Thứ Ba, 8 tháng 12, 2015

Một vở kịch thiểu năng

Từ cửa sổ một nhà tù ở huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương hôm 30/8/20123, ảnh minh họa. AFP photo
RFA - Kẻ tham nhũng tự nguyện nộp từ 75% tiền tham nhũng trở lên sẽ được miễn án tử hình và cậu bé Nguyễn Mai Trung Tuấn phải chịu bốn năm rưỡi tù vì đã bức xúc, đã đấu tranh vì quyền lợi gia đình. Hai câu chuyện này nghe có vẻ không có điểm liên quan nào. Nhưng trên thực tế, nói gần thì nó cho thấy một điểm chung là pháp luật Việt Nam không những lỏng lẻo mà còn là trò hề, nói sâu xa một chút, khi mà huy hiệu đảng Cộng sản còn treo trên tòa án thay thế cho vị trí của nữ thần tự do hay cán cân công lý, mọi phiên tòa ở Việt Nam chỉ mang tính chất là một sân khấu kịch của chế độ mà ở đó mọi thể loại kịch đều có thể được trình diễn.

Vì sao nói vấn đề khai nộp 75% tiền tham nhũng và bốn năm rưỡi tù của cậu bé 15 tuổi có liên quan với nhau? Và vì sao nói rằng tòa án ở Việt Nam là một loại sân khấu kịch của chế độ? Và cả hai câu hỏi này cho ra đáp án gì?

Ở vấn đề thứ nhất, nộp 75% tiền tham nhũng trở lên sẽ được miễn án tử hình. Vấn đề này lại phát sinh hai vấn đề mới, đó là khả năng thật thà của kẻ tham nhũng và sự vẽ đường cho hươu chạy, mối nguy tham nhũng tràn lan. Hay nói cách khác là sự thiếu thông minh của lập pháp Việt Nam xã hội chủ nghĩa sẽ dẫn đến những hệ lụy khó lường sau này.
Mời đọc thêm

Thứ Hai, 7 tháng 12, 2015

Đối diện con quái vật

Ngư dân bị bắn chết
Tuấn Khanh - Thái độ công dân đối với quốc gia mình, phản ánh rất nhiều điều để nghĩ. Nó có thể người tay hân hoan vỗ tay cười, và có thể khiến từng cá nhân gục mặt khóc âm thầm.

Tháng 11/2015, sau khi nước Pháp bị tấn công bởi quân IS, số lượng thanh niên xin tòng quân để bảo vệ tổ quốc và đáp trả lại những kẻ đã giết hại đồng bào mình tăng gấp bốn lần. Các cơ sở tuyển quân của Pháp cho biết họ bất ngờ trước các lời xin nhập ngũ và các thư thắc mắc về tiêu chuẩn nhập ngũ lên đến 1500 hồ sơ, mỗi tuần. Theo ước tính, từ đây đến năm sau, Pháp sẽ nhận thêm 25.000 tân binh nữa. Hầu hết các lý do trong đơn xin nhập ngũ, được ghi rõ rằng họ muốn bảo vệ tổ quốc mình.

Tổ quốc là cái gì đó rất mơ hồ, không cụ thể. Nhưng đứng trước những hình ảnh nơi sinh sống của mình đang lâm nguy, những người chung tiếng nói, quốc tịch của mình bị giết, bị đe doạ, ý thức về tổ quốc bừng dậy như một bản năng cao quý.

Nước Pháp không phải là ngoại lệ. Vụ khủng bố ngày 9/11/2001 ở Mỹ cũng đã khiến tinh thần ái quốc của người Mỹ đa chủng tộc lên cao bất ngờ. Các thống kê cho thấy chỉ một tháng sau vụ đánh vào toà tháp đôi, trang mlive.com cho biết hàng chục ngàn thanh niên đã xin đăng lính vào nhiều binh chủng, đặc biệt ghi rõ là họ sẳn lòng đi đến bất cứ nơi đâu để tiêu diệt kẻ tấn công vào đất nước mình, người dân của mình. Năm 2002, nước Mỹ đón nhận thêm 80.000 tân binh. Tình trạng bùng nổ bất ngờ này làm gợi nhớ số lượt đăng lính tăng vọt sau vụ người Nhật tấn công Trân Châu Cảng (Pearl Harbor) vào năm 1941.
Mời đọc thêm

Chủ Nhật, 6 tháng 12, 2015

Đẽo chân Bác Hồ cho vừa giày Thủ tướng

Kami - Người ta có câu thành ngữ "Gọt chân cho vừa giày" để chỉ sự vụng chèo khéo trống của ai đó khi muốn lấp liếm một việc gì. Và không khó để hiểu câu thành ngữ này, nếu chúng ta hiểu rằng thay vì chọn giày cho vừa đôi đôi chân của mình, thì người ta lại chọn cách gọt chân, với hy vọng làm sao cho nó vừa với đôi giày. Đây là một việc hài hước và khó tin.

Vậy mà chuyện này lại xảy ra đối với Bác Hồ - vị lãnh tụ kính yêu của nhiều người Việt nam, mà người "đẽo chân Bác" không phải ai xa lạ. Đó là ông TS. Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), kiêm Phó Chủ tịch Hội đồng tư vấn Cải cách thủ tục hành chính của Thủ tướng Chính phủ. Xin thưa cho rõ, ông TS. Vũ Tiến Lộc đã đẽo "tư tưởng Hồ Chí Minh và Chủ nghĩa Marx-Lenin" cho vừa đôi giày "Kinh tế thị trường hoàn chỉnh" của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.
Mời đọc thêm

Thứ Bảy, 5 tháng 12, 2015

Edward Miller: Ông Diệm là người ái quốc tuyệt đối

Tác giả Edward Miller tại Bảo tàng tỉnh Bến Tre (tháng 12-2014) và Sách của Edward Miller: “Misalliance: Ngo Dinh Diem, The United States, and the fate of South Vietnam” (Harvard University Press, 2013) 
FB Manh Kim - Ông Diệm, như nghiên cứu của Edward Miller, không hề là bù nhìn. Ông xây dựng quyền lực bằng nỗ lực riêng mà không hề chịu bất kỳ sức ép nào từ Mỹ. Vai trò kiến thiết của ông đối với miền Nam lớn đến mức nó tạo ra nền tảng văn hóa sâu rộng và mang lại sức ảnh hưởng nhiều năm sau khi ông chết và nhiều năm sau khi ông vẫn tiếp tục bị nguyền rủa! Ông Diệm, dưới mắt Edward Miller, là một nhà cải cách hiện đại. Ông biết điều hòa giữa tư tưởng truyền thống với cách tân xã hội theo kiểu tư sản. Ông từng nói: "Chúng ta sẽ không quay lại phiên bản vô ích của quá khứ quan lại mà sẽ áp dụng những gì tốt nhất của di sản vào tình hình hiện đại".

Edward Miller - giáo sư sử Đại học Dartmouth (lấy tiến sĩ sử Đại học Harvard chuyên sử quốc tế và sử Hoa Kỳ, thạc sĩ sử Đại học Michgan, cử nhân sử Đại học Swarthmore), nói và đọc thành thục tiếng Việt - hẳn nhiên là người làm sử đáng tin cậy. Nói dài dòng vậy để thấy “Misalliance” của ông là quyển sách nên đọc, để hiểu thêm về Tổng thống Ngô Đình Diệm, trước khi đưa ra những nhận xét cảm tính, thiếu thông tin lẫn thiếu văn hóa.
Mời đọc thêm

Thứ Sáu, 4 tháng 12, 2015

‘Người tù thế kỷ’ ở Việt Nam được xin lỗi

Ông Huỳnh Văn Nén đã ngồi tù oan suốt hơn 17 năm vì hai vụ án giết người hồi những năm 90. (Ảnh chụp từ trang Laodong).
VOA - Các cơ quan tố tụng ở tỉnh Bình Thuận hôm nay đã công khai xin lỗi ông Huỳnh Văn Nén về thời gian ngồi tù oan suốt hơn 17 năm vì hai vụ án giết người hồi những năm 90.

3 cơ quan gồm tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân và cơ quan cảnh sát điều tra đã lên tiếng chính thức giải oan cho người được coi là “người ở tù xuyên hai thế kỷ”.

Theo báo chí trong nước, lên tiếng trước sự chứng kiến của hàng trăm người, ông Nén cho rằng ông “bị đi tù hơn 17 năm vì sai sót có chủ đích của những người làm trong cơ quan tố tụng”.

Ông nói thêm rằng hơn một chục năm qua, “gia đình tôi tan nát, các con lớn lên không được cha dạy dỗ, miếng ăn cũng không đủ no”.
Mời đọc thêm

Thứ Năm, 3 tháng 12, 2015

Thế nào là “nói xấu” trên Facebook?

Bộ truởng Nguyễn Bắc Son cho rằng dùng facebook để nói xấu nhau sẽ bị xử phạt hành chính, nặng sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự. AFP File
Chân Như - Vừa qua trong cuộc trao đổi với báo chí bên lề kỳ họp thứ 10 của quốc hội VN, ông Nguyễn Bắc Son, bộ truởng bộ thông tin, truyền thông cho rằng, dùng facebook để nói xấu nhau sẽ bị xử phạt hành chính, nặng sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Vậy thế nào bị xem là nói xấu? Nếu những ai nói lên sự thật về những bất công, hoặc đánh giá về những sai trái của cá nhân nào đó có bị xem là nói xấu hay không? Đó là chủ đề cho diễn đàn bạn trẻ kỳ này với Chân Như và ba bạn khách mời từ Việt Nam là bạn Lâm Duy, Thomas Võ và Phan Duy.
Mời đọc thêm

Thứ Tư, 2 tháng 12, 2015

Như thế nào thì gọi là ngụy?

Nguyễn Dư - Chắc nhiều người biết chữ "Ngụy" là có nguồn gốc từ chữ Hán, người mình dùng quen, cho nên đến những thế hệ của chúng ta sau này nó trở thành từ Hán-Việt thông dụng. Chữ "Ngụy" đi kèm với những từ sau nó thì sẽ làm biến đổi ý nghĩa của câu. Thí dụ như: ngụy quân tử.

Người Á đông quý trọng người quân tử, vì thế cho nên nhiều người lợi dụng điều đó mà cải trang cho bản thân bằng những phong cách giống như người quân tử, nhưng bản chất thật thì không được nhiều người quý trọng. Trong trường hợp này, ngôn ngữ bình dân người ta gọi những người như thế là đóng kịch, giả dối, giả tạo, hay văn vẻ hơn: là ngụy quân tử.
Mời đọc thêm

Thứ Ba, 1 tháng 12, 2015

Ngư dân Quảng Ngãi bị bắn chết ở Trường Sa

Tàu đánh cá của ngư dân Việt ở Đà Nẵng.
Một ngư dân ở tỉnh Quảng Ngãi vừa bị bắn chết trong lúc đang đánh bắt ở quần đảo Trường Sa.

Truyền thông nhà nước loan tin tàu của thuyền trưởng Bùi Văn Cu thuộc xã Bình Châu, huyện Bình Sơn, bị tàu nước ngoài tấn công chiều tối ngày 26/11. Lúc sự việc xảy ra, trên tàu chỉ có thuyền trưởng cùng thuyền viên Trương Đình Bảy, còn 12 thuyền viên khác trong đoàn đã xuống 2 ca nô hành nghề lặn biển.

Báo Lao Động trích lời ông Nguyễn Thanh Nam, trưởng đài Icom Gành Cả, cho biết 2 tàu dân sự nước ngoài, mỗi tàu gồm 4 người có trang bị võ khí, đã áp sát tàu cá QNg 95861-TS và nổ súng bắn chết ông Bảy trong lúc giằng co.
Mời đọc thêm

Thứ Hai, 30 tháng 11, 2015

Trung Quốc dịu giọng sau Thượng đỉnh Đông Á?

Lãnh đạo các quốc gia đến dự Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á tại Trung tâm Hội nghị Kuala Lumpur, Malaysia ngày 22 tháng 11 năm 2015. AFP photo
Kính Hòa - Trong Thượng đỉnh Đông Á họp tại Malaysia đầu tháng 11, hai cường quốc lớn là Hoa Kỳ và Trung Quốc đã có những động thái mới được một chuyên gia về Quan hệ quốc tế là Tiến sĩ Lê Hồng Hiệp ghi nhận. Ông Lê Hồng Hiệp, giảng viên Khoa Quan hệ Quốc tế, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh và hiện đang nghiên cứu tại Viện Nghiên cứu Đông Nam Á (ISEAS) Singapore. Sau đây là cuộc trao đổi mà TS Hiệp dành cho Kính Hòa sau Hội nghị thượng đỉnh Đông Á.
Mời đọc thêm

Chủ Nhật, 29 tháng 11, 2015

Tập đoàn tham nhũng sân bay Nha Trang

Hà Linh - Mặc dù Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo các địa phương trên cả nước tạm dừng xây dựng các Khu đô thị hành chính. Thủ tướng giao Bộ Xây dựng, Bộ Tài chính, Bộ Tài nguyên môi trường, Bộ kế hoạch và Đầu tư rà soát lại trình tự thủ tục đầu tư. Tuy nhiên, hiện nay tại khu vực Sân bay Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa, một tập đoàn tham nhũng đang đua nhau xà xẻo, chia lô, bán nền hàng 100ha đất vàng một cách rầm rộ với chiêu bài “Xây dựng chuyển giao”. Tuy nhiên, Bộ Chính trị và Thường trực Tỉnh ủy tỉnh Khánh Hòa có biết nhưng đều bất lực, khoanh tay đứng nhìn và đợi chờ bỗng lộc (!?)
Mời đọc thêm

Thứ Bảy, 28 tháng 11, 2015

Lại một câu chuyện buồn về thân phận con người Việt Nam

Phạm Hồng Phong

Bay chuyến cuối cùng trong ngày, từ Don Muang về Tân Sơn Nhất.

Gặp một nhóm hơn chục người đi tay không, quần áo nhàu nhĩ áo phông trắng thì thành cháo lòng, áo màu thì cáu bẩn, người đi tông, người đi chân đất, ồn ào, nhốn nháo lên máy bay tìm ghế ngồi. Tất cả đều rất trẻ, tuổi từ 20, đến 31.

Khá ngạc nhiên, hỏi ra mới biết anh em ngư dân Sông Đốc - Cà Mau bị cảnh sát biển Thái Lan bắt khi đang câu mực ở Vịnh Thái Lan, tịch thu thuyền, tài sản, án tù 3 tháng. Gia đình vay tiền chạy chọt, ngồi tù được 55 ngày, hôm nay được thả về. Cầm vé trên tay nhưng không biết ghế của mình chỗ nào. Mình cùng mấy cô tiếp viên Air Asia hướng dẫn từng chỗ ngồi vì anh em đều lần đầu bị đi bằng máy bay.
Mời đọc thêm

Thứ Sáu, 27 tháng 11, 2015

Cảm nghĩ sau chuyến thăm người chú tù nhân - Cha Nguyễn Văn Lý

Nguyễn Công Hoàng - Bước chân ra khỏi trại giam Nam Hà (20-11-2015), lòng tôi bùi ngùi thương nhớ người chú ruột là LM. Tadeo Nguyễn Văn Lý, tâm trí hồi tưởng về cuộc đời của Ngài với 4 lần vào tù và đã ở hơn 20 năm trong ngục: Lần 1 bị kết án 20 năm, ở 3 tháng; lần 2 bị kết án 10 năm, ở 9 năm; lần 3 bị kết án 15 năm, ở 4 năm; lần 4 bị kết án 8 năm, đã ở hơn 7 năm. Trở thành con tin để mang ra mặc cả trước những áp lực của quốc tế, ngài được giảm án và rồi bị bắt lại… chỉ vì 1 tội: yêu dân tộc Việt Nam, yêu tổ quốc Việt Nam, yêu Giáo hội Công giáo… cứ lên tiếng công bố sự thật, kêu gào tự do, cổ vũ dân chủ, tranh đấu cho nhân quyền, và đòi hỏi độc lập cho tôn giáo.
Mời đọc thêm

Thứ Năm, 26 tháng 11, 2015

Lịch sử của loa sắt, tượng đài và ống tiêm

Một loa phát thanh treo trên một cột điện ở Hà Nội vào ngày 19 tháng 5 năm 2011. AFP photo/HoangDinhNam
RFA - Chuyển đổi môn học lịch sử thành môn “công dân và tổ quốc”. Chuyện này mới nghe tuyên truyền có thể dễ tin rằng đó là cách làm để tránh sự nhàm chán của môn học lịch sử mà lâu nay học sinh đã lạy trời lạy đất với nó. Nhưng nếu nhìn sâu vào bản chất của sự việc, nó cho thấy một sự đánh tráo và trí trá tiềm ẩn và nó cũng lột trần được kiểu dạy lịch sử lấy tuyên truyền đánh lận với dạy khoa học cũng như nó làm lộ rõ của một thứ lịch sử gồm loa sắt, tượng đài và ống tiêm của đảng Cộng sản Việt Nam.

Vì sao ở đây chỉ nhắc đến đảng Cộng sản Việt Nam trong vấn đề lịch sử của loa sắt, tượng đài và ống tiêm? Và vì sao người ta buộc phải tiếp tục trí trá để đi từ chỗ đánh tráo môn học sang chỗ không ngần ngại vứt bỏ môn học để đi đến một thứ tuyên truyền bằng thông số lịch sử với cái tên gọi mỹ miều là “công dân và tổ quốc”?
Mời đọc thêm

Thứ Tư, 25 tháng 11, 2015

Cú giáng vào nỗ lực TPP của Việt Nam?

Bà Đỗ Thị Minh Hạnh bị nhiều người đàn ông đánh vào đầu và mặt khi bà đi bảo vệ quyền lợi cho các công nhân ở Đồng Nai.
VOA - Một nhà hoạt động trong nước cho biết bà đã bị “bóp cổ” và “đánh vào đầu” khi tới bảo vệ quyền lợi cho các công nhân “thấp cổ bé họng” ở Đồng Nai, giữa bối cảnh nhiều nhà lập pháp Mỹ bày tỏ hoài nghi về TPP, nhất là vấn đề công đoàn độc lập ở Việt Nam.

Hôm qua (23/11), bà Đỗ Thị Minh Hạnh cùng ký giả tự do Trương Minh Đức tới trao đổi với hàng chục công nhân của một công ty nước ngoài hoạt động ở Việt Nam về việc họ bị “chấm dứt hợp đồng và bị sa thải trái pháp luật”, nhưng cuộc gặp đã nhanh chóng bị giải tán.

Bà Hạnh và ông Đức sau đó đã bị áp giải tới một đồn công an và bị câu lưu trong nhiều tiếng đồng hồ, trước khi được các nhà hoạt động khác tới “giải cứu”.

Người phụ nữ từng nhiều lần lên tiếng đòi quyền lợi cho công nhân kể lại sự việc với VOA Việt Ngữ:

“Tôi đã bị giam hơn 13 tiếng đồng hồ ở trong đồn công an ở Đồng Nai, và họ không đưa ra một lý do bắt tôi vào đó. Tuy nhiên, vào một giờ sáng thì họ đưa ra một văn bản vi phạm hành chính và bắt tôi ký vào, nhưng mà tôi dứt khoát không ký vào cái đó. Tôi chỉ là một nạn nhân đang chịu sự bắt bớ trái pháp luật, chịu sự đánh đập trái pháp luật. Khi ở chỗ công nhân, họ đã lôi kéo và cởi áo của tôi ra, nhưng mà may hai cái tay áo còn dính, nên áo của tôi vẫn còn trên cơ thể. Đó là cái thứ nhất. Cái thứ hai, khi họ áp tải trên xe, một tay họ bẻ quặt ra sau và một tay họ bóp cổ để giữ tôi trên xe. Và song song chiếc xe của tôi có một người khác, liên tục đánh vào đầu, vào mặt tôi. Trên đoạn đường vắng, họ dừng lại, họ bảo đánh tôi mềm ra rồi mới đưa về đồn, và nơi đây tôi đã bị đánh rất dã man của năm người đàn ông”.
Mời đọc thêm

Thứ Ba, 24 tháng 11, 2015

Nỗi mặc cảm và bạo lực tràn lan

RFA - Con người trở nên dữ tợn bởi con người đã quá sợ hãi. Con người trở nên bạo lực và man rợ bởi chưa bao giờ con người trở nên mặc cảm như hiện tại. Chính nỗi mặc cảm và sợ hãi đã làm cho con người không còn nghĩ được gì khác ngoài bạo lực.

Và đáng sợ nhất là chúng ta đang sống trong một đất nước mà nỗi mặc cảm và sự sợ hãi đã chi phối từng tế bào, chi phối từ người dân thấp cổ bé miệng cho đến hệ thống chóp bu chính trị. Và đằng sau sự mặc cảm, nỗi sợ hãi này sẽ là gì?

Để giải quyết câu hỏi trên, thiết nghĩ cũng nên đặt lại câu hỏi: Vì sao người Việt, nhất là giới trẻ trở nên dữ tợn? Vì sao người Việt sống mặc cảm nặng nề? Và vì sao nói rằng hệ thống công quyền Việt Nam là một hệ thống mặc cảm?
Mời đọc thêm

Thứ Hai, 23 tháng 11, 2015

Đồng Nai: Công an hành hung, bắt giam 2 thành viên Lao Động Việt

Ảnh: Huỳnh Ngọc Chênh
Cập nhật: Cô Đỗ Thị Minh Hạnh và ông Trương Minh Đức đã ra khỏi đồn công an Long Bình lúc 2 giờ sáng. Sau khi ra khỏi đồn cả 2 được đưa đi cấp cứu tại bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn. Theo Facebook anh Huỳnh Ngọc Chênh "Công an đã đánh Minh Hạnh và Minh Đức bầm dập, Hạnh bị tổn thương vùng đầu và khắp người đến mức không đi nổi, anh em phải dìu ra xe..."

Danlambao - Vào lúc 11:30’, ngày 22/11/2015, khoảng 20 công an thường phục và sắc phục đã ập vào khống chế, đánh đập và bắt giữ cô Đỗ Thị Minh Hạnh và ông Trương Minh Đức khi cả hai đang hỗ trợ pháp lý cho người lao động tại thành phố Biên Hòa, Đồng Nai.

Cả hai người đều là thành viên của Lao Động Việt, một tổ chức rất có uy tín với nhiều hoạt động cụ thể trong lãnh vực bảo vệ quyền lợi công nhân tại Việt Nam.
Mời đọc thêm

Chủ Nhật, 22 tháng 11, 2015

CSGT xin vật tư của doanh nghiệp cho trưởng công an huyện xây nhà

Văn bản do ông Hồ Văn Sinh gửi đến doanh nghiệp xin hỗ trợ đá cho trưởng công an huyện làm nhà - Ảnh: Q.N 
TTO - Đội trưởng CSGT công an huyện Đakrông, Quảng Trị có văn bản gửi Ban giám đốc Công ty Funix - Max xin vật tư cho trưởng công an huyện xây nhà. 

Chiều 20-10, trên mạng xã hội Facebook lan truyền một văn bản ký tên ông Hồ Văn Sinh, đội trưởng đội CSGT công an huyện Đakrông (Quảng Trị), nội dung văn bản là lời đề nghị một doanh nghiệp chuyên khai thác đá xây dựng hỗ trợ cho trưởng công an huyện Đakrông 30 mét khối đá để xây nhà. 

Theo đó, văn bản này được lập ngày 16-11-2015, bên dưới có chữ ký và tên của Thiếu tá Hồ Văn Sinh, đội trưởng đội CSGT công an huyện Đakrông. 

Văn bản ghi rõ: “Hiện nay, đồng chí Hồ Sĩ Nhung, trưởng công an huyện Đakrông đang làm nhà ở, vậy tôi viết tờ trình này kính trình Ban giám đốc Công ty Funix - Max hỗ trợ cho đồng chí Nhung với số lượng là 30 mét khối đá cùng phương tiện vận chuyển, địa điểm tập kết đá tại đường T3-km41-thị trấn KrôngKlang, Đakrông”. 
Mời đọc thêm

Thứ Bảy, 21 tháng 11, 2015

Việt Nam đã thực sự tụt hậu do phát triển "lạc điệu"

Tính từ 2015, Việt Nam phải mất lần lượt 10, 12 và 17 năm nữa để vượt qua mức Trung Quốc, Thái Lan và Malaysia đã đạt được ở năm 2011. Ảnh: TL TBKTSG 



Tư Giang - (TBKTSG Online) - Việt Nam đã thực sự tụt hậu, và tụt hậu ngày càng xa hơn so với phần còn lại của thế giới vì mô hình phát triển “lạc điệu”. 

Đây là nhận xét của nhiều nhà kinh tế hàng đầu đất nước tại diễn đàn tổng kết 30 năm Đổi mới giai đoạn 1986 – 2015 được tổ chức hôm nay, ngày 19-11, tại Hà Nội. 

Ông Trần Đình Thiên, Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam, đơn vị phối hợp với các cơ quan khác tổ chức sự kiện này, phải “rào trước” rằng diễn đàn nhằm hưởng ứng tinh thần Nghị quyết 62 của Chính phủ trong phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 8-2015 nhằm tổng kết 30 năm phát triển kinh tế Việt Nam so sánh với phần còn lại của thế giới. 

Phát triển lạc điệu 

Tiến sĩ Nguyễn Quang Thái, nguyên viện phó Viện Chiến lược Phát triển, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, nói: “Chúng ta đã thực sự tụt hậu, và tụt hậu ngày càng xa hơn so với thế giới, chứ không còn nguy cơ gì cả.” 

“Tình trạng tụt hậu của đất nước là do tư duy cũ kỹ. Chúng ta đã chọn sai mô hình tăng trưởng, lại chưa có thể chế mạnh tạo động lực phát triển vì vướng tư duy chưa đổi mới,” ông nói. 

“Kinh tế Việt Nam không chỉ tụt hậu xa hơn, mà trong nhiều chiều cạnh đang đi lạc điệu so với xu hướng chung của thế giới,” ông nói tiếp. 

Nguyên phó thủ tướng Vũ Khoan bổ sung thêm: “Người Việt Nam chúng ta thích tranh luận nhưng chỉ luẩn quẩn trong mấy chữ mà mất hai ba chục năm nay. Ví dụ, kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa cãi nhau 30 năm chưa kết thúc; rồi doanh nghiệp nhà nước là chủ đạo cũng cãi nhau 30 năm rồi không kết thúc. Những chuyện này còn tranh luận dài dài, không biết đến bao giờ kết thúc được.” 

Theo ông Lưu Bích Hồ, nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, những khái niệm như kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, đất đai thuộc sở hữu toàn dân, kinh tế nhà nước là chủ đạo,… như “vòng kim cô” ghì chặt sự phát triển của đất nước. 
Mời đọc thêm

Thứ Sáu, 20 tháng 11, 2015

Xử lý vụ chê Chủ tịch tỉnh xấu: thói lạm quyền và suy diễn luật

Lã Yên - Dân Luận - Theo thông tin báo chí đã đưa, cô giáo Lê Thị Thùy Trang - Tổ trưởng tổ chuyên môn Ngữ văn Trường THPT Long Xuyên (TP Long Xuyên) đăng thông tin “Thanh tra Chính phủ đề nghị kiểm điểm chủ tịch tỉnh UBND tỉnh An Giang” lên trang Facebook cá nhân kèm theo lời bình luận về gương mặt ông chủ tịch UBND tỉnh An Giang: “ông chủ tịch này kênh kiệu, xa lánh dân nhất trong các thời chủ tịch An Giang”. Hai người khác là ông Huỳnh Nguyễn Huy Phúc (nhân viên Điện lực An Giang) và Phan Thị Kim Nga (Phó văn phòng Sở Công thương) cũng vào bình luận. 

Sau sự việc này, Sở Thông tin Truyền thông tỉnh An Giang đã ra quyết định xử phạt bà Trang, ông Phúc mỗi người 5 triệu đồng, với lý do cả 2 vi phạm truyền đưa lưu trữ sử dụng thông tin nhằm xúc phạm uy tín danh dự người khác, bà Nga bị nhắc nhở. Đồng thời ba cán bộ này còn bị xử lý kỷ luật về mặt Đảng và chính quyền. 

Về phía dư luận, nhìn chung rất bức xúc về cách xử lý vụ việc trên của các cơ quan chức năng tỉnh An Giang. Trên các trang mạng xã hội cũng như trong phần bình luận của các trang báo mạng, mọi ý kiến điều cho rằng xử phạt trên là quá nặng, tùy tiện, theo kiểu "cả vú lấp miệng em", làm dụng quyền và suy diễn luật để kết tội người khác... 
Mời đọc thêm

Thứ Năm, 19 tháng 11, 2015

“Giải trí”






Hạ Trắng  - Trước hết xin được “cảnh báo” quý độc giả là cái mục giải trí này nó buồn cười lắm, cười không nhặt được mồm đấy, hơn cả xem phim hài. Khác cái, đọc xong, xem xong, hiểu xong thì đau. Đau lắm! Có người thể hiện nỗi đau bằng câu chép miệng “Bởi vì dân mình ngu như lợn, cho nên ngữ ấy mới làm quan”. Cũng có người sẽ chửi. Nhưng cái lối chửi suông vô nghĩa lắm. Cho nên ngữ ấy vẫn làm quan.

“Ngữ ấy” là ai? Xin thưa ngay “ngữ ấy” mà Hạ Trắng tôi nhắc đến là ngài Bộ trưởng Bộ Văn hóa Thể thao Du lịch (VHTTDL) Hoàng Tuấn Anh. Báo “lề đảng”Vietnamnet tường thuật cuốn phim hài bằng bình luận: “Phiên chất vấn chiều nay (17/11/2015) của QH được một phen giải tỏa căng thẳng bởi những trận cười sảng khoái của đại biểu sau những câu nói dân dã của Bộ trưởng VH-TT-DL Hoàng Tuấn Anh”. Thực ra, chữ “dân dã” mà Việt Nam Nát, ý quên, Vietnamnet sử dụng không chính xác tẹo nào, hoặc cũng có thể là một cách dùng từ đầy ẩn ý. Chữ “dân dã” phải được hiểu là “những câu nói ngớ ngẩn, ngu dốt của Bộ trưởng…”, mới đúng.

Câu nói được ghi công là khiến “Quốc hội được một phen giải tỏa căng thẳng bởi những trận cười sảng khoái của các đại biểu”, là câu này:

“Tôi với tư cách là người đứng đầu ngành VH-TT-DL, những gì cố gắng rồi mà chưa đạt được, không đáp ứng nhu cầu thì tôi xin chịu trách nhiệm và trách nhiệm chúng tôi là truyền đạt lại cho Bộ trưởng kế tiếp. Vì thời gian không còn nữa thì làm sao bây giờ”.
Mời đọc thêm

Tuyên Cáo của Tuổi Trẻ Việt Nam