Thứ Bảy, 25 tháng 5, 2013

Đại diện Media Defense nói về phiên xử các thanh niên công giáo

Lực lượng an ninh bên ngoài phiên tòa phúc thẩm xử các thanh niên công giáo tại Nghệ An hôm 23/5/2013. Photo courtesy of chuacuuthe.com

Gia Minh, biên tập viên RFA - 2013-05-23 - Phiên xử phúc thẩm 8 thanh niên Công giáo- Tin Lành hoạt động xã hội vừa diễn ra hôm 23 tháng 5 tại tòa án thành phố Vinh thu hút chú ý không chỉ của những người trong nước mà cả một số tổ chức phi chính phủ nước ngoài.

Media Defense Khu vực Đông Nam Á cử hai quan sát viên đến Vinh, nhưng bị lực lượng công an không cho vào tòa. Gia Minh phỏng vấn ông Asep Komaruddin thuộc tổ chức này vào tối ngày 23 tháng 5 khi ông này về lại ở Hà Nội.

Gia Minh: Trước hết xin ông giới thiệu đôi nét về bản thân cho quí thính giả của Đài Á Châu Tự Do?

LS. Asep Komaruddin: Tôi là Asep từ Indonesia, tôi đại diện của Media Defense khu vực Đông Nam Á sang đây để theo dõi phiên tòa phúc thẩm 8 thanh niên Công giáo và Tin Lành tại thành phố Vinh vào ngày hôm nay 23 tháng 5 năm 2013. Chúng tôi đến Vinh vào sáng ngày hôm qua 22 tháng 5.

Mời đọc thêm

Thứ Năm, 23 tháng 5, 2013

Từ bỏ thế giới duy ác để thành Phật

“Chao ôi thành Phật rồi sao nhỉ?” (thơ T.M.H.) 

Trần Mạnh Hảo - Danlambao Viết nhân kỷ niệm 2637 năm ngày Phật đản: (15-04 Âm lịch Quý Tỵ) dương lịch ngày 24-05-2013) 

Chúng tôi viết bài báo này trước hết để mừng lễ Phật Đản lần thứ 2637. Nhân đây cũng xin thỉnh các thầy của “Giáo hội Phật giáo Việt Nam”, một giáo hội của “Nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”, một nhà nước vô thần, theo thuyết Marx-Lenine chủ trương diệt tôn giáo, rằng với tiêu chí: “GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM - Đạo pháp - Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội” liệu có đúng với tôn chỉ đạo cứu khổ, đạo từ bi của Phật Tổ hay không?

Mời đọc thêm

Cảm xúc ngày 22 tháng 5


Phạm Thanh Nghiên gửi RFA từ VN - 2013-05-22 - Đêm qua, hẳn có nhiều người thao thức và cả thổn thức, hồi hộp để được reo lên như một Tin mừng rằng: Nick đã đến Việt Nam!
Vâng! Nick Vujicic, chàng trai không tay không chân, chàng trai kỳ diệu, diễn giả được yêu thích nhất hành tinh đã đến Việt Nam.

Mời đọc thêm

Thứ Tư, 22 tháng 5, 2013

Tôi đi dự phiên tòa Người Yêu Nước


Hình Phương Uyên và Nguyên Kha trước tòa

(Ngày 16-5-2013), Tôi đi dự phiên tòa Phương Uyên và Đinh Nguyên Kha….!

Tôi là một người sinh sống trong thành phố Long An. Hôm nay, được lệnh đi đến toà án tỉnh dự phiên tòa!.. 
Bên ngoài sân toà án lực lượng an ninh chìm nổi dày đặc, làm nhiệm vụ an ninh, ước tính trên dưới 100 người. Bên trong phòng xử án có khoản từ 60 hay 70 công an, an ninh mặc sắc phục và thường phục. Tôi là một trong khoản hơn 40 thanh niên từ những nhóm người được chỉ định đến tòa với vai trò dự luận viên.

Mời đọc thêm

Bản án dành cho chế độ

Nguyễn Hưng Quốc - 20.05.2013 - Phiên toà xét xử Nguyễn Phương Uyên và Đinh Nguyên Kha tại Long An ngày 16 tháng 5 kết thúc vào lúc 4 giờ chiều với bản án: Kha bị 8 năm tù và Phương Uyên bị 6 năm tù; ra tù, cả hai đều bị quản chế thêm ba năm nữa. Lúc ấy, ở Úc là bảy giờ tối. Từ đó đến sáng hôm sau, Thứ Sáu 17/5, tôi nhận được cả mấy trăm bức email từ khắp nơi. Có người gửi riêng cho tôi; có người gửi chung trong các mailing list gồm nhiều người. Tất cả đều nói về một chuyện: Phương Uyên. Chỉ có một số ít trình bày dài dòng cảm nghĩ của họ; còn lại, đại đa số, chỉ chuyển các thông tin về phiên tòa mà tôi đã được đọc trên các tờ báo mạng kèm theo vài lời bình ngăn ngắn đầy phẫn nộ.

Số lượng email ấy nói lên điều gì? Chỉ một điều đáng kể nhất: Sự quan tâm và bức xúc của mọi người.

Sau đó, vào các trang báo mạng của các blogger độc lập trong nước cũng như các website ngoài nước, hầu như ở đâu tôi cũng thấy các bài viết về phiên tòa và bản án ấy. Nhiều bài cung cấp những thông tin rất chi tiết, như “Tường thuật phiên tòa 2 sinh viên yêu nước Nguyễn Phương Uyên và Đinh Nguyên Kha tại Long An” của Dân Làm Báo hay bài “Những chuyện bên trong và chưa nói về phiên tòa xử sinh viên yêu nước Nguyễn Phương Uyên và Đinh Nguyên Kha” của Hải Huỳnh. Đó là chưa kể các bản tin trên nhiều cơ quan thông tấn ở ngoại quốc, trong đó, có BBC và VOA.

Tôi chú ý nhất đến bài “Tiếng nói Uyên, Kha trước tòa, lời cảnh tỉnh cuối cùng cho đảng CSVN” của nhà thơ Hoàng Hưng. Chú ý vì nó sáng suốt, và đặc biệt, mạnh mẽ. Ông cho việc kết án nặng nề đối với Đinh Nguyên Kha và Nguyễn Phương Uyên là một việc làm “phi pháp, phi nghĩa, phản dân phản nước và cũng thật ngu xuẩn”. Ông cũng xem “phiên tòa xét xử Kha, Uyên là một dấu mốc lịch sử trên con đường đấu tranh dân chủ của Việt Nam”. Dấu mốc ấy thể hiện ở mấy điểm chính: Thứ nhất, cả hai đều rất trẻ. Thứ hai, cả hai đều dũng cảm, bất chấp những sự đe dọa hay mua chuộc của công an, dõng dạc khẳng định “Tôi không có tội” hoặc “chỉ có một tội là yêu nước”. Thứ ba, cả hai không những có những nhận định chính trị sâu sắc mà còn có “phong thái đàng hoàng, đĩnh đạc, hiên ngang” khi đứng trước tòa.

Mời đọc thêm

Dân vận là thế này ư?


Lễ khai mạc kỳ họp thứ năm của Quốc hội khóa XIII tại Hà Nội , ngày 20/5/2013.

Bùi Tín - 21.05.2013 - Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương đảng CS khóa XI đã bế mạc. Thông báo kết quả vẫn theo công thức rất cũ: nhất trí cao, với tinh thần dân chủ, ý thức trách nhiệm, phát huy trí tuệ và đạt kết quả tốt đẹp.

Trong diễn văn khai mạc cũng như diễn văn bế mạc, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhắc rất nhiều đến chữ nhân dân, chỉ rõ mối quan hệ then chốt, sinh tử ấy đang có nhiều vấn đề gay gắt kéo dài, từ chênh lệch giàu nghèo mở rộng, bất công lan tràn, nông dân nổi giận, bộ máy nặng nề quan liêu ‘ hành dân’ , nạn tham nhũng dai dẳng bất trị, nạn thất nghiệp gia tăng, xã hội mất ổn định, tội phạm và tiêu cực hoành hành.

Mời đọc thêm

Thứ Ba, 21 tháng 5, 2013

Global Witness phản hồi ý kiến của HAGL

Global Witness nói hai công ty của Việt Nam đang 'tàn phá môi trường'

BBC - Cập nhật: 05:28 GMT - thứ ba, 21 tháng 5, 2013 - Tổ chức vận động Global Witness vừa ra thông cáo khẳng định các bằng chứng của mình là xác thực, sau khi Hoàng Anh Gia Lai họp báo bác bỏ cáo buộc phá rừng.

Thông cáo ra tại Anh quốc hôm thứ Hai 20/5, mà BBC có trong tay, viết: "Global Witness khẳng định tính xác thực của các kết luận và bằng chứng đã đưa ra".

Hoàng Anh Gia Lai (HAGL) đã tổ chức họp báo hôm 17/5, trong đó Chủ tịch Đoàn Nguyên Đức bác bỏ các cáo buộc phá rừng và vi phạm pháp luật trong phúc trình 'Các ông trùm cao su' (Rubber Barons) của Global Witness.

Phúc trình nói trên cáo buộc HAGL cùng Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam (VRG) đã có nhiều hoạt động "trái pháp luật" ở Lào và Campuchia, gây ảnh hưởng tới môi trường và vi phạm nhân quyền.

Mời đọc thêm

Khi chữ SỢ đang dần dần biến mất

Lê Nguyên Bình (ĐVDVN): Sau gần một năm bị đè nén, phong trào biểu tình đã tái lập thành công trên đường phố Hà Nội và Sài-gòn. Sự kiện hàng trăm người có thể xuống đường trở lại ở Hà Nội và Sài-gòn là một dấu hiệu đáng khích lệ, dù sự thành công này phần nào bao gồm sự "nới lỏng có chủ ý và kiểm soát" của nhà cầm quyền. Với kinh nghiệm cũ và tình hình mới, đợt biểu tình lần hai hứa hẹn nhiều diễn biến khác hơn phong trào xảy ra vào đúng một năm trước.

Chủ quyền đất nước không thể giữ được bằng sự lên án suông, hay các hình thức phản đối mang tính biểu trưng. Lịch sử thế giới, và ở cả nước ta, chứng minh rằng lãnh thổ quốc gia chỉ được bảo vệ thành công khi có quyết tâm của cả dân tộc, kể cả những hy sinh bằng xương máu khi cần thiết. Trong bối cảnh chính trị phức tạp hiện nay, chủ trương dùng vũ lực để đấu tranh bảo toàn chủ quyền nước nhà, hay để dân chủ hoá đất nước, có thể không phù hợp. Tuy nhiên, giới hạn đó không bắt buộc nhân dân Việt Nam phải tự bó mình trong các hình thức đấu tranh bị động, khi chính đảng cầm quyền cũng đang tự bó mình trong thế bị động đầy mâu thuẫn. Đấu tranh là phải có sức mạnh, và phải ở thế chủ động!

Mời đọc thêm

Hội thảo Hiến Pháp: Ls. Đào Tăng Dực

Trong tinh thần vận động một hiến pháp mới cho Việt Nam, ngày chủ nhật 5-5-2013 vừa qua Cộng Đồng Người Việt Tự Do tại Victoria Úc và Lực Lượng Dân Tộc Cứu Nguy Tổ Quốc đã tổ chức một cuộc Hội Thảo với chủ đề Hiến pháp Cho Việt Nam Mai Sau. Diễn giả luật sư Đào Tăng Dực, một người luôn tích cực đấu tranh cho tự do dân chủ, người đã có công sọan ra Bản Dự Thảo Hiến Pháp Dân Chủ Hiến Định, Pháp Trị và Đa Nguyên Cho Việt Nam Mai Sau. 
 
Buổi Hội Thảo diễn ra một không khí vô cùng sôi nổi với chừng 100 người tham dự và trên 10 người cho ý kiến hay đặt câu hỏi thảo luận. Ngòai các phần nghi lễ, phát biểu của chủ tịch Cộng đồng ông Nguyễn văn Bon, của Trưởng Ban Tổ chức Bác sĩ Thái Thị Thu Nguyệt, của diễn giả luật sư Đào Tăng Dực, Bản Dự Thảo gồm 9 Chương, 55 Điều, đã được 4 người thay phiên đọc.


Những ý kiến hay câu hỏi thảo luận có thể được chia thành 4 quan tâm chính (1) Điều 4 Hiến pháp 1992 (2) thủ tục và phương cách tiến hành việc xây dựng một hiến pháp mới (3) nội dung một hiến pháp và (4) các đề tài khác. Bài viết này xin đúc kết các trao đổi trong buổi thảo luận cũng như thêm vào một số nhận xét cá nhân.

Mời đọc thêm

Thứ Hai, 20 tháng 5, 2013

Tư bản thân hữu ở Việt Nam

Tác giả bài viết nói ở Việt Nam, người dân tin đồng đôla và vàng hơn cả giấy bạc của nước mình

Báo Anh Financial Times ngày 15/5 có đăng tải bài viết về chủ nghĩa tư bản thân hữu tại Việt Nam và những thiệt hại mà nó gây ra cho sự phát triển của nước này.

Bài bình luận của cây bút David Pilling cho rằng, với một đất nước trong thời kỳ có nhiều lợi thế do dân số mang lại, nền kinh tế Việt Nam dường như không tăng trưởng đủ nhanh.

Theo quan sát của Pilling, bao trùm đất nước này là những câu chuyện về các tập đoàn khổng lồ hoạt động kém hiệu quả nhưng lại được sự bảo bọc từ "các nhóm lợi ích đầy quyền lực", các vụ chiếm đoạt đất đai, những tù nhân lương tâm và sự phẫn uất trước quyền lợi mà con cái những lãnh đạo đảng cầm quyền đang được hưởng.

Mời đọc thêm

Sự hiện diện của Hoàng Anh Gia Lai tại Cam Bốt

Một nhà máy chế biến cao su của tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai (DR) 

Phạm Phan / Thanh Hà - Vụ Hoàng Anh-Gia Lai và Tập đoàn Công Nghiệp Cao su Việt Nam bị tố cáo trục xuất dân cư Cam Bốt để chiếm đất trồng cao su khơi dậy hai mặt của vấn đề : diện tích trồng cao su của Việt Nam tại Xứ Chùa Tháp ngày càng gia tăng, và đời sống người dân Cam Bốt bị khó khăn. 27 % diện tích trồng cao su của Hoàng Anh Gia Lai nằm trên lãnh thổ Cam Bốt.

Hoàng Anh Gia Lai từng hoạt động trong lĩnh vực bất động sản tại Việt Nam, và nay đang đầu tư nhiều vào lĩnh vực trồng trọt. Thật ra thì trong giai đoạn này HAGL đang ở vào thời kỳ thu hoạch thành quả của họ, vì từ năm 2007, HAGL đã đổ tiền đầu tư vào Cam Bốt để trồng cao su, và cây cao su trồng được 5 năm thì có thể khai thác được.

Hầu như mọi hoạt động trồng cây công nghiệp của HAGL được giao cho Công Ty Cổ Phần Cao Su HAGL quản lý, và Công Ty Cổ Phần Cao Su HAGL đặt trụ sở tại Việt Nam, và họ bỏ tiền cũng như thành lập nhiều công ty con tại Cam Bốt.


Mời đọc thêm

Chủ Nhật, 19 tháng 5, 2013

Tôi thấy em - Ca khúc mới nhất của Trúc Hồ dành tặng cho Phương Uyên và Đinh Nguyên Kha



Danlambao - Kênh Youtube của đài truyền hình SBTN vừa cho phổ biến bài hát 'Tôi thấy em', một sáng tác mới nhất của nhạc sỹ Trúc Hồ dành tặng cho 2 sinh viên yêu nước Nguyễn Phương Uyên và Đinh Nguyên Kha.

Nhạc sỹ Trúc Hồ cho biết, ca khúc này được phổ nhạc dựa theo ý của bài thơ 'Tôi thấy em thấp thoáng áo về' của tác giả Hạ Huyên 72 - Cam Li Nguyễn Thị Mỹ Thanh được đăng trên Danlambao vào đúng ngày diễn ra phiên tòa kết án 2 sinh viên yêu nước, 16/5/2013. Ca khúc này sau đó đã nhanh chóng được trình diễn qua giọng hát của ba ca sĩ Nguyên Khang, Nguyễn Hồng Nhung, Mai Thanh Sơn.

Trúc Hồ là nhạc sỹ đã sáng tác rất nhiều ca khúc có nội dung kêu gọi dân chủ, nhân quyền cho Việt Nam. Anh hiện là giám đốc kỹ thuật của trung tâm ca nhạc Asia, nới được xem là thành trì kiên cố trên mặt trận văn hóa tại hải ngoại.

Mời đọc thêm

Tiến sĩ Đặng Huy Văn xin đi tù thay Phương Uyên và Nguyên Kha

Published May 17, 2013 | By Huy Sơn  - VNQDĐ

Tôi viết bài này kính gửi TBT Đảng CS Việt Nam Nguyễn Phú Trọng để thỉnh cầu ông cho phép tôi được đi tù thay hai cháu, vì tôi đã già không còn có ích cho ai nữa trong khi hai cháu Nguyễn Phương Uyên và Đinh Nguyên Kha là những hiền nhân của Tổ Quốc. Hai cháu sẽ là ngọn cờ chống lại sự bành trướng xâm lược của kẻ thù truyền kiếp của dân tộc Việt Nam trong tương lai!

 
Nhưng hai cháu Uyên, Kha là hiền nhân của Tổ Quốc
Có sức trẻ và chí khí kiên cường có thể cứu được núi sông
Ông hãy lấy quyền làm vua để bắt tôi đi tù thay hai cháu
Tôi 70 đã lẫn rồi, sống làm gì thêm khốn khổ, thưa ông!
Mời đọc thêm

Trương Tấn Sang, hãy nhớ anh là “con nhà luật”!

Đồng Phụng Việt - 19-05-2013 - Một người bạn vừa nhờ mình chuyển giúp vài dòng tâm sự của anh ấy tới ông Trương Tấn Sang (Tư Sang), hiện là Chủ tịch Nhà nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Cũng như bạn, mình không thể trao tận tay ông Tư Sang lá thư này, nên mình đưa nó lên blog, hy vọng ông Tư Sang có thể đọc thư qua Internet.

Bạn mình là đồng môn của ông Tư Sang khi cả hai là sinh viên lớp 5LHC, khóa 5LH, trường Đại học Tổng hợp TP.HCM, giai đoạn 1990 – 1995.

Đây là khóa đầu tiên của chương trình đào tạo thử nghiệm Cử nhân Luật ở Đại học Tổng hợp TP.HCM. Chương trình đào tạo thử nghiệm này chỉ thực hiện được ba khóa thì người ta ra lệnh dừng.

Để bạn đọc có thể hiểu thấu đáo tâm tình của bạn mình. Mình xin tóm tắt vài nét về lai lịch chương trình đào tạo thử nghiệm Cử nhân Luật của trường Đại học Tổng hợp TP.HCM.

Mời đọc thêm

Thứ Bảy, 18 tháng 5, 2013

Những quái thai của Marx

Lãnh tụ Bắc Triều Tiên Kim Chính Ân (Kim Jong Un). 
 
Nguyễn Hưng Quốc - 15.04.2013 - Có rất nhiều điểm tôi không đồng ý với Karl Marx, nhưng thành thực mà nói, tôi rất phục ông, và có lúc, rất thích ông. Với tôi, ông là triết gia tiêu biểu nhất của chủ nghĩa hiện đại với tham vọng, bằng thuyết biện chứng và duy vật lịch sử, xây dựng một đại tự sự (grand narrative) hoàn chỉnh về lịch sử và thế giới, qua đó, giải thích hầu như toàn bộ mọi khía cạnh lớn liên quan đến đời sống xã hội và sự phát triển của loài người. Tham vọng ấy được bổ sung bằng một tham vọng khác lớn không kém: muốn thay đổi thế giới. Đằng sau hai tham vọng ấy là một khao khát mang đầy tính đạo lý về sự công bằng và công chính cho tất cả mọi người.

Về hai tham vọng của Karl Marx, các nhà hậu hiện đại (postmodernist) đã chứng minh đó chỉ là một ảo tưởng khi cho thời đại của các đại tự sự đã qua; lịch sử các nước xã hội chủ nghĩa từ Đông Âu đến châu Á chứng minh thêm: đó là một ảo tưởng đầy tai họa dẫn đến những cái chết thảm khốc của cả hàng trăm triệu người và sự đau khổ của cả tỉ người khác. Xuất phát từ sự khao khát công bằng và công chính cho mọi người, lý thuyết của Marx lại đẻ ra những chế độ độc tài và tàn bạo không thua bất cứ một chế độ độc tài và tàn bạo nào trong lịch sử.

Mời đọc thêm

Buộc hoàn tục 3 vị sư Khmer Krom vì có liên quan với nước ngoài?

Công an, an ninh mặc thường phục tấn công vào chùa để bắt sư Liêu Ny và Thạch Thươl hoàn tục vào chiều ngày 16/5/2013. Quốc Việt/Photos: Photos Supplies

 
Ba vị sư Khmer Krom ở huyện Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng vừa bị chính quyền địa phương hành hung và buộc hoàn tục. Sự việc xảy ra, sau khi Hội Đoàn kết sư sãi yêu nước tỉnh Sóc Trăng quyết định kỷ luật hoàn tục các vị sư này.

Hội Đoàn kết sư sãi yêu nước tỉnh Sóc Trăng vừa công khai quyết định kỷ luật buộc hoàn tục đối với hai tu sĩ Khmer ở chùa Ta Sết, thuộc xã Vĩnh Hải, huyện Vĩnh Châu và một vị sư ở chùa Preay Chóp, xã Lai Hòa, huyện Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng.

Theo thông báo của Hòa thượng Dương Nhơn, Trưởng Ban Trị sự Tỉnh hội Phật giáo, Hội trưởng Hội Đoàn kết sư sãi yêu nước tỉnh Sóc Trăng ký ngày 14 tháng 5 năm 2013 là do các vị sư nhiều lần điện thoại, lên mạng để trả lời phóng vấn, gửi bài, tin, ảnh để xuyên tạc, vu cáo Đảng, Nhà nước phân biệt đối xử và đàn áp đồng bào sư sãi Khmer.

Mời đọc thêm

Các tác phẩm của Việt Khang, Trần Vũ Anh Bình được giới thiệu tại Mỹ

Poster chương trình Dòng Tuổi Trẻ Yêu Nước
Poster chương trình Dòng Tuổi Trẻ Yêu Nước


Hai nhạc sĩ trẻ Việt Khang và Trần Vũ Anh Bình lãnh tổng cộng 10 năm tù về tội “tuyên truyền chống nhà nước” hồi cuối tháng 10 năm ngoái sau khi sáng tác những bài nhạc bày tỏ lòng yêu nước, phản đối bất công xã hội, và chống Trung Quốc xâm lược mà Hà Nội gọi là “xuyên tạc, chống phá chính sách của đảng, gây mất ổn định chính trị.”

Mời đọc thêm

Thứ Sáu, 17 tháng 5, 2013

Một thoáng Pleiku

Phạm Tín An Ninh - 08.04.2013 - Thật lòng, tôi không có nhiều gắn bó với Pleiku. Và dường như cái phố núi buồn hiu ấy đã cho tôi nhiều nỗi buồn hơn là niềm vui. Vậy mà khi đã xa - thực sự vĩnh viễn xa - Pleiku rồi, tôi lại thấy da diết nhớ, trăn trở với cái cảm giác mình có tội với Pleiku, và mãi mãi sẽ còn nợ phố núi này một lời xin lỗi.

Tôi chưa (và có thể không) có dịp về thăm lại Pleiku, nên cái xa cách ấy lại càng thấy mịt mùng. Cái phố núi vốn đã bé nhỏ, như một ông nhà thơ đã ví von “đi dăm phút trở về chốn cũ” ấy, giờ với tôi dường như chỉ còn là chút sương khói trong lòng. Điều kỳ lạ là chút khói sương mờ ảo ấy cứ luôn lãng đãng trong ký ức và trái tim già cỗi của tôi, như những mảng mù sương từng bao phủ, giăng mắc trên phố núi Pleiku ngày trước.
Mời đọc thêm

Những Sự thật đau lòng: “Việt kiều” tội nghiệp!

Tuấn Linh - Việt kiều là những người VN sống ở nước ngoài. Chúng ta những người không chấp nhận chế độ CS đã tìm đủ mọi cách để ra đi, bất chấp mọi nguy hiểm trên đường vượt biển vượt biên. Với lòng nhân đạo của chính quyền và dân chúng các nước đã mở cửa cho chúng ta cư trú. Chúng ta cư trú với danh từ “Tỵ nạn”. Ở đây tôi nhấn mạnh hai chữ “TỴ NẠN”, theo tôi chúng ta không phải Việt kiều thuần túy.

Trước khi CSVN gán cho chúng ta cái mác Việt kiều. Họ đã từng gọi chúng ta là “phản quốc, bọn trộm cắp, đĩ điếm”.  Để dụ người VN sống ở nước ngoài mang tiền về VN, đảng CSVN đã ra một chiêu bài “nghị quyết 36”, gọi tất cả người Việt sống ở ngọai quốc là “Việt kiều”. Chính quyền CSVN kêu gọi hoà hợp, hoà giải với CS, mục đích mang tiền về VN đầu tư. Trong phần dạy lịch sử VN tại các trường học không hề có phần “Tại sao có Việt kiều” , họ chỉ nói Việt kiều là người Việt sống ở nước ngoài. Chiêu bài này rất thành công, đã mang lại cho CSVN hàng chục tỷ MK mỗi năm.

Mời đọc thêm

Dư luận sau phiên xử hai thanh niên yêu nước

Sinh viên Nguyễn Phương Uyên tại phiên xử sáng ngày 16/05/2013 ở Tòa án Nhân dân tỉnh Long An. Courtesy nguyentandung.org

Tòa án Nhân dân Long An hôm qua đã tuyên án 8 năm tù đối với thanh niên Đinh Nguyên Kha và 6 năm tù đối với sinh viên Nguyễn Phương Uyên. Những người quan tâm đến phiên tòa nói gì về hai bản án đó?

 

Bắt người ủng hộ


Phiên xử tại Tòa án Nhân dân tỉnh Long An vào ngày 16 tháng 5 vừa qua thu hút sự chú ý của nhiều người, nhất là những người đang quan tâm đến tình hình đất nước hiện nay, khi mà Trung Quốc đang gây hấn ngoài Biển Đông lấn chiếm các đảo và ngư trường truyền thống bao đời nay của Việt Nam.

Mời đọc thêm

Tuyên Cáo của Tuổi Trẻ Việt Nam