Biếm họa PHO (Danlambao)
Thứ Tư, 12 tháng 6, 2013
6 người tuyệt thực cùng TS Cù Huy Hà Vũ
Ảnh: TS Nguyễn Quốc Quân tuyệt thực trước Tòa Bạch Ốc hôm 10-06-2013 để ủng hộ cho TS Cù Huy Hà Vũ đang tuyệt thực trong nhà tù Việt Nam. - RFA photo
RFA - 2013-06-11 - Cuộc tuyệt thực của TS Nguyễn Quốc Quân trước toà Nhà Trắng tại Hoa Kỳ bước sang ngày thứ nhì.
Từ 3 giờ chiều ngày hôm qua, ông Nguyễn Quốc Quân, công dân Mỹ gốc Việt từng bị Việt Nam bắt giữ khi trở về Việt Nam để hoạt động, đã tuyệt thực trước Nhà Trắng để kêu gọi thế giới chú ý tới trường hợp của TS luật Cù Huy Hà Vũ đang tuyệt thực trong tù chống lại sự sách nhiễu, bạc đãi trong trại giam đối với ông và gia đình.
Ông Nguyễn Quốc Quân tuyên bố với đài Á Châu Tự Do:
“Khi nhiều người cùng làm công việc nhỏ nhoi trong khả năng của mình thì tôi thấy ước mơ của tôi mỗi người góp một giọt nước để nó tạo thành một giòng thác lớn có thể tạo nên đổi thay. Lòng tôi vui và rất ấm áp. Tôi mong và tin rằng gia đình của TS Cù Huy Hà Vũ cũng sẽ cùng có cảm nhận như thế.”
RFA - 2013-06-11 - Cuộc tuyệt thực của TS Nguyễn Quốc Quân trước toà Nhà Trắng tại Hoa Kỳ bước sang ngày thứ nhì.
Từ 3 giờ chiều ngày hôm qua, ông Nguyễn Quốc Quân, công dân Mỹ gốc Việt từng bị Việt Nam bắt giữ khi trở về Việt Nam để hoạt động, đã tuyệt thực trước Nhà Trắng để kêu gọi thế giới chú ý tới trường hợp của TS luật Cù Huy Hà Vũ đang tuyệt thực trong tù chống lại sự sách nhiễu, bạc đãi trong trại giam đối với ông và gia đình.
Ông Nguyễn Quốc Quân tuyên bố với đài Á Châu Tự Do:
“Khi nhiều người cùng làm công việc nhỏ nhoi trong khả năng của mình thì tôi thấy ước mơ của tôi mỗi người góp một giọt nước để nó tạo thành một giòng thác lớn có thể tạo nên đổi thay. Lòng tôi vui và rất ấm áp. Tôi mong và tin rằng gia đình của TS Cù Huy Hà Vũ cũng sẽ cùng có cảm nhận như thế.”
Phiếu tín nhiệm: Lời cảnh báo đối với Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng?
Ảnh: Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng được 210 đại biểu bỏ phiếu tín nhiệm cao, 122 phiếu tín nhiệm và 160 phiếu tín nhiệm thấp, đứng sau Chủ tịch nước Trương Tấn Sang.
VOA - 11.06.2013 - Hôm nay, Thủ Tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng phải đối mặt lần đầu tiên với một đòn nặng công khai hiếm thấy, với số phiếu tín nhiệm cao chưa tới phân nửa số đại biểu ở Quốc hội.
Đó là lời mở đầu của bản tin của hãng thông tấn Reuters hôm nay sau khi kết quả cuộc bỏ phiếu tín nhiệm đầu tiên tại Việt Nam được công bố vào sáng hôm nay.
Theo trang mạng VnExpress, kết quả cuộc bỏ phiếu tín nhiệm 47 chức danh vừa hoàn tất cho thấy Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng được 210 đại biểu bỏ phiếu tín nhiệm cao, 122 phiếu tín nhiệm và 160 phiếu tín nhiệm thấp, đứng sau Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, với 330 phiếu tín nhiệm cao, 133 phiếu tín nhiệm và 28 phiếu tín nhiệm thấp trong tổng số 492 đại biểu có mặt.
VOA - 11.06.2013 - Hôm nay, Thủ Tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng phải đối mặt lần đầu tiên với một đòn nặng công khai hiếm thấy, với số phiếu tín nhiệm cao chưa tới phân nửa số đại biểu ở Quốc hội.
Đó là lời mở đầu của bản tin của hãng thông tấn Reuters hôm nay sau khi kết quả cuộc bỏ phiếu tín nhiệm đầu tiên tại Việt Nam được công bố vào sáng hôm nay.
Theo trang mạng VnExpress, kết quả cuộc bỏ phiếu tín nhiệm 47 chức danh vừa hoàn tất cho thấy Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng được 210 đại biểu bỏ phiếu tín nhiệm cao, 122 phiếu tín nhiệm và 160 phiếu tín nhiệm thấp, đứng sau Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, với 330 phiếu tín nhiệm cao, 133 phiếu tín nhiệm và 28 phiếu tín nhiệm thấp trong tổng số 492 đại biểu có mặt.
Lấy phiếu tín nhiệm: tiến bộ hay đối phó?
Nam Nguyên, phóng viên RFA - 2013-06-11 - Chế độ Việt Nam hiện đang trong bối cảnh lòng dân ngao ngán vì nạn tham nhũng và sự sa sút của nền kinh tế. Việc lấy phiếu tín nhiệm của Quốc Hội đối với 47 chức danh chủ chốt là dấu hiệu tiến bộ dân chủ hay là sự đối phó xảo thuật?
Tín nhiệm cao, tín nhiệm thấp…
Lần đầu tiên trong lịch sử hoạt động của mình, Quốc hội nước Việt Nam Cộng sản sử dụng quyền giám sát tối cao đối với những chức danh chủ chốt do Quốc hội bầu và phê chuẩn.
Tuy vậy thủ tục lấy phiếu tín nhiệm được thực hiện không mang những ý nghĩa của vấn đề bỏ phiếu bất tín nhiệm ở các nước dân chủ theo thể chế tam quyền phân lập.
Lần đầu tiên trong lịch sử hoạt động của mình, Quốc hội nước Việt Nam Cộng sản sử dụng quyền giám sát tối cao đối với những chức danh chủ chốt do Quốc hội bầu và phê chuẩn.
Tuy vậy thủ tục lấy phiếu tín nhiệm được thực hiện không mang những ý nghĩa của vấn đề bỏ phiếu bất tín nhiệm ở các nước dân chủ theo thể chế tam quyền phân lập.
Thứ Ba, 11 tháng 6, 2013
Đồng hành tuyệt thực cùng TS Cù Huy Hà Vũ
Mặc Lâm, BTV RFA - 2013-06-10 - Cuộc tuyệt thực của TS luật Cù Huy Hà Vũ đã được 15 ngày làm xúc động nhiều người trong đó có Bác sĩ Phạm Hồng Sơn khiến ông quyết định đồng hành cùng TS Cù Huy Hà Vũ tuyệt thực tại nhà riêng trong bảy ngày.
Việc làm này đã đánh động một vị TS khác là ông Nguyễn Quốc Quân và ông đã quyết định cùng với BS Phạm Hồng Sơn gióng lên tiếng chuống báo động về hiện trạng bất công trong tù đối với Cù Huy Hà Vũ bằng việc tuyệt thực trước Nhà Trắng, bắt đầu vào lúc 3 giờ chiều ngày 10 tháng 6 giờ DC. Mặc Lâm có cuộc trao đổi với cả hai ông Phạm Hồng Sơn và Nguyễn Quốc Quân về vấn đề này.
Thứ Hai, 10 tháng 6, 2013
Sĩ quan cao cấp QĐNDVN sang Trung Quốc tập huấn
Ảnh: Quân đội Nhân dân Trung Quốc - AFP photo
RFA - 05.06.2013 - Hôm nay 22 tướng lĩnh và sĩ quan cao cấp của Quân đội Việt Nam lên đường sang Trung Quốc để nghiên cứu học tập về các vấn đề lý luận và thực tiễn trong công tác Đảng, công tác chính trị của Quân đội Trung Quốc.
Khóa học sẽ diễn ra trong vòng 15 ngày tại Học viện Chính trị Tây An, của Quân đội Cộng sảnTrung Quốc. Theo tin báo Quân đội nhân dân, kể từ 2009 đến nay, đây là đoàn quân đội thứ 6 sang tập huấn, học tập tại Trung Quốc.
Giới quan sát chính trị tỏ ra ngạc nhiên về việc, Trung Quốc với chính sách nước lớn cưỡng chiếm chủ quyền biển đảo của Việt Nam, người dân Việt Nam rất phẫn nộ, nhưng Quân đội Việt Nam lại cử các cán bộ chính trị ở cấp chiến lược, chiến dịch toàn quân của mình sang Trung Quốc để được đào tạo.
RFA - 05.06.2013 - Hôm nay 22 tướng lĩnh và sĩ quan cao cấp của Quân đội Việt Nam lên đường sang Trung Quốc để nghiên cứu học tập về các vấn đề lý luận và thực tiễn trong công tác Đảng, công tác chính trị của Quân đội Trung Quốc.
Khóa học sẽ diễn ra trong vòng 15 ngày tại Học viện Chính trị Tây An, của Quân đội Cộng sảnTrung Quốc. Theo tin báo Quân đội nhân dân, kể từ 2009 đến nay, đây là đoàn quân đội thứ 6 sang tập huấn, học tập tại Trung Quốc.
Giới quan sát chính trị tỏ ra ngạc nhiên về việc, Trung Quốc với chính sách nước lớn cưỡng chiếm chủ quyền biển đảo của Việt Nam, người dân Việt Nam rất phẫn nộ, nhưng Quân đội Việt Nam lại cử các cán bộ chính trị ở cấp chiến lược, chiến dịch toàn quân của mình sang Trung Quốc để được đào tạo.
Chống toàn trị như thế nào?
Nguyễn Hưng Quốc - 03.06.2013 Trong bài “Chống toàn trị là chống cái gì?”, tôi đưa ra một luận điểm chính: Chống toàn trị không phải là chống con người mà chủ yếu là chống lại những cơ chế và những chính sách tước đoạt tự do, dân chủ và quyền làm người của công dân. Dĩ nhiên, cơ chế và chính sách chỉ có thể tồn tại và thể hiện qua những con người cụ thể. Chống toàn trị, như vậy, là chống lại những kẻ vận hành cơ chế cũng như ban bố và thực thi chính sách trong chừng mực họ ĐANG vận hành, ĐANG ban bố và ĐANG thực thi chính sách. Đến lúc họ không còn ở trong những vị thế ấy nữa, họ thuộc về lịch sử. Thuộc về lịch sử, họ có thể bị phê phán, lên án và, thậm chí, buộc tội trước tòa án, nhưng không phải là đối tượng chống đối.
Trong bài này, tôi xin tập trung vào một khía cạnh khác: Làm thế nào để chống lại toàn trị?
Chủ Nhật, 9 tháng 6, 2013
Tại sao ông Hồ Đức Việt 'phải chết'?
Ông Hồ Đức Việt (ngoài cùng, bên phải)
Phan Châu Thành - Danlambao - Ông Hồ Đức Việt, nguyên UV BCT, Trưởng Ban Tổ chức TW Đảng CSVN Khóa X, mới mất vào ngày cuối tháng 5 vừa qua, sau một thời gian “buồn phiền và ốm nặng” vì khi không được vào TW Khóa XI năm ngoái trong khi là ứng cử viên sáng giá “nhất” cho chức Tổng Bí thư Đảng Khóa XI. Và có vẻ báo chí lề phải cũng như lề trái đã lắng xuống về cái chết “tự nhiên” của ông sau hơn một tuần qua.
Với lề phải thì tôi không muốn nói gì nữa. Họ, những người cộng sản, vừa giết đồng chí mình xong họ sẽ cử đoàn đại biểu “đông đảo và cao cấp” mang vòng hoa đến viếng “đau xót” chia buồn với gia quyến nạn nhân. Với ông Hồ Đức Việt, họ đã tổ tức tang lễ cấp nhà nước…
Người Việt ở Ðức tương trợ, chung sức chống lũ
Vùng trung Âu đang chống chọi với trận lũ lụt nghiêm trọng nhất trong nhiều năm qua, tính đến giờ đã làm thiệt mạng ít nhất 16 người.
Thành phố Dresden, thủ phủ bang Sachsen ở miền đông nước Ðức, là một trong những thành phố chịu ảnh hưởng bởi trận lũ này khi mực nước sông Elbe dâng cao.
Ðây cũng là nơi sinh cư của hàng ngàn kiều bào người Việt.
Thứ Bảy, 8 tháng 6, 2013
’Đâu đó‘ là nơi nào?
Ảnh: Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng đã phát biểu trong phiên họp khai mạc cho cuộc họp Shangri-La bàn về an ninh khu vực Đông Nam Á.
Bùi Tín - 05.06.2013 - Tối 31 tháng 5, tại Singapore, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã phát biểu trong phiên họp khai mạc cho cuộc họp Shangri-La bàn về an ninh khu vực Đông Nam Á.
Đọc kỹ bài phát biểu của ông Nguyễn Tấn Dũng, có thể thấy Bộ Chính trị đảng CS Việt Nam không những đã bỏ ngoài tai những lời khuyên thức thời của những trí thức dân tộc và bỏ qua một cơ hội hiếm có, mà còn phơi bày ra trước cả khu vực Đông Nam Á và trước thế giới một lập trường cực kỳ bạc nhược đáng hổ thẹn.
Bài diễn văn mở đầu bằng một đoạn nói đến tình hình đang diễn ra phức tạp ở vùng biển Đông. Diễn giả chỉ dành vẻn vẹn có một câu để nói bóng gió đến những hành động của Trung Quốc lấn chiếm xâm phạm vùng biển chủ quyền của Việt Nam trong suốt mấy năm qua: «Đâu đó đã có những biểu hiện đề cao sức mạnh đơn phương, những đòi hỏi phi lý, những hành động trái với luật pháp quốc tế, mang tính áp đặt và chính trị cường quyền».
Bùi Tín - 05.06.2013 - Tối 31 tháng 5, tại Singapore, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã phát biểu trong phiên họp khai mạc cho cuộc họp Shangri-La bàn về an ninh khu vực Đông Nam Á.
Đọc kỹ bài phát biểu của ông Nguyễn Tấn Dũng, có thể thấy Bộ Chính trị đảng CS Việt Nam không những đã bỏ ngoài tai những lời khuyên thức thời của những trí thức dân tộc và bỏ qua một cơ hội hiếm có, mà còn phơi bày ra trước cả khu vực Đông Nam Á và trước thế giới một lập trường cực kỳ bạc nhược đáng hổ thẹn.
Bài diễn văn mở đầu bằng một đoạn nói đến tình hình đang diễn ra phức tạp ở vùng biển Đông. Diễn giả chỉ dành vẻn vẹn có một câu để nói bóng gió đến những hành động của Trung Quốc lấn chiếm xâm phạm vùng biển chủ quyền của Việt Nam trong suốt mấy năm qua: «Đâu đó đã có những biểu hiện đề cao sức mạnh đơn phương, những đòi hỏi phi lý, những hành động trái với luật pháp quốc tế, mang tính áp đặt và chính trị cường quyền».
Biểu tình yêu nước 2/6/2013: Cảm nghiệm về sự bất chính và tàn bạo – Kỳ 3
JB Nguyễn Hữu Vinh - 2013-06-07
Cuộc vây bắt và đấu tranh
Một đám công an ập vào phòng, đứng phía trước là những người mặc sắc phục, phía sau là đám không sắc phục và những nhân viên an ninh. Máy quay tua tủa chĩa vào chúng tôi như đang chuẩn bị chứng kiến cuộc chọi trâu. Chúng tôi có hơn 20 người, chỉ có mấy thanh niên, còn toàn ông già và phụ nữ, cả con nhỏ. Những người biểu tình mệt mỏi sau những trận trấn áp, căng thẳng khi đưa về trại đang ngồi nghỉ ngơi phải đứng dậy tất cả. Các nhân viên công an đến thu tất cả ghế nhựa lại và một viên công an mang quân hàm Thiếu tá, tên Hiếu đứng ra chỉ vào chị Nga:
“Mời chị ra đi về, vì chị có con nhỏ.”
Nga lập tức đáp:
“Tại sao tôi lại bị bắt vào đây và giờ mọi người chưa được thả thì tôi lại có thể về? Chỉ khi nào thả tất cả thì tôi về, còn con nhỏ nhà tôi mới 5 tháng nhưng đã hai lần ở tù, nó quen rồi.”
Cuộc vây bắt và đấu tranh
Một đám công an ập vào phòng, đứng phía trước là những người mặc sắc phục, phía sau là đám không sắc phục và những nhân viên an ninh. Máy quay tua tủa chĩa vào chúng tôi như đang chuẩn bị chứng kiến cuộc chọi trâu. Chúng tôi có hơn 20 người, chỉ có mấy thanh niên, còn toàn ông già và phụ nữ, cả con nhỏ. Những người biểu tình mệt mỏi sau những trận trấn áp, căng thẳng khi đưa về trại đang ngồi nghỉ ngơi phải đứng dậy tất cả. Các nhân viên công an đến thu tất cả ghế nhựa lại và một viên công an mang quân hàm Thiếu tá, tên Hiếu đứng ra chỉ vào chị Nga:
“Mời chị ra đi về, vì chị có con nhỏ.”
Nga lập tức đáp:
“Tại sao tôi lại bị bắt vào đây và giờ mọi người chưa được thả thì tôi lại có thể về? Chỉ khi nào thả tất cả thì tôi về, còn con nhỏ nhà tôi mới 5 tháng nhưng đã hai lần ở tù, nó quen rồi.”
Biểu tình yêu nước: Cảm nghiệm về sự bất chính và tàn bạo - Kỳ 2
Ảnh: Bên ngoài trại Lộc Hà - Photo by Nguyễn Hữu Vinh
J.B Nguyễn Hữu Vinh - 2013-06-06 - Chiếc xe chở chúng tôi có khoảng 9 -10 người và hai công an, ba bốn thanh niên bặm trợn không có quân trang, quân phục hoặc bất cứ phù hiệu gì để chứng tỏ đang làm việc công. Chúng tôi kịch liệt phản đối việc bắt bớ ngay từ khi lên xe. Mấy thanh niên này ngăn cản chúng tôi kể cả việc mở cửa cho thoáng. Chỉ vì họ sợ người trên xe hô hào chống Trung Cộng tiếp. Thực ra họ lo hơi xa, Đại sứ quán Trung Cộng không gần đó lắm, còn những người Tàu nhan nhản đi lại ở Hà Nội thì không mấy ai biết tiếng Việt. Hai viên mặc áo công an chạy đi chạy lại trấn an. Nhưng tất cả mọi người đều phản đối, nhiều tiếng hô vang: “Phản đối bắt người yêu nước, phản đối bắt cóc”… mấy thanh niên hốt hoảng đóng cửa, dòng người dưới đường nghe tiếng kêu ngước nhìn càng nhiều thì mấy thanh niên càng hoảng.
Xe đến Cầu Đuống, một thanh niên quyết nhào ra khỏi xe, nhảy xuống sông. Chúng tôi hốt hoảng giữ anh ta lại. Anh ta nói: “Cứ bỏ cháu ra, cháu thà chết dưới sông còn hơn rơi vào tay bọn bán nước, nhục lắm các chú ơi”. Nhưng cũng may, khi anh ta nhảy xuống đất thì lúc đó xe đã chạy qua cầu. Mấy thanh niên bặm trợn kia bảo dừng xe nhảy xuống đi bắt lại, nhưng chưa kịp bắt họ thì mấy người khác đồng loạt nhảy xuống. Còn tôi và vài người phụ nữ, người có tuổi ở lại trên xe. Tôi nghĩ: Việc gì phải nhảy xuống, cứ đối mặt xem một lần những người bắt dân yêu nước mặt mũi và nhận thức của họ ra sao.
J.B Nguyễn Hữu Vinh - 2013-06-06 - Chiếc xe chở chúng tôi có khoảng 9 -10 người và hai công an, ba bốn thanh niên bặm trợn không có quân trang, quân phục hoặc bất cứ phù hiệu gì để chứng tỏ đang làm việc công. Chúng tôi kịch liệt phản đối việc bắt bớ ngay từ khi lên xe. Mấy thanh niên này ngăn cản chúng tôi kể cả việc mở cửa cho thoáng. Chỉ vì họ sợ người trên xe hô hào chống Trung Cộng tiếp. Thực ra họ lo hơi xa, Đại sứ quán Trung Cộng không gần đó lắm, còn những người Tàu nhan nhản đi lại ở Hà Nội thì không mấy ai biết tiếng Việt. Hai viên mặc áo công an chạy đi chạy lại trấn an. Nhưng tất cả mọi người đều phản đối, nhiều tiếng hô vang: “Phản đối bắt người yêu nước, phản đối bắt cóc”… mấy thanh niên hốt hoảng đóng cửa, dòng người dưới đường nghe tiếng kêu ngước nhìn càng nhiều thì mấy thanh niên càng hoảng.
Xe đến Cầu Đuống, một thanh niên quyết nhào ra khỏi xe, nhảy xuống sông. Chúng tôi hốt hoảng giữ anh ta lại. Anh ta nói: “Cứ bỏ cháu ra, cháu thà chết dưới sông còn hơn rơi vào tay bọn bán nước, nhục lắm các chú ơi”. Nhưng cũng may, khi anh ta nhảy xuống đất thì lúc đó xe đã chạy qua cầu. Mấy thanh niên bặm trợn kia bảo dừng xe nhảy xuống đi bắt lại, nhưng chưa kịp bắt họ thì mấy người khác đồng loạt nhảy xuống. Còn tôi và vài người phụ nữ, người có tuổi ở lại trên xe. Tôi nghĩ: Việc gì phải nhảy xuống, cứ đối mặt xem một lần những người bắt dân yêu nước mặt mũi và nhận thức của họ ra sao.
Biểu tình yêu nước: Cảm nghiệm về sự bất chính và tàn bạo
Ảnh: Người dân Hà Nội xuống đường biểu tình chống TQ xâm lược hôm 02/6/2013 . Photo by Nguyễn Hữu Vinh
J.B Nguyễn Hữu Vinh - 2013-06-04 - Hầu như hàng năm, sau mỗi kỳ có báo cáo nhân quyền của Mỹ hoặc Châu Âu, Việt Nam đều có bài học thuộc lòng và người phát ngôn lên đọc câu này: “Trước hết cần khẳng định Nhà nước Việt Nam luôn tôn trọng và thúc đẩy các quyền cơ bản của người dân. Mọi người dân được thực thi các quyền của mình trong khuôn khổ luật pháp”.
J.B Nguyễn Hữu Vinh - 2013-06-04 - Hầu như hàng năm, sau mỗi kỳ có báo cáo nhân quyền của Mỹ hoặc Châu Âu, Việt Nam đều có bài học thuộc lòng và người phát ngôn lên đọc câu này: “Trước hết cần khẳng định Nhà nước Việt Nam luôn tôn trọng và thúc đẩy các quyền cơ bản của người dân. Mọi người dân được thực thi các quyền của mình trong khuôn khổ luật pháp”.
Quyền tự do của Công dân
Cũng có khi, nhà nước Việt Nam cho gắn những câu khẩu hiệu rằng thì là “Quyền con người là giá trị chung của các quốc gia, dân tộc”. Thế nhưng, mỗi khi bị chỉ trích nhân quyền Việt Nam sẽ biện bạch rằng: “Do khác biệt về hoàn cảnh lịch sử, chế độ chính trị, trình độ phát triển, giá trị truyền thống văn hóa… nên cách tiếp cận về quyền con người của mỗi quốc gia có thể khác nhau”. Và cách “tiếp cận” như thế nào thì chắc chỉ có chính quyền Việt Nam mới hiểu và chấp nhận cách “tiếp cận” độc đáo khác với thế giới văn minh đó.
Thứ Sáu, 7 tháng 6, 2013
Phó Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ hứa thúc đẩy VN trả tự do cho Phương Uyên, Nguyên Kha
Một giới chức cao cấp trong hành pháp Hoa Kỳ cam kết thúc đẩy Việt Nam trả tự do cho hai nhà hoạt động trẻ bị tuyên án tổng cộng 14 năm tù về tội danh “tuyên truyền chống nhà nước” vì dán biểu ngữ, rải truyền đơn chống Trung Quốc và phản đối sự cai trị độc tài của đảng cộng sản Việt Nam.
Hai sinh viên Nguyễn Phương Uyên, 21 tuổi, và Đinh Nguyên Kha, 25 tuổi, bị Tòa án Nhân dân tỉnh Long An kêu án lần lượt là 6 tù giam cùng 3 năm quản chế và 8 năm tù giam cùng 2 năm quản chế vì bị cáo buộc tội xuyên tạc các chính sách của đảng và nhà nước liên quan đến tôn giáo, đất đai, và chủ quyền.
Hai sinh viên Nguyễn Phương Uyên, 21 tuổi, và Đinh Nguyên Kha, 25 tuổi, bị Tòa án Nhân dân tỉnh Long An kêu án lần lượt là 6 tù giam cùng 3 năm quản chế và 8 năm tù giam cùng 2 năm quản chế vì bị cáo buộc tội xuyên tạc các chính sách của đảng và nhà nước liên quan đến tôn giáo, đất đai, và chủ quyền.
Thứ Năm, 6 tháng 6, 2013
An ninh Việt Nam và RFA
Blogger Mẹ Nấm, ảnh chụp trước đây. Photo courtesy of Mẹ Nấm's FB
“Đài phản động”
Lần đầu tiên tôi chính thức nghe cơ quan an ninh Việt Nam nói đài Á Châu Tự Do (RFA) là “đài phản động” khi tôi trả lời phỏng vấn về việc mình bị câu lưu làm việc đến quá nửa đêm vào năm 2009, với lý do liên quan đến chuyện viết blog, in áo và phân phát áo thun với nội dung “Hoàng Sa – Trường Sa là của Việt Nam”, “Stop bauxite – No China”, “Hãy giứ lấy màu xanh và an ninh cho Việt Nam”.
Cuộc phỏng vấn tôi lúc ấy do phóng viên Hà Giang thực hiện đã được cơ quan an ninh in ra để trở thành một phần hỏi – đáp trong quá trình làm việc tiếp theo. Tôi không thể cải chính hay giải thích gì giùm cho RFA khi bị cơ quan an ninh kết luận là phản động, tôi chỉ có thể nói với họ rằng: Nếu tôi nói gì sai thì hãy bắt bẻ và kết tội tôi, nếu tôi phản ánh đúng sự thật, dựa trên quan điểm của tôi, thì anh/chị không có quyền bắt tôi im lặng.
Thứ Tư, 5 tháng 6, 2013
Giải mã khái niệm "Lòng tin chiến lược" của ĐCS VN tại Đối thoại Shangri-La
Nguyễn Nghĩa650 - Danlambao - Trong bài phát biểu dẫn đề tại Đối thoại Shangri-La lần thứ 12 ở Singapore, Thủ tướng Việt Nam, ông Nguyễn Tấn Dũng đã đặc biệt nhấn mạnh về việc xây dựng lòng tin chiến lược vì hòa bình, hợp tác, thịnh vượng của châu Á - Thái Bình Dương.
Sau bài phát biểu này, báo chí "lề đảng" đồng loạt ca ngợi tầm vóc chiến lược của nội dung bài phát biểu. Bạn đọc chỉ cần gõ vào cụm từ Thủ tướng VN tại Shangri-La là có kết quả, nên tôi không dẫn thêm thí dụ. Muốn hiểu khái niệm lòng tin chiến lược do Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đề xuất, ta không thể tách rời cội rễ chính trị của ông ta.
Bài viết này chính là 1 cố gắng giải mã Thủ tướng Dũng, giải mã khái niệm mà ông ta đưa ra tại Shangri-La trong bài phát biểu của mình ngày 31/05/2013.
Sau bài phát biểu này, báo chí "lề đảng" đồng loạt ca ngợi tầm vóc chiến lược của nội dung bài phát biểu. Bạn đọc chỉ cần gõ vào cụm từ Thủ tướng VN tại Shangri-La là có kết quả, nên tôi không dẫn thêm thí dụ. Muốn hiểu khái niệm lòng tin chiến lược do Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đề xuất, ta không thể tách rời cội rễ chính trị của ông ta.
Bài viết này chính là 1 cố gắng giải mã Thủ tướng Dũng, giải mã khái niệm mà ông ta đưa ra tại Shangri-La trong bài phát biểu của mình ngày 31/05/2013.
Khi công an CS 'kết nghĩa' với lưu manh
Bùi Tín - 03.06.2013 Mấy năm gần đây, hiện tượng công an ở trong nước dùng các nhóm xã hội đen để chống những công dân yêu nước chống bành trướng càng trở nên nhiều, đến mức rộng khắp.
Từ Hà Nội, Hải Phòng, Nghệ An, Đà Nẵng, Nha Trang đến Sóc Trăng, Long An, Bình Dương…đã có nhiều vụ lực lượng công an các tỉnh thành dùng các nhóm xã hội đen để đe dọa, hãm hại, khủng bố những công dân yêu nước đấu tranh không bạo lực cho tự do, chống bành trướng.
Bọn này được các cấp chỉ huy công an giao nhiệm vụ theo dõi, quấy rối, đe dọa, khiêu khích các anh chị em đấu tranh, phối hợp chặt chẽ với các lực lượng công an, dân phòng của đảng CS, nhiều nơi cả với các nam nữ đoàn viên của Đoàn Thanh niên CS Hồ Chí Minh.
Chúng làm những việc mà chỉ có bọn chúng mới có gan và quen làm như ăn nói sàm sỡ, chửi bới tục tĩu, có thái độ xấc xược với người lớn tuổi, phụ nữ, có hành động bạo lực thô bạo bất chấp luật pháp và đạo đức trong xã hội.
Từ Hà Nội, Hải Phòng, Nghệ An, Đà Nẵng, Nha Trang đến Sóc Trăng, Long An, Bình Dương…đã có nhiều vụ lực lượng công an các tỉnh thành dùng các nhóm xã hội đen để đe dọa, hãm hại, khủng bố những công dân yêu nước đấu tranh không bạo lực cho tự do, chống bành trướng.
Bọn này được các cấp chỉ huy công an giao nhiệm vụ theo dõi, quấy rối, đe dọa, khiêu khích các anh chị em đấu tranh, phối hợp chặt chẽ với các lực lượng công an, dân phòng của đảng CS, nhiều nơi cả với các nam nữ đoàn viên của Đoàn Thanh niên CS Hồ Chí Minh.
Chúng làm những việc mà chỉ có bọn chúng mới có gan và quen làm như ăn nói sàm sỡ, chửi bới tục tĩu, có thái độ xấc xược với người lớn tuổi, phụ nữ, có hành động bạo lực thô bạo bất chấp luật pháp và đạo đức trong xã hội.
Trung Quốc đánh dấu 24 năm biến cố Thiên An Môn
Nhân viên an ninh kiểm tra thẻ căn cước của du khách tại Quảng trường Thiên An Môn ở Bắc Kinh, ngày 4/6/2013.
VOA - 04.06.2013 - Trung Quốc đánh dấu năm thứ 24 cuộc đàn áp đẫm máu Thiên An Môn giữa các biện pháp an ninh chặt chẽ tại Bắc Kinh và kiểm duyệt gắt gao Internet.
Nhà cầm quyền mỗi năm đều ra sức ngăn ngừa những hoạt động tưởng niệm và cấm thảo luận công khai việc dùng quân đội đàn áp tàn bạo vào ngày 4 tháng 6 năm 1989, chấm dứt những cuộc biểu tình đòi dân chủ kéo dài nhiều tuần lễ.
Hôm thứ Sáu, cảnh sát được bố trí tại Quảng trường Thiên An Môn và những khu vực trọng yếu khác để ngăn ngừa những cuộc biểu tình có thể xảy ra.
Thứ Ba, 4 tháng 6, 2013
Ngô Quốc Phương - ABC CHÍNH TRỊ
Người ta dùng tiền thuế của bạn làm chính trị
Người ta giả danh bạn, tự ủy quyền làm chính trị
Người ta tự sắp xếp mọi ghế
Người ta tự vẽ ra các loại luật
Người ta bắt bạn, con cái, cháu chắt của bạn tuân theo, cúi đầu
Người ta cựa quậy thoải mái
Nhưng cấm bạn quậy cựa
Người ta bắc loa khắp nơi
Nhưng cấm bạn mở mồm
Người ta và con cháu người ta có đủ loại quyền
Còn bạn và con cháu bạn thì bị hạn chế