Thứ Năm, 2 tháng 5, 2013

Sinh hoạt của Người Việt Quốc Gia tại Úc Đại Lợi....

Cờ Việt Nam Cộng Hòa trên khăn choàng của một giới chức Úc Đại Lợi, trong ngày Anzac Day 2013.. 

Xin chuyển đến Quý Vị, Quý NT và CH...

Hình ảnh , bài viết, thơ về những sinh họat của Cộng Đồng Người Việt Quốc Gia tại Úc Đại Lợi..

1.- Diễn hành của Hội Cựu Quân Nhân QLVNCH, tiểu bang Queensland, trong ngày Anzac Day 2013 tại Brisbane.
Được biết: 
** ANZAC: Australian and New Zealand Army Corps.
** Anzac Day được xem như là ngày Chiến Sĩ Trận Vong của Úc Đại Lợi và Tân Tây Lan... 
( Nếu không đúng xin Qúy Vị bổ túc..Cám ơn ). 

2.- Bài thơ: Những Viên Đạn Đúc Bằng Máu Tim của Chiến Sĩ Võ Đại Tôn, viết nhân dịp tham dự biểu tình Quốc Hận lần thứ 38, trước tòa đại sứ cộng sản Việt Nam tại Canberra.. 

Xin mời Quý Vị xem , để tường...

BMH 

Mời đọc thêm

THÁNG TƯ




( Tặng các bạn bè, bà con Kiều Bào - Hải Ngoại, các thân nhân liệt sĩ và những người lính Cộng Hoà )

Tháng Tư cờ Đỏ thắm nồng
Trắng Đen đau xót nhuộm hồng Vàng son
Tháng Tư nối dải nước non
Lòng người chia rẽ xé mòn ly tan

Tháng Tư rũ bóng cờ tàn
Máu cùng nước mắt hoà tan tiếng cười
Vui ngày thống nhất nửa người
Đau ngày mất nước nụ cười bẻ cong

Tháng Tư mấy kẻ vui mong
Cũng ngần ấy kẻ khóc trong đau buồn
Ôi dòng nước mắt mặn tuôn
Hay dòng biển mặn tiễn buồm thuyền đi

Mời đọc thêm

Xin Lỗi Tháng Tư !




Thời trai trẻ ,gác bút nghiên , gác mọi ước mơ ...lên đường " đánh Mỹ !"
Cây súng trên vai , máu đỏ trong tim !
Mụ lí trí ! Hùng hục vượt Trường Sơn .
Đêm nghỉ, ngày đi, giày vẹt gót , áo sờn vai thấm lạnh !
Mẹ còng lưng vắt Kiệt sức ,mỏi mòn , thao thức đợi con về !
" Ba mươi tháng Tư"Bên Thắng cuộc ,hả hê !!!
Con trở thành kẻ " kiêu binh !" trong đoàn " quân Giải phóng !"
Nhưng ! Ba mươi tám năm sau con vô cùng thất vọng !
Không hiểu mình đi Giải phóng cho ai ???
Chỗm trệ trên cao , toàn những kẻ bất tài !
Đáy xã hội , nhiều " dân oan !" mất đất .
Những nghịch lý, tai ương...chồng chất !
Mời đọc thêm

Chức sắc 5 tôn giáo cùng ra tuyên bố chung về sửa đổi Hiến pháp

Danlambao - Hôm 1/5, Các chức sắc của 5 tôn giáo là Phật Giáo Việt Nam Thống Nhứt, Công Giáo, Tin Lành - Giáo Hội Lutheran Việt Nam - Hoa Kỳ, Cao Đài chính thống - Hội Thánh Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ Tòa Thánh Tây Ninh, Giáo Hội Phật Giáo Hòa Hảo thuần túy đã cùng nhau ra Tuyên Bố Chung về việc sửa đổi Hiến pháp 1992.

Nội dung bản Tuyên Bố Chung nhấn mạnh đến 8 điểm:

Mời đọc thêm

Ngày Quốc Tế Lao Động và những cuộc đời cần lao ở Hà Nội

Một người bán hàng rong tại Hà Nội hôm 29 tháng 9 năm 2012. RFA PHOTO/Uyên Nguyên

Uyên Nguyên, tường trình từ Việt Nam cho RFA 2013-05-01

Hà Nội, sau lễ ăn mừng 30 tháng Tư, tiếp theo, lễ Quốc Tế Lao Động, cờ hoa, băng rôn và biểu ngữ khắp phố, nhất là thành phố thủ đô của đất nước vốn do giai cấp công nhân lãnh đạo. Nhưng, cũng chính trong những ngày lễ này, có một bộ phận không nhỏ tuy vẫn biết về ngày lễ Quốc Tế Lao Động, vẫn mong mỏi được nghỉ, được ăn mừng nhưng lại không có cơ hội nào để họ giải lao. Đó là những người bán trái cây, bán nước, bán vé số dạo và những dân oan trong vườn hoa Mai Xuân Thưởng hay công viên Lý Tự Trọng.

Mời đọc thêm

Thứ Tư, 1 tháng 5, 2013

Clip vui: Bộ Chính Trị họp khẩn sau khi quái chiêu 'Đổi tiền - Quỵt nợ' bại lộ



http://www.youtube.com/watch?feature=player_embedded&v=4CyX7OiG6zc#!

Mời đọc thêm

Mỉa mai chua xót về lòng yêu nước

Lê Anh - Danlambao - Tình cờ, tôi đọc được bài phỏng vấn ông Nguyễn Thành Trung được thực hiện bởi hai tác giả Trung Dũng và Minh Nguyễn của báo Sài Gòn Tiếp Thị, sau được dẫn lại trên Dân Làm Báo. Tôi tưởng đã quên cái ngày ấy, lúc đó tôi còn nhỏ đi chạy giặc theo ba tôi, chúng tôi đã đến đảo Phú Quốc khi hay tin ông ném bom vào Dinh Độc Lập. Khi ấy tôi đã hét lên rằng quân phản bội, và hàng ngàn tiếng hét lên án hành động của ông. Rất tiếc, ông đã không chứng kiến cảnh người ta lên án ông vào cái ngày ấy. Nhưng tôi thì không thể nào quên. Và nếu như ngày hôm nay, không có cảnh ngư dân đánh cá trên lãnh thổ mình nhưng lại bị quân Trung Quốc bắn và giết một cách vô nhân đạo; nếu không có cảnh các cô gái, trẻ em bị lừa đảo làm gái mại dâm tại Campuchia và Nga, và nếu không có hàng trăm cảnh đau lòng khác mà một người Việt Nam có tình yêu với quê hương không thể làm ngơ... thì tôi có thể xin lỗi ông khi lên án, dù lúc ấy tôi chưa trưởng thành.

Mời đọc thêm

30 tháng Tư trong thế giới mạng

Người dân tại cả hai bên chiến tuyến đều chịu thiệt hại về người và của trong Cuộc chiến Việt Nam
  
Sự kiện 30/04 được chính quyền nói đế́n nhiều trên phương tiện truyền thông nhà nước và cũng là chủ đề bảo chí tiếng Việt tại hải ngoại khai thác, nhưng gần đây có thêm sự tham gia nhiều và mạnh hơn của cư dân mạng.

Là trang thu hút hàng chục triệu người Việt trong nước và ở nước ngoài sử dụng, Facebook, mạng xã hội từng bị chặn tại Việt Nam, đang xuất hiện các thông điệp tương đối trái chiều để đánh dấu sự kiện 30/04.

Tờ Dân Trí có bài mô tả rằng “các bạn trẻ treo trên tường nhà cùng với việc thay avatar hình lá cờ đỏ sao vàng Việt Nam”.

“Cộng đồng mạng còn hạ quyết tâm “nhuộm đỏ” Facebook với sự xuất hiện của quốc kì, đó không chỉ là trào lưu mà là hành động thiết thực thể hiện tình yêu với quê hương đất nước,” bài báo của Dân Trí viết.

Mời đọc thêm

Chàng trai Mỹ và 'tình yêu tuyệt vời' với tiếng Việt

Hồng Hoa - 23.04.2013 - Theo học ngành xã hội học tại trường đại học Hobart and William Smith, Sam Smukler, chàng trai người Mỹ đến từ bang New York đã nhanh chóng ‘bén duyên’ với tiếng Việt và đất nước Việt Nam cách đây hai năm. Sam đến Việt Nam và ở đó một thời gian thông qua chương trình du học do trường đại học tổ chức. Khi trở về Mỹ, vì không có nhiều người Việt ở khu vực mình sinh sống để có thể thực hành tiếng Việt, anh đã tự mình tiếp tục học tiếng Việt. Một cách mà anh chọn thực hiện đó là đăng tải lên trang Youtube những đoạn video tập nói, tập đọc báo, và thậm chí là hát những bài hát tiếng Việt với mong muốn nhận được phản hồi, đóng góp từ những người Việt.


Những video của anh nhận được rất nhiều sự quan tâm tích cực từ những bạn trẻ Việt Nam. Nhiều bạn đã băn khoăn anh đã học tiếng Việt bao lâu và như thế nào để có thế nói tiếng Việt tốt như vậy. Để trả lời những thắc mắc này, VOA Việt ngữ đã liên lạc và trò chuyện nhanh với anh để giúp mọi người hiểu nhiều hơn về chàng thanh niên thích học tiếng Việt này. Xin mời quý vị cùng lắng nghe cuộc phỏng vấn với Sam Smukler do Hồng Hoa thực hiện.

Mời đọc thêm

38 năm sau ngày 30 tháng 4

Cộng đồng người Việt tại Houston tổ chức kỷ niệm Ngày 30 tháng Tư.

Nguyễn Phục Hưng - 30.04.2013 - HOUSTON, TEXAS — Đối với người Việt Nam, 30 Tháng Tư là một ngày có lẽ không bao giờ quên được. Với những người yêu chuộng tự do, dù ở trong nước hay hải ngoại, Tháng Tư 1975 vẫn được nhắc đến là "Tháng Tư Đen". Trong khi nhà nước Cộng Sản coi ngày 30 tháng Tư là "ngày mừng chiến thắng" thì những người yêu chuộng tự do lại coi đây là "Ngày Quốc Hận". Houston là một nơi có nhiều người Việt tị nạn Cộng sản tại Hoa Kỳ và năm nào người Việt cũng tổ chức kỷ niệm Ngày 30 tháng Tư rất trọng thể.

Tối ngày 28 tháng Tư năm nay, nhiều người Việt đến tham dự "Ngày Quốc Hận' trong khu Tượng Đài Chiến Sĩ vùng Tây Nam thành phố. Hiện diện trong buổi lễ, còn có các vị dân cử Việt Mỹ như dân biểu tiểu bang Hubert Võ, dân biểu liên bang Al Green, người đại diện cho vùng Houston.

Mời đọc thêm

Bằng cách nào, họ đến được đất tự do? (phần 2)

Một người tị nạn Việt Nam đã cố gắng tự tử để chống lại lệnh hồi hương, được cảnh sát kéo đi tại một trại tị nạn ở Philippines hôm 17/3/1995. AFP photo

Ngọc Lan - Thông tín viên RFA - 2013-04-30

Biến cố 30 Tháng Tư năm 1975 làm thay đổi vận mệnh cả dân tộc Việt Nam. Cũng từ đây, lịch sử hiện đại Việt Nam phải ghi nhận thêm một sự kiện đau đớn của dân tộc khi hàng triệu người dân chấp nhận làm thân phận của kẻ ly hương, rứt ruột rời xa gia đình, xa xóm làng, xa tất cả những gì thân quen nhất để tìm đường đến đất tự do.

Không thể quên
Chuyến ra đi của mỗi người là một câu chuyện rất riêng, không ai giống ai, nhưng tất cả đều là một hành trình không quên trong cuộc đời của họ, dù thời gian hơn 30 năm đã trôi qua.

Sơn Trần, một kỹ sư điện toán đang sống tại San Jose, miền Bắc California, đặt chân đến phi trường Los Angeles vào một đêm mùa thu năm 1984, cũng không quên 3 chuyến vượt biên của mình khi đang còn là sinh viên đại học Bách Khoa Sài Gòn.

Mời đọc thêm

Thứ Ba, 30 tháng 4, 2013

Nếu Việt Nam Cộng Hòa chiến thắng?

Từ nhỏ cho đến năm mười chín tuổi, mỗi dịp 30-4 tôi thực sự vui mừng và tự hào bởi đó là ngày chiến thắng và thống nhất của đất nước. Việt Nam đã chiến thắng cường quốc số một thế giới về quân sự và kinh tế.

Cuối năm 1989, tôi có cơ hội được sang CHDC Đức (cũ) và được chứng kiến người dân Đông Đức lật đổ chế độ cộng sản để thống nhất với chế độ tư bản, dân chủ ở Tây Đức. Tôi lại có dịp may mắn được sang Tây Berlin để xem cuộc sống sung túc và tự do của chế độ tư bản, dân chủ. Và tôi hiểu tại sao người dân Đông Đức đã không cam chịu sống dưới sự cai trị độc đoán, phi lý, lạc hậu của chế độ cộng sản.

Cùng thời điểm đó, tất cả người dân các nước Đông Âu đã vùng lên đập tan sự cai trị của các chế độ cộng sản. Và họ đã xây dựng lại từ đầu chế độ tư bản, dân chủ. Cho đến nay, tất cả các nước Đông Âu, người dân đều có cuộc sống sung túc và hạnh phúc trong một chế độ chính trị tự do và dân chủ mà không có sự cai trị của chế độ cộng sản.

Mời đọc thêm

Bloggers ở Việt Nam nghĩ gì về tháng tư


http://media.sbs.com.au/audio/vietnamese_130419_263394.mp3
Mời đọc thêm

Còn một vĩ tuyến 17 trong tâm thức?


Đâu là sự khác nhau khi viết những tác phẩm về chiến tranh ngày hôm qua và những cuộc chiến mới xảy ra hôm nay? Và nhân tố hoà bình sẽ nằm ở đâu trong những tác phẩm ấy? Đến khi nào những câu chuyện hôm qua trở nên chán ngắt? 

Chúng tôi vẫn hỏi nhau như vậy, khi bàn chuyện viết.

Lê Quý Dương, đạo diễn sân khấu thế hệ 6x từng chia sẻ một ám ảnh: năm anh 4 tuổi, B52 dội xuống Khâm Thiên, sát nhà anh có bà già câm điếc sống một mình. mỗi khi có còi báo động thì phải chạy qua gọi cụ. Lần ấy Dương bận lo cho mấy đứa em vì bố mẹ đi vắng, không kịp chạy sang, khi còi báo yên anh trồi lên cũng là lúc chứng kiến căn nhà của bà cụ chỉ còn là đống gạch vụn.

Mời đọc thêm

Nỗi buồn tháng Tư

Băng rôn cho ngày 30 tháng 4 và 1 tháng 5 tại Hà Nội. RFA photo

Thanh Quang, phóng viên RFA 2013-04-29

Hiện là thời điểm đánh dấu Biến Cố 30 tháng tư, năm 1975 khi Miền Nam VN Tự do rơi vào tay người CS. Theo blogger Thuỳ Linh thì biến cố ấy, dù cho tới nay đã 38 năm, vẫn là “một ngày rất buồn”:

Đó là một ngày rất là buồn vì bao nhiêu sinh mạng con người đã ngã xuống trên mảnh đất này mà chưa đem lại một nền hòa bình thực sự do vẫn còn cuộc chiến trong ý thức, trong cách hành xử của cả bên thắng lẫn bên thua. Niềm vui chiến thắng của một bộ phận người Việt không thể che lấp nỗi buồn của nhiều người.

Qua tác phẩm “Bên thắng cuộc”, “mấy lời của tác giả” Huy Đức, tức blogger Osin, cho biết rằng cuốn sách của ông “ bắt đầu từ ngày 30-4-1975 – ngày nhiều người tin là miền Bắc đã giải phóng miền Nam. Nhiều người thận trọng nhìn lại suốt hơn 30 năm, giật mình với cảm giác bên được giải phóng hoá ra lại là miền Bắc”.

Khi viết về “Buồn Vui Tháng Tư”, nhà văn Sơn Tùng cư ngụ tại Virginia, Hoa Kỳ không khỏi “Thật đau lòng và cũng thật đáng tự hào cho những người đã đứng trong hàng ngũ ‘bên thua cuộc’ vào ngày 30.4.1975”. Theo nhận xét của nhà văn Sơn Tùng, thì “ không bao lâu sau, ‘bên thắng cuộc’ đã dần dần biến thành thua bại. Bắt đầu tuột giốc không thể kìm hãm”. Nhà văn Sơn Tùng phân tích:

Mời đọc thêm

Bằng cách nào, họ đến được đất tự do? (phần 1)


Những người Việt Nam vượt biển được đưa vào bờ biển của Malaysia năm 1978. AFP photo

Ngọc Lan, thông tín viên RFA - 2013-04-29 - Biến cố 30 Tháng Tư năm 1975 làm thay đổi vận mệnh cả dân tộc Việt Nam. Mỗi người dân Việt sống trong giai đoạn này, ít nhiều đều bị cuốn vào vòng xoáy của thời cuộc, của những biến đổi đau thương.

Cũng từ đây, lịch sử hiện đại Việt Nam phải ghi nhận thêm một sự kiện đau đớn của dân tộc khi hàng triệu người dân chấp nhận làm thân phận của kẻ ly hương, rứt ruột rời xa gia đình, xa xóm làng, xa tất cả những gì thân quen nhất để tìm đường đến đất tự do.

Chuyến ra đi của mỗi người là một câu chuyện rất riêng, không ai giống ai, nhưng tất cả đều là một hành trình không quên trong cuộc đời của họ, dù thời gian hơn 30 năm đã trôi qua.

Mời đọc thêm

Kỷ niệm 30-4, trùng tu mộ thuyền nhân Việt Nam tử nạn

Ảnh Masgatotkaca: Khu trại tị nạn ở Galang, Batam, Indonesia.
Ngọc Hân - 29.04.2013 - SYDNEY, AUSTRALIA — Văn khố Thuyền nhân Việt Nam, một tổ chức thiện nguyện cộng đồng tại Melbourne, tiếp tục đẩy mạnh chương trình trùng tu mộ phần thuyền nhân tại các trại tị nạn ở Đông Nam Á, như là một nỗ lực đáng kể về phương diện truyền thống đạo đức và tín ngưỡng của dân tộc, cũng như là một đóng góp quan trọng vào việc bảo tồn di sản của người Việt ở nước ngoài.

Sau biến cố 30 tháng 4 năm 1975 - và trong cả hai thập niên kế tiếp - hàng triệu người Việt đã vượt biển, vượt biên tìm tự do. Ngày nay, người ta thường chú ý đến tập thể cựu thuyền nhân, 'bộ nhân' đã sống sót và định cư thành công ở Bắc Mỹ, Châu Âu và Châu Úc. Cũng trong hai thập niên đen tối ấy, trên 300 ngàn thuyền nhân Việt Nam đã tử nạn trong rừng sâu, trên biển cả và tại các trại tị nạn ở Đông Nam Á. Rải rác khắp nơi tại các trại tị nạn cũ - từ Thái Lan, Malaysia đến Indonesia và Philippines, hàng ngàn ngôi mộ thuyền nhân đã bị bỏ quên - cho đến khi tổ chức Văn khố Thuyền nhân Việt Nam phát động chương trình thăm viếng và trùng tu mộ phần cho những đồng bào xấu số.

Mời đọc thêm

Thứ Hai, 29 tháng 4, 2013

CÁI BÁNH VẼ

Hai thằng anh em ruột bất đồng với nhau về cái bánh vẽ.

Thằng em bảo:

- Đó là cái bánh vẽ, không ăn được, ông mang về làm gì?

Thằng anh:

- Nói bậy, đây là cái bánh “thiên đường XHCN”, rất ngon, bổ, khỏe… tao mang về cho cả nhà ăn.

Thằng em nhất quyết không ăn, cãi với thằng anh về cái bánh vẽ. Cãi nhau không xong, chẳng ai nhường ai, 2 thằng anh em lao vào đánh nhau. Mỗi bên kéo theo một số người, là những người thân ruột thịt trong gia đình, bạn bè và hàng xóm, về phe của mình.

Đánh nhau bao nhiêu năm nhưng bất phân thắng bại, hai anh em hụt hơi. Thằng anh đi vay vũ khí của bạn Nga và bạn Tàu, là nơi đã chỉ cho thằng anh cái bánh vẽ mang về nhà, để đánh thằng em. Thằng em cũng không vừa, đi mượn vũ khí của bạn Mỹ, chơi lại thằng anh.

Mời đọc thêm

Sài Gòn Ơi Vĩnh Biệt – Người Di Tản Buồn

Ảnh: Nhạc sĩ Nam Lộc năm 1975. Hình do nhạc sĩ Nam Lộc cung cấp.

Vũ Hoàng, phóng viên RFA - 2013-04-28 - Và đã 38 năm trôi qua, Sài Gòn giờ đã khoác áo mới, cuộc sống trải qua bao thăng trầm, nhưng những giai điệu đượm buồn, đầy tâm sự của Sài Gòn Ơi Vĩnh Biệt và Người Di Tản Buồn của Nam Lộc thì dường như vẫn còn giữ nguyên sự chất chứa, đau đáu thuở nào.

Sài Gòn Ơi Vĩnh Biệt

“Tôi sáng tác trong giai đoạn đầu tiên, lúc mọi người đang trong hoàn cảnh vừa xa cách quê hương, trong tâm trạng vô cùng xao động của một cuộc thay đổi đời sống và chính niềm thương nhớ day dứt cũng như nỗi đớn đau của thân phận người tỵ nạn trong thời gian đó, nó đã bùng lên và làm cho tôi phải viết ra những dòng nhạc.

Thực sự mà nói khi tôi viết ca khúc này tôi dùng một vài câu hát, một vài dòng nhạc để tự an ủi chính mình, bởi vì lúc đó tôi chỉ ra đi có một mình trong một sự bất ngờ hoàn toàn, không có định trước. Chuyện thứ hai nữa, sở dĩ tôi nhắc như vậy là bởi vì trước khi tôi viết Sài Gòn Ơi Vĩnh Biệt thì trong đời tôi chưa bao giờ sáng tác cả, cho nên bất thình lình mình tự viết ra những dòng nhạc sơ sài an ủi cho chính thân phận mình thôi. Có lẽ vì bài hát chia sẻ tâm trạng của mình cũng giống như nhiều người, có thể vì đó, mà mọi người đón nhận bài hát này.

Mời đọc thêm

Chủ Nhật, 28 tháng 4, 2013

"GIẢI PHÓNG"???

Em trót sinh ra sau ngày "giải phóng"
Và lớn lên khi đất nước "thanh bình"
Nhưng cuộc đời sao vất vả điêu linh
Mẹ buôn gánh bán bưng nuôi con dại

Em đi học, qua đồng khô cỏ cháy
Trời quê hương bàng bạc áng mây buồn
Đường chiều về leo lét ánh tà buông:
- "Con đói quá, mẹ ơi trời sắp tối!"

Sáng đi học bụng em còn thấy đói
Cô dạy em phải yêu kính "bác" Hồ
Em hỏi: - " 'bác' là ai vậy, hở Cô?"
Cô bảo: -"Nhờ 'bác', đảng ta 'CHIẾN THẮNG '!"

Mời đọc thêm

Tuyên Cáo của Tuổi Trẻ Việt Nam