TS Luật Cù Huy Hà Vũ - Trong cổ tích Việt Nam có chuyện “Giả chết bắt quạ”.
Xưa có một thằng đi ở có tính cờ bạc, thành ra mắc nợ nhiều lắm. Một buổi sớm mai, nó đem trâu ra cày, bị các chủ nợ bắt mất trâu. Không dám về nhà vì sợ chủ đánh, buồn bã nó lên bờ ruộng nằm giả chết. Một chốc có con quạ bay qua, ngỡ là xác người chết, sà xuống định móc mắt ăn. Nó giơ tay ra, vớ ngay được con quạ, mắng rằng: “Mày tưởng tao chết, định móc mắt tao. Nay tao bắt được mày, tao giết mày chết”.
Trước thềm Đại hội 12 Đảng cộng sản Việt Nam tích cũ này lại tái xuất với Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.
Vừa qua trên Ba Sàm, một trang mạng bất đồng chính kiến với chính quyền Việt Nam, xuất hiện một thư đề ngày 10/12/2015 của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng gửi Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, các Ủy Viên Bộ Chính Trị, Ban Bí thư, Ban Chấp hành Trung ương và Ủy ban Kiểm tra Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam. Nội dung của thư này là giải trình về 12 tố cáo nhằm vào Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng mà Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã tập hợp lại.
Chữ ký trên văn bản còn có thể gây nghi ngờ về tính xác thực của văn bản vì cùng một người không có chữ ký nào là giống tuyệt đối chữ ký nào nên không dễ nói đó là chữ ký của đương sự. Ngược lại, con dấu thì không thể gây nghi ngờ vì không thể có hai con dấu cho cùng một cơ quan hay chức danh. Do đó, việc Chính phủ Việt Nam đã không hề phủ nhận dưới bất cứ hình thức nào con dấu “Thủ tướng Chính phủ” ở thư mà người gửi có tên Nguyễn Tấn Dũng cho thấy đây là “hàng thật”.
Do tầm quan trọng của tác giả bức thư nên không ít người hoài nghi về tính xác thực của nó. Về phần mình, tôi khẳng định thư này đích thị là của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.
Trước hết, chữ ký trên văn bản còn có thể gây nghi ngờ về tính xác thực của văn bản vì cùng một người không có chữ ký nào là giống tuyệt đối chữ ký nào nên không dễ nói đó là chữ ký của đương sự. Ngược lại, con dấu thì không thể gây nghi ngờ vì không thể có hai con dấu cho cùng một cơ quan hay chức danh. Do đó, việc Chính phủ Việt Nam đã không hề phủ nhận dưới bất cứ hình thức nào con dấu “Thủ tướng Chính phủ” ở thư mà người gửi có tên Nguyễn Tấn Dũng cho thấy đây là “hàng thật”.
Mặc dầu vậy, vẫn có ý kiến cho rằng đó không phải là thư của Nguyễn Tấn Dũng vì con dấu “Thủ tướng Chính phủ” được đóng ở ngay trang đầu, nơi có tên ông ta mà lẽ ra phải được đóng vào chữ ký của ông ta ở trang cuối. Thực ra không phải vậy: chỉ khi nào Nguyễn Tấn Dũng với thẩm quyền Thủ tướng ký các văn bản pháp quy như Quyết định, Nghị định thì con dấu “Thủ tướng Chính phủ” mới được đóng vào chữ ký ở trang cuối. Còn đây chỉ là một báo cáo hay giải trình của Nguyễn Tấn Dũng với Ban lãnh đạo Đảng, không phải là văn bản pháp quy, nên dấu không thể được đóng vào chữ ký ở trang cuối. Mặc dầu vậy, để xác định người ký văn bản thuộc cơ quan nào thì con dấu vẫn được sử dụng nhưng được đóng trên trang đầu, có tên nơi gửi, gọi là “dấu treo”.