Câu chuyện về tướng Phùng Quang Thanh xem như đã ngả ngũ, ông vẫn còn sống và trở về nguyên vẹn, tiếp tục công việc. Trong khi đó, về phía dư luận cũng như báo giới quốc tế và khu vực, chuyện ông Thanh thật trở về hay đó là một ông Thanh silicon cũng như vì sao lại có những tin đồn trái chiều… Vẫn đang là câu hỏi lớn. Và có hay không có một sự biến mất của tướng Phùng Quang Thanh để xuất hiện một ông Thanh khác? Giữa dư luận và những giả thuyết có mối quan hệ như thế nào?

Ở câu hỏi thứ nhất: Có hay không có sự biến mất của tướng Phùng Quang Thanh? Và vì sao phải đặt ra giả thuyết này? Có thể nói rằng mặt dù hiện tại tướng Thanh đã được các phương tiện thông tin nhà nước Cộng sản Việt Nam đưa tin về sự có mặt của ông cũng như những hoạt động thăm viếng, dự đại hội này nọ của ông đều không thể xóa bỏ được mối hoài nghi về cái chết hoặc sự biến mất của ông.
Mời đọc thêm

Thứ Ba, 4 tháng 8, 2015

Sơn La: Đổ 1,400 tỷ để xây dựng tượng đài Hồ Chí Minh







Hội đồng nhân dân tỉnh Sơn La - một trong 3 tỉnh nghèo nhất Việt Nam vừa ban hành nghị quyết thông qua đề án xây dựng tượng đài Hồ Chí Minh với kinh phí lên đến 1,400 tỷ đồng, tương đương với 64 triệu đô-la Mỹ.

Với diện tích 20ha, công trình có tên gọi ‘Bác Hồ với đồng bào các dân tộc Tây Bắc’ có sức chưa 20 ngàn người sẽ được đặt tại trung tâm thành phố Sơn La.

Kinh phí đầu tư, xây dựng được nói sẽ lấy từ ngân sách trung ương, ngân sách tỉnh và các nguồn vốn khác.

Thời gian thực hiện dự án sẽ kéo dài từ năm 2015 cho đến năm 2019.

Sơn La là một trong những tỉnh nghèo nhất Việt Nam, hàng năm vẫn phải xin gạo cứu đói từ trung ương.

Việc đổ nghìn tỷ để xây dựng tượng đài Hồ Chí Minh là một kế hoạch cực kỳ lãng phí và vô bổ, trong khi trên 70 ngàn hộ dân nghèo ở Sơn La vẫn còn phải chạy ăn từng bữa.

SourceDanlambao

Mời đọc thêm

Thứ Hai, 3 tháng 8, 2015

Tướng Thanh ‘thoắt ẩn, thoắt hiện’, thuyết âm mưu nở rộ

Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam Phùng Quang Thanh trong đoạn clip về phiên họp thường kỳ của chính phủ hôm 31/7.
VOA - Sự xuất hiện và biến mất của Bộ trưởng Quốc phòng Phùng Quang Thanh trong cùng một đoạn clip của Đài truyền hình Việt Nam (VTV) về cuộc họp thường kỳ của chính phủ Việt Nam lại thổi bùng những đồn đoán về sự đấu đá chính trị trong hàng ngũ lãnh đạo Việt Nam hiện thời.

Trong bản tin thời sự 7 giờ tối 31/7 về phiên họp thường kỳ tháng Bảy của chính phủ Việt Nam cho thấy có lúc một người mặc quân phụ ở vị trí của tướng Phùng Quang Thanh, được cho là Thượng tướng Đỗ Bá Tỵ, Tổng tham mưu trưởng quân đội Việt Nam.

Ngồi cạnh ông Tỵ ở bên phải là Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh. Các bức ảnh đăng tải trên trang web chính thức của Chính phủ Việt Nam cũng cho thấy những điều này.

Nhưng cũng trong đoạn clip đó, có lúc Tướng Phùng Quang Thanh, mặc chiếc áo sơ mi sáng màu, lại xuất hiện ở vị trí mà ông Tỵ đã ngồi.
Mời đọc thêm

Chủ Nhật, 2 tháng 8, 2015

Cứu chuộc phẩm giá




Ngôn ngữ tiếp thị chính yếu

Cứ mỗi buổi chiều, người bán bánh mì lại dạo xe quanh nhà tôi. Tiếng rao được thu sẳn vào máy, lặp đi lặp lại một điệp khúc đơn điệu “bánh mì đặc ruột đây”. Thoạt đầu tiếng rao cũng bình thường, nhưng càng nghe càng thấy lạ. Vì sao lại bánh mì đặc ruột? Chuyện một ổ bánh mì hiển nhiên không được rỗng ruột nay bỗng lại trở thành ngôn ngữ tiếp thị chính yếu, cứ nhấn vào tai người nghe.
Mời đọc thêm

Thứ Bảy, 1 tháng 8, 2015

Công an dùng 'phong bì' để giải quyết vụ chết người trong trại giam

Những vết bầm tím trên thi thể của anh Vũ Nam Ninh.

Khánh An - Thêm một vụ người chết trong lúc bị giam tại Trại giam Hỏa Lò, Hà Nội, gây thêm lo ngại về tình trạng người bị giam giữ bị chết đột ngột mà không có lý giải xác đáng. Trong vụ việc mới nhất xảy ra đối với cái chết của anh Vũ Nam Ninh hôm 20/7, gia đình nạn nhân cho biết cơ quan chức năng còn dùng phong bì để giải quyết khiếu nại của gia đình. Khánh An của Ban Việt ngữ đài VOA tường trình thêm chi tiết.
Mời đọc thêm

Thứ Sáu, 31 tháng 7, 2015

‘Chân dung quyền lực’ đã chết?

‘Chân dung quyền lực’ là trang blog một thời được nhiều người theo dõi, từng đăng tải nhiều bài về các ‘phi vụ làm ăn’ của gia đình Đại tướng Phùng Quang Thanh.






Trang blog một thời được nhiều người theo dõi, từng đăng tải nhiều bài về các ‘phi vụ làm ăn’ của gia đình Đại tướng Phùng Quang Thanh, đã hoàn toàn im tiếng, trong khi có nhiều đồn đoán về sự can dự của an ninh quân đội Việt Nam.

Những đồn thổi quanh tình trạng sức khỏe của Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam thời gian qua khiến nhiều người nhớ tới các thông tin cập nhật về lịch trình đi chữa bệnh ông Nguyễn Bá Thanh, nguyên bí thư Thành ủy Đà Nẵng, hồi đầu năm nay trên “Chân dung quyền lực”, các nhà quan sát ở trong nước cho hay.

Tiến sỹ Phạm Chí Dũng, chủ tịch Hội nhà báo Độc lập Việt Nam, nói với VOA Việt Ngữ về sự im tiếng này:
Mời đọc thêm

Thứ Năm, 30 tháng 7, 2015

Cả nước phì cười

Kim Đạt bị bắt ngày 7-7 tại Singapore sau hơn 1.800 ngày trốn truy nã.
Văn Quang - Vụ Giang Kim Đạt chỉ với chức vụ nhỏ, trong thời gian ngắn và với vài dự án mà đã có thể kiếm chác hơn 18,6 triệu USD của nhà nước vừa bị bắt và khui ra trước công luận khiến dư luận tại VN nổi sóng ba đào. Báo chí lề phải, lề trái cùng người dân bàn tán rôm rả những đề tài xung quanh câu chuyện này.

Nhưng có một chuyện cũng được mang ra công bố trong thời gian này đó là báo cáo của Thanh tra Chính phủ. Theo báo cáo này tính đến ngày 31/5/2015 trong tổng số 995.383 người kê khai tài sản thu nhập thì chỉ có 4 người kê khai không trung thực. Một con số quá lý tưởng. Nó cho dư luận thấy việc kê khai tài sản thu nhập rất “nghiêm túc”, 4 người gian dối so với gần một triệu người kê khai thì tỉ lệ coi như không có. 

Chỉ cần đọc đến đây thôi bất cứ người dân lương thiện nào cũng phải phì cười. Tất nhiên các quan tham còn đương chức đương quyền và những quan đã “hạ cánh an toàn” thấy khoái chí vì sự làm việc “cần mẫn” của các ông Thanh tra Chính phủ. Bởi các ông ấy đã chịu khó lục lọi hàng triệu hồ sơ kê khai tài sản vốn rất lôi thôi, phức tạp của hầu hết các quan chức từ cấp phó trưởng phòng trở lên cho đến các quan chức trong chính phủ. Đúng là một công việc quá khó, quá mệt với hàng đống hồ sơ cao như trái núi. Thế mà chỉ tìm ra có 4 ông kê khai không trung thực và 2 ông đã bị kỷ luật, chả biết là kỷ luật như thế nào. 
Mời đọc thêm

Thứ Tư, 29 tháng 7, 2015

Người Việt xấu xí – Vì sao nên nỗi?





Trong những ngày qua, thông tin về hình ảnh người Việt xấu xí xuất hiện dày đặc. Không chỉ truyền thông trong nước mà báo chí nước ngoài cũng đã đăng tải. 

Lệ Quyên, một ca sĩ nổi tiếng của Việt Nam là tâm điểm chỉ trích khi cho con trai mình đi tiểu vào túi dành cho hành khách say máy bay trên một chuyến bay của hãng Vietnam Airlines. 

Nữ ca sĩ đi trên máy bay Airbus A350-900 mới chỉ vừa được đưa vào khai thác tuyến Hà Nội – Sài Gòn. 

Một hành khách cùng chuyến bay đã chụp ảnh và chia sẻ trên Facebook cá nhân của mình, và bức ảnh đã lan truyền trên mạng xã hội với tốc độ chóng mặt, dẫn tới nhiều lời chỉ trích cũng như không ít sự cảm thông. 
Mời đọc thêm

Thứ Ba, 28 tháng 7, 2015

Tướng Thanh xuất hiện trên truyền hình

Hình ảnh Đại tướng Phùng Quang Thanh dự một sự kiện nhân ngày thương binh liệt sĩ tại Việt Nam đã được truyền trên kênh VTV1 tối ngày 27/7.



BBC - Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam được giới thiệu tên, và ngồi cạnh các nhân vật lãnh đạo khác.

Chương trình giao lưu nghệ thuật “Khát vọng đoàn tụ” được truyền hình trực tiếp tối 27/7.

Trước đó, trên mạng xã hội vẫn có dư luận hoài nghi rằng thực sự ông Thanh đã trở về nước sau thời gian chữa bệnh ở Pháp.

Truyền thông Việt Nam nói Tổng Bí thư Đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng và Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã đến trực tiếp trò chuyện với Đại tướng Phùng Quang Thanh hôm 26/7.

Thế nhưng không có báo nào đăng ảnh ông Thanh.

Source: BBC

Mời đọc thêm

Thứ Hai, 27 tháng 7, 2015

Việt Nam khẳng định ông Phùng Quang Thanh vẫn khoẻ sau khi về nước

Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam Phùng Quang Thanh 
và người đồng nhiệm Mỹ Chuck Hagel tại Diễn đàn 
An ninh khu vực ở Shangri-la, Singapore ngày 31/05/2014.
REUTERS/Pablo Martinez Monsivais/Pool

Theo tin báo chí trong nước, sáng hôm nay, 25/07/2015, sau nhiều ngày nằm bệnh viện tại Pháp để được phẫu thuật khối u phổi, ông Phùng Quang Thanh hôm nay đã trở về Việt Nam.

Trước những lời đồn đoán về tình trạng của ông Phùng Quang Thanh, chính quyền khẳng định Bộ trưởng Quốc phòng sau phẫu thuật sức khỏe rất tốt và ngay sau khi về đến Hà Nội đã có thể làm việc ngay, theo lời tướng Võ Văn Tuấn, Phó tổng tham mưu trưởng quân đội Việt Nam, trả lời RFI hôm nay:

RFI : Thưa Trung tướng, như vậy hãng DPA đã đính chính thông tin lần trước là sai ?

Trung tướng Võ Văn Tuấn : Đúng rồi. Hôm nay họ có điện cho tôi, và họ nói là xin được gửi thư để xin lỗi về điều đó.

RFI : Họ có chính thức gửi thư xin lỗi với Việt Nam chưa ạ ?

Họ mới xin địa chỉ email để gửi thư xin lỗi.

RFI : Như vậy sức khỏe của Đại tướng Phùng Quang Thanh như thế nào ?
Mời đọc thêm

Chủ Nhật, 26 tháng 7, 2015

Cho tới nay cụ ông nầy đã cứu sống 2 triệu em bé tại Úc

60 năm hiến máu cứu sống những em bé từ trong bụng mẹ, cụ James được Australia gọi tên “người đàn ông có cánh tay vàng”. Ảnh: CNN 
Dòng máu ‘vàng’ của cụ ông cứu hơn 2 triệu mạng sống 

Mang kháng thể hiếm chữa căn bệnh nguy hiểm, suốt 60 năm nay cụ ông người Australia đều đặn cho đi những giọt máu của chính mình để đổi lấy tính mạng hàng triệu em bé sơ sinh.

Bề ngoài, cụ James Harrison giống như hàng triệu người tuổi xế chiều khác. Tình yêu của ông ở những năm tháng này dành hết cho con gái và các cháu ngoại. Ông thích chơi tem và thường tản bộ quanh nơi ở nằm trên bờ biển miền Trung Australia. 

Điều khác biệt khiến ông được cả nước gọi tên “người đàn ông với cánh tay vàng” nằm sâu trong từng mạch máu, nơi có những kháng thể cực kỳ đặc biệt. Đều đặn như một thói quen, suốt 60 năm qua, hầu như tuần nào ông James cũng hiến máu từ cánh tay phải, giúp các bác sĩ chữa căn bệnh giết chết nhiều trẻ sơ sinh, hội chứng Rhesus. 
Mời đọc thêm

Thứ Bảy, 25 tháng 7, 2015

Tin “Phùng Quang Thanh đã chết hay chưa chết” bây giờ có giá trị như nhau, chỉ là “cái thước” đo thêm mức dư luận xã hội về chế độ cộng sản VN.

Sự nhục mạ uy danh đại tướng. 

NguoiBuonGio - Sau nhiều lần đồn đoán của dư luận và cải chính thông tin từ báo chí về tính mạng của đại tướng Phùng Quang Thanh. Ngày 25/7.2015 báo chí Việt Nam đưa tin đại tướng Phùng Quang Thanh về nước. 

Nhưng không hề có tấm ảnh hay vài giây clip ngắn ngủi nào để chứng minh được đó là đại tướng Phùng Quang Thanh thật sự. Tất cả tấm hình chỉ là chiếc xe , duy nhất một tấm hinh chụp từ xa nói một người mặc vét xám là ông Thanh. Tuy nhiên tấm hình mờ đến nỗi không ai dám khẳng định là ông Thanh. Chưa kể những chi tiết như mái tóc chải ngược bên thông thường hay tư thế chân đứng rất khó hiểu. 

Bây giờ xét theo luồng dư luận ông Phùng Quang Thanh còn sống và khoẻ mạnh. 

Nếu vậy tại sao không đưa ra bằng chứng rõ ràng cho luồng dư luận khỏi nghi ngờ, bán tán ông đã chết ? 

Người ta bảo không việc gì phải giải thích với những ai nghi ngờ thiếu thiện chí.? 

Chẳng phải từ khi tin ông Thanh chết ở bên Pháp đến giờ, bao lần tướng lĩnh như tướng Thước, tướng Tuấn và các chuyên gia y tế cao cấp như ông Khải phải lên báo giải thích đó sao.? Thậm chí là đến Bộ Ngoại Giao cũng phải lên tiếng đính chính đó sao.? 

Ông Thanh còn sống và khoẻ manh, tin vẫn cứ đồn ông chết. Một người bình thường thôi, như bà Châm ở Hải Dương tin đồn bà ấy chết, lập tức có clip đưa ra bà vẫn sống và đang nói. Ai trong trường hợp bị đồn như thế họ cũng sẽ tìm cách chứng minh đưa ra những bằng chứng xác thực không thể chối cãi. Trừ những trường hợp trốn nợ thì họ có thể ỡm ờ. 

Ông Thanh còn sống, dư luận đồn ông chết. Ông mang thân là một đại tướng, bộ trưởng quốc phòng, uỷ viên BCT. Cái uy danh của ông rất lớn, bởi lớn thế mới thu hút được tin đồn. 

Thế nhưng báo chí có vẻ không thiện chí trong việc làm sáng tỏ cho ông, kiểu đưa tin như tôi gọi nói với thư ký, hoặc tấm hình cái xe càng khiến dư luận rối mù, xôn xao bàn tán hơn. 

Chả lẽ mang uy danh đại tướng ra để làm trò vờn thông tin. Úp mở để dư luận đồn đoán sai, rồi mới trưng bằng cớ thật ra là ông còn sống đây. Các thế lực thù địch, đài báo, bọn lâu nhâu bloger, facebook chỉ là đồn sai trái, không căn cứ, đừng tin vào chúng. Hãy tin vào báo chí cách mạng. 

Làm thế không đáng chút nào, uy danh của một đại tướng không thể đem ra làm trò nghi binh để chiến thắng trong một trận chiến truyền thông lãng nhách như vậy. Lấy uy danh đại tướng ra để vờn như vậy là nhục mạ uy danh ấy. Không coi con người ấy, vị trí ấy ra gì. Mới sử dụng vào mục đích thấp hèn để đánh lừa, gài bẫy dư luận. 

Các tờ báo '' chính thống '' như Quân đội nhân dân, công an nhân dân, nhân dân, trang chính phủ họ đứng ngoài cuộc. Tờ báo quân đội nhân dân không hề đăng một tin nào về ông Thanh suốt trong những ngày dư luận đồn đại. 

Những tờ báo hạng hai như Vietnamnet, dantri, thanhnien...thì tới tấp đưa những tin mơ hồ, thiếu chứng cứ liên tục. Đưa như thể câu lượng đọc chứ không phải là muốn bảo vệ uy tín của ông Phùng Quang Thanh. 

Nếu ông Phùng Quang Thanh còn sống, còn đường đường là đại tướng bộ trưởng quốc phòng, còn là uỷ viên BCT...liệu ông có chấp nhận mình là một con bài để báo chí cách mạng dùng lập lờ nhằm đánh một cú đau vào những đồn đoán hay không.? 

Giả sử ông chấp nhận làm vật nghi binh, chỉ để làm cái trò lật mặt dư luận trong lần này thôi, chả đáng tí nào. Đại tướng mà đồng loã để làm trò như vậy còn gì là đại tướng. Không ai đi đùa với tin đồn mình chết, kể cả người bình thường, vì họ còn bố mẹ , anh em, họ hàng nữa. Anh chấp nhận đùa thế với dư luận, nhưng thân nhân của anh họ có chấp nhận hay không.? 

Giờ thì thử xác định ông Thanh còn sống và khoẻ mạnh. Chắc hẳn sau cú làm bẽ bàng dư luận. Người ta còn thấy thương hại cho ông vì đã mang danh đại tướng ra để làm trò ú tim. 

Các tờ báo đưa tin ông Thanh còn sống, đi làm việc chỗ này , chỗ kia mà không đưa ra bằng chứng xác thực đánh tan nghi ngờ của dư luận, chính là những tờ báo đang mang uy tín, danh giá của một lãnh đạo cao cấp ra làm trò dền dứ , câu nhử dư luận. 

Như thế là đang xúc phạm, sỉ nhục và lăng mạ một đại tướng.

SourceNguoiBuonGio

Mời đọc thêm

Thứ Sáu, 24 tháng 7, 2015

Mọi chuyện đều xuất phát từ căn bệnh láo khoét kinh niên của quan chức cộng sản!



Những điều thật giả trong vụ Phùng Quang Thanh

Danlambao - Trong phóng sự tại bệnh viện Georges Pompidou của phóng viên Tường An (SBTN) (1), người thư ký đã cung cấp dữ kiện liên quan đến Phùng Quang Thanh: Bệnh nhân Phùng Quang Thanh, 66, ngụ tại Hà Nội, nhập viện ngày 20/6/2015 và đã xuất viện từ ngày 10/7/2015.

Nếu dựa vào dữ kiện này thì:

- Ông Phạm Gia Khải, thành viên Ban Chăm sóc Sức khỏe Trung ương đã nói láo: "...lần mới đây nhất ông gặp Bộ trưởng Phùng Quang Thanh (tại Hà Nội) là ngày 22-6... Ngày 24-6 thì Đại tướng chính thức qua Pháp để điều trị..." (2). Phùng Quang Thanh không thể vừa ở Georges Pompidou và vừa có mặt tại Hà Nội vào ngày 22/6 để ông Khải gặp.
Mời đọc thêm

Thứ Năm, 23 tháng 7, 2015

Lẵng hoa từ âm phủ của bộ trưởng Phùng Quang Thanh?

Bộ trưởng Phùng Quang Thanh "tái xuất" bằng lẵng hoa

Tổng cục hậu cần - một cơ quan đầy ‘béo bở’ trong bộ quốc phòng CSVN vừa nhận được quyết định trao tặng huân chương quân công hạng nhất.

Tại buổi lễ đón nhận huân chương vừa diễn ra hôm 10/7/2015, truyền thông nhà nước cho hay ban tổ chức đã nhận được một lẵng hoa chúc mừng đến từ bộ trưởng quốc phòng Phùng Quang Thanh.

“Đại tướng Phùng Quang Thanh, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng đã gửi lẵng hoa chúc mừng.”, Cổng thông tin điện tử Bộ quốc phòng viết.

Về nguồn gốc lẵng hoa ‘lạ’ này, không rõ bộ trưởng Thanh gửi về từ Pháp, hay do gia đình ông này ở Việt Nam chuyển đến? 

(Có người giàu trí tưởng tượng thì lại cho rằng lẵng hoa này được bộ trưởng gửi từ... dưới âm phủ mang lên).
Mời đọc thêm

Thứ Tư, 22 tháng 7, 2015

Phùng Quang Thanh chết - nhưng chắc gì chết vì ung thư phổi ở bệnh viện Georges Pompidou!?

Sau khi mượn cái mồm của các quan chức trong Ủy ban bảo vệ sức khoẻ TƯ để "khẳng định" tình trạng của Bộ trưởng Quốc phòng là "không có chi" - đang hồi phục sau khi lấy cục u gì đó ra khỏi phổi - đảng ta đã mượn Thông tấn xã Đức DPA để thông báo số mạng Phùng Quang Thanh. Nhưng có gì để khẳng định 100% rằng Thanh chết vì ung thư phổi ở bệnh viện Georges Pompidou như DPA loan báo?

Theo DPA: "He died Sunday at Georges Pompidou Hospital, the military source told dpa. The source declined to be named as he is not authorized to tell media." - "Ông ta chết hôm Chủ Nhật tại bệnh viện Georges Pompidou, một nguồn tin quân đội nói với DPA. Người tiết lộ nguồn tin từ chối cho biết tên vì ông ta không được quyền nói với truyền thông".
Mời đọc thêm

Thứ Ba, 21 tháng 7, 2015

Ông Phùng Quang Thanh chết chưa?... Hãng tin DPA của Đức thông báo ông Phùng Quang Thanh đã chết?

Những con ma ẩn mình chờ chết.

Tin đồn bổng trở thành tin nóng sốt khi hãng tin DPA của Đức chính thức thông báo ông Phùng Quang Thanh đã trở thành ma, tức là đã chết vào chiều ngày 19 tháng 7 năm 2015 tại bệnh viện Georges Pompidou tại Paris.

(Cánh Cò) - The Thorn Birds của nhà văn nữ người Úc, bà Colleen McCullough khi được dịch ra tiếng Việt trở thành “Những con chim ẩn mình chờ chết”. Theo nhà báo Trần Trọng Thức thì “The Thorn” là một loài chim huyền thoại, cái chết của chúng đã thi vị hóa từ nhà thơ Phạm Thiên Thư trong Đưa em tìm động hoa vàng khi viết “Chim ơi chết dưới cội hoa, tiếng kêu rơi rụng giữa giang hà….”

Đảng cộng sản Việt Nam ngoài công việc chính trị “nặng nhọc” khả năng viết tiểu thuyết của họ không hề kém thế giới tư bản. Tựa quyển tiểu thuyết diễm tình của Colleen McCullough được cải biên rất hay, rất phù hợp với thể trạng cộng sản: Quyền sinh sát của tập thể lãnh đạo đối với đồng chí của mình là tuyệt đối. Họ cho sống thì sống họ bắt chết thì phải chết.
Mời đọc thêm

Thứ Hai, 20 tháng 7, 2015

Dân gánh đủ phí, cán bộ trốn việc đi chơi golf

Bà Lê Thị Hương xóm Văn Minh xã Thường Nga khóc khi kể khổ với nhà báo.Ảnh: Báo Nông nghiệp Việt Nam.
Đất Việt - Nhiều xã ở Can Lộc (Hà Tĩnh), dân phải góp tiền nuôi cán bộ thôn, xã. Có hộ không chịu nổi, đã phải bỏ ruộng bỏ nhà đi tha phương cầu thực. 

Nếu như giải báo chí quốc gia có một giải riêng cho “loạt bài điều tra buồn nhất trong năm”, có lẽ tôi xin đề cử ngay loạt bài “Gánh nặng quê nghèo” của các nhà báo Hoàng Anh- Thiện Nhân ở báo Nông nghiệp Việt Nam, vừa khởi đăng những ngày gần đây. 

Tất nhiên, không giải báo chí nào có cái giải buồn đó cả, nhưng rõ ràng, đọc loạt bài này, chắc nhiều độc giả giống như tôi, nghẹn ngào, uất ức đến trào nước mắt vì những gánh nặng phi lý mà hệ thống cán bộ xã, thôn ở huyện Can Lộc (Hà Tình) đang trút lên người nông dân.
Mời đọc thêm

Chủ Nhật, 19 tháng 7, 2015

Cộng đồng dậy sóng vì có kẻ làm việc ác...cho vui?

Em bé 23 tháng tuổi này là nạn nhân của một vụ ném đá xe khách.
Đất Việt - Một đám người nhậu say rủ nhau đi ném đá xe khách, một nhóm thanh thiếu niên rủ nhau ném đá người đi đường. Tất cả chỉ để cho vui? 

Tệ nạn ném đá xe khách đang lan rộng, các nhà xe đau đầu, hành khách, tài xế bị thương, có em bé bị hỏng cả một bên mắt, công an một số tỉnh trọng điểm đã phải tổ chức tuần tra đêm và mật phục để bắt những kẻ này. 

Lác đác những nhóm thanh niên bị bắt, và khi bị thẩm tra, chúng hồn nhiên trả lời: ném đá cho vui, nhậu say không biết làm gì nên rủ nhau lượm đá ném vào xe khách. 

Đó là tin tức đang khiến người đọc phẫn nộ suốt nhiều ngày nay. Phẫn nộ và cả buồn rầu nữa, vì không hiểu sao, đã đến thế kỷ thứ 21 này rồi, mà vẫn còn những người Việt sống với trò vui dã man, mông muội. 
Mời đọc thêm

Thứ Bảy, 18 tháng 7, 2015

Đảng cộng sản hiện đang ướp xác và cúng bái ai trong lăng Ba Đình?

"Đồng chí Nguyễn ái Quốc, đã bị ám sát vào giữa năm 1932 trong các nhà tù địa ngục của Hồng Công", theo tài liệu đăng trên báo điện tử đảng cộng sản.

Báo đảng xác nhận Nguyễn Ái Quốc "bị ám sát vào giữa năm 1932"


Một văn kiện quan trọng của đảng cộng sản thừa nhận rằng nhân vật Nguyễn Ái Quốc ‘đã bị ám sát vào giữa năm 1932’ tại Hồng Kông.

Điều này được viết rất rõ trong tập 4, văn kiện đảng toàn tập, tại bài ‘Kỷ niệm ba năm ngày thành lập Đảng cộng sản Đông Dương’:

“Đảng Cộng sản Đông Dương vừa được thống nhất vào đêm trước của cuộc bãi công có tính chất khởi nghĩa của các phu đồn điền Phú Riềng, bởi ba nhóm cộng sản của Bắc Kỳ, Trung Kỳ và Nam Kỳ dưới sự lãnh đạo của người sáng lập của nó là đồng chí Nguyễn ái Quốc, đã bị ám sát vào giữa năm 1932 trong các nhà tù địa ngục của Hồng Công”.

Được biết, tác giả đã viết ra văn kiện trên chính là ông Hà Huy Tập, tổng bí thư đời thứ 3 của đảng cộng sản Việt Nam, nhiệm kỳ 1937-1938, bị Pháp xử bắn năm 1941. 
Mời đọc thêm

Tuyên Cáo của Tuổi Trẻ Việt Nam