Chủ Nhật, 8 tháng 9, 2013

Chuyện về người sắp thành Thủ tướng Úc

Ông Tony Abbott thường xuất hiện với vợ và ba con gái trong chiến dịch tranh cử

BBC - Tony Abbott, nhân vật sắp trở thành tân thủ tướng Úc, đã vượt qua nhiều thử thách, kể cả những lần vạ miệng, để chấm dứt 6 năm cầm quyền của đảng Lao động.

Ông Abbott trở thành lãnh đạo đảng Tự do từ năm 2009 và dẫn dắt liên minh đối lập Tự do – Quốc gia trong cuộc bầu cử quốc hội tháng Chín này.

Ông sinh ở London, có cha mẹ di dân đến Úc năm 1960, và có lúc ông đã vào chủng viện với chí hướng làm linh mục.

Ông là cựu vận động viên quyền anh khi còn là sinh viên đại học và say mê thể thao.

Được coi là ‘võ sĩ’ của đảng Tự do, ông không ngại nói thẳng mặc dù thỉnh thoảng lại nói hớ.

Mời đọc thêm

Vì sao một hành động tội ác được che đậy nhiều năm?

Ảnh: Hàng chục thùng phuy chứa hoá chất bỏ lăn lóc trong khuôn viên công ty Nicotex, ảnh chụp hôm 03/09/2013. Photo courtesy of laodong.

Thanh Trúc, phóng viên RFA. 2013-09-07 - Sự việc một công ty cổ phần ở Thanh Hóa, đã chôn xuống đất hàng chục thùng phuy thuốc trừ sâu từ năm 2005, đang được chú ý trở lại vào khi mẫu hóa chất độc hại được thu thập để xét nghiệm lần thứ hai trong lúc người dân quyết định tiến hành một cuộc xét nghiệm độc lập.

Tại sao hành động chôn thuốc trừ sâu xuống đất bị người dân lên án đến vậy, và tại sao việc vỡ lỡ bao năm mà đến giờ chưa ngả ngũ?

Một thủ đoạn tàn ác

Đó là công ty cổ phần Nicotex Thành Thái, hoạt động trên địa bàn xã Cẩm Vân, huyện Cẩm Thủy, tỉnh Thanh Hóa. Từ 2005, Nicotex Thành Thái đã chôn hàng chục thùng phuy chứa thuốc trừ sâu trong khuôn viên của xã Cẩm Vân này.

Điều đáng nói là khi chôn thì muối và vôi được phủ quanh thùng hóa chất trước khi lấp đất lại. Mục đích của việc rảy vôi và muối là nhằm làm cho thùng phuy bị hư thủng nhanh đi để nước mưa có thể ngấm vào bên trong khiến thuốc trừ sâu tràn ra ngoài và thấm dần dần vào trong đất.
Chôn như thế là vi phạm luật pháp, là cái dã man vô cùng, là cách giết dần mọi người. Bởi vì vôi sẽ làm bong sơn ra và muối sẽ làm thủng phuy. - TS Nguyễn Văn Khải
Hậu quả là hóa chất, tức chất thuốc trừ sâu độc hại đã tan ra trong đất, sẽ thấm vào các mạch nước ngầm rồi làm nguồn nước mặt bị ô nhiễm, hủy hoại cây cối, hoa màu và ảnh hưởng nặng nề đến sức khỏe con người.

Mời đọc thêm

Thuyền nhân tại Úc quan ngại cho gia đình ở VN

Các thuyền nhân Việt Nam tại trại Yongah Hill đang tuyệt thực, cầu nguyện để hiệp thông với giáo xứ Mỹ Yên hôm 5/9/2013. Hình do thuyền nhân trại Yongah Hill cung cấp.

Tường An, thông tín viên RFA - 2013-09-07 - Như bản tin của đài chúng tôi đã tường trình tuần qua về việc công an CP A18 thuôc cục xuất nhập cảnh Việt Nam vào trại giam giữ tị nạn Yongah Hill điều tra lý lich thuyền nhân gây ra hoang mang và lo sợ cho các trại viên tại đây. Hôm nay chúng tôi tiếp tục gửi đến quý vị những thông tin cập nhật về tình hình thuyền nhân tại đây.

Mời đọc thêm

Thứ Bảy, 7 tháng 9, 2013

Những sự thật cần phải biết (phần 19) - Sự thật về Võ Nguyên Giáp

Đặng Chí Hùng - Danlambao - Do sinh ra và lớn lên trong môi trường xã hội chủ nghĩa nên từ nhỏ tôi cũng bị nhồi sọ và tuyên truyền những điều dối trá. Khi tôi tìm tài liệu và biết về sự thật thì tôi hiểu ra rằng mình đã bị nhồi sọ bởi một chương trình nói láo có hệ thống. Tuy nhiên lúc đó tôi vẫn còn thần tượng một phần nào đó ông Võ Nguyên Giáp. Tôi coi trọng ông Giáp hơn rất nhiều Hồ Chí Minh. Nhưng... cách đây 6 năm thì sau khi đã tìm hiểu đầy đủ tài liệu tôi chợt nhận ra ông Giáp cũng không khác gì các lãnh tụ cộng sản khác. Vì vậy, hôm nay tôi sẽ phải viết về ông Giáp như một nhận thức đúng đắn nhất về ông ta đó là một vị tướng: Không có tài và coi thường sinh mạng của nhân dân.

Mời đọc thêm

GM. Nguyễn Thái Hợp lên tiếng vụ Mỹ Yên

Ảnh: Lực lượng công an, côn đồ đang chấn giữ tất cả các ngã đường khu giáo xứ Mỹ Khê. Photo courtesy of thanhnienconggiao

Mặc Lâm - RFA - 2013-09-05 - Công an bao vây, dùng côn đồ tấn công giáo dân thuộc xứ Mỹ Yên, Huyện Nghi Lộc, Nghệ An đã bước sang ngày thứ ba. Hàng chục giáo dân bị thương nặng và ít nhất 4 người có thương tích trầm trọng đã được cấp cứu tại Phòng khám Đa khoa Tòa Giám Mục Vinh. Mặc Lâm phỏng vấn Giám mục Nguyễn Thái Hợp, Chủ tịch Ủy ban Công lý và Hòa Bình của Hội đồng Giám mục Việt Nam cũng là Giám mục chính tòa của Địa phận Vinh nơi đang xảy ra những vụ đàn áp thô bạo này.

Mặc Lâm: Xin Đức cha cho biết hiện tình của các giáo dân đang đựơc chữa trị tại Phòng khám của Giáo phận cũng như giải pháp nào mà Giáo phận Vinh sẽ đưa ra về việc công an tiếp tục đàn áp giáo dân một cách thô bạo trong những ngày vừa qua?

Mời đọc thêm

Thứ Sáu, 6 tháng 9, 2013

Thông tin trái ngược nhau về vụ xô xát tại giáo xứ Mỹ Yên

 
 Công an được điều động đến giáo xứ Mỹ Yên trong tỉnh Nghệ An. (VRNs)
 
VOA Tiếng Việt - 05.09.2013 - Theo báo chí trong nước và tin tức trên các trang mạng xã hội, một vụ xô xát xảy ra hôm 4/9 giữa các giáo dân tại giáo xứ Mỹ Yên thuộc tỉnh Nghệ An với lực lượng công an địa phương đã khiến ‘nhiều người bị thương, trong đó có 3 người bị nặng’.

Trong khi báo chí do tỉnh Nghệ An quản lý gọi đây là một vụ ‘gây rối trật tự công cộng’ thì giáo phận Vinh nói rằng đây là một sự ‘bức xúc trước việc làm không rõ ràng của chính quyền suốt hai tháng qua’.

Giám mục Giáo phận Vinh Phaolô Nguyễn Thái Hợp cho VOA Việt Ngữ biết rằng tình hình hiện giờ đã lắng dịu.

“Chúng tôi đang săn sóc các nạn nhân. Tất cả các nạn nhân bị đánh đập, bị đàn áp một cách dã man từ những người công an mặc sắc phục, rồi có trang bị vũ khí, trang bị lá chắn, đội mũ”.

Mời đọc thêm

Thứ Năm, 5 tháng 9, 2013

Công an nổ súng trấn áp giáo dân

Ảnh: Công an dày đặc, trong tư thế chuẩn bị tấn công. Source chuacuuthe
 
Gia Minh, biên tập viên RFA, Bangkok. 2013-09-04: Như tin chúng tôi đã loan vào ngày hôm qua, giáo dân thuộc hai giáo họ Trại Gáo và Thanh Sơn, giáo xứ Mỹ Yên, địa phận Vinh đến tại Ủy ban Nhân dân xã xã Nghi Phương, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An để đòi thực hiện lời hứa trả tự do cho hai giáo dân bị bắt hồi ngày 27 tháng 6 vừa qua.

Tuy nhiên, chính quyền địa phương không giữ lời như đã hứa và có văn bản với người dân trong ngày hôm qua. Hôm nay, một lực lượng công an được trang bị súng, chó nghiệp vụ đã đến. Theo tin dân chúng địa phương cho biết thì đúng giờ hẹn vào lúc bốn giờ chiều nay, công an bắn chỉ thiên chừng 15 phút trước nhà thờ giáo xử Mỹ Yên. Ngoài ra còn có một số giáo dân bị đánh.

Mời đọc thêm

Thứ Tư, 4 tháng 9, 2013

Đảng sẽ đưa đất nước về đâu?

Ảnh: Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị (P) và Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hà Nội ngày 05 Tháng 8 năm 2013. AFP photo

Thanh Quang, phóng viên RFA - 2013-09-02 - Việc luật gia Lê Hiếu Đằng “Suy nghĩ trong những ngày nằm bệnh” để “tính sổ cuộc đời” và rồi đề xướng lập “Đảng của những người bỏ đảng” nhằm mang lại sinh hoạt chính trị cho đúng nghĩa, hình thành xã hội dân sự cũng như xúc tiến dân chủ hóa xã hội VN khiến, cho tới giờ, khoảng 20 bài viết trên báo lề đảng như Nhân dân, Quân đội Nhân dân, Công an Nhân dân, Đại Đòan kết, Saigòn Giải phóng…đồng loạt công kích.

Bất công khắp nơi

Lên tiếng với phóng viên Gia Minh, luật gia Lê Hiếu Đằng cho biết:

Có thể nói đầu tiên khi tôi đặt ra những vấn đề đó thì thật ra đó là những vấn đề đi vào yếu huyệt của đảng cộng sản, của chế độ; thành ra quí vị đó phản ứng hơi mạnh. Tôi nghĩ đó là điều tất nhiên thôi. Mà vấn đề đó là vấn đề cốt tử hiện nay bởi vì một xã hội phát triển bình thường phải có những đảng chính trị đối lập để giám sát, chế ước lẫn nhau. Điều đó là xu thế trên thế giới…Bất cứ chính quyền nào, cộng sản hay không cộng sản mà ‘một mình, một chợ’, không có giám sát của xã hội dân sự cũng sẽ trở thành hư đốn, lộng quyền và lạm quyền thôi…

Mời đọc thêm

Thứ Ba, 3 tháng 9, 2013

Công an VN điều tra thuyền nhân tại trại Yongah Hill

 
Trại tạm cư Yongah Hill, Northam, thuộc Tây Úc, ảnh chụp hôm 25/6/2012. DIAC PHOTO

Tường An, thông tín viên RFA - 2013-08-30

Thuyền nhân hoang mang

Vừa qua, thông tin từ trại tạm cư Yongah Hill cho biết có các công an thuộc cục xuất nhập cảnh Việt Nam đã vào trại để lấy lý lịch và lời khai của các thuyền nhân trong trại. Việc này đã gây hoang mang lo sợ cho các thuyền nhân.

Bắt đầu ngày thứ tư tuần qua, người Việt trong trại giam giữ di trú Yongah Hill (Northam) đã được gọi lên để gặp nhân viên của cục xuất nhập cảnh Việt Nam, theo lời kể của trại viên, trong vòng 3 ngày, đã có hơn 100 người Việt gặp 3 nhân viên của cơ quan công an CP A18 thuộc cục xuất nhập cảnh Việt Nam. Mục tiêu cuộc tiếp xúc là để lấy lời khai về lý lịch cũng như lý do xin tị nạn của thuyền nhân. Tuy nhiên, những câu hỏi của nhân viên cục xuất nhập cảnh đã làm cho nhiều người lo sợ và hoang mang. Một trại viên tên Yên Bình cho biết nội dung của cuộc gặp kéo dài 7 phút đó như sau:

Mời đọc thêm

Thuyền nhân Việt tại trại Yongah Hill

Trại tạm cư Yongah Hill, Northam, thuộc Tây Úc, ảnh chụp hôm 25/6/2012. DIAC PHOTO

Tường An, thông tín viên RFA - 2013-08-30 - Trong bài trước, chúng tôi có tường thuật về tình trạng thuyền nhân Việt Nam của trại Manus trên đảo Papua New Guinea, nay một số những thuyền nhân đó đã được đưa vào trại tạm cư Yongah Hill, Northam, thuộc Tây Úc.

Lo âu về tương lai

Ngày 15 tháng 8 vừa qua, một phái đoàn người Việt tại Thành phố Perth đã đến thăm các thuyền nhân này. Ông Lê Quang Hồng, một người trong phái đoàn cho biết như sau:

“Hôm đó chúng tôi gặp được 3 người trong nhóm 14 thanh niên Công giáo ở Nghệ An, còn 3 người còn lại là họ có thân nhân ở đây. Lần lượt mình cũng chia sẻ cảm nghĩ và mình hỏi trường hợp từng người để mình biết thực trạng cuộc sống của anh em trong đó, tâm lý, suy nghĩ của anh em trong đó, thậm chí là những nhu cầu có thể có của anh em để mình bằng cách này hay cách khác mình có giúp đỡ gì được hay không.”
Đa số anh em đều có sự khắc khoải, lo âu về tương lai của mình, nhất là nỗi lo âu về vấn đề mình có được ở lại hay là không? Họ rất là hoang mang. - Ông Lê Quang Hồng
Phái đoàn gồm 6 người, họ mang theo quà tặng của các đồng hương hảo tâm, lên đường lúc 12 giờ 30 xuyên qua làn sương mù của thành phố Perth, thẳng hướng đông bắc để tới trại Yongah Hill cách Perth 97 km. Trung tâm giam giữ di trú Yongah Hill Immigration Detention Centre (IDC) nằm cách thị trấn Northam khoảng 5 cây số, mới đi vào hoạt động từ tháng 6 năm ngoái, trại gồm 141 khu nhà với sức chứa cho 600 người nằm biệt lập giữa màu xanh ngút ngàn của núi rừng Tây Bắc Úc. Tại đây phái đoàn đã gặp được 6 thuyền nhân. Ông Lê Quang Hồng, cựu Tổng thư ký của Cộng đồng người Việt Tự do tại Perth cho biết nhận xét của ông sau hơn 2 giờ tiếp xúc vơi 6 thuyền nhân này như sau:

Mời đọc thêm

Nghị định 72 bắt đầu có hiệu lực tại Việt Nam


VOA - 02.09.2013 - Nghị định 72, một đạo luật gây nhiều tranh cãi ban hành hồi cuối tháng 7, có liên quan đến việc quản lý, cung cấp, và sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng mới bắt đầu có hiệu lực tại Việt Nam bắt đầu từ ngày chủ nhật, 1 tháng 9.

Đạo luật ngăn chận dân mạng tại Việt Nam chia sẻ tin tức và các bài viết đã bị các tổ chức bảo vệ nhân quyền đả kích, vì các tổ chức này cho rằng nghị định này nhằm mục đích trấn áp những tiếng nói bất đồng tại Việt Nam, một đất nước độc đảng theo chủ nghĩa cộng sản, theo tin của CNN.

Kể từ nay, dân sử dụng mạng tại Việt Nam bị cấm không được bàn các vấn đề thời sự, theo bản tin trên mạng tin tức Fud xilla.com hôm nay.

Mời đọc thêm

Thứ Hai, 2 tháng 9, 2013

Không trung thực trong điều 4 Hiến pháp

Ảnh: Chủ tịch nước Việt Nam Trương Tấn Sang. AFP

Phạm Đình Trọng - 2013-09-01

Lời thưa,

Khi bắt đầu viết, bài này có tựa Đảng Cộng Sản Việt Nam Với Lợi Ích Dân Tộc Việt Nam. Mới gõ phím được hơn trang, người viết được đọc bài Uẩn Khúc Trong Điều 4 Hiến Pháp, thấy giáo sư Hoàng Xuân Phú đã soi rọi rất tinh tế, chính xác xảo thuật ngôn từ mà những người soạn thảo HP (Hiến pháp) đã sử dụng giúp ĐCSVN (đảng Cộng sản Việt Nam) không bị ràng buộc vào bất kì điều nào của HP để ĐCSVN điềm nhiên đứng ngoài và đứng trên HP.

Bài viết của tôi, tập trung chỉ ra điều 4 HP ghi: ĐCSVN . . . đại biểu trung thành lợi ích của cả dân tộc Việt Nam là hoàn toàn không đúng sự thật. Trong lịch sử hoạt động, ĐCSVN luôn luôn thí bỏ lợi ích dân tộc thiết thực để theo đuổi lợi ích giai cấp hư vô của đảng.

Mời đọc thêm

Chủ Nhật, 1 tháng 9, 2013

Ngô Nhân Dụng - Người Việt phải đuổi kịp dân Campuchia

Ngô Nhân Dụng - Từ ba bốn chục năm nay dân Việt Nam đã biết mình thua kém dân các nước Nam Hàn, Ðài Loan, Thái Lan. Biết như vậy cũng thấy tủi, nhưng còn có thể đổ tại số mạng không may, đành chịu. Nhưng khi nhìn thấy dân mình không may mắn bằng dân Miến Ðiện, thì nhiều người đã nóng mặt.

Năm ngoái, nước Miến Ðiện bắt đầu tiến trình dân chủ hóa, đảng đối lập thắng gần hết các đơn vị bầu cử bổ túc; cả thế giới theo dõi với con mắt ngưỡng mộ. Còn dân mình, chẳng biết bao giờ mới được bầu người đại diện thật sự vào Quốc Hội!

Nay lại đến dân Campuchia. Trong cuộc bỏ phiếu tháng trước, đảng đối lập bỗng nhiên thắng lớn, đã thổi lên một luồng gió mới vào sinh hoạt chính trị. Lý do chính khiến chính quyền Hun Sen thất bại là vì dân đã chán ghét nạn tham nhũng, lạm quyền của đảng Nhân Dân của ông ta; cũng như tình trạng lệ thuộc Trung Cộng và Việt Cộng. Dân Campuchia đã có cơ hội bày tỏ thái độ bằng lá phiếu. Còn dân Việt, bao giờ mới có một cơ hội như thế?

Mời đọc thêm

Khủng hoảng nhân cách

 
Bằng Phong Đặng Văn Âu - Danlambao - Tôi đơn giản chỉ là người lính tầm thường, nhưng thủy chung sống với cái “motto” ở quân trường: Tổ quốc - Danh dự - Trách nhiệm. Khi quốc gia bị nạn ngoại xâm thì cầm súng chống giặc để gìn giữ biên cương và bảo vệ nền độc lập; khi giả từ quân ngũ thì sử dụng ngòi bút làm vũ khí để chống lại sự bất công và bênh vực kẻ bị đàn áp. Tôi cương quyết theo đuổi con đường đó cho tới hơi thở cuối cùng, bất chấp hệ lụy, vì nghĩ rằng đó là nghĩa vụ làm người. (Xin cảm ơn nhà phát minh Internet và chủ các trang mạng đã giúp cho tiếng nói của tôi được dịp đóng góp với đồng bào quốc nội trong cuộc đấu tranh vì quyền con người). Bắc Việt du nhập vào đất nước một chủ nghĩa phi nhân và đi xin vũ khí của ngoại bang để thôn tính Miền Nam dưới chiêu bài thống nhất, nên chúng tôi cần có sự trợ giúp phương tiện của nước khác để kháng cự, chứ không phải là lính đánh thuê! Giả thiết rằng Miền Nam chiến thắng Miền Bắc mà thi hành chính sách trả thù người thua trận thì tôi cũng chống!

Mời đọc thêm

Thứ Bảy, 31 tháng 8, 2013

Khởi tố ông lão 76 tuổi hiếp dâm cô bé học lớp 8

Ảnh: Ông Thành tại cơ quan điều tra.
 
Dân Việt - Ông Thành đẩy cô bé nằm ngửa nhằm thực hiện hành vi đồi bại. Tuy nhiên cô bé chống cự và la hét. Nghe tiếng động một người bán hoa quả gần đó đã gọi cửa, thấy thế ông Thành vội mặc quần áo vào.

Ngày 30.8, Công an huyện Gia Lâm, Hà Nội cho biết đã khởi tố bị can, bắt tạm giam 4 tháng đối với ông Trịnh Quang Thành (76 tuổi, ở xã Cổ Bi, Gia Lâm) để điều tra về hành vi hiếp dâm trẻ em.
 
Theo điều tra, ông Thành làm việc tại bưu điện văn hóa xã Cổ Bi. Trong xã có một anh người quen gửi cô con gái đang học lớp 8 đến bưu điện để tập vi tính.

Mời đọc thêm

Vụ bê bối “lương khủng”: lỗi hệ thống

Ảnh: Tiền đồng Việt Nam, ảnh minh họa chụp tại Hà Nội hôm 19/12/2011. AFP

Nam Nguyên, phóng viên RFA - 2013-08-30 - Dư luận Việt Nam sôi nổi với sự kiện một loạt doanh nghiệp công ích Nhà nước ở TP.HCM ăn bớt quĩ lương của người lao động, để trả lương cho lãnh đạo cao gấp 41 lần người lao động.
 
Bòn rút của người lao động

TS Nguyễn Quang A, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu IDS một tổ chức độc lập đã tự giải thể, từ Hà Nội nhận định:

“Tôi nghĩ đấy là một hiện tượng hết sức kỳ quặc đối với những công ty công ích của Nhà nước, trong trường hợp cụ thể này là chính quyền Sài Gòn và có lẽ những điều như thế phải chất vấn ông chủ tịch Ủy ban Nhân dân Thành phố là ông Lê Hoàng Quân, với tư cách ông ấy là người chủ của những doanh nghiệp này, rồi tới cơ quan Đảng của thành phố, rồi tất cả các thứ khác thí dụ như công đoàn. Có thể nói là toàn bộ những bộ máy kể cả người đại diện chủ sở hữu, cho đến những cơ quan giám sát tổ chức gọi là chính trị xã hội có vai trò để giám sát thì đều tê liệt, đều bị biến thành con rối của những kẻ nắm quyền lực ở đó.

Mời đọc thêm

Thứ Sáu, 30 tháng 8, 2013

Chỉ khen, không được chê

Ảnh: Trang bìa tập tản văn “Nhân trường hợp chị Thỏ Bông” của Nhà văn Phan Thị Vàng Anh với bút danh Thảo Hảo. Photo courtesy of NXBHNV
 
Nhảy nhổm lên khi bị chê

Nhà văn Phan Thị Vàng Anh trong tập tản văn “Nhân trường hợp chị Thỏ Bông” với bút danh Thảo Hảo, có viết một bài “Ai cho mầy chê con tao xấu?” rất thú vị. Hình như nếu tôi nhớ không lầm, bài tản văn đó ra đời nhân dịp một bộ phim bị báo chí chê và nhà đạo diễn của bộ phim đó nhảy nhổm lên thì phải.

Ấy vậy mà nhiều năm sau, cái tính nhảy nhổm lên khi bị chê ấy, vẫn cứ diễn ra, mới đây nhất là trường hợp một ca sĩ tự xưng là Mít-tơ gì đó, và nghe đâu còn được phong (chả biết ai phong) là “ông hoàng nhạc Việt”, khi bị một nhạc sĩ lớn tuổi nhận xét thẳng thừng về giọng ca của mình.

Tôi không muốn bàn nhiều về câu chuyện đang làm nóng một số trang báo và trên mạng về văn hóa ứng xử của một thiểu số trong giới nghệ sĩ, showbiz Việt này, cũng không muốn lạm bàn về ca khúc, giọng hát, phong cách hát của ngày xưa trước 1975 (chủ yếu nói đến ca khúc, nhạc sĩ, ca sĩ ở miền Nam) và bây giờ.

Mời đọc thêm

Thứ Năm, 29 tháng 8, 2013

Blogger VN trao Tuyên bố phản đối điều luật 258 cho đại sứ quán Đức

 
 Blogger Hiền Giang Phương Bích trao Tuyên bố 258 cho đại diện Đại sứ quán Đức ông Felix Schwarz và Jonas Koll

Trà Mi-VOA - Cuộc quốc tế vận phản đối điều luật 258 do Mạng lưới Blogger Việt Nam khởi xướng tiếp tục lan rộng với chặng chừng dân tại đại sứ quán Đức hôm nay.

Bất chấp các nỗ lực ngăn cản của an ninh, 5 đại diện của Mạng lưới Blogger Việt sáng ngày 28/8 có buổi gặp với giới chức tòa đại sứ Đức ở Hà Nội, trao Tuyên Bố 258 kêu gọi thế giới tăng cường áp lực buộc nhà nước Việt Nam hủy bỏ điều luật trong Bộ luật Hình sự quy định tội “lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích nhà nước”.

Mời đọc thêm

Thứ Tư, 28 tháng 8, 2013

LM Nguyễn Văn Khải thuyết trình tại Melbourne, Chủ Nhật 4-8-2013


Mời đọc thêm

Lê Hiếu Đằng, quy luật thoái đảng và “cơn lên đồng tập thể”

Ảnh: Ông Lê Hiếu Đằng. Photo courtesy of infonet.vn

Phạm Chí Dũng gửi RFA từ Việt Nam - 2013-08-27 - Thay phản biện xã hội và đấu tranh cho công bằng của người nghèo bằng những giáo điều chính trị, đổi chỗ đứng trong lòng dân lấy vị trí xếp hạng trên ngực Đảng, nhiều tờ báo Việt Nam không chỉ chịu chung tình cảnh bị định hướng như Trung Quốc mà còn đang tự sa chân vào chế độ “tự kiểm duyệt”.

Cân bằng lực lượng

Chỉ ít ngày sau sự kiện nữ sinh áo trắng Phương Uyên được trả tự do ngay tại tòa, danh giá của giới truyền thông xã hội Việt Nam lại một lần nữa được báo đảng tôn vinh nhiệt liệt.

Nhưng còn hơn cả thế, tháng 8/2013 đánh dấu lần đầu tiên mối tương quan lực lượng giữa truyền thông xã hội với các báo Lề đảng giao thoa nhau tại một điểm được xem là tạm cân bằng, khác biệt với thế so le trong sự kiện “Kiến nghị 72” và khác hẳn tư thế lắng tiếng của Lề dân vào những năm trước.

Mời đọc thêm

Tuyên Cáo của Tuổi Trẻ Việt Nam