Thứ Hai, 19 tháng 8, 2013

Vật thế chấp chính trị

Lời tuyên bố đầy bản lĩnh chính trị của cô gái trẻ Phương Uyên trong phiên tòa ngày 16/8/2013 là một bản án đanh thép đi vào lịch sử ngàn năm của dân tộc Việt Nam với chế độ độc quyền của đảng cộng sản ở Việt Nam
 
Thứ bảy, ngày 17 tháng tám năm 2013 
 
BS Hồ Hải: Từ ngàn xưa, khi con người bước ra khỏi cuộc sống của thời cộng sản nguyên thủy bầy đàn, để đấu tranh sinh tồn với hiểm họa vây quanh, cũng là lúc con người biết sử dụng vật thế chấp làm tin trong giao dịch.

Để được ngồi ngôi cao, hưởng ân sủng của thiên hạ, lấy uy tín với thần dân, các vua phong kiến sử dụng con mình để gả cho quốc gia lân bang làm vật thế chấp chính trị, để thực hiện phương án ngoại giao, chờ thời cơ xâm chiếm.

Trong làm ăn giao thương, tài sản cố định là vật thế chấp cho đối phương, ngân hàng để vay vốn làm ăn. Chỉ có những đối tác làm ăn lâu bền, uy tín lớn, tín chấp là một kiểu thế chấp cao cấp nhất của con người tới giờ này.

Mời đọc thêm

Chủ Nhật, 18 tháng 8, 2013

Tình trạng thuyền nhân trên đảo Manus


Sơ đồ đảo Manus, Papua New Guinea, nơi những người vượt biên đến Úc sẽ định cư. AFP

Bộ Di trú Úc cũng công bố phúc trình chỉ trích mạnh mẽ tình hình ở trung tâm thanh lọc trên đảo Manus. Phúc trình cho biết cuộc sống của người tỵ nạn tại trung tâm ở Papua New Guinea gặp nhiều rủi ro về an toàn và y tế, nơi sinh sống của những người này chật chội, nóng nực, ẩm thấp và nước uống không đủ cho mọi người đồng thời hệ thống điện có thể không an toàn trong điều kiện ẩm ướt. Cao Ủy Tị Nạn LHQ cũng đưa ra bản phúc trình cho biết tất cả mọi người bị giam giữ ở Papua New Guinea đều có những dấu hiệu khủng hoảng tinh thần.

Tường An, thông tín viên RFA - 2013-08-16 - Hiện tượng thuyền nhân vượt biển đến Úc ngày càng nhiều là đề tài tranh cãi của chính phủ Úc.

Vừa qua, Thủ tướng Úc Kevin Rudd tuyên bố thuyền nhân đến Úc sẽ không có bất kỳ một cơ hội nào để định cư ở Úc mà họ được chuyển đến đảo quốc Papua New Guinea (PNG) để chờ thanh lọc.

Mời đọc thêm

Đại sứ Hoa Kỳ: 'Người Mỹ gốc Việt có tiếng nói mạnh mẽ'

 
Đại sứ Shear nhấn mạnh rằng cộng đồng người Mỹ gốc Việt hiện đóng vai trò hết sức quan trọng trong mối bang giao song phương

Nguyễn Trung - VOA - 17.08.2013 - Dược sỹ Nguyễn Mậu Trinh cùng vợ tới nhà bác sỹ Nguyễn Quốc Quân từ sớm vì hôm nay, 16/8, Đại sứ Mỹ tại Việt Nam David Shear gặp mặt người gốc Việt tại vùng thủ đô Hoa Kỳ.

Đây không phải là lần đầu tiên tham dự một sự kiện như vậy nhưng ông Trinh cho biết vẫn thấy phấn chấn vì có ‘dịp tốt để chia sẻ tin tức’ với ông Đại sứ.

Còn bác sỹ Quân, một nhà hoạt động dân chủ đồng thời là chủ bữa tiệc, thì nói đây là dịp để trình bày với ông Shear về nguyện vọng của cộng đồng gốc Việt.

Đại sứ Hoa Kỳ tại Hà Nội đã đề cập tới nhiều vấn đề ngoài chủ đề nhân quyền như Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương mà hai nước đang gấp rút bàn thảo.

Hòa giải cũng là một từ mà đại sứ Mỹ sử dụng khi nói tới vai trò của Việt Kiều ở Hoa Kỳ.

Nhà ngoại giao Mỹ nhấn mạnh rằng Hoa Kỳ muốn Việt Nam giàu mạnh, độc lập nhưng phải tôn trọng nhân quyền và pháp quyền.

Bác sỹ Quân nói: "Chính quyền thì nó sẽ đến và sẽ đi, nhưng nhân dân hai nước sẽ tồn tại mãi mãi".

Mời quý vị xem tường thuật chi tiết trong phóng sự dưới đây:


http://www.voatiengviet.com/
Mời đọc thêm

Bầu cử ở Úc

 
Thủ tướng Australia Kevin Rudd.

Nguyễn Hưng Quốc - 15.08.2013 - Thứ Bảy ngày 7 tháng Chín tới, các công dân thành niên tại Úc lại đi bầu để chọn Quốc Hội mới, và qua đó, chính phủ mới.

Về chuyện bầu cử ở Úc, trước hết, có mấy điều cần lưu ý:

Thứ nhất, ở Úc có đến mấy chục đảng phái chính trị, kể cả những đảng phái có tên và mục tiêu tranh đấu rất… tếu như Đảng Tình dục Úc (Australian Sex Party), Đảng Quyền của người hút thuốc (Smokers Rights Party), Đảng của những người săn bắn và câu cá (Shooters and Fishers Party) hay Đảng Thể thao (Australian Sports Party), v.v… Trong đó, có ba đảng lớn: Đảng Lao Động, Đảng Tự Do và Đảng Quốc Gia. Hai đảng sau, Tự Do và Quốc Gia hầu như lúc nào cũng liên minh chặt chẽ với nhau dưới tên gọi Liên đảng (Coalition). Từ trước đến nay, hầu như chỉ có Đảng Lao Động và Liên đảng thay phiên nhau cầm quyền. Bởi vậy, chính trị Úc còn được gọi là hệ thống lưỡng đảng (two-party system).

Mời đọc thêm

Bầu cử Úc : Thuyền nhân là món hàng mặc cả

Úc bầu Quốc hội ngày 7/9/2013 : Hai ứng cử viên Kevin Rudd và Tony Abbott - REUTERS

Tú Anh - RFI - Thanh danh của nước Úc có cơ nguy bị tác hại nếu đảng bảo thủ đắc cử vào tháng 9. Ứng cử viên Tony Abbot tuyên bố sẽ « chận đứng các thuyền chở người tỵ nạn » muốn đến Úc định cư. Cánh hữu tại Úc, đang được thuận lợi qua các kết quả thăm dò ý kiến, sử dụng lá bài thuyền nhân để thu hút thêm cử tri.

Chương trình chống di dân bất hợp pháp của đảng bảo thủ do ông Tony Abbott lãnh đạo, đã được công bố vào ngày hôm qua 16/08/2013, có ảnh hưởng đến 32.000 thuyền nhân trong đó có 800 người Việt Nam như thế nào ? RFI đặt câu hỏi với nhà báo Lưu Tường Quang từ Sydney.


Mời đọc thêm

Cộng Sản chỉ có sụp đổ, không có chuyển đổi

BS Hồ Hải: Trong một bài viết hôm 12/8/2013 của ông bác sỹ Benjamin S. Carson - một tài năng y học của thế giới - trên Real Clear World về chủ đề chính phủ mới ở Trung Hoa chống lại hiến pháp của Hoa Kỳ. Ông cho rằng, 3 bài viết trên các trang nhất Tân Hoa Xã, Nhân Dân nhật báo và Hỏa Tuyến Bình luận của một giả có bút hiệu là Ma Zhongcheng - 马众诚, có nghĩa là Trung thành với chủ nghĩa Marx - đều cho thấy là một kiểu sửa lại những bài tuyên truyền cũ của thời Mao Trạch Đông ở thập niên 1970.

Theo Bùi Mẫn Hân - Minxin Pei - một chuyên gia về chính trị Trung Quốc tại Claremont McKenna College, gần đây đã viết, "Các lãnh đạo mới của Trung Hoa có thể bỏ qua một số cải cách về kinh tế, hành chính phù hợp với mục tiêu bảo tồn sự cai trị của Đảng Cộng sản. Nhưng nó sẽ không chấp nhận bất cứ sáng kiến ​​nào có thể gây nguy hiểm đến độc quyền chính trị của đảng cộng sản, mặc dù đảng cộng sản ở Trung Hoa bây giờ không còn lý tưởng của cộng sản".

Mời đọc thêm

Bàn về "kỷ vật" chủ tịch nước trao cho tổng thống Obama

Nguồn bức thư gốc tại Lưu trữ Quốc gia Hoa Kỳ: National Archives

BS Hồ Hải: Cách chơi khăm của các nguyên thủ quốc gia Hoa Kỳ với các nguyên thủ quốc gia không cùng chí hướng rất cay độc và trí tuệ mà không thể chối cãi được, vì họ luôn ở thế chiếu trên, không cần phải cầu cạnh những đối tác khó tin cậy. Chúng ta lược qua lịch sử và ý nghĩa của những việc tuy nhỏ, nhưng rất quan trọng này, để tìm ra cách nhìn khách quan trong các động tác ngoại giao.

Mời đọc thêm

Thứ Bảy, 17 tháng 8, 2013

Phương Uyên trở về từ một bản án

Ảnh: Phương Uyên và bạn bè ngay sau khi được trả tự do. T.A gửi RFA

Mặc Lâm - RFA - 2013-08-16: Sau bao nhiêu ngày chờ đợi cũng như áp lực từ dư luận, bản án của Phương Uyên và Nguyên Kha đã được tuyên bố vào chiều ngày hôm nay 16 tháng 8 tại tòa Phúc thẩm tỉnh Long An theo đó Phương Uyên bị 3 năm tù treo và 52 tháng thử thách. Đinh Nguyên Kha 4 năm tù giam và 3 năm quản chế, giảm còn phân nửa so với bản án phiên sơ thẩm.

"Đừng để đến già chúng ta phải hối tiếc..."

Hầu như trong suốt cả ngày 16 tháng 8 người có quan tâm tới vụ án của Đinh Nguyên Kha và Nguyễn Phương Uyên đều hướng về thành phố Long An để theo dõi phiên tòa phúc thẩm xét xử hai bị cáo tuổi đời còn rất trẻ nhưng chí hướng mà họ theo đuổi thật cao cả.

Từ sáng sớm hàng chục người gồm thân nhân của hai em đến các bloggers và đặc biệt là trí thức đã có mặt truớc tòa án để yễm trợ tinh thần hai em. Đã có những xô xát xảy ra đến nỗi nhiều người nằm lăn truớc xe công an để phản đối đàn áp.

Cuối cùng thì bùng vỡ những tiếng reo hò sung sướng khi bản án được loan đi vào buổi chiều cuối giờ.
Mời đọc thêm

Chuyện bên trong phiên xử phúc thẩm Nguyễn Phương Uyên và Đinh Nguyên Kha

 
Hải Huỳnh - Danlambao - Kết quả phiên xử phúc thẩm vụ Phương Uyên - Nguyên Kha tại Long An ngày 16.8.2013 là một chiến thắng ngọt ngào của phong trào dân chủ cho Việt Nam. Lần đầu tiên trong lịch sử tố tụng của Việt Nam cộng sản tòa phúc thẩm tuyên án khác xa tòa sơ thẩm. Đây là thành quả của lòng can đảm của các sinh viên yêu nước, sự hi sinh của gia đình, sự khích lệ của bạn bè, phối hợp của các blogger, sự sát cánh của truyền thông lề dân cùng tác động quốc tế đúng thời điểm.

Bên trong của phiên tòa phúc thẩm này là một cuộc chiến gay cấn giữa nhà cầm quyền độc tài toàn trị trong tay có đủ các phương tiện hùng hậu và một bên là phe dân chủ yếu ớt mỏng manh có lúc tưởng chừng như gục ngã. Chúng tôi những người làm báo vì chính nghĩa nhân dân rất vui mừng vì chiến thắng của công lý và niềm tin. Và may mắn cho chúng tôi là tiếp cận với những nguồn tin từ ngay trong các cơ quan nội chính của Long An. Những tin tức chúng tôi có được rất chính xác, nhưng vì sự an toàn của nguồn tin chúng tôi từ từ cung cấp cho độc giả các tin tức được cập nhật có chọn lọc.

Mời đọc thêm

Thứ Sáu, 16 tháng 8, 2013

Ghi nhanh về chuyến đi thăm Uyên, Kha, Uy trong tù

Đoàn khách thăm trước cổng trại tạm giam công an tỉnh Long An
 
Khi Nguyễn Tường Thụy, Lê Quốc Quyết, tôi và một vài bạn trẻ đến cổng trại tạm giam Long An thì cũng vừa lúc một một băng rôn đỏ rực " Nhiệt liệt chào mừng" được kéo lên treo trước cổng trại. Tôi nói đùa: "He he, họ nhiệt liệt chào mừng chúng mình đấy".
 
Đến gần hóa ra là " Nhiệt liệt chào mừng đại biểu dự lễ khánh thành trại tạm giam công an tỉnh Long An". Nhà tù mới được xây dựng rất to đẹp và hoành tráng trên một khu đất rộng mênh mông cách trung tâm thành phố Tân An (tỉnh lỵ Long An) khoảng chừng 10km. Vì vậy đường đi đến trại tạm giam rất thuận lợi, đỡ vất vả cho những người nhà đi thăm nuôi thân nhân trong trại.

Mời đọc thêm

Thứ Năm, 15 tháng 8, 2013

Thư của Ls Nguyễn Thanh Lương gửi bà Nguyễn Thị Kim Liên - mẹ của Đinh Nguyên Kha


"Tôi xác định Đinh Nguyên Kha, Nguyễn Phương Uyên chỉ là nạn nhân của thế lực "X" và tôi không hề bị tổn thương hay tự ái nghề nghiệp do em Đinh Nguyên Kha có đơn xin không tiếp tục yêu cầu luật sư bào chữa và có sự xác nhận của trại tạm giam công an tỉnh Long An hẳn hòi... Mai này, trước tòa mọi sự im lặng của tôi khi ai hỏi về Kha - Chính đấy còn là lời bào chữa ngậm ngùi mà đầy kiêu hãnh không chỉ riêng tôi mà còn có Kha... Tôi xin thức trọn đêm nay để bày tỏ thật lòng, để trình tường với chị về một Đinh Nguyên Kha vô vọng nhưng tràn đầy mến yêu..."
- Luật sư Nguyễn Thanh Lương.

Mời đọc thêm

Những tiếng kêu từ vùng giải tỏa – đền bù Lăng Cô, Huế

Ảnh: Dự án Khu biệt thự Hòa Bình Lăng Cô. www.diaoc-online 

Nhóm phóng viên tường trình từ Việt Nam 2013-08-12

Lăng Cô là cách đọc trại của người Pháp trong những năm đầu thế kỉ 18 khi họ phát hiện ra ngôi làng nằm liền kề đèo Hải Vân, núi Bạch Mã, gần biển, có nhiều đầm, phá và có khí hậu cận nhiệt đới, nóng vừa, cho cảm giác thoáng, dễ chịu, chiều chiều, hàng ngàn con cò đến đậu trắng cả khu đầm phá để kiếm ăn, người Pháp gọi đây là Làng Cò nhưng lại đọc là Lăng Cô, địa danh Lăng Cô ra đời từ đó. Và, có thể nói, chính vùng đất đẹp, thơ mộng này đã thu hút nhiều khách du lịch, trong những năm gần đây, tỉnh Thừa Thiên – Huế đã quyết định mở rộng địa bàn du lịch về phía Lăng Cô, cũng chính dự án này đã tạo ra không biết bao nhiêu tiếng kêu than và nỗi khổ cho người dân bị mất đất.

Mời đọc thêm

Thứ Tư, 14 tháng 8, 2013

Một nghị định vô lý, vô duyên, vô dụng

Bùi Tín - 12.08.2013 - Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng vừa ký Nghị định số 72 về «Quản lý, cung cấp, xử dụng dịch vụ internet và thông tin trên mạng». Ngày ban hành là 15/7/2013 và ngày bắt đầu có hiệu lực là 1/9/2013.

Nghị định72 (NĐ72) dài gần 20 và gồm có 6 chương, 46 điều, với rất nhiều mục, khoản nhỏ. Những ai muốn tìm hiểu phải kiên nhẫn lắm mới đọc nổi từ đầu đến cuối, vì chính kiến không rõ ràng, càng đọc càng khó hiểu và càng thấy không sao thực hiện nổi, cả từ phía người dùng internet đến các cơ quan chuyên môn của chính quyền, muốn quản lý chặt chẽ thông tin trong xã hội bằng luật lệ cứng nhắc lại vừa mập mờ khó hiểu.

Đến nay các blogger tự do trong nước đã nêu lên vấn đề NĐ72 «cấm các mạng internet cá nhân không được tổng hợp tin tức, không được cung cấp tin tổng hợp» là điều kỳ lạ, không rõ ràng; sao lại cấm tổng hợp tin tức, phạm vi cấm đến đâu. Việc tổng hợp tin tức là việc làm hàng giờ, hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng, về chính trị, kinh tế, tài chính, xã hội, thể thao, văn hóa, sao lại cấm, mà làm sao cấm nổi. Mọi người chờ đợi sự giải thích của Bộ Thông tin - Truyền thông và của Ban Cơ yếu Chính phủ và bộ Quốc phòng, là 2 cơ quan được NĐ72 giao trách nhiệm và quyền hạn áp dụng NĐ này không những trên lãnh thổ VN mà còn đối với các cơ quan truyền thông quốc tế về những tin tức liên quan đến Việt Nam.

Mời đọc thêm

Luật sư ​​Lê Thị Công Nhân bị 'thương binh' hành hung

Ảnh: Luật sư ​​Lê Thị Công Nhân. RFA files

Gia Minh - RFA, Bangkok - 2013-08-11 - Luật sư bất đồng chính kiến Lê thị Công Nhân, người từng phải ở tù 3 năm về các hoạt động công khai đấu tranh cho dân chủ và nhân quyền tại Việt Nam, hôm qua bị một nhóm tự xưng là cựu chiến binh đánh khi cô lên tiếng bênh vực cho một gia đình lúc đi chợ ngang qua thấy gia đình đó bị nhóm gọi là cựu chiến binh hành hung và đập phá.

Gia Minh hỏi chuyện luật sư Lê thị Công Nhân về những suy nghĩ của cô trước sự việc đó. Trước hết cô cho biết:

Ngay sau khi bị đánh đập bởi những người tự xưng là cựu chiến binh trước sự chứng kiến của công an có mặt tại đó; luật sư Lê thị Công Nhân đã có đơn trình báo và tố giác tội phạm gửi trực tiếp đến Công an Phường Phương Mai, Quận Đống Đa, Hà Nội; cũng như gửi qua bưu điện đến cho công an Quận Đống Đa và Công an Thành phố Hà Nội.

Đơn này cũng được công khai trên mạng Internet.

Mời đọc thêm

Thứ Ba, 13 tháng 8, 2013

Lê Hiếu Đằng : Cần cho lập thêm các đảng đối lập với đảng Cộng sản Việt Nam

Ảnh: Luật gia Lê Hiếu Đằng. RFI/Capdevielle

Thụy My - Trong bài viết mang tựa đề đơn sơ là « Suy nghĩ trong những ngày nằm bịnh » đăng trên mạng Bauxite ngày hôm nay 12/08/2013, luật gia Lê Hiếu Đằng đã nói lên những trăn trở của mình về vấn đề đa nguyên đa đảng, về vấn đề độc lập, tự do dân chủ và hạnh phúc …

Bài viết trong những ngày thập tử nhất sinh tại bệnh viện của vị luật gia nguyên là Phó chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tại Thành phố Hồ Chí Minh, lại mang đầy chất lửa, đầy tính chiến đấu. Đặc biệt ông đã mạnh dạn đặt vấn đề thành lập các đảng đối lập, chẳng hạn một đảng dân chủ xã hội, thay vì đảng Cộng sản độc quyền như hiện nay. Ông thách thức bất kỳ lãnh đạo nào trong bộ máy của đảng Cộng sản trả lời ông một cách công khai về vấn đề trên.

RFI Việt ngữ đã trao đổi với luật gia Lê Hiếu Đằng hôm nay.

Mời đọc thêm

Suy nghĩ trong những ngày nằm bịnh...


Lê Hiếu Đằng - BVN - Bài viết nầy cũng là để trải lòng với bạn bè, đồng đội và những nhân sĩ trí thức, các văn nghệ sĩ, các bạn TNSVHS mà tôi đã quen hoặc mới quen, để khẳng định một điều: với lòng tự trọng của một công dân một nước có lịch sử hào hùng chúng ta phải hành động. Không nên ngồi tranh luận với nhau về sự đúng, sai khi chọn lựa đứng bên này hay bên kia. Vì thật ra cả một bộ phận loài người trong đó có người VN khát khao với một xã hội tốt đẹp hơn, chống lại cái ác, cái xấu nên đã có thời gian dài nuôi ảo tưởng về ĐCS VN và CNXH. Vấn đề là trước đây chúng ta chưa có đủ điều kiện, dữ liệu để nhận thức một số vấn đề sống còn của đất nước nhưng hiện nay tình hình trong nước và trên thế giới đã thay đổi, vì vậy chúng ta phải nhận thức lại một số vấn đề trước đây. Nhận thức lại và dấn thân hành động cho cuộc chiến đấu mới. Đừng loay hoay những chuyện đã qua mà làm suy yếu sức mạnh đoàn kết dân tộc. Hãy để con cháu chúng ta làm nhiệm vụ đánh giá lịch sử. Còn chúng ta trước mắt là hành động, hành động và hành động...

Mời đọc thêm

Thứ Hai, 12 tháng 8, 2013

Tình thế đòi hỏi

 
Từ trái: Chủ tịch Quốc hội Việt Nam Nguyễn Sinh Hùng, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đi thăm lăng ông Hồ Chí Minh.

Bùi Tín

19.06.2013 - Tình hình chính trị ở Việt Nam đang đòi hỏi cấp bách một tổ chức chính trị, để thoát khỏi tình trạng độc đảng lạc hậu và tệ hại cho dân cho nước.

Việc này không thể trì hoãn được nữa.

Việc hình thành một tổ chức chính trị ở Việt Nam là hoàn toàn chính đáng, hợp pháp, hợp đạo lý. Hiến pháp Việt Nam ghi rõ quyền lập hội. Các công ước quốc tế và Hiến chương Liên Hiệp Quốc cũng long trọng công nhận quyền tự do ngôn luận và tự do lập hội.

Mời đọc thêm

Chủ Nhật, 11 tháng 8, 2013

Bài Giảng Của Linh Mục Pascal Nguyễn Ngọc Tỉnh



Hôm nay, Chúa nhật sau lễ Giáng Sinh, Hội Thánh mừng lễ Thánh Gia, mừng Con Thiên Chúa làm người, sinh ra và lớn lên trong một gia đình, gia đình Đức Mẹ Ma-ri-a và Thánh Giu-se.

Bài Tin Mừng ngày 1 tháng Giêng ghi lại biến cố xảy ra 8 ngày sau lễ Giáng Sinh, đó là việc Hài Nhi chịu phép cắt bì theo đúng luật Mô-sê để đích thực trở thành một con dân Ít-ra-en, mang tên Giê-su.

Còn bài Tin Mừng hôm nay thì ghi lại một biến cố xảy ra khi Đức Giê-su lên 12 tuổi, cùng với cha mẹ trẩy hội đền Giê-ru-sa-lem mừng lễ Vượt Qua. Sau đó gia đình trở về Na-da-rét là nơi Đức Giê-su sinh sống cho đến lúc ra hành đạo. Sau này khi nói về Đức Giê-su người ta thường thêm “người Na-da-rét”, hẳn là để phân biệt với những người khác cùng tên.

Mừng lễ Thánh Gia, chúng ta suy gẫm về mầu nhiệm Con Thiên Chúa đến chia sẻ phận người với chúng ta khi chấp nhận sinh ra và lớn lên trong một gia đình, từ đó ta mới tìm hiểu xem hôm nay đến lượt chúng ta, chúng ta phải sống thế nào cho xứng danh Ki-tô hữu.

Gia đình nhỏ bé của mỗi chúng ta không thể tồn tại nếu không có những đơn vị lớn hơn chở che bao bọc, đó là khu phố hay thôn làng, là quận huyện, cuối cùng là quốc gia gồm những con người, cùng nòi giống, cùng ngôn ngữ, cùng truyền thống, sống với nhau trên một lãnh thổ. Quốc gia là một gia đình, dân tộc là một gia đình.

Vì đây là thánh lễ cầu nguyện cho Công Lý và Hoà Bình nên tôi xin phép làm một chuyện ngoại lệ, đó là vượt ra khỏi cái gia đình nhỏ bé của mỗi chúng ta để nói đến một gia đình rộng lớn hơn, đó là quê hương, là đất nước, là tổ quốc, là dân tộc.

Mời đọc thêm

Thứ Bảy, 10 tháng 8, 2013

Tham vọng kiểm soát Thái Bình Dương của Bắc Kinh làm Á châu dậy sóng

Người dân Philippines biểu tình chống yêu sách của Trung Quốc tại Biển Đông trong « Ngày hành động toàn cầu » ở Manila 24/07/2013. REUTERS/Romeo Ranoco

Tú Anh
Biểu dương lực lượng trên biển, xâm nhập Senkaku, tổ chức du lịch tại Hoàng Sa, đánh chiếm đảo đá ngầm Scarborough, từ Hoa Đông xuống Biển Đông, Trung Quốc phô trương tham vọng làm cường quốc đại dương. Giới phân tích không loại trừ viễn ảnh Bắc Kinh sử dụng vũ lực để thống trị khu vực.


Thứ Năm hôm qua 08/08/2013, quyền đại sứ Trung Quốc tại Tokyo bị Bộ Ngoại giao Nhật Bản triệu tới để nghe Nhật Bản phản đối về vụ việc bốn tàu « hải cảnh » của Trung Quốc xâm nhập lãnh hải quần đảo Senkaku hơn một ngày. Trước đây, các tàu « hải giám » Trung Quốc chỉ kéo đến gần hoặc chỉ biểu dương đi vào vùng biển mà Bắc Kinh cho là thuộc « chủ quyền quốc gia » chừng đôi ba tiếng đồng hồ.

Mời đọc thêm

Thứ Sáu, 9 tháng 8, 2013

Nhận diện nhóm lợi ích và lợi ích nhóm ở Việt Nam

Sự hoạt động của các nhóm lợi ích trong các lĩnh vực kinh tế, chính trị, xã hội là sự cấu kết giữa những chủ đầu tư với các quan chức trong bộ máy Đảng và Nhà nước. Đây là nguyên nhân làm cho kinh tế đất nước suy kiệt. Sự thực của vấn đề này đang diễn ra ở Việt Nam như thế nào, Anh Vũ phỏng vấn TS. Kinh tế Phạm Chí Dũng.

Các nhóm lợi ích

Anh Vũ: Thưa ông, lâu nay ta thấy cụm từ “nhóm lợi ích” được nhắc tới rất nhiều. Trên thực tế ,các nhóm lợi ích xuất hiện và phát triển rất mạnh. Nó có thể khuynh đảo cả kinh tế - xã hội và kể cả chính trị. Xin ông đánh giá khái quát về vấn đề này?
TS. Phạm Chí Dũng: Ở Việt Nam cho dù đã hình thành và gây hậu quả từ lâu, nhưng đến đầu năm 2011 cụm từ “nhóm lợi ích” mới bắt đầu được dư luận xã hội đề cập một cách chính thức. Khái niệm “nhóm lợi ích” thường được hiểu là mối quan hệ cấu kết giữa hai thành phần tư sản tư nhân và quan chức cấp cao của nhà nước, với mục đich nhằm trục lợi.

Mời đọc thêm

Tuyên Cáo của Tuổi Trẻ Việt Nam