Thứ Năm, 5 tháng 5, 2016

Vụ cá chết: Nhận định rùng mình của 3 nhà khoa học VN ở nước ngoài


Trong lúc chờ kết luận của cơ quan chức năng, chúng tôi đưa ra những bằng chứng sau để dự đoán khả năng hai trường hợp có thể xảy ra.

Để khẳng định một cách chính xác, các phương pháp phân tích hóa chất thường dùng trong các phòng thí nghiệm hóa học, phân tích chất lượng nước... có thể xác định chính xác hóa chất gây cá chết .

Thí dụ dùng phương pháp Atomic Absorption Spectroscopy (AAS) có thể tìm ra những kim loại nặng hấp thụ trong cá chết hoặc Gas Chromatography Mass Spectroscopy (GC-MS) xác định hàm lượng vết các chất hữu cơ.

Những thí nghiệm này không quá phức tạp chỉ cần trình độ cử nhân hóa học là làm được.

Tuy nhiên không hiểu lý do vì sao cho đến giờ chưa có một báo cáo nào công bố cụ thể các chỉ số cho toàn dân biết để phòng tránh.

Trong lúc chờ kết luận của cơ quan chức năng, chúng tôi đưa ra những bằng chứng sau để có thể đưa ra nguyên nhân cá chết do nhiễm độc kim loại nặng.
Mời đọc thêm

Thứ Tư, 4 tháng 5, 2016

Chính Trung Quốc phát lệnh xả độc vào biển

Cảnh cá chết vì độc trên bờ biển đảo Pag-asa (Thị Tứ) 

Tuấn Khanh - Chỉ cần một chút tinh ý, bạn sẽ nhìn thấy đất nước Việt Nam đang lâm vào cuộc bao vây nào, cũng như sự im lặng của nhiều quan chức Việt Nam là hoàn toàn có thể phỏng đoán được vì sao. 

Đầu tháng 5/2016, tương tự như người dân ở 4 tỉnh miền Trung việt Nam, những người dân Phi Luật Tân sống ở gần đảo Pag-asa (Thị Tứ), một hòn đảo gần ở vùng biển phía Tây Phi Luật Tân, cho biết họ kinh hoàng nhìn thấy hàng hàng lớp lớp các loài sinh vật biển chết, trôi dạt đầy các bờ. Thủ phạm cũng không khó tìm: chính các tàu cá giả dạng của chính quyền Trung Quốc đã đến gần, đổ hàng tấn hóa chất độc xuống nhằm hủy diệt môi trường, nhằm triệt hạ đường sống của ngư dân ở đây. 

Lời tố cáo chính thức, phát đi trên trang Elitereaders, cho biết hành động hủy diệt này của Trung Quốc là có chủ ý rõ ràng. Khi môi trường của khu vực này bị hủy diệt, tức đời sống và nền kinh tế của dân cư chung quanh đó tê liệt và sợ hãi, sẽ khiến họ rời bỏ ngư trường. Đảo và biển sẽ bị bỏ hoang. Sau đó, Trung Quốc sẽ tiến vào bất ngờ tiến vào kiểm soát, và thiết lập căn cứ quân sự ở đó. 

Trung Quốc đẩy mạnh việc xả độc vào các vùng biển mà họ đang tranh chấp hay nhắm tới, nơi mà họ dùng ngư dân hoặc giả dạng ngư dân làm lá chắn để gây hấn. Đặc biệt, chiến dịch xả độc và gây hấn sẽ tăng mạnn trong mùa đi biển của ngư dân các nước. 
Mời đọc thêm

Thứ Ba, 3 tháng 5, 2016

Đất nước mình ngộ quá phải không anh?

Trần Thị Lam
Đất nước mình ngộ quá phải không anh?
Bốn ngàn tuổi mà dân không chịu lớn
Bốn ngàn tuổi mà vẫn còn bú mớm
Trước những bất công vẫn không biết kêu đòi…

Đất nước mình lạ quá phải không anh?
Những chiếc bánh chưng vô cùng kì vĩ
Những dự án và tượng đài nghìn tỉ
Sinh mạng con người chỉ như cái móng tay…

Đất nước mình buồn quá phải không anh?
Biển bạc, rừng xanh, cánh đồng lúa biếc
Rừng đã hết và biển thì đang chết
Những con thuyền nằm nhớ sóng khơi xa…

Đất nước mình thương quá phải không anh?
Mỗi đứa trẻ sinh ra đã gánh nợ nần ông cha để lại
Di sản cho mai sau có gì để cháu con ta trang trải
Đứng trước năm châu mà không phải cúi đầu…

Đất nước mình rồi sẽ về đâu anh?
Anh không biết em làm sao biết được
Câu hỏi gửi trời xanh, gửi người sau, người trước
Ai trả lời dùm đất nước sẽ về đâu

Trần Thị Lam

Mời đọc thêm

Thứ Hai, 2 tháng 5, 2016

Cả nước xuống đường biểu tình chống ô nhiễm môi trường



Danlambao - Sáng ngày 1/5/2016, tại nhiều thành phố lớn trên cả nước đã diễn ra cuộc biểu tình bảo vệ môi trường.

Trước đó thảm họa môi trường biển đã xảy ra nghiêm trọng khiến 4 tỉnh miền Trung từ Hà Tĩnh - Quảng Bình - Quảng Trị - Thừa Thiên Huế bị thiệt hại nặng nề. Trong hơn hai tuần xảy ra thảm họa, hàng trăm tấn cá chết dạt vào bờ.

Tại Hà Tĩnh, ngư dân phát hiện ra ống thải ngầm của nhà máy thép Formosa chôn sâu dưới biển thải ra chất độc hại. Người ta đặt câu hỏi liệu Formosa có liên quan đến việc cá chết hàng loạt trên biển hay không?

Các cơ quan chức năng và lãnh đạo nhà nước CHXHCN Việt Nam im lặng và có các giải đáp không thuyết phục người dân khi cho rằng cá chết là do thủy triều đỏ.

Để yêu cầu chính phủ minh bạch và có trách nhiệm trước thảm họa, cuộc biểu tình bảo vệ môi trường đã được phát động trên toàn quốc với sự hưởng ứng của nhiều thành phố lớn như Sài Gòn, Nha Trang, Vũng Tàu, Đà Nẵng và Hà Nội...
Mời đọc thêm

Chủ Nhật, 1 tháng 5, 2016

BS Bùi Trọng Cường - Canberra Quốc Hận 30-4-2016

Bác Sĩ Bùi Trọng Cường, Chủ Tịch CĐNVTD Queensland trình bày về “Bằng chứng bán nước cho Tầu cộng của CSVN” trong ngày Quốc Hận 30-4-2016 ở Canberra.



 
Kính thưa quý vị LĐTT các TG, quý BCH CĐNVTD LB, các TB và LT, quý vị Trưởng thượng, các HĐ, ĐT, Cơ quan TT, và tất cả quý ĐH đến từ các TB & TĐ

Hôm nay tôi xin phép được trình bầy với toàn thể quý vị về “Bằng chứng bán nước cho Tầu cộng của CSVN” Tôi cũng xin nhân dịp này cảm ơn tất cả các những vị đã nghiên cứu về đề tài này và đã cung cấp những dữ kiện mà tôi xử dụng trong bài nói chuyện này”.

Thưa quý vị,

Nhiều người đã nói, ‘Thảm họa mất nước chỉ còn là thời gian và đó là hậu quả của việc già HỒ rước voi về dầy mả tổ.

Ngay từ đầu thập niên 50, Tổng Thống Ngô Đình Diệm đã biết được Hồ Chí Minh chính là tên Tầu Hồ Tập Chương nên đã tiên liệu được âm mưu bán nước và cướp nước Việt sẽ được hai tập đoàn cộng sản Tầu, Việt dàn dựng và thực hiện vì vậy, nhân dịp đến khánh thành Đập Đồng Cam ở Tuy Hòa vào ngày 17-9-1955 Tổng Thống Ngô Đình Diệm đã tuyên bố “Chúng ta hiện nay đang tiếp tục cuộc chiến đấu lớn lao để hoàn thiện nền độc lập của quốc gia và để đảm bảo tự do cho nhân dân chúng ta…. Nếu Việt Minh thắng trong cuộc đấu tranh này, quốc gia thân yêu của chúng ta sẽ biến mất và nước chúng ta sẽ chỉ được đề cập đến như là một tỉnh phía nam của Trung Cộng. Hơn nữa nhân dân Việt Nam sẽ mãi mãi sống dưới ách độc tài do Mạc Tư Khoa, Trung cộng tạo ra và sẽ bị tước mất tôn giáo, tổ quốc và gia đình.”

Âm mưu thôn tính và bán nước của hai bọn cs tầu việt là phải làm xong trong 70 năm và chia thành 3 đợt, đợt đầu từ 1990-2020, đợt 2 từ 2020-2040 và đợt 3 từ 2040-2060. Âm mưu cần được thực hiện từng bước một: "Âm thầm, lặng lẽ, từ từ như tằm ăn dâu, khéo như dệt lụa, êm như thảm nhung...” và

Phải làm cách nào để cho chính người VN và dư luận quốc tế nhìn nhận rằng, người Tàu không "cướp nước Việt" mà chính người Việt Nam tự mình "dâng nước" và tự ý đồng hóa vào dân Tầu.

Vì vậy mà cho đến năm nay ở trong nước ngày 10-3 âm lịch, ngày Giỗ Tổ Hùng Vương đã chỉ được nhắc đến như là ngày Thanh Minh, tảo mộ. Chương trình dậy Việt sử tại các trường, bị cắt ngắn, bỏ bớt, bóp méo nhất là những chiến công của tổ tiên trong những lần chống lại sự xâm lược của giặc Tầu. Những tư liệu trong thư viện bị dấu bớt, hạn chế việc tái bản những sách sử, tài liệu về những lần bị dân Tầu đô hộ cũng như sự tàn ác của bọn thái thú. Bọn VC còn bỏ bớt những dịp kỷ niệm những anh hùng dân tộc như lễ Hai Bà Trưng, Trần Hưng Đạo…

Tóm lại chúng chủ trương là trong 50 năm nữa thế hệ trẻ Việt Nam biết về lịch sử chống Tầu của dân Việt cần phải thật ít, thật lờ mờ do đó sẽ có ít người thù Tầu. Ta có thể nói là sách lược “không đối đầu và ngoan ngoãn xin được làm chư hầu cho Tầu cộng!” đã được áp dụng ngay từ những ngày đầu thành lập đảng cộng sản của tập đoàn Hồ chí Minh. Bởi vậy khi kiểm điểm lại ta đã thấy:
  • Sau khi thành lập VN CM ĐMH (gọi tắt là VM) năm 1941 và cướp được chính quyền năm 1945, HCM đã bí mật sang Quảng Tây ngày 16-01-1950 để xin xỏ, cầu cạnh và hứa hẹn bán nước vì vậy nên tháng 10 năm 1953, Chánh Vụ Viện Tầu Cộng đổi tên cổng Nam Quan thành “Mục Nam Quan” (chữ “Mục” có nghĩa là: hòa thuận, hòa hợp, thân mật, thân thiết...), đồng thời cả hai bên đều thành lập Ủy Ban Cửa Khẩu Mục Nam Quan. 
  • Tháng 8-1951, trong văn thư TTK số 84/LD thay mặt cho Ủy Ban Hành Chánh Kháng Chiến Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa năm thứ VII, do Trường Chinh ký thay cho HC Minh, bọn csVN đã kêu gọi đồng bào Việt Nam bỏ chữ quốc ngữ, học chữ tàu.
  • Vì phải xin xỏ khí giới để đánh nhau với Pháp, ngày 12-6-1953 Hồ đã ký với Mao một bản văn số 51/GU 0212 tại Quảng Tây để ‘Ghi nhớ sự hợp tác Việt Tầu’
  • Tháng 2-1954, bọn chúng đã cho áp dụng “Hiệp Định Mậu Dịch Biên Giới”.
  • Ngày 26-09-1954, Hồ Chí Minh dẫn đầu đoàn đại biểu CSVN tham dự hội nghị tại Nam Ninh để tiếp tục bán nước.
  • Ngày 10-11-1954, Phạm Văn Đồng đi Bắc Kinh ra mắt và họp với Chu Ân Lai.
  • Hai năm sau trận ĐB Phủ, ngày 15-6-1956, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao VC, Ung Văn Khiêm đã dám láo lếu tuyên bố "Căn cứ vào tư liệu của phía Việt Nam, về mặt lịch sử thì quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là một phần lãnh thổ của Trung Quốc".
  • Ngày 14-9-1958 Phạm văn Đồng ký công hàm bán nước công nhận chủ quyền của Trung Cộng tại Hoàng Sa, Trường Sa. 
  • Rồi đến thơ nịnh của Tố Hữu “Bên ni biên giới là mình, bên kia biên giới cũng tình quê hương” 
  • Tiếp đó là câu nói đáng phỉ nhổ của Lê Duẩn: ‘Ta đánh Mỹ là đánh cho Liên Xô, đánh cho Trung Quốc’ 
  • Ngày 09-04-1961, Chu Ân Lai và Hồ Chí Minh “hội đàm” tại lầu 2 của cổ thành Mục Nam Quan để “mở ra một trang sử mới cho quan hệ Tầu-Việt”.
  • Ngày 05-03-1965, Quốc Vụ Viện Tầu Cộng và CSVN cử hành lễ đổi tên “Mục Nam Quan” thành “Hữu Nghị Quan”. Có bảng vàng ghi lại sự kiện này.
  • Và kể từ đó, sau khi đã dâng trọn Ải Nam Quan cho Tầu cộng, CSVN đã tiếp tục nhận viện trợ vũ khí để tiến đánh miền Nam-Việt Nam Cộng Hòa.
Sau đó là Hội nghị Thành đô năm 1990 tại Tứ Xuyên để ‘bình thường hóa ngoại giao sau chiến tranh vào tháng 2-1979’ dẫn đến những lần thương thảo khác để lần lượt những tên Lê Duẩn, Đỗ Mười, Nguyễn văn Linh, Lê khả Phiêu, Lê Đức Anh, Nguyễn mạnh Cầm…ký những hiệp ước trên đất liền rồi hiệp định phân định vịnh Bắc Bộ để bán đất, bán biển, dời Ải Nam Quan, thủ tiêu các cột mốc biên giới đã cắm từ thời hiệp định Pháp–Thanh 1887, chia lại thác Bản Giốc cho Tầu cộng…và sau đó Nông Đức Mạnh, Trương Tấn Sang, Nguyễn Phú Trọng, Nguyễn Tấn Dũng… đã dành nhiều ‘đặc quyền’, ‘đặc lợi’ cho bọn Tầu cộng. Chúng cướp đất của dân bán cho tầu lập ‘đặc khu’ hay ‘biệt khu’ ở các vùng từ Quảng Ninh, Ninh Bình, Hà Tĩnh, Quảng Ngãi, Cao Nguyên, Tân Cơ, Đắc Nông đến Bình Dương, Hà Tiên….

Tất cả đã dẫn đến rất nhiều bất lợi cho Việt Nam trên nhiều phương diện từ chính trị, kinh tế, môi trường, tài nguyên, đến xã hội. Sự hiện diện của những tên quan lại Tầu thường xuyên có mặt trong những phiên họp của chính trị bộ, đảng cộng sản Việt Nam đã đưa đến sự gậm nhấm, mất dần những địa điểm chiến lược trên vùng biên giới phía Bắc tại những tỉnh như Lào Cai, Lai Châu, Hà Giang, Cao Bằng, Lạng Sơn, những cảng Vũng Áng ở Hà Tĩnh, Cửa Việt ở Quảng Trị. Tệ hơn nữa là sự ngăn cấm những cuộc biểu tình chống Tầu của dân chúng kể luôn cả việc làm lễ tưởng niệm những bộ đội hy sinh trong chiến tranh Việt Tầu năm 1979. 

Nhân công Tầu được quyền tự do sang nước ta làm việc trong những dự án, công trình mà chúng trúng thầu để xây cất cầu, đường, nhà máy thủy điện, cơ xưởng sản xuất…. Đó là không kể những quặng mỏ ỏ vùng cao nguyên, những nông trại, những trại nuôi tôm, nuôi cá dọc theo sông ngòi bờ biển. Vì được thuê mướn đất đai dài hạn nên những kế hoạch làm ăn dài hạn này cũng phải giải quyết luôn vấn đề an sinh, y tế, giáo dục… cho công nhân tầu và gia đình. Vì vậy đã xuất hiện những làng của Tầu những nơi mà người Việt sinh sống trong những vùng lân cận không được phép lui tới. Âm mưu thôn tính, bán nước đã thấy rõ, quê hương VN bây giờ như ‘vượn đốm’, ‘da beo’. Những công nhân tầu này rất có thể là những tên lính trá hình, sau này nếu có xẩy ra chiến tranh thì sẽ rất khó mà đánh bật được chúng. Sau hơn 70 năm cầm quyền ở miền Bắc và 41 năm xâm chiếm miền Nam bọn CSVN đã làm được gì cho Tổ Quốc? Chúng đã bán nước, phá hoại tài nguyên quốc gia, dập tắt tinh thần ái quốc và niềm tự hào dân tộc, cướp đất, bóc lột, đàn áp, khủng bố dân.

Điều nguy hại hiện đang xảy ra tại Hà Tĩnh, Vũng Án là chất thải từ nhà máy thép Formosa đã làm cả triệu sinh vật cá, tôm đủ loại, rùa bị chết. Các khoa học gia đã tìm thấy có đến cả năm hóa chất độc hại và cyanide như thủy ngân, chì, cadmium…thành ra cá ăn vào chết, chim ăn cá cũng chết theo, người ăn cá người cũng chết, thợ lặn chết, đi tắm biển xong là vào nhà thương….Bãi biển Phan Thiết cách Hà Tĩnh cả 1100 cây số mà cũng bị ảnh hưởng. Hy vọng đây sẽ là một ngòi nổ để dân ta nổi dậy đòi lại quyền sống, chủ quyền của đất nước. 

Thưa quý đồng hương, tôi không tin là chúng ta, dân tộc Việt Nam sẽ ngồi yên để cho chúng nó, hai thằng cs một tầu, một việt vẽ voi đóng kịch cướp nước với nhau. 

Tôi xin mượn lời của anh Đỗ Q. Toàn khi anh viết trong quyển Đứng vững Ngàn Năm

“Cuối cùng, dân tộc VN vẫn tồn tại là nhờ Ý CHÍ TỰ LẬP VÀ TỰ CHỦ, QUYẾT TÂM BẢO VỆ HỒN NƯỚC CỦA TỔ TIÊN CHÚNG TA.” 

Tôi xin nói thêm là:

VN đã từng bị Tàu đô hộ cả ngàn năm mà bao nhiêu thế hệ người VN cha ông chúng ta từ đời này sang đời khác vẫn nuôi dưỡng được lòng ái quốc và ý chí quật cường để giành lại độc lập. Đó là vì cha ông ta đã nỗ lực gìn giữ cái TINH THẦN DÂN TỘC CHO CON CHÁU. Hãy theo gương cha ông, ngày nào chúng ta còn nỗ lực hun đúc tinh thần dân tộc cho con cháu thì nhất định ta không sợ mất nước. NƯỚC VIỆT NAM SẼ KHÔNG BAO GIỜ MẤT.”

Vì Tổ Quốc, Danh Dự, Trách Nhiệm và vì cùng có một mẫu số chung “chống Tầu” chúng ta hãy mạnh dạn tuyên bố ‘CHÚNG TA LÀ NGƯỜI VIỆT NAM VÀ CHÚNG TA CHỐNG BẮC THUỘC, CHỐNG SỰ ĐÔ HỘ CỦA QUÂN TẦU DƯỚI MỌI HÌNH THỨC, TẤT CẢ NHỮNG CHƯỚNG NGẠI SẼ BỊ TOÀN DÂN VN DẸP BỎ’

XIN HỒN THIÊNG SÔNG NÚI, XIN QUỐC TỔ
ĐỘ TRÌ CHO DÂN TỘC VIỆT VƯỢT QUA ĐƯỢC CƠN KHÓ KHĂN NÀY.

Hô Khẩu Hiệu VN Muôn Năm. x 3 lần 

Xin cảm ơn sự lắng nghe của quý đồng hương – Xin kính chào quý vị - 

Bùi Trọng Cường

Mời đọc thêm

Thứ Bảy, 30 tháng 4, 2016

Quảng Bình: Biểu tình dữ dội chống Formosa



Danlambao - Phẫn nộ trước sự bất tài của đảng CSVN trong thảm hoạ cá chết, trưa ngày 29/4/2016, hàng trăm người dân Quảng Bình đã xuống đường biểu tình dữ phản đối Formosa gây ô nhiễm môi trường. 

Theo ghi nhận, đây là cuộc biểu tình ngày thứ 2 liên tiếp của bà con ngư dân thuộc xã Cảnh Dương, huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình.

Video và hình ảnh ghi lại cho thấy, người dân căng lều bạt giữa đường khiến cho quốc lộ 1A – tuyến đường huyết mạch nối hai miền Nam Bắc bị tê liệt hoàn toàn. 

Hơn một tấn cá chết đã bị đổ tràn ra mặt đường như một bằng chứng tố cáo tội ác của nhà cầm quyền CSVN vì đã bao che cho Formosa tàn phá môi trường. 
Mời đọc thêm

Thứ Sáu, 29 tháng 4, 2016

Formosa Hà Tĩnh: Chúng ta có quyền lựa chọn hay không?

Mẹ Nấm - Danlambao - Ngày 25/4/2016, ông Chu Nhân Kiệt – Giám đốc đối ngoại Công ty TNHH Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh (FHS) có buổi tiếp xúc báo chí và đưa ra phương án lựa chọn giữa lợi ích kinh tế và phát triển môi trường bằng câu trả lời: “Muốn bắt cá, bắt tôm hay nhà máy, cứ chọn đi. Nếu chọn cả hai thì làm thủ tướng cũng không giải quyết được…”.

Nguyên văn đoạn trả lời của đại diện FHS được trích đăng trên báo Tuổi Trẻ như sau:

“Tôi công nhận việc xả thải là ít nhiều có ảnh hưởng đến môi trường, nước xả thải là nước ngọt khi xả thải ra hòa lẫn với nước biển chắc chắn làm thay đổi môi trường, cá tôm ít đi là điều đương nhiên.

Trước khi xây dựng dự án này thì công ty phải xin phép Nhà nước VN. Nhiều khi được cái nọ mất cái kia, đây là tôi nói thật lòng. Hôm nay nhà nước mình muốn cho ngư dân đánh bắt ở đây hay là chọn cái nhà máy thép ở đây, đương nhiên Nhà nước phải có sự cân nhắc. Nếu xả thải thì đương nhiên sẽ thay đổi sinh học ở đây, ở vùng biển quanh đây. Nhưng bây giờ mà nói tôi không thể xây dựng nhà máy thép ở đây mà không ảnh hưởng đến con cá, con tôm. Đương nhiên mình cố gắng làm một nhà máy đạt được tiêu chuẩn quy định của nhà nước. Có khi được cái này thì phải mất cái kia chứ. 

Cũng như việc vùng đất này lấy làm nhà máy thì không thể trồng lúa gì được. Hai cái này mình phải lựa chọn một, tôi muốn bắt cá, bắt tôm hay tôi muốn xây dựng một ngành thép hiện đại? Hồi xưa, khi giải phóng mặt bằng đã tính phương án hỗ trợ ngư dân đánh bắt cá chuyển sang nghề khác rồi, sao cứ phải đánh bắt quanh vùng biển này.

Công ty khi xây dựng nhà máy ở đây có hậu quả ô nhiễm nghiêm trọng đến con cháu mình hay không là vấn đề cần quan tâm. Trách nhiệm của công ty, của tập đoàn mình cố gắng làm theo quy định của VN.

Muốn bắt cá, bắt tôm hay nhà máy, cứ chọn đi. Nếu chọn cả hai thì làm thủ tướng cũng không giải quyết được…" (1)
Mời đọc thêm

Thứ Năm, 28 tháng 4, 2016

Tàn cơn binh lửa

Bảo Giang - Danlambao
1105. Gió về đâu, mưa sầu tang tóc.
Mất cao nguyên mẹ khóc Thừa Thiên.
Một chiều đất nước ngả nghiêng,
Cộng về gieo khổ cho riêng từng người.

Đất Phú Xuân, một thời dựng nghiệp.
Nước sông Hương cách biệt chia ly.
Chạy qua đồn vắng Tam Kỳ,
Non côi đá lở bên bờ Quảng Nam.

Tràn mặt đất da vàng thành xám.
Giữa lưng mây lửa bám không rời.
Quy Nhơn, Phù Cát nghẹn lời,
Người xa Đồng Đế bỏ thời Quang Trung.

Đâu chiến tích anh hùng thuở trước.
Để bao người từng bước, lệ rơi.
Thành cao ai khóc thương Hời,
Lũng sâu dân Việt dậy lời oán than.

Lớp sóng tan vượt ngang Đà Nẵng.
Ngọn đỏ gào phố vắng Nha Trang.
Biển xanh có lắm Dã Tràng,
Lâm Đồng, Quảng Ngãi, Phan Rang đổi hồng.
Mời đọc thêm

Thứ Tư, 27 tháng 4, 2016

Bị lộ, Hồ giết cả nhà anh Kim Đồng, Vừ A Dính, Võ Thị Sáu rồi… phong Thiếu Niên Anh Hùng!

Nguyễn Hồn Việt - Danlambao - “Chiến tranh, mất mát quá nhiều, hy sinh quá lớn, việc xây dựng một hình tượng điển hình để tuyên truyền âu cũng là việc không xấu lắm. Nên việc tranh cãi Lê Văn Tám có thật hay không có thật tôi cũng không quan tâm lắm.

Nhưng có một câu chuyện tôi giành sự quan tâm lớn, đó là: Hình như những gia đình bị cs của Hồ thủ tiêu, thảm sát cả nhà rồi cs Hồ lại dựng con cái họ lên làm “biểu tượng Anh Hùng”! Nếu quả thực có chuyện đó thì cs Hồ quá tàn ác, quá nhẫn tâm… nói chung là không bút nào tả xiết, không từ nào tả nổi!”
Mời đọc thêm

Thứ Ba, 26 tháng 4, 2016

Brisbane - ANZAC DAY 2016




NgocAnhLe: ANZAC DAY is the day that Australia commemorates wounded and died soldiers involving in wars including the war in Vietnam. Indeed, on the basis of every 25th of April, at the dawn, thousands of people across Australia, being guided by conscience, together gathered in front of war memorials to remember the sacrificed soldiers for the survival of the country. This memorial rite is also known in English as the Dawn Service.

ANZAC (Australian and New Zealand Army Corps) was the Australian and New Zealand troops, had to stand bravely fighting in the Battle of Gallipoli in 1915. In a short time, the reputation of this army quickly spread far; soldiers of this army became a symbol of resilience fighting spirit and the ethnic pride of Australia transmitted until today.
Mời đọc thêm

Thứ Hai, 25 tháng 4, 2016

Hỏi về cá chết là “gây tổn hại cho đất nước”


Danlambao - Thứ trưởng bộ tài nguyên môi trường Võ Tuấn Nhân “nạt” phóng viên khi bị chất vấn về nguyên nhân dẫn đến thảm hoạ cá chết hàng loạt ở miền Trung. 

Trước đó, trong buổi họp báo tối ngày 27/4/2016, ông Nhân cũng đã lên tiếng bênh vực việc xả chất thải độc hại của tập đoàn Formosa khi tuyên bố: “Chưa có bằng chứng để xác định Formosa và cảng Vũng Áng có liên quan đến cá chết”.

Sau đó, trong cuộc phỏng vấn được phát hình trực tiếp trên facebook báo Thanh Niên, vị thứ trưởng này bèn tỏ thái độ tức giận, rồi bỏ đi khi một nữ phóng viên chất vấn về việc kim loại nặng Crom trong nước biển Lăng Cô cao gấp 9 lần mức cho phép.
Mời đọc thêm

Chủ Nhật, 24 tháng 4, 2016

Ban nhạc Viet Cong chính thức đổi tên vì phản ứng công luận

Ban nhạc Canada có tên Viet Cong đã chính thức đổi tên thành Preoccupations sau nhiều chỉ trích.
Share
VOA - Ban nhạc rock người Canada có tên Viet Cong chính thức lên tiếng xin lỗi và đổi tên mới thành Preoccupations sau khi gặp nhiều chỉ trích vì tên gọi của ban nhạc khơi dậy vết thương lòng nơi các nạn nhân của chế độ cộng sản tại Việt Nam.

Việt Cộng, tên của quân đội Mặt trận Giải phóng Quốc gia đã chiến đấu chống lại lực lượng miền Nam Việt Nam và Hoa Kỳ, bị tố cáo là đã gây ra những hành động tàn bạo đối với thường dân trong cuộc chiến Việt Nam.

Ban nhạc nói họ quyết định đổi tên sau nhiều cuộc đối thoại với cộng đồng người Việt hải ngoại, lắng nghe và thấu hiểu tâm tư của họ.

Cộng đồng người Việt ở nước ngoài đa số là những người tị nạn chế độ cộng sản. Trong số này có những người đã bị đày ải trong ngục tù cộng sản, những người phải bỏ nước ra đi tìm đường tự do, những người mất mát người thân, những người liều chết vượt biển trong những cuộc vượt thoát sau ngày 30/4/75 khi quân đội cộng sản Bắc Việt đánh chiếm miền Nam.
Mời đọc thêm

Những cơn biến động nhân gian

Hàng chục ngàn người chạy xô đẩy tranh nhau vào được khu vực đền Thượng, nơi tổ chức lễ giỗ tổ Hùng Vương năm nay. Courtesy of baoninhbinh.org.vn


Share
Tuấn Khanh - Hình ảnh hàng chục ngàn người chạy xô đẩy tranh nhau vào được khu vực đền Thượng, Phú Thọ làm lễ giỗ tổ Hùng Vương năm nay đã mang lại cho không ít người chứng kiến cảm giác sợ hãi.

Không phải sợ hãi vì sự hỗn loạn, đạp nhau có thể thiệt hại nhân mạng, mà kinh hoàng vì đó là hình ảnh của cơn biến động nhân gian, mà tín ngưỡng chỉ là một cái cớ.
Nhân dân được mời vào các phong trào nhộn nhịp với thần linh xa xôi, tổ tiên huyền sử nhưng lãng quên đất nước đang ngồi trên lửa với nợ công quốc gia, thực phẩm nhập khẩu vào đầu độc từng gia đình và tham nhũng kinh tế.
Việc thờ cúng các đời huyền sử Hùng Vương như một cách ghi nhớ tổ tông, giống nòi không phải là chuyện lạ, mà đã có từ cả trăm năm nay.
Mời đọc thêm

Thứ Bảy, 23 tháng 4, 2016

Cá chết ven biển miền Trung và vai trò của các cơ quan chức năng

Nhiều loài cá được người dân nuôi ở hồ nuôi ven biển xã Lộc Vĩnh, huyện Phú Lộc (Thừa Thiên - Huế) chết trắng, dạt bờ. Ảnh, chú thích: Đắc Đức (Congly)
Share
Mẹ Nấm - Danlambao - Từ ngày 6/4/2016 tình trạng cá chết hàng loạt dọc bờ biển từ Hà Tĩnh đến Quảng Trị được công bố trên nhiều tờ báo. Các cơ quan chức năng mất khá nhiều thời gian để tìm kiếm nguyên nhân.

Hơn 2 tuần sau khi sự cố gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống và kinh tế của người dân sinh sống và nuôi trồng thủy sản dọc bờ biển miền Trung, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên Môi trường, ông Trần Hồng Hà có chỉ đạo: “Khẩn trương đẩy nhanh tiến độ làm rõ nguyên nhân cá chết hàng loạt ở ven biển miền Trung" trong buổi họp với các đơn vị chức năng của Bộ TNMT." (1)

Trước đó Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Quảng Bình cho hay đã có văn bản kết luận nguyên nhân cá chết ở vùng biển ven bờ. Qua phân tích mẫu nước, mẫu cá chết, kết quả cho thấy “cá chết hàng loạt không phải do tác nhân vi khuẩn, virus mà do yếu tố gây độc trong môi trường nước".
Mời đọc thêm

Thứ Sáu, 22 tháng 4, 2016

Chuyện đám cưới khách là cựu tù nhân lương tâm

Share
Lê Hải Lăng - Danlambao - Cái tên Phạm Thanh Nghiên không xa lạ gì với người Việt. Cái tên Huỳnh Anh Tú cũng thế. Hai người đã có 18 năm tù dưới chế độ CSVN độc tài đảng trị. Họ đến với nhau bằng tình yêu đôi lứa qua những ngày tháng dấn thân tranh đấu cho tình yêu quê hương xứ sở. Nghiên là biểu tượng ôm chặt hải đảo Hoàng, Trường Sa cho mẹ Việt Nam âu yếm. Tú là hiện thân tiếng chim đong ước vọng tự do hát nghêu ngao trong bầu trời dân chủ. Họ đến với nhau bằng hai thứ tình gắn bó. Họ cưới nhau ngày Chủ nhật 17 tháng 4 năm 2016 tại nhà thờ Dòng Chúa Cứu Thế, Sài Gòn.

Theo FB Huỳnh Công Thuận: “Tiệc cưới của hai Tù Nhân Lương Tâm Huỳnh Anh Tú & Phạm Thanh Nghiên chỉ có mặt 30 TÙ NHÂN LƯƠNG TÂM nhưng tổng cộng họ đã ở cả 200 năm tù trong chế độ CSVN này... Thượng tọa Thích Thiện Minh 26 năm, chú rể Huỳnh Anh Tú 14 năm, Mai Thị Dung 11 năm, Võ Văn Bửu 9 năm, cô dâu Nguyễn Thanh Nghiên 4 năm,... Ngoài ra còn có BS Nguyễn Đan Quế, LS Lê Công Định, GS Phạm Minh Hoàng, KS Phạm Bá Hải, KS Đinh Nhật Uy, Ký giả Trương Minh Đức, Đỗ Thị Minh Hạnh, Nguyễn Bắc Truyển, SV Nguyễn Phương Uyên, MS Dương Kim Khải, MS Nguyễn Hồng Quang... Chưa kể những người bạn tù không đến tham dự được như "người tù thế kỷ" Nguyễn Hữu Cầu 37 năm, Nguyễn Tuấn Nam 21 năm, Trần Hoàng Giang 15 năm... ”
Mời đọc thêm

Thứ Năm, 21 tháng 4, 2016

J.B Nguyễn Hữu Vinh: Cán bộ đánh dân vì cạnh tranh kinh tế

Cảnh sát đuổi người biểu tình ủng hộ dân chủ trong đám tang của bất đồng chính kiến Việt Hoàng Minh Chính tại một tang lễ ở Hà Nội, ảnh chụp ngày 16 tháng 2 năm 2008. AFP PHOTO

Share



"Xin chào" - Chào cái gì?

Tin tức các báo VN ngày 20/4 nóng bởi những thông tin về việc Công an Huyện Bình Chánh khởi tố và Viện KS cùng cấp phê duyệt Lệnh khởi tố một chủ quán cafe vì dám cạnh tranh với Căn tin của Công an Huyện.

Lệnh khởi tố căn cứ vào việc quán cafe mở ra nhưng thiếu đăng ký kinh doanh chậm những... 5 ngày.

Ông Tấn cho biết vì muốn chọn ngày tốt khai trương nên dù chưa có giấy phép kinh doanh ông đã khai trương và hoạt động vào ngày 8/8/2015. “Đến ngày 13/8/2015, Công an Huyện Bình Chánh đến kiểm tra, lập biên bản vi phạm hành chính về việc tôi kinh doanh không có giấy phép. Tôi có cung cấp biên lai hẹn cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của UBND Huyện Bình Chánh vào ngày 19/8/2015. Tuy nhiên, ngày 18/8/2015, Công an Huyện Bình Chánh vẫn ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính 5 lỗi vi phạm đối với tôi, số tiền phạt 17 triệu đồng. Tôi đã đóng phạt”, ông Tấn nói.
Mời đọc thêm

Thứ Tư, 20 tháng 4, 2016

Những cơn biến động nhân gian

Share
Tuấn Khanh - Hình ảnh hàng chục ngàn người chạy xô đẩy tranh nhau vào được khu vực đền Thượng, Phú Thọ làm lễ giỗ tổ Hùng Vương năm nay đã mang lại cho không ít người chứng kiến cảm giác sợ hãi.

Không phải sợ hãi vì sự hỗn loạn, đạp nhau có thể thiệt hại nhân mạng, mà kinh hoàng vì đó là hình ảnh của cơn biến động nhân gian, mà tín ngưỡng chỉ là một cái cớ.

Việc thờ cúng các đời huyền sử Hùng Vương như một cách ghi nhớ tổ tông, giống nòi không phải là chuyện lạ, mà đã có từ cả trăm năm nay.

Kể cả lúc chưa thống nhất đất nước, ngày giỗ tổ Hùng Vương ở miền Nam cũng là một ngày lễ trọng thị. Nhưng mãi đến năm 1995 thì ngày lễ này mới được chính thức nhìn nhận trên cả nước, vào ngày 10/3 âm lịch.

Bất ngờ vào ngày lễ năm nay, hình thức vọng bái mang hình thái tín ngưỡng dân gian này trở thành đại lễ quốc gia, tạo nên một cuộc biến động khó lường.

Nếu tĩnh tâm nhìn lại, người dân trên đất nước này đang bị dắt tay đi vào vô số những cuộc vui – biến động nhân gian như vậy.

Từ nhiều năm nay, từ các lễ hội “cấp quốc gia” cho đến các cuộc vui rầm rộ như bóng đá, con người bị hút theo. Khóc cười nghiêng ngả. Bùng phát các phong trào giành lộc, xin ấn, nhét tiền vào tay Phật, rồi gào thét theo đường bóng bất lực của đội tuyển quốc gia trong giấc mơ không tưởng như bánh vẽ, so với hiện thực.
Mời đọc thêm

Thứ Ba, 19 tháng 4, 2016

Vì sao những người đấu tranh dân chủ tự ứng cử ĐBQH đều thất bại?

Share
Kami - Cuộc chơi tự ứng cử Đại biểu Quốc hội khóa 14 đã khép lại, với kết quả là hầu hết ứng cử viên độc lập ra tranh cử ĐBQH đã bị loại khỏi danh sách bầu cử sau những hội nghị hiệp thương. Điều đó không hề gây bất ngờ, vì ai cũng biết rằng trong một cuộc bầu cử vào cơ quan quyền lực cao nhất theo quy định của hiến pháp, nhưng thực hiện theo quy chế "Đảng cử, Dân bầu" thì mọi việc đều phải tuân thủ theo một kịch bản mà đảng đã vạch sẵn và việc ai sẽ được họ "bế" vào ngồi ghế đại biểu cho nhân dân cũng đã được sắp xếp sẵn sàng rồi
Mời đọc thêm

Thứ Hai, 18 tháng 4, 2016

Làm thế nào để chấm dứt tình trạng thực phẩm độc hại trên thị trường Việt Nam?

Share
Triết Học Đường Phố - Tôi tin không người Việt nào có lương tri mà có thể yên tâm ăn ngủ khi nghĩ về cái dịch ung thư đang xảy ra ở Việt Nam. Một trong những nguyên nhân chính là người Việt đang phải ăn và uống hàng ngày các loại thực phẩm độc hại, được tuồn từ Trung Quốc và từ chính người Việt làm ra. Rõ ràng để giải quyết vấn nạn này, cần có nhiều biện pháp đồng bộ về luật pháp, về kinh tế, về giáo dục, về chính trị. Không thể ra luật cấm, xử phạt thật nặng là xong, vì nó cũng giống như tham nhũng và trộm cắp. Luật pháp xử rất nặng các tội này, có khi là chung thân và tử hình thế mà tham nhũng ngày càng phát triển, trộm cướp ngày càng lộng hành táo tợn hơn. Muốn chấm dứt được tình trạng thực phẩm độc hại trên thị trường cần phải có một nền kinh tế thị trường tự do, một nền chính trị dân chủ, một nền pháp trị, và một xã hội tôn trọng dân quyền. Đây không là giải pháp mới, đây cũng không là hiến kế cho chính quyền cộng sản, đây chỉ là đang trả lời câu hỏi vì sao của hàng triệu người dân Việt Nam trước đại dịch ung thư, quốc nạn tham nhũng, bắt cóc trẻ em và phụ nữ, cướp bóc, lộng hành. Bài viết này chỉ xin nhấn mạnh đến vấn đề nhận hối lộ và thực phẩm độc hại. 
Mời đọc thêm

Chủ Nhật, 17 tháng 4, 2016

Sự khẩn thiết cho một nền tự do báo chí

Share
Triết Học Đường Phố - Báo chí là sự kiện, và sự kiện liên quan đến thông tin. Thông tin phải là thông tin đa chiều, và có tính sự kiện. Thông tin có tính sự kiện có nghĩa là chuyện gì đang xảy ra thì phải truyển tải đúng như nó là, không bóp méo, diễn giải một chiều. Thứ hai phải là đa chiều, tức là có cái nhìn tổng thể, không định hướng và không được chủ quan. Bởi vậy, đối với tôi mà nói nghề làm báo là nghề cao quý. Lý do đơn giản là vì người làm báo là người truyền tải sự thật, và hiểu về giá trị của hiện tại hơn ai hết. Báo chí theo một cách nào đó cũng chính là người đang làm công việc giáo dục, và đang tự học hỏi từng ngày.

Mời đọc thêm

Thứ Bảy, 16 tháng 4, 2016

Công an trị và lạm dụng quyền lực

Share
Luật sư Đào Tăng Dực - Danlambao - Hiện tượng thượng sĩ công an Lương Việt Hà công khai đánh thanh niên Phạm Thiện Minh Phong (28 tuổi) đến chấn thương sọ não trước thanh thiên bạch nhật, chỉ là một trong hằng vạn sự cố, vốn là kết quả của quan điểm sai lầm mà đảng CSVN gọi là pháp chế xã hội chủ nghĩa (socialist rule of law).

Trên bình diện vĩ mô (macro), quan điểm lạ lùng này giả định rằng tuy hiến pháp khắc ghi những nhân quyền căn bản, nhưng người dân bản chất rất “hư hỏng” và luôn có khuynh hướng lợi dụng các nhân quyền để vi phạm những lợi ích nhà nước mà đảng đang quản lý. Chính vì thế, đảng ra lệnh cho quốc hội bù nhìn thông qua nhiều luật vi hiến và vi phạm nhân quyền để răn đe những công dân hư hỏng này.
Mời đọc thêm

Thứ Sáu, 15 tháng 4, 2016

Tản mạn 30/4: Mưng mủ một vết đau

Share
Hồn Nhiên - Danlambao - Cứ mỗi khi tháng 4 đến, trong tôi lại ùa về trùng trùng những ký ức. Tôi không có thói quen sống hoài niệm, nhưng có những khoảnh khắc làm cho tôi không thể nào quên.

Ba Mẹ tôi rất đông con, ngày mất nước mẹ tôi còn ôm cái bụng bầu em bé út thứ 10 sắp khai hoa nở nhụy. Thường thì gia đình đông con người ta gọi là Phúc, nhưng phúc đâu không thấy, chỉ thấy tai họa ập xuống đầu gia đình tôi khi cộng quân tràn về chiếm đóng. Ngày đó, với trí óc non trẻ, tôi nghĩ chắc không bao lâu đâu, rồi việt cộng sẽ rút, giống như xem phim những căn cứ địa bị vc chiếm đóng rồi sau đó có một quân đoàn dù hay thiết giáp gì đó sẽ tới giải vây. Nhưng không phải vậy. Tôi thấy trên gương mặt Ba tôi vẻ đăm chiêu thường xuyên xuất hiện. Mẹ tôi thì cáu gắt hơn mọi ngày. Anh chị tôi thì ngơ ngác, duy chỉ có các em tôi là vô tư nô đùa. Còn tôi thì đắm mình trong sách báo, hay nghe ngóng radio (hồi đó tôi mê nghe đài Mẹ Việt Nam lắm).
Mời đọc thêm

Thứ Năm, 14 tháng 4, 2016

Cái ác trỗi dậy, vì người Việt không còn niềm tin

Image: All Lost is Hope by Kira Usagi
Share
tuankhanh - Người Việt đang bị đay nghiến là những kẻ độc ác với đồng loại. Rất nhiều chứng cứ cho thấy tâm tính ngàn đời của dòng giống Lạc Hồng đang vào cơn lốc thay đổi đến chóng mặt: hàng ngàn người va chạm nhau trong dịp lễ Tết, xung đột đến mức vào bệnh viện, nông dân âm thầm bỏ hóa chất vào ruộng đồng, người chăn nuôi bơm thuốc độc vào sản phẩm trước khi mang ra chợ. Đất nước như đang vào một cuộc nội chiến không tên gọi. Cuộc chiến không có người chiến thắng mà chỉ có tự hủy diệt như trong đấu trường La Mã Colosseum, còn những kẻ chủ mưu nào đó thì hò hét và vỗ tay trên các khán đài.

Hóa ra, như cách nói hiện nay thì người Việt âm ỉ mang cái ác trong lòng từ lâu, chỉ chờ thời cơ để bùng nổ hay sao? Dân tộc ngàn đời sống với lúa nước, với chài lưới hiền lành lại giao truyền lại cho nhau tính hiếu sát?
Mời đọc thêm

Thứ Tư, 13 tháng 4, 2016

Tù nhân lương tâm Nguyễn Viết Dũng mãn hạn tù

Share
CTV - Danlambao - Sáng nay 13/4/2016, Tù nhân lương tâm Nguyễn Viết Dũng đã rời khỏi Trại giam số 2 (Hà Nội) trong sự chào đón của gia đình và bạn bè cùng chí hướng. 

Dũng bước khỏi cổng nhà tù trong sự vui mừng lẫn ngạc nhiên của những người đi đón anh. Trên ngực áo của người thanh niên yêu nước này là hình ảnh lá cờ vàng ba sọc đỏ và trên cánh tay trái của Dũng được xâm hai chữ "Sát Cộng" rất lớn và hàng chữ nhỏ "Government should be afraid of people..." (Chính quyền nên sợ người dân). Gương mặt hiền lành của Dũng toát lên vẻ tự tin và rắn rỏi.
Mời đọc thêm

Thứ Ba, 12 tháng 4, 2016

"Kiếp Lưu Vong"

Share
Cao-Đắc Tuấn - Danlambao - Tóm lược: Nguyễn Viết Dũng, một thanh niên sinh sống tại Việt Nam, viết bài thơ "Kiếp Lưu Vong," mô tả nỗi đau xót của tuổi trẻ trong cuộc sống đọa đầy dưới sự cai trị cộng sản. Bài thơ biểu lộ nỗi niềm đau thương của một thanh niên sống trên quê cha đất mẹ nhưng tưởng như đang sống kiếp lưu vong nơi xứ lạ quê người, vì đất nước anh đang bị cai trị bởi cộng sản. Bài thơ gửi các câu hỏi đến toàn thể dân Việt Nam là lời kêu gọi nhắc nhở toàn dân đến lịch sử oai hùng và niềm thiết tha giành lại tự do đã bị cộng sản cướp đi. "Kiếp Lưu Vong" là một bài thơ chính trị tuyệt diệu, dùng thể loại thơ bốn câu vần liên kết, thích hợp cho mục tiêu kêu gọi đấu tranh. Những ẩn dụ độc đáo diễn tả ý tưởng chống đối và kêu gọi một cách tinh tế. Qua các câu hỏi tu từ, bài thơ có tác dụng thuyết phục rất hiệu quả trên giới trẻ tại Việt Nam hiện nay, và do đó cần được truyền bá rộng rãi.

***

Vào ngày 30 tháng 4 năm 2014, một lá cờ vàng ba sọc đỏ, quốc kỳ nước Việt Nam Cộng Hòa (VNCH), bay phất phới trên nóc nhà một căn nhà tại Nghệ An. Đây là lần đầu tiên trong lịch sử, lá cờ chính nghĩa của VNCH tung bay công khai trên đất nước Việt Nam sau ngày cộng sản xâm lăng và chiếm đóng quốc gia VNCH vào ngày 30 tháng 4 năm 1975. Sự kiện lá cờ VNCH bay trên nước Việt Nam vào ngày quốc hận 30 tháng 4 cho thấy dân tộc VNCH vẫn còn sống hùng mạnh và nước VNCH chỉ đang bị chiếm đóng bởi nhóm cộng sản (Xem, thí dụ như, Cao-Đắc 2015a). Lá cờ VNCH đó do Nguyễn Viết Dũng, biệt danh "Dũng Phi Hổ," một thanh niên 28 tuổi lúc bấy giờ, tự làm và treo trên nóc nhà anh. 

Mời đọc thêm

Thứ Hai, 11 tháng 4, 2016

Cộng Đồng Người Việt Tự Do Queensland biểu tình phản đối quán "Uncle Ho" ở Brisbane.

BS Bùi Trọng Cường đương kim Chủ Tịch Cộng Đồng Người Việt Tự Do Queensland lên tiếng phản đối trên 7 News về quán "Uncle Ho" ở Brisbane. Photo: 7 News.
Share

Nhà Hàng Mang Tên Uncle Hồ Bị Phản Đối Đổi Thành Nhà Hàng Bác Bia Hơi

“Bác Hồ” đổi tên ở Brisbane! Phóng sự bằng hình thu thập từ phóng sự của đài số 2 (ABC), số 7, số 9 và số 10, ngày 10/4/2016. – Sau 41 năm, cái tên Hồ chí Minh vẫn bị đánh bật khỏi cộng đồng Việt Nam hải ngoại. – Điểm son là sự góp mặt của giới trẻ lớn lên sau 1975 và những tráng niên của thế hệ 1970’s. – Ba vị chủ tịch Cộng Đồng, đương kim và cựu, của 20 năm qua đồng có mặt và lên tiếng. Đoàn kết, tiếp nối, giữ vững lập trường là truyền thống của các Cộng Đồng tiểu bang và liên bang Úc châu. – “Bác Hồ” bị đổi tên thành “Bác Bia Hơi”! Không biết những người tôn sùng họ Hồ cảm thấy thế nào? Xin xem thêm lời ghi chú của từng hình.

Mời xem phóng sự bằng hình cuả Bác sĩ Nguyễn Văn Hoàng (Brisbane, Queensland, Australia).
Mời đọc thêm

Chủ Nhật, 10 tháng 4, 2016

Trung Cộng đang bức tử cả nước Việt Nam

Share
Bùi Tín - Lâu nay nhiều nhà quan sát và bình luận đã phân tích khá nhiều về hành động xâm lăng kinh tế của Trung Quốc đối với Việt Nam. Là người vẫn theo dõi mọi mặt của mối quan hệ Việt Nam - Trung Quốc, tôi muốn góp ý thêm rằng đâu phải TQ chỉ xâm lăng về kinh tế, mà chúng còn đang kẹp chặt Việt Nam về mọi mặt từ 2 hướng Đông và Tây, đồng thời thọc sâu từ đầu đến bụng xuống tận chân cẳng đất nước ta.

Gọng kìm phía Đông là các căn cứ quân sự ở đảo Hải Nam, ở quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa đi sâu xuống tận vùng biển Malaysia, Indonesia, với hàng trăm chiến hạm, máy bay, giàn radar, tên lửa, hàng ngàn tàu hải chính, hải giám, tàu chấp pháp, hàng vạn tàu đánh cá vũ trang, hàng ngày giết hại, xua đuổi, phá thuyền của ngư dân ta từ Bạch Long Vỹ đến ven biển Nghệ Tĩnh, Nam Ngãi, Khánh Hòa, coi cả vùng như là ao nhà của chúng.

Gọng kìm phía Tây không có tiếng động của vũ khí, nhưng là dòng chảy của sông Mekông, lợi hại không kém gì những vũ khí ở biển Đông. TQ đã xây dựng hàng chục đập lớn nhỏ trên đất Vân Nam, đặc biệt lớn là đập Cảnh Hồng, thêm một số đập ở Lào và hồ chứa cực lớn Tonlé Sap ở Campuchia, làm cho Nam Tây nguyên (đặc biệt là vùng Buôn Ma Thuột – Đắk Lắk), cả miền Tây Nam bộ gồm 13 tỉnh đang bị hạn hán vào mùa khô, đất nứt nẻ lớn, lúa và các loại ngũ cốc, cây trồng từ hoa quả đến cây công nghiệp cà phê, cao su, hạt tiêu đều mất mùa lớn, cá tôm cua trở nên khan hiếm, cả một vùng vựa lúa lớn nhất nước đang ngắc ngoải, hết khô cằn lại bị nhiễm mặn nặng, chăn nuôi hiếm cỏ, làm cho hàng mươi triệu gia đình nông dân vốn khá giả bỗng trở nên bần cùng, chưa có lối thoát. Chỉ vì đảng CS cầm quyền và Nhà nước thiếu nhìn xa trông rộng, mê say làm thủy điện tràn lan, nước đến chân mới nhảy, nay chỉ còn van xin ông TQ mở rộng cửa các đập trên thượng nguồn, nhưng cả TQ, Thái Lan và Lào, Campuchia đều lo trữ nước do thiên tai El Nino ập đến theo chu kỳ.
Mời đọc thêm

Thứ Bảy, 9 tháng 4, 2016

Vì sao người Việt vẫn bỏ nước ra đi?

Chiếc tàu Cap Anamur 2 cập cảng Hamburg năm 1986 với 286 thuyền nhân Việt Nam trên tàu. Photo courtesy of wdr.de
Share
Hòa Ái - RFA - Kể từ khi chiến tranh kết thúc vào cuối tháng 4 năm 1975 cho đến nay, đa số người dân trong nước vẫn luôn ôm ấp và thực hiện giấc mơ được định cư ở nước ngoài. Mới đây nhất, Đại biểu Quốc hội Trương Trọng Nghĩa đề nghị Chính phủ Việt Nam phải làm cho đất nước thực sự trở thành nơi đáng sống chứ không phải muốn ra đi. Hòa Ái sơ lược các làn sóng di dân của người Việt suốt hơn 4 thập niên qua cũng như tìm hiểu nguyên nhân vì sao giấc mơ này vẫn còn đó dù chính quyền Hà Nội luôn cho rằng Việt Nam độc lập, ổn định và phát triển.
Hiện nay nhiều trí thức giỏi không về nước làm việc, doanh nhân thành đạt muốn ra đi, một bộ phận cán bộ, công chức về hưu hay đương chức cũng tìm cách cho mình hay con cháu mình định cư ở nước ngoài.
- Đại biểu Quốc hội Trương Trọng Nghĩa
Theo số liệu thống kê của Cao ủy Tị nạn Liên Hiệp Quốc, từ sau ngày 30 tháng 4 năm 1975 cho đến cuối năm 1995, có khoảng gần một triệu người Việt Nam bỏ nước ra đi và ước chừng phân nửa trong số này bị thiệt mạng trên đường vượt biên. Cuộc vượt thoát trốn chạy chế độ cộng sản của người Việt trong 2 thập niên đầu tiên kể từ khi chiến tranh kết thúc đã gây chấn động dư luận thế giới và Hoa Kỳ cũng như các quốc gia Tây Âu dang tay đón nhận những người Việt may mắn còn sống sót trong hành trình tìm tự do của họ. Từ cuộc di dân mang tính lịch sử này dẫn đến nhiều đợt di dân của vài triệu người Việt khác suốt 4 thập niên qua theo chương trình bảo lãnh đoàn tụ gia đình.
Mời đọc thêm

Thứ Sáu, 8 tháng 4, 2016

Thủ mới lại... hứa

Share
Hạ Trắng - Danlambao - Thủ cũ hứa, thủ mới hứa, thủ nào cũng hứa. Nhưng rồi chỉ thấy đồng chấy thủ lợi mang tên thủ lợn. Cuối cùng, cũng vẫn người dân là... thúc thủ!!!

Sáng 7/4/2014, Quốc hội (nghị gật) đã bỏ phiếu kín bầu đề cử viên duy nhất của đảng là ông Nguyễn Xuân Phúc làm Thủ tướng, kế nhiệm ông Nguyễn Tấn Dũng vừa về vườn để vui thú điền viên và làm người tử tế theo định hướng xã hội chủ nghĩa.

Theo công bố của Ban kiểm phiếu, ông Phúc nhận được 90,28% tỉ lệ phiếu tán thành, 8,91% tỉ lệ không tán thành cho chức danh Thủ tướng. Tương đương với 446/490 đại biểu có mặt đồng ý và 44 đại biểu không đồng ý.

Trong các cuộc bầu bán quyền lực kiểu cộng sản, tỉ lệ phiếu bầu cao chất ngất (hơn 90% đến 99,9%) là chuyện bình thường. Vì như thế mới thể hiện được tinh thần “toàn dân một lòng theo đảng”, đúng như đảng nhận vơ từ khi ra đời. Kể cả các bài diễn văn, lời tuyên thệ nhậm chức cũng giống nhau đến 99,9%, chỉ khác tên họ và chức danh để nhân dân khỏi lộn, khỏi bị “râu ông nọ cắm cằm bà kia”.
Mời đọc thêm

Thứ Năm, 7 tháng 4, 2016

Góc nhìn khác về xã hội Việt Nam: Xã hội Việt Nam đang mục nát, thối rữa, và tàn tạ theo từng giờ.

Share
Triết Học Đường Phố - Xã hội Việt Nam đang mục nát, thối rữa, và tàn tạ theo từng giờ. Tôi nghĩ chỉ những ai quan tâm đến cải thiện xã hội sẽ nhận ra được sự thực này. Vì thế, chúng ta những con người muốn thay đổi xã hội, chúng ta phải nghiêm túc truy xét toàn bộ cấu trúc vận hành của xã hội này, phải thật sự thâm nhập sâu vào nó để có thể thấy toàn thể cái vận hành của nó. Tôi nghĩ chỉ khi thấy được cái tổng thể này, hiểu rõ toàn cấu trúc đang mục nát và thối rữa này, chúng ta mới biết làm gì để thay đổi nó.
Mời đọc thêm

Thứ Tư, 6 tháng 4, 2016

Ứng viên Thủ tướng Việt Nam và câu hỏi còn bỏ ngỏ

Share
VOA - Thủ tướng Dũng sẽ chính thức bị miễn nhiệm trước thời hạn, mở đường cho ông Nguyễn Xuân Phúc lên thay, trong khi dư luận vẫn “nóng” trước thông tin về “khối tài sản lớn” của vị phó thủ tướng này.

Theo lịch trình, Quốc hội Việt Nam sẽ dành cả tuần này để “kiện toàn các chức danh còn lại trong bộ máy nhà nước”, trong đó có việc phê chuẩn thủ tướng và các bộ trưởng.

Sau khi miễn nhiệm đương kim Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trước thời hạn, chủ tịch nước trình danh sách đề cử để quốc hội bầu thủ tướng với một ứng viên duy nhất được giới thiệu là ông Phúc.
Chắc chắn là hồ sơ của những người như của ông Phúc có việc kê khai tài sản nhiều năm rồi. Bây giờ, cái mà lẽ ra phải làm từ lâu, là ông không cần phải công khai trên báo, trên mạng, nhưng đối với hồ sơ lưu trữ đấy, tôi là một nhà báo, tôi có thể đến yêu cầu cung cấp cho tôi hồ sơ về tài sản của ông Phúc chẳng hạn, và lúc đó, tôi có thể sử dụng thông tin đấy một cách rất là bình thường. Đó là một sự minh bạch, và sẽ đánh tan tất cả các tin đồn.
Tiến sỹ Nguyễn Quang A nói.
Những ngày qua, nhiều người sử dụng mạng ở Việt Nam lại đặt câu hỏi về thông tin chưa được kiểm chứng độc lập về “khối tài sản lớn” của ông Phúc ở cả Việt Nam lẫn Mỹ mà một trang blog “vô thừa nhận” là “Chân Dung Quyền Lực” từng nêu lên từ đầu năm ngoái.
Mời đọc thêm

Thứ Ba, 5 tháng 4, 2016

Bốn mươi mốt cái xuân hận

Share
Cánh Dù lộng gió - Danlambao - Xoay qua, xoay lại đã 41 năm kể từ ngày Quốc Hận đầu tiên 30 tháng 4 năm 1975. Ngày mà có trăm người vui, có vạn người buồn, tôi không có ý nói theo Võ Văn Kiệt, tôi chỉ muốn nói số vui chỉ là số ít, còn lại toàn bộ miền Nam là một màu tang trắng. Tôi đã để tang trong ngày này, vì đất nước tôi, miền Nam tôi bắt đầu tang tóc, bắt đầu những ngày đen tối dưới tay của bên thắng cuộc.

Mời đọc thêm

Tuyên Cáo của Tuổi Trẻ Việt Nam