Thứ Tư, 23 tháng 10, 2013

Bà Suu Kyi nhận giải thưởng Sakharov được trao tặng từ 1990

Ảnh: Bà Aung San Suu Kyi và Chủ tịch Nghị viện Châu Âu Martin Schulz, tại buổi lễ trao giảiSakharov ở Strasbourg, Pháp, 22/10/13

VOA - 22.10.2013 - Hơn hai thập niên bị trễ, cuối cùng nhà lãnh đạo tranh đấu cho dân chủ tại Miến Điện, bà Aung San Suu Kyi, đã được lãnh giải thưởng nhân quyền Sakharov của Liên Hiệp Châu Âu.

Bà được tặng giải này năm 1990. Nhưng chính phủ quân nhân Miến Điện điều hành việc nước tới năm 2011, đã không cho phép bà rời khỏi đất nước đi nhận lãnh giải thưởng này.

Lên tiếng trước quốc hội Châu Âu ở thành phố Strasbourg, nước Pháp hôm thứ Ba, nhà lãnh đạo đối lập của Miến Điện nói rằng, đây là một dịp vui mừng cho bà, nhưng việc đem lại dân chủ đầy đủ cho nước bà vẫn còn đang tiếp diễn. Bà nói:

Mời đọc thêm

Sản phụ tử vong dưới thời Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến


CTV Danlambao - Theo báo cáo Tổng kết Công tác y tế năm 2012, nhiệm vụ và các giải pháp thực hiện năm 2013 của Bộ Y tế, công tác chăm sóc sửa khỏe bà mẹ, trẻ em gần như không đạt được kết quả nào đáng chú ý. Đặc biệt từ khi Bộ trưởng bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến lên nhậm chức từ năm 2011, các chỉ số tai biến và tử vong ở các bà mẹ sau sinh không hề giảm mà còn tăng lên nhanh chóng. 

Bản báo cáo thống kê số liệu các chỉ số như: số mắc tai biến sản khoa (9 tháng đầu năm) năm2010 là 2811, năm 2011 là 3191, đặc biệt năm 2012 là 4270, mức tăng báo động. Tỷ suất mắc tai biến sản khoa/1000 ca năm 2010 là 2,8/1000, năm 2012 là 2,7/1000, năm 2012 là 2,8/1000. Số ca tử vong mẹ là năm 2010 là 85, năm 2011 là 69, chỉ trong 9 tháng đầu năm 2012 đã là 86 trường hợp.

Mời đọc thêm

Thứ Ba, 22 tháng 10, 2013

Bão Nari ở miền trung: Nhiều dân đói khát, trực thăng cứu hộ không đến

Cư dân thu nhặt các vật dụng còn sót lại từ đóng đổ nát của nhà cửa sau trận bão Nari tại Đà Nẵng.

Trà Mi-VOA - 21.10.2013 - Truyền thông trong nước cho hay nhiều nơi ở miền Trung, các nạn nhân trong trận bão Nari phải chịu cảnh đói khát giữa nước lũ trong nhiều ngày không được cứu hộ, tiếp tế lương thực vì đường sá bị ngập lụt, thiếu phương tiện vận chuyển.

Cô Dương là người tham gia công tác từ thiện của Hội thánh Tin lành Baptist Việt Nam-Nam Phương trong mấy ngày nay tìm cách đưa phẩm vật tiếp tế của giáo hội đến các vùng bị ảnh hưởng nặng nề tại Hà Tĩnh, Quảng Trị, Quảng Nam.

Mời đọc thêm

Kêu án chung thân cho hai cựu lãnh đạo Khmer Đỏ

Ảnh: Chân dung của các cựu lãnh đạo khmer đỏ tại Toul Sleng, viện bảo tàng về nạn diệt chủng - Reuters /Chor Sokunthea

Thanh Hà - RFI - Trong phiên tòa xử tội ác Khmer Đỏ, hôm nay 21/10/2013, bên công tố đề nghị bản án tù chung thân đối với hai ông Noun Chea và Khieu Samphan. Cả hai phải trả lời về tội ác chống nhân loại, làm khoảng 2 triệu dân Cam Bốt thiệt mạng.

Ông Noun Chea, 87 tuổi, từng là nhà tư tưởng của chế độ Pol Pot. Còn Khiêu Samphan, 82 tuổi, từng giữ chức Chủ tịch nước từ năm 1976 đến 1979. Án tù chung thân là hình phạt nặng nhất theo như quy định của tòa án quốc tế xét xử tội ác Khmer Đỏ.

Trả lời AFP, đồng chưởng lý Chea Leang nhấn mạnh đây hai bị cáo không hề tỏ ra ăn năn. Đồng sự của bà là ông William Smith thì khẳng định « tất cả các tội ác dưới chế độ Pol Polt đều do Noun Chea, Khiêu Samphan » và đồng lõa dựng nên.

Mời đọc thêm

Thứ Hai, 21 tháng 10, 2013

Người H Mông 4 tỉnh phía Bắc đổ về Hà Nội đòi thả người




Trần Thị Cẩm Thanh - Danlambao - Trong mấy ngày qua, trời Hà Nội mưa và gió lạnh, thông tin về những người H Mông bị bị công an quận Đống Đa đuổi ra khỏi nhà thờ trong đêm giá lạnh đã khiến cộng đồng không thể bàng hoàng, bàng hoàng vì tại sao con em nhân dân sau khi được tuyển vào ngành công an, ngành công an đã đào tạo họ như thế nào, môi trường sống và làm việc ra sao mà chúng nó lại trở nên tàn nhẫn như vậy...

Sáng 9/10/2013 chúng tôi có mặt tại vườn hoa Mai Xuân Thưởng để tìm hiểu sự việc, tìm hiểu xem người H Mông đã làm gì mà bị công an tìm cách xua đuổi ra khỏi Hà Nội như vậy... thì ra họ về thủ đô là để đòi người, những người bị bắt đi khi họ tham gia đấu tranh với chính quyền những mục tiêu sau của người H Mông.

Mời đọc thêm

Chủ Nhật, 20 tháng 10, 2013

Đưa người cửa trước ...rước thù liền tay

ĐLSN: Đảng CSVN đã hoàn toàn đánh mất lý tưởng xã hội chủ nghĩa và trở thành một tập thể cơ hội chủ nghĩa thuần túy. Tấn tuồng quốc táng rầm rộ, cờ rũ đau buồn chỉ là một mánh khóe khai thác cái chết của Võ Nguyên Giáp hầu lấy lại uy tín đã tả tơi của đảng. Trong bản chất, đảng CSVN chưa bao giờ coi trọng Võ Nguyên Giáp. Chính vì thế, khi thủ tướng Lý Khắc Cường của đàn anh Trung Quốc sang thăm, là CSVN rơi mặt nạ, chấm dứt màn cờ rũ, khua chiên đánh trống, dương cờ đón tiếp thiên triều …”. Mời quý thính giả nghe phần Bình Luận của Ngọc Huy với tựa đề: “Đưa Người Cửa Trước … Rước Thù Liền Tay” sẽ được Song Thập trình bày để kết thúc chương trình phát thanh tối hôm nay

Đúng 12 giờ trưa 13/10, Bộ Tư lệnh Lăng Hồ Chí Minh, đơn vị thực hiện các nghi thức thượng cờ và hạ cờ hằng ngày trên quảng trường Ba Đình, đã tiến hành nghi thức hạ cờ rũ. Lá cờ rũ treo từ 12 giờ trưa ngày 11/10 là đánh dấu thời điểm Lễ quốc tang ông Võ Nguyên Giáp chính thức bắt đầu. Nhưng có lẽ vì quá gấp gáp trong việc đón Lý Khắc Cường mà cục lễ tân nhà nước cộng sản đã phải ban hành một công văn hỏa tốc để yêu cầu thành phố Hà Nội gấp rút thượng cờ để 12h 50 phút kịp đón quan khâm sai nước Tầu sang chỉ đạo cho những tên tay sai cộng sản Việt Nam.

Mời đọc thêm

Công an, giang hồ tiếp tay giúp Dương Chí Dũng trốn ra nước ngoài

Cựu Chủ tịch Hội đồng Quản trị Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines) Dương Chí Dũng.

VOA: Bộ Công An đề nghị truy tố 7 nghi can đã hỗ trợ cho cựu Chủ tịch Hội đồng Quản trị Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines) từng là Cục trưởng Cục Hàng hải, bỏ trốn.

Ông Dương Chí Dũng bị khởi tố hồi tháng 5 năm ngoái về tội ‘cố ý làm trái quy định nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng’, tham ô công quỹ trong thời gian làm Chủ tịch Vinalines từ 2005-2012.

Trong số các bị can bị cáo buộc tội ‘tổ chức cho người khác trốn đi nước ngoài’ có em ruột ông Dũng là Dương Tự Trọng, nguyên Đại tá, Phó Giám đốc công an thành phố Hải Phòng, một số cán bộ cao cấp trong ngành an ninh và hải quan Hải Phòng, cùng 2 đối tượng giang hồ khét tiếng mà báo Tiền Phong cho hay từng chịu ơn ông Tự Trọng.

Mời đọc thêm

Cần chuẩn bị khi đảng Cộng sản chịu thua


Nguyễn Quang Duy - Danlambao - Năm 1989 nhân loại chứng kiến đảng Cộng sản Liên Xô với trên 20 triệu đảng viên, với một lực lượng quân đội và an ninh lên đến chục triệu người và với một guồng máy tuyên truyền từng tạo ảnh hưởng từ Tây sang Á đã sụp đổ hoàn toàn trong một thời gian rất ngắn.

Đảng cũng chịu thua!!! 

Tình trạng dẫn đến sụp đổ của chế độ cộng sản Việt Nam đã được chính Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng thú nhận. Khai mạc Hội Nghị 4, ngày 26-12-2011, ông Trọng cho biết: “Xây dựng, chỉnh đốn Đảng là công việc rất khó, rất phức tạp... khó nhưng không thể không làm vì nó liên quan đến sinh mệnh của Đảng và sự tồn vong của chế độ.” 

Mời đọc thêm

Huỳnh Thục Vy: Vài suy nghĩ về ông Giáp

Huỳnh Thục Vy: Vị tướng được những người cộng sản xem là "khai quốc công thần" cuối cùng đã trở thành người thiên cổ vào ngày 4 tháng 10 vừa qua. Vậy là, biểu tượng sống về công lao "giành độc lập" và lý tưởng "cách mạng", tượng đài hữu danh vô thực về một thời "hào hùng" của những người cộng sản đã trở về với cát bụi. 

Ông ta đã thực sự rời bỏ cuộc chơi, đã từ giã cõi nhân sinh điên đảo này. Không ai biết ông sẽ đi về đâu nhưng ông đã để lại di sản đầy đau đớn và nhiễu nhương, để lại cho tất cả chúng ta một Việt Nam với tiếng ai oán khắp nơi. Thôi thì cũng cầu chúc ông ra đi trong thanh thản, dù ông đã lặng thinh một cách vô cảm trước những người đã ra đi một cách bi thương khác.

Là người đã có công khai sinh ra một Việt Nam cộng sản, thiết nghĩ không cần bàn đến chuyện ông có lý tưởng hay không lý tưởng và sự cần thiết hay không của những cuộc chiến tranh vô nghĩa mà ông đã đóng vai trò lãnh đạo quân sự tối cao, ông phải chịu trách nhiệm trước lịch sử về sự im lặng của mình trước những trang lịch sử bất công, gian trán và đau thương mà người Việt Nam đã trải qua. 

Mời đọc thêm

Nguyễn Quang Duy: Tại sao dân khóc ông Giáp?


Nếu ông Giáp chết và đưa đám tại Sài Gòn, tôi tin chắc bà con ta vì tò mò cũng sẽ đứng chật đường để xem đám táng ông. Nhưng sẽ không có những màn khóc tập thể, thậm chí sẽ nhiều người chia sẻ với nam MC đài HTV1: "một ngày quốc tang thật nhiều niềm vui".

Nếu ông Giáp chết ở Huế, tôi tin rằng đảng Cộng sản sẽ không làm lễ "Quốc Táng" vì như thế chẳng khác nào khơi lại ngọn lửa căm thù trong lòng gia đình những nạn nhân bị bộ đội ông Giáp giết hay chôn sống. Mỗi năm vào ngày Tết trong khi cả nước vui mừng đón xuân thì hằng chục ngàn gia đình Huế vẫn âm thầm vấn vầng khăn tang cho Huế.

****

Tối thứ sáu 04-10-2013, tin ông Võ Nguyên Giáp mất nhanh chóng loan truyền trên facebook, cùng với thông tin là những lời bình luận từ nhiều phía. Một người bạn facebook nhận xét "Ông ấy vừa chết hãy để ông ấy yên". Tôi góp ý bạn tôi: "Chưa chắc họ đã để ông yên". Quả thật ngày hôm sau họ quyết định dành trên một tuần "Quốc Táng" ông.

Mời đọc thêm

Thứ Bảy, 19 tháng 10, 2013

Việt Nam có 248.705 người được xem là nô lệ

Bảng Chỉ số Nô lệ Toàn cầu

VOA - Khoảng gần 30 triệu người trên thế giới đang sống trong chế độ gọi là chế độ nô lệ thời hiện đại, theo kết quả của báo cáo về tình hình nô lệ trên toàn thế giới, công bố hôm 17/10.

Mời đọc thêm

Thứ Sáu, 18 tháng 10, 2013

Nông dân Tây Nguyên khốn đốn vì người TQ lừa mua rễ tiêu

Ảnh: Nông dân phơi hạt tiêu ở huyện Puh Chu, tỉnh Gia Lai, ngày 12 tháng 3 năm 2013. AFP PHOTO / HOANG DINH Nam

RFA - Trong những năm gần đây, trồng hồ tiêu trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của người nông dân Tây Nguyên, đặc biệt, hai tỉnh Gia Lai và Đắc Lắc, sản phẩm tiêu sọ và tiêu đen chiếm lĩnh hầu hết thị trường. Chưa kịp vui vì nguồn thu nhập sung mãn từ hồ tiêu, người nông dân Đắc Lắc, Gia Lai đang phải đối diện với nguy cơ nợ nần bởi người Trung Quốc đã bắt đầu dùng thủ đoạn mua rễ hồ tiêu để làm thuốc với giá hời, có rất nhiều chủ vườn phải điêu đứng vì chuyện này.

Bán hay không cũng chết

Một người nông dân Ê Đê tên Việt là Nguyễn Thị Hồ, sống ở buôn EaSup, Đắc Lắc, than thở với chúng tôi rằng bà đã mất nguyên một vườn hồ tiêu gần một hecta vì trót dại nghe lời người Trung Quốc, nhưng đáng sợ hơn người Trung Quốc vẫn là những tên cò người Việt Nam bấu lưng Trung Quốc vì đồng tiền bát gạo đã dẫm đạp lên lương tri, đến từng nhà lừa phỉnh bà con đồng bào thiểu số, nói ngon nói ngọt để mua rễ tiêu với giá ban đầu là hai, ba trăm ngàn đồng, sau đó là hai mươi ngàn đồng trên một kí lô, bán lại cho thương lái Trung Quốc với giá gấp đôi, gấp ba lần.

Mời đọc thêm

Học sinh Quảng Ninh bị “lùa” đi xem phim và “chết khiếp” trước cảnh nóng

Mai Châm (Dân trí) -Theo lịch sắp đặt trước, hàng trăm học sinh độ tuổi 13-14 ở Hạ Long, Quảng Ninh đã đi xem phim và “chết khiếp” trước những cảnh nóng, bạo lực trong các phim dự Liên hoan phim Quốc gia 2013.

Hưởng ứng Liên hoan phim lần thứ 18, học sinh lớp 7 trường THCS Cao Xanh được nhà trường tổ chức đi xem phim miễn phí tại rạp Phương Nam, TP. Hạ Long, Quảng Ninh.
 
Mời đọc thêm

Cái kim trong bọc, lâu ngày cũng lòi ra

Nguyễn Hữu Tư - Danlambao - Bài nầy tôi viết để gửi đến Kỹ sư Đỗ Nam Hải, Cựu Đại tá Phạm Quế Dương, ĐBQH kiêm nhà sử học Dương Trung Quốc, nhà sử học Lê Văn Lân, nhà HCM học Hoàng Tranh, nhà văn Vũ Thư Hiên, nhà báo Bùi Tín, nhà văn Dương Thu Hương, nhạc sĩ Tô Hải, nhà toán học Hoàng Tụy, nhà toán học Ngô Bảo Châu, TS Nguyễn Quang A, TS Nguyễn Xuân Diện, các nhà trí thức XHCNVN và toàn thể SVHS trong các nhà trường XHCNVN và những người Việt Nam trong và ngoài nước quan tâm đến vấn đề đất nước Việt Nam ngày nay.

Quý vị đều đã trải qua 10 năm hay 12 năm trung học rồi từ 4 đến 8 năm đại học và chuyên khoa dưới mái trường XHCNVN, chắc chắn không ai xa lạ gì với bộ sách Hồ Chí Minh toàn tập, gồm 12 tập do nhà xuất bản Chính trị Quốc Gia in tại Hà nội, ấn bản năm 2000 hay về trước.

Hồ Chí Minh toàn tập là một bộ sách ghi lại tất cả các bài viết của Hồ Chí Minh từ năm 1919 đến năm 1969.

Hồ Chí Minh đã thừa nhận bằng giấy trắng, mực đen:

1) Nước tôi, Trung quốc

Nguồn: HCM Toàn tập, Tập 2, trang 5, 6, 7 Nhà xuất bản Chính Trị Quốc Gia Hà Nội - 2000

Mời đọc thêm

Thứ Năm, 17 tháng 10, 2013

Kỳ án “ụ nổi sắt vụn” của Dương Chí Dũng: Thật mà như đùa!

Bộ sậu Dương Chí Dũng đã bày ra những chiêu trò tham ô hơn 1,6 triệu USD trong phi vụ mua ụ nổi 83M tại Vinalines gây thiệt hại cho nhà nước đến gần 370 tỷ đồng.

TTXVA - Để tham ô được số tiền hơn 1,6 triệu USD chia chác nhau bỏ túi, bao bồ nhí, Dương Chí Dũng cùng nhóm thuộc cấp của mình đã bày ra những chiêu trò xảo trá trong phi vụ mua ụ nổi 83M tại Vinalines gây thiệt hại cho nhà nước đến gần 370 tỷ đồng.

Phi vụ mua ụ nổi 83M gây thất thoát gần 370 tỷ đồng

Cơ quan Cảnh sát điều tra Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng – Bộ Công an vừa hoàn tất Kết luận điều tra vụ án xảy ra tại Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines). Bộ Công an đã chuyển toàn bộ hồ sơ vụ án liên quan đến bị can Dương Chí Dũng cùng 9 bị can khác tại Vinalines đến Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao đề nghị truy tố các bị can về các tội “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng” và tội “Tham ô tài sản”.

Mời đọc thêm

Chẳng lẽ ông Tư Sang không biết?


TTXVA - Hơn một tuần qua, đám tang Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã chật kín thông tin trên các bào và mạng Internet. Dư luận ít chu sý đến một thông tin rất quan trọng, liên quan đến những bức xúc từ cả mấy chục năm nay của toàn xã hội: Tham nhũng.

Ngày 11/10 tại quận 1 và quận 3, TP.HCM, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã có cuộc tiếp xúc với cử tri, trước kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa VIII. Lại thêm một lần, như đã nhiều lần, cử tri và Chủ tịch nước lại có dịp khơi ra “vấn đề nóng hổi, cấp bách, nguy hại lớn ho xã hội”.

Cử tri Lê Văn Hoàng (quận 1) đề nghị Quốc hội phải có những giải pháp cụ thể, quyết liệt để ngăn chặn các “Nhóm lợi ích” điều hành, chi phối các cơ quan quản lý nhà nước, và chỉ rõ “Nhóm lợi ích” là ai, tổ chức nào?

Mời đọc thêm

Thứ Tư, 16 tháng 10, 2013

Ông Dương Chí Dũng bỏ túi 10 tỷ đồng trong thương vụ khủng


Ụ nổi 43 năm tuổi có giá thực tế hơn 2 triệu USD nhưng ông Dương Chí Dũng (Chủ tịch HĐQT Vinalines) vẫn đồng ý mua với giá gấp gần 10 lần, bỏ túi hơn 10 tỷ đồng do bên môi giới “lại quả”. Việc làm của ông Dũng gây thiệt hại cho nhà nước hơn 300 tỷ đồng.

TTXVA - Đầu năm 2006, với chủ trương mở rộng đầu tư sang lĩnh vực sửa chữa tàu biển, Vinalines triển khai xây dựng một nhà máy sửa chữa tàu biển ở phía Nam. Ngày 27/6/2007, Chủ tịch HĐQT Dương Chí Dũng phê duyệt mức đầu tư nhà máy hơn 3.850 tỷ đồng sau nâng thành gần 6.500 tỷ đồng, trong đó có mua, lắp đặt một ụ nổi (tàu biển) để phục vụ sửa chữa tàu.

Mời đọc thêm

Thứ Ba, 15 tháng 10, 2013

'Quốc tế nên cảnh giác trước những cải cách giả vờ của Việt Nam'

Chủ tịch Ủy ban Bảo vệ Quyền Làm Người Việt Nam Võ Văn Ái phát biểu tại một cuộc họp báo tại Geneva.

Trà Mi-VOA - 14.10.2013 - Một nhà hoạt động gốc Việt được nhiều người biết đến kêu gọi thế giới cảnh giác, chớ bị đánh lừa trước những cải cách giả vờ của Việt Nam.

Trong bài bình luận đăng trên nhật báo quốc tế bằng Anh Ngữ The Wall Street Journal mới đây, ông Võ Văn Ái, Chủ tịch Ủy ban Bảo vệ Quyền Làm Người Việt Nam có trụ sở tại Paris, cho rằng Hà Nội có chủ ý khi tăng cường cuộc trấn áp quyền tự do ngôn luận trong nước song hành với cơn lốc ngoại giao con thoi với hàng chục chuyến công du của lãnh đạo cấp cao ra nước ngoài thời gian gần đây. Trong cuộc trao đổi với VOA Việt ngữ, ông Võ Văn Ái, nhấn mạnh:

Mời đọc thêm

Thứ Hai, 14 tháng 10, 2013

Nhân dân không thờ ai sai bao giờ?

Trương Nhân Tuấn

vnĐến hôm nay, lịch sử lặp lại, một ông tướng võ biền lại được tôn thờ, được phong thánh. Dưới chân ông tướng này là 4 triệu người Việt đã đổ máu xương.
Một cách ngoại lệ, ở Việt Nam, người ta luôn tôn thờ những võ tướng, nhất là những võ tướng lập chiến công lừng lẫy, đánh thắng giặc ngoại xâm. Có lẽ do lịch sử, thường xuyên phải lo chống nạn ngoại xâm, những trang sử VN luôn là những trang sử viết bằng máu.
Chúng ta thờ Lý Thường Kiệt đánh thắng quân Tống với trận Như Nguyệt cùng với bản tuyên ngôn độc lập “Nam quốc sơn hà”.
Mời đọc thêm

Khóc cho chính mình

Dạ Ngân

tearsKhóc cho mất mát đã từng và đổ vỡ cũng đã từng. Và khóc cho bế tắc của một quốc gia thật ít hòa giải và thanh bình dù đã có hòa bình khá lâu.
Quá nhiều nước mắt trong những ngày này. Không phải mọi người đều khóc Ông. Không bao giờ có chuyện tất cả mọi người đều đồng lòng, huống chi đây là cái chết của một vị tướng thuộc phe thắng cuộc.
Nhưng sự thực thì nước mắt đã tuôn rơi nhiều hơn mức người ta có thể hình dung. Những người trong cuộc, những người từng cùng một chiến hào với Ông biết rõ, nỗi niềm này không giống hoàn toàn với hồi người ta khóc Hồ Chí Minh. Hồi ấy là cuộc chiến, cuộc chiến đang hồi mất mát lớn sau tổng tấn công Mậu Thân. Hồi ấy những người kháng chiến khóc một lãnh tụ, một thuyền trưởng, một con tàu và một cảm giác mồ côi chung.
Mời đọc thêm

Tuyên Cáo của Tuổi Trẻ Việt Nam