Thứ Tư, 20 tháng 11, 2013

Mỹ hỗ trợ giáo trình mới về điều trị nghiện ma túy ở Việt Nam

Bệnh nhân nhiễm HIV tại Trung tâm Aids Mai Hòa.

VOA - 19.11.2013 - Đại sứ quán Mỹ tại Hà Nội mới cho biết rằng sinh viên đại học thuộc ngành xã hội trên toàn quốc sẽ được đào tạo theo giáo trình mới để nâng cao kiến thức, kỹ năng nhằm mục đích giúp họ tư vấn và cung cấp các dịch vụ quản lý theo từng trường hợp đối với những người sử dụng ma túy ở Việt Nam.

Với sự hỗ trợ của nhiều tổ chức của Hoa Kỳ, Đại học Lao động Xã hội mới đây đã trình bày giáo trình mới về các vấn đề ‘ma túy và xã hội’, ‘tư vấn điều trị nghiện ma túy’ và ‘quản lý trường hợp đối với người nghiện ma túy’.

Mời đọc thêm

Thứ Ba, 19 tháng 11, 2013

Việt Nam và Philippines điêu đứng vì thiên tai

Bình Định - Quy Nhơn chìm trong biển nước 16/11/2013. RFA files

RFA - Cơn bão dự trù đổ vào miền Nam Việt Nam thực tế đã không xảy ra nhưng đã gây rất nhiều mưa lớn và gây lũ lụt khắp nơi cộng thêm với sự xả lũ của các đập thủy điện trên toàn miền Trung.

Miền Trung Việt Nam khổ vì thủy điện

Chúng tôi tiếp xúc với một người dân sống cạnh đường quốc lộ 14B, con đường đi từ Đà Nẵng đi Kon-tum. Anh cho chúng tôi biết về tình hình lũ lụt năm nay như sau:

Mời đọc thêm

36 người thiệt mạng vì lũ ở miền Trung Việt Nam


Gần 250.000 nhà cửa bị nước lũ nhận chìm và gần 3.000 hecta hoa màu bị phá hủy.

VOA - Số tử vong trong lũ tại miền Trung Việt Nam đã lên tới 36 người trong khi 80.000 người khác buộc phải rời bỏ nhà cửa chạy lên các vùng cao để tránh lũ, theo số liệu từ giới hữu trách Việt Nam. Hiện còn gần chục người đang bị mất tích.

Ban Chỉ đạo Phòng chống Lụt bão Trung ương cho biết gần 250.000 nhà cửa bị nước lũ nhận chìm và gần 3.000 hecta hoa màu bị phá hủy.

Trong số các tỉnh bị thiệt hại nặng nề có Quảng Ngãi, Quảng Nam, Bình Định, Kon Tum, và Gia Lai. Bình Định được xem là nơi bị ảnh hưởng nhiều nhất, với 18 nạn nhân tử vong.

Một người tham gia công tác cứu trợ khẩn cấp tại địa phương liên tục mấy ngày nay, ông Hồ Đắc Hưng, Phó Trưởng Ban Từ thiện Giáo hội Phật giáo Bình Định, cho VOA Việt ngữ biết tình hình lũ năm nay nghiêm trọng hơn các năm trước rất nhiều.

Mời đọc thêm

Thứ Hai, 18 tháng 11, 2013

Ký Công ước chống tra tấn, Việt Nam phải sửa nhiều luật


Thanh Phương - Ngày 7/11 vừa qua, Việt Nam đã ký Công ước chống tra tấn của Liên Hiệp Quốc. Nhưng để thực hiện đầy đủ các nội dung của Công ước này, Việt Nam sửa đổi nhiều điều luật cũng như thay đổi cung cách làm việc của ngành tư pháp và công an, để tránh những vụ dùng nhục hình, ép cung, bức cung như vụ ông Nguyễn Thanh Chấn ở Bắc Giang.

Công ước chống tra tấn được Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc thông qua ngày 10/12/1984 và có hiệu lực từ ngày 26/6/1987. Đến nay đã có 154 quốc gia phê chuẩn Công ước này.

Mời đọc thêm

Lòng tốt của người lạ

Hơn 10 triệu người Philippines bị ảnh hưởng bởi bão Hải Yến

Nguyễn Hùng - BBC Tiếng Việt - Tin siêu bão đổ bộ vào Philippines làm cả vạn người chết cuối tuần trước đã gây sốc và thúc giục nhiều chính phủ và người dân của nhiều nước chung tay cứu giúp.

Mặc dù con số 10.000 người chết được đưa ra lúc đầu không hoàn toàn chính xác, nhưng ngay cả con số hơn 2.000 người được xác nhận đã thiệt mạng cũng là quá lớn.

Vì vậy nhiều nước đã có những phản ứng tức thì để trợ giúp.

Trong bài 'Sự tử tế của người lạ' hôm thứ Năm, báo Metro của Anh liệt kê các khoản đóng góp tính tới ngày 14/11.

Anh đứng đầu với hơn 24 triệu đô la, theo sau là Hoa Kỳ với hơn 20 triệu, Ủy hội châu Âu gần 11 triệu, Các Tiểu Vương quốc Arab Thống nhất và Nhật Bản hơn 10 triệu, Úc hơn 9 triệu và Hàn Quốc gần 5 triệu.

Vào thời điểm đó Trung Quốc mới cam kết hơn 200.000 đô la dù sau này đã tăng con số này lên 1,6 triệu đô la.

Mời đọc thêm

Viết lại trang lịch sử


Nguyên Anh - Danlambao - Cuộc chiến ý thức hệ giữa một bên là lý tưởng CS và thế giới tự do đã chấm dứt gần 40 năm, những xung đột về giá trị tinh thần tưởng đã chấm hết nhưng không, nó chẳng những không lụi tàn mà vẫn âm ĩ cháy trong lòng người dân Việt.

Chủ nghĩa CS với chiến thắng cơ hội của mình đã bắt tay vào việc xây dựng CNXH trên toàn quốc, thế nhưng do chỉ là một phiên bản sao chép của một học thuyết vay mượn giả tưởng cho nên đã thất bại thảm hại, ngoài những ký ức về một thời ăn bobo xếp hàng rồng rắn, ngăn sông cấm chợ, đói nghèo lạc hậu ám ảnh trong đầu óc người dân đến ngày nay mang tên thời bao cấp!

Mời đọc thêm

Thứ Bảy, 16 tháng 11, 2013

VN cần chứng minh bằng hành động sau khi ký Công ước LHQ Chống Tra tấn



Ông Gerald Staberock, Tổng Thư ký Tổ chức Thế giới Chống Tra Tấn OMCT

Trà Mi-VOA - 15.11.2013 - Việt Nam ngày 7/11 ký Công ước Liên Hiệp Quốc chống Tra tấn, hình phạt hoặc đối xử tàn ác, hạ nhục nhân cách (gọi tắt là UNCAT).

Trong số những điều bôi đen thành tích nhân quyền của Việt Nam lâu nay không thể không kể đến nạn công an gây chết người và tình trạng tra tấn, nhục hình, bức cung. Một ví dụ điển hình gần nhất là vụ ông Nguyễn Thanh Chấn, người vừa được tuyên bố vô tội sau 10 năm ngồi tù, tố cáo bị tra tấn ép cung dẫn tới bản án chung thân về tội danh ‘giết người’ oan trái.

Đại sứ Thường trực của Việt Nam tại Liên hiệp quốc Lê Hoài Trung nói qua việc trở thành thành viên mới nhất của Công ước, Việt Nam tái khẳng định ‘cam kết bất di bất dịch’ ngăn chặn bất cứ hành động tàn ác hay đối xử vô nhân đạo và bảo vệ tốt hơn nhân quyền căn bản.

Mời đọc thêm

Thứ Sáu, 15 tháng 11, 2013

Dân chủ: Giải pháp cho xung đột sắc tộc

Một phụ nữ bộ tộc H'mong địu con ở huyện Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái hôm 30/9/2013. AFP photo

Kính Hòa, phóng viên RFA - Việt Nam là một quốc gia đa sắc tộc. Sự khác biệt căn cước chủng tộc có thể gây nên những xung đột. Giải pháp cho những xung đột tiềm ẩn ấy phải là một nền dân chủ thực sự.

Rất hiếm có những quốc gia thuần chủng về mặt sắc tộc. Sự bất định và ngẫu nhiên của lịch sử nhân loại cứ chia ra những sắc dân rồi lúc nào đó lại trớ trêu gộp họ lại với nhau. Và như thế là các quốc gia mà cụ thể là nhà cầm quyền của các quốc gia, từ những nước lớn và hung mạnh như Hoa kỳ đến những nước bé xíu ít người biết đến như Đông Timor phải giải quyết những vấn đề sắc tộc, mãi mãi.

Mời đọc thêm

Quốc tế phản ứng về việc Việt Nam vào Hội đồng Nhân quyền LHQ



Trà Mi-VOA - 13.11.2013 - Các tổ chức bảo vệ nhân quyền quốc tế lên tiếng bày tỏ quan ngại trước việc Việt Nam ngày 12/11 thắng cử vào Hội đồng Nhân quyền Liên hiệp quốc giữa lúc những tai tiếng về vi phạm nhân quyền của Hà Nội không ngừng leo thang.

Tại cuộc biểu quyết hôm qua, Việt Nam lần đầu tiên được Đại Hội đồng Liên hiệp quốc khóa 68 chọn là một trong số 14 thành viên mới của Hội đồng Nhân quyền Liên hiệp quốc với 184/193 quốc gia bỏ phiếu tán thành.

Cùng bước vào nhiệm kỳ 3 năm tại Hội đồng với Việt Nam còn có những nước lâu nay cũng bị quốc tế lên án về thành tích nhân quyền như Trung Quốc, Nga, Ả Rập Xê-út, hay Cuba.
Chúng tôi không nghĩ rằng một khi được ghế rồi thì họ sẽ cải thiện. Thậm chí, thành tích nhân quyền của Hà Nội còn có thể sẽ tệ đi vì họ sẽ cảm thấy thuận tiện đàn áp hơn nữa một khi đã lọt được vào Hội đồng... Bà Julie Gromellon, Liên đoàn Quốc tế vì Nhân quyền (FIDH).
Tổ chức Theo dõi Nhân quyền Human Rights Watch có trụ sở ở New York cho rằng với thành tích nhân quyền tệ hại, Việt Nam không thể trở thành một thành viên hữu ích trong Hội đồng.

Mời đọc thêm

CSVN vào Hội đồng Nhân quyền LHQ: Chiếc áo không làm nên thầy tu


Hoàng Thanh Trúc - Danlambao - “Trong mọi cuộc bầu cử, ứng viên phải là tuyệt đối do tổ chức của “đảng CS” lựa chọn đưa ra – Ngoài xã hội tuyệt đối không một tờ báo tư nhân nào được phép xuất bản… Đây là thông điệp, tiêu chuẩn nhân quyền của CSVN “Tân” thành viên Hội Đồng Nhân Quyền LHQ”

2013 - Việc lựa chọn thành viên cho UNHRC (Hội đồng Nhân quyền LHQ) được tiến hành theo khu vực. Các quốc gia trong khu vực sẽ lựa chọn ứng cử viên. Thường thì một khu vực có nhiều ứng cử viên cùng cạnh tranh để được bầu. Tuy nhiên lần này, bốn ứng cử viên cho khu vực châu Á là Việt Nam, Trung Quốc, Saudi Arabia và Maldives không có “đối thủ” nào cạnh tranh, nên muốn hay không Hội Đồng cũng phải chọn bốn thành viên của khu vực này vào UNHRC cho đủ túc số của số ghế đang bỏ trống. Dù vậy hãng tin AP tường thuật, Việt Nam, Trung Quốc, Nga và Saudi Arabia trở thành thành viên của UNHRC khiến nhiều tổ chức quốc tế bảo vệ nhân quyền thất vọng và bất bình.

Trong khi đó sau nghị sự, ông ngoại trưởng Phạm bình Minh của nhà nước CSVN “chém gió” khua to như cái thùng rỗng, mà không biết ngượng mồm với báo chí rằng:

Mời đọc thêm

Kết quả bầu cử Hội đồng Nhân quyền LHQ gây ‘thất vọng’


Một phiên họp của Hội đồng Nhân quyền Liên hiệp quốc tại Geneve

VOA - 12.11.2013 - Nga, Trung Quốc, Cuba và Ả-rập Saudi là 4 trong số 14 quốc gia mới được bầu Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc hôm thứ Ba, một kết quả khiến một số tổ chức nhân quyền thất vọng.

Cơ quan gồm 47 thành viên đặt trụ sở tại Genève có nhiệm vụ thúc đẩy và bảo vệ nhân quyền trên thế giới.

Hội đồng Nhân quyền thường là mục tiêu chỉ trích vì tập trung vào Israel cũng như việc bầu cử của một số thành viên bị cáo buộc là có thành tích nhân quyền tệ hại.

Thứ Ba, Đại hội đồng LHQ đã bầu ra 14 thành viên mới trong cuộc bỏ phiếu kín với nhiệm kỳ 3 năm bắt đầu từ tháng Giêng năm sau. Một số ứng cử viên không vấp phải sự chống đối nào, với tư cách ứng cử viên được ấn định trước thời hạn trong nhóm khu vực của họ.

Mời đọc thêm

Phạm Chí Dũng - Những tiếng nổ ở Nội Hán và “Ngàn năm Bắc thuộc”

Phạm Chí Dũng (Theo Bauxite Viet Nam)

Nhân quả

Thiên An Môn năm 2013 đã trở thành nhân quả cho Thiên An Môn năm 1989.

Xích xe tăng tưới máu sinh viên mùa hè năm 1989 đã trở thành tác nhân di chứng chế độ ngay dưới di ảnh Mao Trạch Đông và cuộc cách mạng văn hóa cùng ba chục triệu sinh mạng bị diệt vong của ông ta.

Bây giờ thì chuyện gì có thể xảy ra và sẽ xảy đến với thể chế chính trị Bắc Kinh?

Sau cuộc tấn công bằng xe jeep gây ra nhiều cái chết ở quảng trường Thiên An Môn vào tháng 11/2013 mà giới tuyên giáo Trung Quốc đồng loạt lên án là “khủng bố”, chính thể cầm quyền chuyên chế và độc đoán ở quốc gia bị xem chỉ còn vỏ cộng sản này đã không còn có thể nói đến chuyện an toàn trong bất kỳ căn phòng trú ẩn nào.

Mời đọc thêm

Thứ Năm, 14 tháng 11, 2013

Trần Quốc Việt - Khao khát Tự Do


Dân Luận: Nhà văn Anh W.Somerset Maugham viết: “Tình yêu dài lâu nhất là tình yêu không bao giờ thành.” Như tình yêu, khao khát tự do mãnh liệt nhất, nóng bỏng nhất, vẫn trường tồn âm ỉ trong lòng những ai ý thức rằng mình bị tước đi tự do.

Winthrop Knowlton, chủ tịch nhà xuất bản Mỹ Harper& Row, đã xúc động sâu sắc trước tình yêu và niềm khao khát tự do của những nhà văn Nga bất đồng chính kiến sau một ngày ông có dịp trò chuyện riêng với họ tại một nhà nghỉ ở miền quê ở bên ngoài Mạc Tư Khoa vào tháng Hai năm 1978. Về lại Mỹ, ông bày tỏ cảm xúc của mình:

Mời đọc thêm

Vai Hề trong Hội đồng Nhân quyền LHQ

Nguyễn Bá Chổi Danlambao - “Sự cố” một số nước thuộc “diện” côn đồ về mặt đàn áp nhân quyền trong đó có CHXHCNCC vừa được bầu vào Hội đồng Nhân quyền LHQ đang khiến cho tất cả các tổ chức theo dõi và những cá nhân quan tâm về vấn đề Quyền Con Người trên thế giới “bức xúc” sửng sốt và bất bình tức giận, nhưng không hiểu đó là do nhu cầu đổi mới bộ mặt của Liên Hiệp Quốc.

Tuổi thọ của tổ chức LHQ, không tính đến tiền thân của nó là Hội Quốc Liên, nay cũng đã xấp xỉ “thất thập cổ lai hy”. Ở vào tuổi này, “cha già dân tộc” Hồ cũng được cái đám con cái kia đồng ý nhất trí cho đi thoải mái, vì còn có các chú Duẩn, Mười, Linh, Kiệt, Mạnh, Lú… để mà “bám chân” (cha chết bám chân chú”), nhưng các nước trên thế giới thì không thể để “cụ” LHQ ra đi, vì lo ngại chẳng còn ai cầm trịch ắt sẽ loạn cào cào. Cụ LHQ phải sống; không những cụ phải sống, mà cụ phải sống dai, cụ phải sống khỏe.

Mời đọc thêm

Thứ Tư, 13 tháng 11, 2013

Điềm xấu đang xuất hiện tràn lan trên đất nước


Vô Chiêu - Danlambao - Lời nói đầu: Sau khi tướng Võ Nguyên Giáp qua đời và khi Tổng bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng phát biểu khẳng định Chủ nghĩa Xã hội chỉ là hoang tưởng… Vô Chiêu nhận được nhiều email của quý độc giả đã đọc bài “Núi Lang Biang sạt lở, điềm suy tàn của chế độ” đặt câu hỏi khi nào đảng Cộng sản tan rã. Bài viết thô thiển này xin được trả lời câu hỏi đó và mong được quý độc giả góp ý.

Mời đọc thêm

Việt Nam: Ba kịch bản Hội đồng nhân quyền

Hội đồng nhân quyền Liên hiệp quốc. Courtesy un.org

Phạm Chí Dũng gửi RFA từ Việt Nam

Ngày 12/11/2013, Nhà nước Việt Nam sẽ tràn trề cơ hội được “lên thớt” - như cách nói trào phúng xen giễu cợt của giới sinh viên trong nước trước khi bước vào cuộc khảo nghiệm vấn đáp trên giảng đường.

“Cái thớt” đó chính là Hội đồng nhân quyền Liên hiệp quốc. Trong lịch sử tồn tại của mình, giới cầm quyền ở Việt Nam chưa bao giờ được đặt chân lên bục danh dự của tổ chức danh giá này. Và đây có thể là lần cuối cùng, thuộc về chu kỳ cuối cùng của lịch sử tồn tại, hầu mong nhận được tấm bằng danh dự.

Mời đọc thêm

Nạn nhân bão Haiyan người Việt tại Philippines kêu cứu



Một ngôi làng tại thành phố Tacloban bị san bằng sau siêu bão Haiyan.

12.11.2013 - Một người đàn ông Việt Nam tại Philippines kêu gọi được tiếp tế lương thực và nước uống khẩn cấp giữa lúc thành phố Tacloban của Philippines ngày càng trở nên tuyệt vọng và hỗn loạn hơn, sau khi siêu bão Haiyan quét qua thành phố này.

Tờ Thanh niên tường thuật rằng ông Nguyễn văn An, 33 tuổi, nói rằng tất cả những người việt cư ngụ tại Tacloban, thuộc tỉnh Leyte đều sống sót nhưng đang trong tình trạng tuyệt vọng, không có lương thực, nước uống, và cần được khẩn cấp giúp đỡ.

Theo lời ông An thì cộng đồng người Việt tại Philippines đã tụ họp với nhau trú ẩn ở phía sau một siêu thị, cách phi trường Tacloban khoảng 6 km.

Phần lớn nhà cửa của họ đã bị san thành bình địa, trong khi nhà của những người khác bị tróc mái.

Mời đọc thêm

Thứ Ba, 12 tháng 11, 2013

Vô cảm trong bão




VTV quay chuyện bão tố, nhà cửa bay lơ lửng trong không trung, sóng đập vào bờ cao như sóng thần và thảm cảnh người chết vô số ở Philippines, khiến cả nước im lặng chia sẻ sự đau khổ của người dân Phi không còn bút mực nào có thể nói hết.

Bão lụt hàng năm tại Phi gây ra không biết bao là thảm nạn. Việt Nam cũng chịu ảnh hưởng rất nhiều nhưng so với Phi thì dân Việt may mắn hơn nhiều. 10 ngàn người có thể bị xóa sạch sau khi cơn bão Haiyan tấn công là ác mộng và khó thể tưởng tượng sau thảm kịch này thì Manila sẽ đứng lên bằng cách nào.

Mời đọc thêm

Thứ Hai, 11 tháng 11, 2013

Bình Nhưỡng tử hình công khai những người xem truyền hình Hàn Quốc

Kim Jong-un chủ trì Hội nghị BCH Trung ương đảng Lao động Triều Tiên, Bình Nhưỡng, 31/03/2013. REUTERS/KCNA

Thụy My - Từ đầu tháng 11, chế độ Bình Nhưỡng đã hành quyết công khai khoảng 80 người, trong đó có nhiều người lãnh án tử vì đã xem nhiều chương trình truyền hình Hàn Quốc – một hành vi bị nghiêm cấm tại Bắc Triều Tiên. Hãng tin Pháp AFP hôm nay 11/11/2013 dẫn nguồn tin từ một tờ báo Hàn Quốc cho biết như trên.

Tờ Joong Ang Ilbo, một tờ báo bảo thủ chỉ nêu một nguồn tin giấu tên, nhưng có ít nhất một nhóm người Bắc Triều Tiên tị nạn cho biết cũng có nghe thông tin này, làm tăng tín khả tín của nguồn tin trên báo. 

Theo nguồn tin trên được cho là rất thành thạo về những chuyện nội bộ của Bắc Triều Tiên, các cuộc hành quyết diễn ra vào ngày 03/11 tại bảy thành phố trên cả nước. Tại thành phố cảng Wonsan ở miền đông, chính quyền đã tập hợp 10.000 người tại một sân vận động để chứng kiến việc xử bắn tám tội nhân. 

Mời đọc thêm

Xét lý lịch cả khi sơ tán tránh bão Haiyan


Facebook Tùng Đao Xuân nhận xét: "Chỉ có ở Việt Nam - Tránh bão mà vẫn còn phân biệt, thế lày thì hòa hợp cái ... gì".

Bức ảnh trên được đăng trên trang web Kenh14.VN, tại bài bài viết có tựa đề: Sinh viên Đà Nẵng được sơ tán vào trong trường để tránh siêu bão.

Mời đọc thêm

Tuyên Cáo của Tuổi Trẻ Việt Nam