VOA - - Mạng lưới Blogger Việt Nam đầu tháng này phát động chiến dịch ‘Tôi Muốn Biết’ đánh dấu Ngày Quốc Tế Quyền Được Biết 28/9 do Liên hiệp quốc công nhận nhằm cổ súy nâng cao nhận thức về quyền được tiếp cận thông tin của người dân.
Thứ Ba, 30 tháng 9, 2014
Giới trẻ phát động chiến dịch ‘Tôi muốn biết’
VOA - - Mạng lưới Blogger Việt Nam đầu tháng này phát động chiến dịch ‘Tôi Muốn Biết’ đánh dấu Ngày Quốc Tế Quyền Được Biết 28/9 do Liên hiệp quốc công nhận nhằm cổ súy nâng cao nhận thức về quyền được tiếp cận thông tin của người dân.
Thứ Hai, 29 tháng 9, 2014
Làm sao chấm dứt nạn ngược đãi tù chính trị?
Từ trái qua: Huỳnh Anh Tú, Trần Hoàng Giang, Nguyễn Bắc
Truyển. Courtesy of danlambao |
Một số tù nhân chính trị tại Việt Nam vừa được trả tự do trong tuần qua. Sau khi ra tù những người này cho biết họ bị đối xử vô cùng khắc nghiệt trong thời gian giam giữ. Hội Cựu tù nhân lương tâm lên tiếng yêu cầu Việt Nam phải chấm dứt tình trạng đó.
Bị kỷ luật do đòi quyền lợi chính đáng
Bốn tù nhân chính trị vừa được trả tự do trong những ngày cuối tháng chín vừa qua gồm có các ông Trần Tư, Nguyễn Tuấn Nam, Nguyễn Long Hội và Trần Hoàng Giang. Hai ông Trần Tư và Nguyễn Tuấn Nam đều ngoài 70 tuổi và bị kết án chung thân. Riêng ông Nguyễn Long Hội bị án chung thân và được giảm án xuống còn 20 năm, anh Trần Hoàng Giang bị án 15 năm tù và được trả tự do trước thời hạn hơn 5 tháng.
Chủ Nhật, 28 tháng 9, 2014
Phóng sự ngầm ở Việt Nam: Blogger chơi trò hú tim nguy hiểm khi tường thuật
Theo: Dân Làm Báo
|
Shawn W. Crispin (Đại diện Hiệp hội Bảo vệ Ký giả vùng Đông Nam Á) * Hanh Tran (Danlambao) dịch - Đây là phần đầu trong loạt bốn bài nói về vấn đề tự do báo chí ở Việt Nam. Shawn Crispin, Đại diện của Committee to Protect Jounarlists (CPJ) ở Đông Nam Á, tìm hiểu về những rủi ro mà blogger ở Việt Nam phải chấp nhận khi họ tường thuật về các sự kiện nhạy cảm và các cuộc biểu tình. Mặc dù bị thường xuyên theo dõi và luôn đối diện với đe dọa bị bỏ tù tùy hứng, các blogger vẫn kiên trì viết lách để thể hiện ước mơ tạo dựng một nền báo chí độc lập. Trong phần hai sẽ được đăng vào thứ Sáu, Crispin sẽ nói về những thủ đoạn đàn áp mà các phóng viên của Bản tin Dòng Chúa Cứu Thế phải hứng chịu. Hai phần còn lại sẽ được đăng vào tuần tới.
Undercover in Vietnam: Bloggers play risky game of cat-and-mouse to report
An anti-China protest in Vietnam in May. Bloggers who cover rallies risk being imprisoned under anti-state charges. (AFP/VNExpress) |
In the first of a four-part "Undercover in Vietnam" series on press freedom in Vietnam, CPJ Southeast Asia Representative Shawn Crispin explores the risks bloggers take so they can cover news events and protests. Under near-constant surveillance and with the threat of arbitrary detention hanging over them, the desire for an independent press drives Vietnam's bloggers to continue to write. In part two, to be published Friday, Crispin reveals the persecution faced by Redemptorist News journalists. Parts three and four will be published next week.
Chửi bọn làm cầu đường
1,5 tỷ USD (31.500 tỷ VND) để làm đoạn đường có 245km lún nứt sau 2 ngày thông xe. Ảnh nguồn internet. |
Nguyễn Hoàng Văn - Theo FB Hoang Nguyen Van.
Nhẹ nhàng có rồi, chân thành có rồi, tử tế có rồi, cầu xin có rồi từ bao nhiêu năm nay, thế mà đoạn đường chỉ có 245 km làm mất 1,5 tỷ USD (31.500 tỷ VND) vừa sau 2 ngày thông xe đã bị lún, nứt bề mặt kéo dài cả chục mét. Không thể chịu được nữa, tôi xin phép nhân dân, chính phủ, đảng chửi vào mặt cái bọn làm cầu đường này.
Này này cái bọn làm cầu làm đường cả trong nước lẫn ngoài nước kia, chúng mày dựng cái tai, mở cái mắt mà nghe cho rõ nhé.
Đây không phải lần đầu nhé, đường nào cái lũ chúng mày vừa làm xong cũng lăn ra hỏng nhé, thậm chí còn chưa làm xong đã hỏng nhé (Đại lộ Võ Văn Kiệt TP.HCM). Không biết nguồn cội tổ tiên nhà chúng mày từ đâu nhưng tao dám chắc không phải bình thường như mọi người. Bởi được bình thường như mọi người thì không bao giờ có hậu duệ con cháu là chúng mày hiện giờ.
Hai tù nhân chính trị Trần Tư và Nguyễn Tuấn Nam “bất ngờ” được phóng thích
Ông Trần Tư cùng các Học Viên Lớp Tiếng Anh do ông phụ trách tại trại Sikiew |
Đặc xá sau 2/9!
Theo nguồn tin từ Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ đánh đi từ Washington DC hôm 25 tháng 9 năm 2014 thì ông Trần Tư, một tù nhân chính trị với bản án chung thân, chấp hành án tại trại giam Ba Sao, Nam Hà đã được phóng thích vào ngày 24 tháng 9 năm 2014 vừa về đến gia đình tại số nhà 23 Đường Số 10, khu phố 4, phường An Phú, quận 2, Sài gòn vào lúc 5 giờ sáng 25/9.
Cũng theo nguồn tin từ Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ thì Tổng Lãnh Sự Quán Hoa Kỳ đã đến thăm hỏi sức khỏe và đang hoàn thiện hồ sơ xuất cảnh để ông Trần Tư được sớm trở về Hoa Kỳ đoàn tụ với gia đình.
Một tù nhân chính trị khác là ông Nguyễn Tuấn Nam (còn gọi là Bảo Giang) cũng vừa được đặc xá trước thời hạn 22 tháng trong tình trạng sức khỏe rất yếu. Ông Nguyễn Tuấn Nam bị bắt ngày 22/7/1996 tại Campuchia và kết án 19 năm tù giam theo Điều 91 - tội trốn đi nước ngoài hoặc trốn ở lại nước ngoài nhằm chống chính quyền nhân dân. Ông là một trong số 27 người theo Đảng Nhân dân hành động bị bắt cùng lúc.
Thứ Bảy, 27 tháng 9, 2014
Thực trạng đàn áp những nhà tranh đấu trẻ
Hai sinh viên Nguyễn Phương Uyên và Đinh Nguyên Kha trong phiên sơ thẩm tại Tòa án Long An hôm 16/5/2013. AFP photo |
Gia Minh - RFA - 25.09.2014
Một số khuôn mặt trẻ trở nên quen thuộc trong thành phần công khai lên tiếng vì quyền con người và một đất nước Việt Nam tốt đẹp. Tuy nhiên, cũng như những người đi trước, các bạn trẻ này liên tục bị sách nhiễu, đàn áp từ phía công an, an ninh. Thực trạng đàn áp và hiệu quả của biện pháp đó ra sao?
Một số khuôn mặt trẻ trở nên quen thuộc trong thành phần công khai lên tiếng vì quyền con người và một đất nước Việt Nam tốt đẹp. Tuy nhiên, cũng như những người đi trước, các bạn trẻ này liên tục bị sách nhiễu, đàn áp từ phía công an, an ninh. Thực trạng đàn áp và hiệu quả của biện pháp đó ra sao?
Khuôn mặt mới
Điểm qua những người tham gia công cuộc đấu tranh vì dân chủ, nhân quyền, chống bất công xã hội, và chống hành động xâm lấn của Trung Quốc đối với Việt Nam, cũng như đòi hỏi những quyền căn bản của con người… chúng ta nhận thấy ngày càng có thêm những khuôn mặt trẻ tham gia.
Dù tuổi đời còn ít, thế nhưng họ từng có những bài viết về tình hình đất nước, cũng như cùng tham gia chủ xướng những phong trào vì quyền con người. Có những người từng bị tù tội như Phạm Thanh Nghiên, Đỗ Thị Minh Hạnh, Nguyễn Tiến Trung, Đinh Nguyên Kha, Nguyễn Phương Uyên, Nguyễn Đình Cương, Nguyễn Xuân Anh… vì dám khẳng khái không chịu khuất phục từ bỏ lý tưởng và con đường họ đã chọn.
Án oan và nguyên tắc xét xử độc lập
Vợ chồng ông Nguyễn Thanh Chấn đoàn tụ sau khi chịu án tù
oan 10 năm, ảnh chụp hôm 04 tháng 11 năm 2013. File photo |
Nam Nguyên - RFA - 25.09.2014
Nhân dịp xem xét dự luật Tổ chức Tòa án Nhân dân sửa đổi, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng nêu nguyên tắc thẩm phán xét xử độc lập, chỉ tuân theo pháp luật không chịu bất kỳ can thiệp chỉ đạo nào. Trên thực tế quá trình tố tụng ở Việt Nam có nhiều khiếm khuyết, dẫn tới những vụ án oan sai.
Nhân dịp xem xét dự luật Tổ chức Tòa án Nhân dân sửa đổi, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng nêu nguyên tắc thẩm phán xét xử độc lập, chỉ tuân theo pháp luật không chịu bất kỳ can thiệp chỉ đạo nào. Trên thực tế quá trình tố tụng ở Việt Nam có nhiều khiếm khuyết, dẫn tới những vụ án oan sai.
Bản án bỏ túi
Người dân Việt Nam quá quen thuộc với câu chuyện án bỏ túi, bản án được quyết định trước. Những tưởng sự kiện này chỉ có trong quá khứ, nhưng mới đây ngày 23/9/2014 báo chí đưa tin Quyết định 13 của Chánh án Tòa án Nhân dân TP.Hà Nội vi phạm Hiến Pháp. Chính ông Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng đã khẳng định việc Chánh tòa Hà Nội buộc tất cả thẩm phán phải báo cáo việc xử án là vi phạm rất nặng nề.
Ca sĩ Thế Sơn “Hát Cho Tự Do”: Dân phải biết! Thức tỉnh đi!
Nguyễn Thị Thanh Bình - Danlambao - Và rồi chúng ta vẫn còn đây trao cho nhau quá nhiều giấc mộng. Mộng ngắn mộng dài, mộng lớn mộng con mà chẳng thấy một anh hùng hào kiệt nào chịu khó mộng vá trời… cao, để trời cao còn ngó xuống nên thôi cũng đành gói ghém bằng khúc ca của những bước chân đồng hành, bằng ngọn lửa của những tiếng gọi con tim: Hát Cho Biển Đông, rồi Hát Cho Tự Do, Hát Cho Việt Nam và sẽ còn hát cho một ngày mai biết đến bao giờ…
Thứ Sáu, 26 tháng 9, 2014
Blogger Phạm Viết Đào trả lời RFA về “tội danh 258”
Nhà văn, blogger Phạm Viết Đào, tại phiên xử ở Toà án
nhân dân Hà Nội ngày 19 tháng 3 năm 2014
|
Mặc Lâm - RFA - 23.09.2014
Blogger Phạm Viết Đào sau khi thi hành bản án 15 tháng tù giam vì vi phạm luật 258 bộ luật hình sự, lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân, đã trả lời đài Á Châu Tự Do về những nghi vấn đẩy ông vào nhà giam qua tội danh mù mờ 258 này.
Nguy hiểm và dễ bị quy chụp
Mặc Lâm: Thưa ông, được biết trong phiên phúc thẩm ngày 9 tháng 6 tòa đã xử kín ông và vẫn y án của tòa sơ thẩm. Ông có thể cho biết thêm ý nghĩa của việc xử kín là như thế nào và tại sao ông không chấp nhận luật sư biện hộ trong phiên phúc thẩm?
Thứ Năm, 25 tháng 9, 2014
Vì sao giới trẻ VN không đón nhận phim “Sống cùng lịch sử”?
Hòa Ái - RFA - 23.09.2014
Dự án Phim “Sống cùng lịch sử” có kinh phí của Nhà nước lớn nhất nhằm truyền tải thông điệp lịch sử đến khán giả, đặc biệt đối với thế hệ trẻ nhân kỷ niệm 60 năm chiến thắng Điện Biên Phủ. Thế nhưng, phim phải ngừng chiếu sau vài ngày ra rạp và giới trẻ hầu như quay lưng với phim được đầu tư lên đến 21 tỉ đồng. Hòa Ái tìm hiểu nguyên nhân vì sao giới trẻ Việt Nam không đón nhận các thể loại phim lịch sử như vậy.
Dự án Phim “Sống cùng lịch sử” có kinh phí của Nhà nước lớn nhất nhằm truyền tải thông điệp lịch sử đến khán giả, đặc biệt đối với thế hệ trẻ nhân kỷ niệm 60 năm chiến thắng Điện Biên Phủ. Thế nhưng, phim phải ngừng chiếu sau vài ngày ra rạp và giới trẻ hầu như quay lưng với phim được đầu tư lên đến 21 tỉ đồng. Hòa Ái tìm hiểu nguyên nhân vì sao giới trẻ Việt Nam không đón nhận các thể loại phim lịch sử như vậy.
Nội dung không khách quan?
Phim điện ảnh có tựa đề “Sống cùng lịch sử” do Hãng phim truyện Việt Nam sản xuất với kỳ vọng tạo ra bước đột phá cho mảng phim lịch sử được Phó Cục trưởng Cục Điện Ảnh, ông Phan Đình Thanh nhận xét đã hoàn thành xong sứ mệnh mặc dù chỉ bán được vài vé trong mấy ngày chiếu rạp.
‘Thượng tọa’ Thích Chân Quang: Ứng cử viên nặng ký cho chức trưởng ban tuyên giáo CS
Bạn đọc Danlambao - Một video phổ biên trên youtube ghi lại buổi ‘thuyết pháp’ trước hàng trăm người của ‘thượng tọa’ Thích Chân Quang, trong đó có nội dung ca ngợi nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa của đảng CSVN.
Người trụ trì chùa Phật Quang (Vũng Tàu) quả quyết rằng, đây cũng sẽ là mô hình chắc chắn cả thế giới phải ‘bắt chước’, và những kiến thức này được 'thầy' nói ra “bằng tất cả tư duy, trí tuệ và đạo lý của nhà Phật”.
Thứ Tư, 24 tháng 9, 2014
Trần Đĩnh và tác phẩm Đèn Cù
Mặc Lâm - RFA - 08.09.2014
Tác giả Đèn Cù là nhà báo kỳ cựu của tờ Sự Thật từ những ngày đầu tiên khi báo này thành lập do Trường Chinh làm Tổng biên tập. Ông sinh năm 1930 và tham gia Việt Minh vào năm 1946 tức lúc mới 16 tuổi, Trần Đĩnh thuộc lớp đảng viên tiên phong gia nhập đảng cộng sản Việt Nam từ năm 1948. Ông là người chấp bút tiểu sử của Chủ tịch Hồ Chí Minh, chấp bút những tự truyện của nhiều nhân vật như Phạm Hùng, Lê Văn Lương, Bùi Lâm, Nguyễn Đức Thuận.
Tác giả Đèn Cù là nhà báo kỳ cựu của tờ Sự Thật từ những ngày đầu tiên khi báo này thành lập do Trường Chinh làm Tổng biên tập. Ông sinh năm 1930 và tham gia Việt Minh vào năm 1946 tức lúc mới 16 tuổi, Trần Đĩnh thuộc lớp đảng viên tiên phong gia nhập đảng cộng sản Việt Nam từ năm 1948. Ông là người chấp bút tiểu sử của Chủ tịch Hồ Chí Minh, chấp bút những tự truyện của nhiều nhân vật như Phạm Hùng, Lê Văn Lương, Bùi Lâm, Nguyễn Đức Thuận.
Những phân tích tinh tế
Do làm việc trong một cơ quan báo chí cao nhất của Đảng ông có cơ hội gặp gỡ hầu hết các khuôn mặt của chế độ từ Hồ Chí Minh, Trường Chinh, Lê Duẩn, tới Lê Đức Thọ, Hoàng Tùng, Đỗ Mười … và những quan hệ này đã giúp ông sớm nhận ra khuôn mặt thật phía sau chiếc mặt nạ của các chóp bu cộng sản.
Sau khi vụ án “Xét lại chống đảng” diễn ra ông cũng là một nạn nhân tuy mức độ lao tù nhẹ hơn người khác nhưng đủ để ông thấy được sự đấu tranh gay gắt, sống còn giữa Mao Trạch Đông và Liên Xô cùng với nghị quyết 9 ra đời dẫn dắt cả hệ thống Đảng Cộng sản Việt Nam ngày càng rơi sâu vào vòng kềm tỏa của Trung Quốc.
Đơn kiến nghị của bà Nguyễn Thị Vân (vợ thứ hai của ông Lê Duẩn) về Đại tướng Võ Nguyên Giáp
Bà Nguyễn Thị Vân và ông Lê Duẩn
Thể theo mong muốn của nhiều bạn đọc về nguyên bản thư kiến nghị của vợ hai cố Tổng bí thư Đảng CSVN Lê Duẩn, chúng tôi xin đăng tải bản gốc thư kèm chữ ký của bà Vân:
Thứ Ba, 23 tháng 9, 2014
Đèn cù và Những lời trăn trối
Nguyen Tuan - Tôi đọc 2 cuốn "Đèn cù" (của Trần Đĩnh) và " Những lời trăng trối " (Trần Đức Thảo) một lúc. Vì đọc chưa xong nên chỉ có thể viết linh tinh vài cảm nhận đầu tiên. Cả hai cuốn sách đều nói về chế độ cộng sản cùng những con người trong chế độ đó, và qua đó chúng ta có thể giải thích tại sao VN bị lệ thuộc vào Tàu suốt mấy mươi năm qua và tại sao VN vẫn còn ở dưới đáy của bậc thang phát triển như hiện nay và có thể cả tương lai.
Giữa bờ MUỐN và bến LÀM là dòng sông SỢ HÃI
Vũ Đông Hà - Danlambao - - Muốn toàn dân nổi dậy, nhưng mười mấy cuộc biểu tình xuống đường chống Tàu cộng xâm lược trong những năm qua trung bình nhìn thấy chỉ có vài trăm người.
Muốn giơ cao biểu ngữ đả đảo cộng sản giữa Ba Đình, nhưng chờ mãi trong nhiều triệu người Việt chán ghét chế độ vẫn không thấy cánh tay nào giơ lên, ngay cả những người lớn tiếng nhất, muốn nhiều nhất, kêu gọi nhiều nhất cũng bặt tăm.
Muốn làm Đặng Ngọc Viết, Đoàn Văn Vươn nhưng 90 triệu người Việt chỉ có mỗi anh Vươn và anh Viết và những người muốn ấy có lẽ chỉ muốn có ai khác trở thành anh Viết, anh Vươn.
Thứ Hai, 22 tháng 9, 2014
Chuyện 5 người Việt Nam
Ảnh: Bồn cầu tiêu bằng vàng 24 cara, giá 200.000 đô la Mỹ
Đó là năm người đàn ông: một nhà trí thức, một doanh nhân, một cán bộ tuyên huấn, một tướng về hưu và một blogger. Họ đang nói chuyện “thời sự” trong một bữa nhậu. Nhưng vì họ tranh luận về đề tài “Việt Nam đang đứng ở đâu và sẽ đi về đâu?”, một đề tài lớn, nên chúng ta có thể nói là họ đang bàn “quốc sự”.
Nhưng ai lại đi bàn quốc sự trong một bữa nhậu bao giờ. Bởi vì không khí trong bữa nhậu thường bát nháo, thiếu nghiêm túc.
Chẳng hạn như anh chàng blogger, để trả lời câu hỏi “Việt Nam đang đứng ở đâu và sẽ đi về đâu?” thì anh ta nói:
-Việt Nam đang đứng trước lăng Bác và sẽ đi vào trong lăng Bác.
Rồi hắn ta cười hô hố. Chính vì thế mà nhà trí thức đề nghị nên chuyển đề tài thảo luận là: “Tình cảnh Việt Nam hiện nay như thế nào?”
Trò chuyện với một nhân chứng sống của Cải cách Ruộng đất
Trà Mi-VOA - 21.09.2014
Ảnh: Nhà văn Trần Mạnh Hảo
Một sự kiện gây bão dư luận trong tháng này khi chính phủ Hà Nội lần đầu tiên mở triển lãm về cuộc cải cách ruộng đất long trời lở đất những năm 40-50 ở miền Bắc và vội vã đóng cửa sau 3 ngày gặp phản ứng mãnh mẽ từ công chúng, nhất là các cư dân mạng.
Cuộc triển lãm tại Viện Bảo tàng Lịch Sử Quốc Gia ở Hà Nội chuyên đề “Cải cách ruộng đất 1946 – 1957” khai mạc hôm 8/9 đã làm khơi dậy làn sóng phẫn nộ vì điều bị cáo buộc là không phản ánh đúng thực chất sự kiện lịch sử đã giết chết ít nhất 15 ngàn người bị đấu tố là địa chủ mà đa phần trong số đó bị vu oan, cùng hàng ngàn nạn nhân khác bị tra tấn, hành hạ và bỏ đói trong tù.
Nạn nhân buôn người ở Samoa được vào quốc tịch Mỹ
Thanh Trúc - RFA - 20.09.2014
Đối với hơn 200 nữ công nhân may mặc Việt Nam đến đảo American Samoa từ năm 1999, thì tháng Chín năm 2014 này là tháng trọng đại vì họ được phép đi thi vào quốc tịch sau 15 năm chờ đợi trên đất Mỹ.
“Trong cái rủi có cái may”
Hầu hết những công nhân này là phụ nữ miền quê đất Bắc, được Công Ty Du Lịch 12 và công ty IMS đưa sang American Samoa, lãnh thổ hải ngoại của Hoa Kỳ, làm việc trong công ty Daewoosa của người chủ Nam Hàn tên Kil Soo Lee.
Chủ Nhật, 21 tháng 9, 2014
Helen Clark - Sự tàn bạo của công an Việt Nam
- Theo Dân luận - Nạn đàn áp sách nhiễu trầm trọng hơn nhiều so với việc bỏ tù những người viết blog
Đúng vào thời điểm bất lợi cho Việt Nam khi đang tìm kiếm một thỏa thuận với Mỹ về việc cung cấp vũ khí, bản báo cáo đầy đủ về sự tàn bạo của công an và nỗi bất an của công chúng do tổ chức Human Rights Watch ở New York phát hành, đã soi chiếu vào các lạm dụng sách nhiễu "rộng rãi" trong hệ thống Tư pháp.
Bản báo cáo cho biết có ít nhất là 24 trường hợp tử vong và vô số trường hợp đánh đập khi bị công an giam giữ từ năm 2010 và năm 2014. Trong đó, có 14 trường hợp tử vong mà cơ quan hữu trách nhận trách nhiệm,10 trường hợp đổ lỗi cho bệnh tất hoặc tự sát. Mặc dù không nói chuyện trược tiếp được với các nạn nhân vì sợ họ sẽ gánh chịu các hậu quả khác, Human Rights Watch nói rằng đây là cuộc điều tra quan trọng đầu tiên về loại thông tin này.