Thứ Hai, 18 tháng 1, 2016

Phải giải tán CSVN, sinh lộ duy nhất của Việt Nam

SVSQ Lê Nguyen - Danlambao - Chưa bao giờ đảng CSVN suy yếu và tồi tệ như hiện nay:

1) Suy yếu vì cha đẻ của nó là Liên Sô đã tan rã từng mảnh vụn.
2) Suy yếu vì chỗ dựa vững chắc của nó là CS Đông Âu đã sụp đổ.
3) Suy yếu vì chủ nhân của nó là Tàu cộng đang ngồi bẹp trên đầu nó.
4) Suy yếu vì các đảng viên tài giỏi có lý tưởng đang rời bỏ nó.
5) Suy yếu vì có nhiều thằng lú, xạo, đểu... gia nhập đảng càng đông.
6) Suy yếu vì đồng đô-la đã làm mờ mắt bọn chúng.
7) Suy yếu vì bọn chúng đang giành giựt cấu xé tài sản Quốc gia.
8) Suy yếu vì truyền thông Internet đã lột trần sự dối trá bỉ ổi của nó.
9) Suy yếu vì người dân đang nổi giận lên án và hết sợ chúng nó.

Và cuối cùng là các cao trào nhân bản khắp nơi trên thế giới đang vùng lên xóa bỏ độc tài bất công và dối trá khiến bọn chúng phải hốt hoảng dẫm đạp lên nhau, đàn áp người dân yêu nước một cách điên cuồng. Càng đàn áp người dân, CSVN càng Show cho mọi người thấy rõ cái bộ mặt ngu đần và tham tàn thối nát, hèn với giặc ác với dân của bọn chúng, cái bản chất nô tài cho Tàu cộng, mượn tay giặc cai trị dân mình qua cái gọi là: 

Các lực lượng xuất quân bảo vệ Đại hội Đảng

Không biết là đại hội đảng CSVN hay là đại hội chống dân oan, chống người yêu nước mà ghê quá!
Mời đọc thêm

Chủ Nhật, 17 tháng 1, 2016

Bàn về chữ Đức của ông Nguyễn Phú Trọng

Trần Quí Cao - Dân Luận - Chữ Đức mà ông Nguyễn Phú Trọng rao giảng đi ngược chiều tiến văn minh nhân loại. Chữ Đức đó mang tai hại cho dân tộc, cho tổ quốc, cho xã hội… Chữ Đức đó không giải quyết được những yêu cầu lớn nhất của đất nước hiện nay là thiết lập dân chủ, nâng cao dân trí, phát triển kinh tế và độc lập với Trung Cộng. Rốt lại, nó chỉ mang lợi ích cho chính ông và một dúm nhỏ cánh hẩu của ông.

TẠI SAO PHẢI GIỮ CHO ĐƯỢC ĐẢNG NÀY, CHẾ ĐỘ NÀY?

Ông Nguyễn Phú Trọng nói người có Đức: “Phải trung thành tuyệt đối, với dân, với chế độ, với Đảng, giữ cho được chế độ này, Đảng này, giữ cho được hòa bình ổn định để phát triển đất nước”.

“Giữ cho được Đảng này”, Tôi hiểu lời phát biểu của ông Trọng là phải giữ cho được Đảng ở vị trí cầm quyền. Liên hệ với phát biểu của các nhân vật quan trọng khác của Đảng, nhất là câu nói rất thật thà của ông Nguyễn Minh Triết, nguyên Chủ tịch nước, “Bỏ điều 4 Hiến Pháp là tự sát”, tôi hiểu rằng quan điểm chính thống của Đảng, dưới sự lãnh đạo của các ông, là NHẤT QUYẾT KHÔNG TRANH CỬ VỚI BẤT KỲ ĐẢNG NÀO, KHUYNH HƯỚNG CHÍNH TRỊ NÀO. Các ông nhất quyết không chấp nhận bất kỳ sự nhận xét, phê bình nào của nhân dân thông qua lá phiếu của người dân!

Bởi vì các ông tin rằng một khi trả quyền nhận xét, quyền phê bình và quyền bầu chọn chính quyền về tay nhân dân thì nhân dân sẽ không chọn Đảng làm nhà cầm quyền. Khi không được cầm quyền là đảng CSVN sẽ CHẾT (sẽ là TỰ SÁT).

Tôi xin phép bước vào cuộc thảo luận với các hiểu biết như trên. Và xin thảo luận về hệ quả của quan niệm “giữ cho được chế độ này, Đảng này”.

HỆ QUẢ 1: ĐẤT NƯỚC ĐI NGƯỢC CHIỀU VĂN MINH

Theo tinh thần toát ra từ câu văn của ông Trọng hôm nay, cộng hưởng với ý của ông Nguyển Minh Triết năm xưa, tôi cảm nhận các ông đặt vấn đề rất cực đoan. Cực đoan theo nghĩa là giữ được chính quyền thì Đảng còn, để mất chính quyền thì Đảng chết (tự sát). Cực đoan cũng theo ý nghĩa là chỉ có Ta, không thể nhường tí nào cho Chúng Nó. Ta phải muôn đời thống trị, Chúng Nó mãi mãi là kẻ bị toàn trị. Ta đây là Đảng CSVN, Chúng Nó là tất cả các thành phần khác của dân tộc.
Mời đọc thêm

Thứ Bảy, 16 tháng 1, 2016

Phút cuối cùng trận đấu

Người Buôn Gió - Sự nham hiểm với những toan tính kéo dài để giành giật tham quyền, cố vị của Nguyễn Phú Trọng khiến trung ương mỏi mệt. Phút cuối cùng, với sự trâng tráo bất chấp thể diện và lời mình đã nói. Nguyễn Phú Trọng đẩy trung ương vào cảnh buộc phải chấp nhận ông ta, nếu không ông ta còn làm cho mọi sự không biết khi nào mới xong. Một cách đe doạ phá đại hội Đảng bằng tiểu xảo, cộng với đe doạ dùng vũ lực khi trước đó ông đi vận động cảnh sát cơ động, quân khủ thủ đô đứng về phía ông khi ông cần. Ông nhắc nhở các lực lượng sẵn sàng nghe lệnh trực chiến từ Đảng (tứcc chính ông). Con rể của lực lượng cảnh sát cơ động bảo vệ Đảng ngay lâp tức được thăng vượt 4 cấp từ thiếu uý lên thiếu tá để đảm nhận chức vụ cao trong Đoàn thanh niên, một bộ phận mà Đảng tức ông Trọng quản lý.

Kết thúc trung ương 13, các tin đồn rộ lên Nguyễn Tấn Dũng đã bị gạt khỏi rìa cuộc chơi của Đảng trong nhiệm kỳ tới.

Nụ cười hồ hởi và giọng nhấn mạnh đẩy hả hê của TBT Nguyễn Phú Trọng rằng trung ương thống nhất cao với phương án nhân sự do Bộ Chính Trị đề ra. Không ai lạ gì trên cương vị TBT danh sách nhân sự đưa ra chính ông Trọng là tác giả phần lớn danh sách đó. Bởi thế sự hồ hởi của ông Trọng khi phát biểu bế mạc với những tin đồn hoàn toàn khớp cho thấy Nguyễn Phú Trọng đã thắng thế.

Để nhấn mạnh cho thắng lợi của mình được bảo đảm. Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng còn cao giọng căn dặn Đảng là phải đem tinh thần hôi nghị trung ương 14 vào đại hội.

Thắng lợi bất minh của Nguyễn Phú Trọng vì kiểu vừa đá bóng, vừa thổi còi khiến một số ý kiến cảm thấy bất bình. Dư luận cho vì tranh chấp, chía rẽ nội bộ để được quyền, được chức khiến đảng CSVN mẫu thuẫn, mãi đến hội nghị trung ương cuối cùng cách ngày khai mạc đại hội có 1 tuần mà vẫn còn chưa thống nhất xong nhân sự.

Đối phó với sự bất bình của nhiều ý kiến trong đảng cũng như trong dư luận. Nguyễn Phú Trọng cho quân của mình là Nguyễn Thế Kỷ, phó ban tuyên giáo trung ương ra tuyên bố với dư luận là đảng hoàn toàn thống nhất, không có sự chia rẽ. Một tiểu xảo cả vú lấp miệng em mà tuyên giáo của Đảng vẫn dùng. Trước đây ông Trọng luôn miêng cảnh báo nguy cơ chia rẽ, lợi ích bè phái, nguy cơ chệch hướng, thế nhưng khi ông thấy thắng lợi và ông sẽ là người cầm lái tôi cao. Ông lại cho đàn em tuyên giáo của ông ra bố cáo thiên hạ là đảng CSVN không hề chia rẽ.

Nếu thất bại, chắc chắn Nguyễn Phú Trọng sẽ trở mặt kêu ca rằng đảng chia rẽ, là trong đảng có thành phần vấn đề chính trị không vững, gia đình có quan hệ với Nguỵ quân, Nguỵ quyền. Hẳn ông sẽ thành một nhà nghiên cứu tiến bộ luôn vạch ra những yếu kém của Đảng.
Mời đọc thêm

Thứ Sáu, 15 tháng 1, 2016

Chiến thuật trấn áp sự phản kháng trong nước

Nguyễn Hưng Quốc - Trong bài “Vietnam’s rising repression”, đăng trên tờNew Mandala mới đây, giáo sư Zachary Abuza, một nhà Đông Nam Á học, cho rằng những sự đàn áp của chính quyền Việt Nam đối với những người bất đồng chính kiến càng lúc càng gia tăng và càng lúc càng tinh vi. Ông tóm tắt những sự đàn áp ấy vào năm chiến thuật chính:

Thứ nhất, trấn áp những luật sư thường đứng ra bảo vệ và bào chữa cho những người đối kháng bị chính quyền bắt giữ và đem ra xét xử. Tiêu biểu nhất cho những luật sư này là Lê Công Định, Cù Huy Hà Vũ, Nguyễn Văn Đài và Võ An Đôn.

Thứ hai là sử dụng những tội danh khác, phổ biến nhất là tội danh trốn thuế, để đánh lạc hướng dư luận là ở Việt Nam không hề có tù nhân lương tâm.

Thứ ba là sử dụng công an chìm để hành hung những nhà hoạt động dân chủ và những người hay lên tiếng phê phán chế độ, kể cả các nhà báo đang tiến hành các cuộc điều tra việc công an đàn áp dân chúng. Theo tổ chức Theo dõi Nhân quyền, riêng trong năm 2014, đã có tới 14 nhà báo bị hành hung.

Thứ tư là gia tăng kiểm duyệt trên mạng lưới internet. Việt Nam được xem là quốc gia có hệ thống kiểm duyệt truyền thông khắt khe nhất thế giới.

Cuối cùng, thứ năm là tập trung bóp chết những trang blog có ảnh hưởng sâu rộng trong quần chúng.

Theo tôi, trong năm chiến thuật được Zachary Abuza nêu lên ở trên, hai chiến thuật sau cùng có thể được gộp làm một: Trấn áp những tiếng nói đối kháng trên mạng lưới internet. Có ba hình thức trấn áp chính: Một là dựng tường lửa, đặc biệt với các trang web đặt trụ sở ở hải ngoại; hai là dùng tin tặc để tấn công các trang web thù nghịch; và ba là bắt bớ những blogger có nhiều ảnh hưởng như trường hợp của Trương Duy Nhất (2 năm tù), Phạm Viết Đào (15 tháng tù), Anh Ba Sàm Nguyễn Hữu Vinh (bị bắt ngày 5 tháng 5 năm 2014, chưa xét xử) và Nguyễn Quang Lập (bị bắt và tạm giam 2 tháng, đã thả).
Mời đọc thêm

Thứ Năm, 14 tháng 1, 2016

Vấn đề dạy môn Lịch sử ở Việt Nam

Nguyễn Hưng Quốc - Trong bài “Tại sao cần học lịch sử?”, tôi nêu lên sự kiện: Đó là môn học, theo ghi nhận của báo chí trong nước, thầy cô không muốn dạy còn học trò thì không muốn học. Tại sao nên ra nông nổi như vậy? Tại sao ở những nước khác, lịch sử thu hút sự chú ý của khá đông học sinh và sinh viên, nhưng ở Việt Nam thì, từ trung học đến đại học, ai cũng hờ hững và tránh né? Câu trả lời, theo tôi, nằm ở hai yếu tố chính: chương trình và cách thức giảng dạy. Không có đủ tài liệu về chương trình và cách thức giảng dạy, trong bài này, tôi thử nhìn môn lịch sử tại Việt Nam qua góc độ các bài thi tốt nghiệp cũng như thi tuyển vào đại học.
Mời đọc thêm

Thứ Tư, 13 tháng 1, 2016

Hãy là ngôi sao, đừng là hạt cát

Bùi Tín - Đại Hội XII của đảng CSVN sắp khai mạc. Vì đảng tự nhận là đảng chính trị duy nhất độc quyền lãnh đạo đất nước vĩnh viễn, không có định kỳ, nên mọi công dân có lòng yêu nước đều quan tâm theo dõi chặt chẽ Đại hội.

Tôi từng ở trong Đảng hơn 40 năm, từng dự, quan sát, đưa tin về 3 Đại hội IV, V và VI, theo dõi công việc chuẩn bị và tiến hành các Đại hội từ đầu đến cuối, theo dõi kỹ thái độ của các đại biểu tại các phiên họp nên tự thấy có trách nhiệm góp vài ý kiến xây dựng với các đại biểu dự họp sắp tới, xuất phát từ ý thức của một công dân quan tâm đến cuộc sống của nhân dân, đến vận mệnh của dân tộc. Biết điều hay lẽ phải mà không nói thẳng ra là có tội với dân, với nước.

Tại hội trường, tôi thường thấy có 2 thái độ khác nhau. Một là những đại biểu ngồi nghe nhưng hầu như không phát biểu gì. Họ có vẻ như là những đại biểu mẫu mực, có ý thức tổ chức cao, có tinh thần kỷ luật, tin ở lãnh đạo, ở Bộ Chính trị, ở Đoàn Chủ tịch, ở Trưởng đoàn của đoàn mình, chẳng phải bận tâm suy nghĩ. Họ ăn mặc chỉnh tề, ra xe đúng giờ, ngồi đúng chỗ, không nói chuyện riêng, không ngủ gật. Khi nào biểu quyết thì họ giơ thẳng tay, mạnh mẽ, không chút do dự, theo lời căn dặn của trưởng đoàn. Họ tha hồ tự hào về danh nghĩa “Đại biểu Đại hội đảng” rất ít ai có được. Họ tự thấy xứng đáng được phục vụ chu đáo, ăn uống ngon, cao lương mỹ vỵ, chăm nom sức khỏe, được giải trí, chụp ảnh, đưa ảnh lên báo. Họn còn vui nhận một khoản tiền thù lao trong phong bì đẹp. Đây là một týp đại biểu khá phổ biến, đến 90 % như thế.
Mời đọc thêm

Thứ Ba, 12 tháng 1, 2016

Hãy sớm từ bỏ cái đuôi ‘định hướng XHCN’!

Bùi Tín - 127 đảng viên và nhân sỹ lão thành vừa gửi thư cho đảng Cộng sản Việt Nam (CSVN) và các cấp lãnh đạo đảng đề nghị với Đại hội XII những vấn đề cực kỳ hệ trọng, liên quan đến sự sống còn của đất nước và vận mệnh của đảng CSVN. 

Các đề nghị quan trọng nhất là: từ bỏ dứt khoát chủ nghĩa Mác - Lênin đã phá sản trên toàn thế giới, từ bỏ chủ nghĩa Cộng sản không tưởng, mơ hồ, từ bỏ chế độ độc đảng độc đoán, thay tên nước Nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (CHXHCNVN), thay tên đảng CSVN vì chủ nghĩa CS đã phá sản hoàn toàn và chưa biết rõ mặt mũi nó ra sao. Một đề nghị nổi bật là cắt cái đuôi «định hướng XHCN» cho nền kinh tế thị trường. Tất cả các 6 nội dung này có quan hệ ràng buộc với nhau thành hệ thống tư duy già cỗi, cũ kỹ, giáo điều, phải sớm triệt để dứt bỏ thì đất nước mới có thể phát triển bình thường. 

Các đề nghị tâm huyết, sáng suốt như thế nhưng xem ra Bộ Chính trị vẫn không nghe thủng, thậm chí không thèm nghiên cứu và trả lời trong tổng kết các góp ý cho văn kiện Đại hội, do cái tệ «kiêu ngạo CS» đã thành cố tật không sao sửa bỏ nổi. 

Chỉ riêng về cái «nền kinh tế thị trường với định hướng XHCN» đã là một khái niệm quái dị, phi lý, thách thức trí khôn của con người, hiện không còn một nước nào khác chấp nhận, không một nhà lý luận chính trị nào trên thế giới thừa nhận ngoài Bộ Chính trị của đảng CSVN. 
Mời đọc thêm

Thứ Hai, 11 tháng 1, 2016

"Bộ tứ quyền lực" bắt đầu lộ diện?

Hoàng Trần - Danlambao - Hội nghị trung ương 14 của đảng CSVN vừa kết thúc ngày họp bàn đầu tiên. Trong 3 ngày mật nghị, 200 uỷ viên trung ương sẽ tham gia vào cuộc chiến quyền lực để chọn ra 4 người ngồi vào 4 chiếc ghế tứ trụ, gồm: tổng bí thư, chủ tịch nước, thủ tướng và chủ tịch quốc hội. 

Ngoại trừ chiếc ghế tổng bí thư vẫn còn đang tranh giành gay gắt, việc chia chác nhân sự cho 3 chiếc ghế còn lại dường như đã bắt đầu lộ diện. 

Nếu như không xảy ra thêm bất cứ tình huống nào đột biến, đội hình "bộ tứ quyền lực" nhiều khả năng sẽ thuộc về: bộ trưởng CA Trần Đại Quang, phó chủ tịch quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân, phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc.

Theo đó, đội hình “tứ trụ” dự kiến được sắp xếp như sau:

Chủ tịch nước: Trần Đại Quang
Thủ tướng: Nguyễn Xuân Phúc
Chủ tịch quốc hội: Nguyễn Thị Kim Ngân.
Mời đọc thêm

Chủ Nhật, 10 tháng 1, 2016

Nhân vật của năm

Nhà giáo Nguyễn Thận
Tuan Khanh - Cuối tháng 12/2015, tờ báo điện tử Infonet có một cuộc bình chọn tổng kết Nhân vật của năm hết sức thú vị. Trong danh sách năm người được tờ báo này đề cử, cuối cùng thì một thầy giáo vô danh ở Bình Thuận lại là người được bạn đọc bình chọn, với số phiếu bầu chọn thắng áp đảo.

Thật ngạc nhiên, trong thời gian chỉ có một tuần, thầy giáo Nguyễn Thận nhận được hơn 9000 bình chọn, bỏ xa người đứng thứ hai đến hàng ngàn phiếu. Kết quả này đem lại nhiều thắc mắc: ông thầy giáo già ấy là ai mà nhận được mến mộ nhiều như vậy, vượt xa các nhân vật là vận động viên thành đạt, tướng công an, cảnh sát chữa cháy và bí thư thành phố Đà Nẳng?

Cuộc bình chọn gợi nhớ lại câu chuyện của người tù oan Huỳnh Văn Nén, với 17 năm đau đớn, vừa được trả lại quyền công dân vào đầu tháng 12/2015. Người kiên trì theo đuổi vụ án và nhất mực kêu oan cho ông Nén, chính là người thầy cũ của ông Nén, thầy giáo Nguyễn Thận.

Khi án được giải oan, cả hai người ôm nhau khóc. Cả hai bạc đầu như nhau, một người thì bạc đầu vì uất hận trong ngục tối, một người thì bạc đầu vì công lý trên đất nước mình.

Điều đáng nói là một ông thầy giáo già lẻ loi ở Bình Thuận khi đọc mọi thứ về vụ án của ông Huỳnh Văn Nén, đã tìm ra những dấu hiệu của khuất tất, ngược lại cả một hệ thống công an, toà án hùng hậu lại thản nhiên chấp nhận, đồng loã cùng những chứng cứ bị tráo đổi, những tình tiết bị bẻ cong để đổi trắng thay đen, tàn hại một đời người.
Mời đọc thêm

Thứ Bảy, 9 tháng 1, 2016

Giải vô địch các UVBCT - Tiếp.


1 phút dành cho quảng cáo.

- Tân Hiệp Phát, nước uống không ruồi, công nghệ Châu Âu, công thức Ba Tàu, nhãn hiệu Việt Nam duy nhất đạt chất lượng IS 10.000 do uỷ ban kiểm tra trung ương Đảng chứng nhận. Tân Hiệp Phát, nước uống không ruồi. Thưởng một chuyến nghỉ mát dài hạn 5 đến 7 năm cho bất cứ ai phát hiện có ruồi trong sản phẩm của Tân Hiệp Phát. Tân Hiệp Phát nước uống không ruồi.

Xin mời các bạn trở lại sân vân động Ba Đình tại thành phố Hà Nội để theo dõi tiếp tục trận bóng đá giữa hai đội Đảng và Chính Phủ trong khuôn khổ giải đấu Vô địch các Uỷ Viên Bộ Chính Trị. Trong khu vực các cầu thủ dự bị, chúng tôi thấy cầu thủ Trần Đại Quang đang khởi động. Anh mặc quần đùi đỏ, không tất, áo khoác nên chúng tôi chưa biết anh thuộc về đội nào.

Ở những phút tiếp theo này, đội Đảng trong trang phục áo đỏ, quần đỏ, tất đỏ ở phần sân bên trái màn hình các bạn. Các cầu thủ đội Chính Phủ ở phần sân bên phải trong trang phục áo xanh, quần đỏ, tất vàng.

Trần Đại Quang đã cởi áo khoác, Ồ !!! anh mặc áo xanh. Không thể tin được Trần Đại Quang đã về với đội Chính Phủ. Đây là lần đầu tiên anh Quang tham dự một giải đấu lớn như thế này. Trước kia anh đá hạng 3 trên những sân bóng nhỏ trên Tây Nguyên. Sau đó anh đá giải hạng hai ở các tỉnh đồng bằng Nam Bộ. Còn hôm nay, Trần Đại Quang tham dự giải hạng nhất trong màu áo xanh của đội chính phủ.
Mời đọc thêm

Thứ Sáu, 8 tháng 1, 2016

Thủ tục hành chính tại VN: “Hành dân là chính”

Hoàng Dung - RFA - Cô giáo Huyền ở Tp Hồ Chí Minh chia sẻ người dân ở Việt Nam không ai gọi là thủ tục hành chính mà người ta gọi là thủ tục hành dân vì theo cô khi người dân đi xin giấy tờ gì mà liên quan đến chính quyền thì luôn bị cán bộ hạnh sách, vòi tiền, gây khó dễ, chứ chưa nói đến thái độ của cán bộ khi làm việc với dân. Còn đối với những người có tiền thì mọi việc luôn dễ dàng.

Lâu nay người dân ở Việt Nam vẫn luôn kêu ca về tình trạng thủ tục luôn rườm rà mỗi khi họ có việc cần phải đến cơ quan nhà nước để giải quyết công việc. Thực trạng đó thế nào và cần có giải pháp nào?

Theo nghị định của chính phủ về kiểm soát thủ tục hành chính được quy định tại điều 3 cho biết, thì chủ tục hành chính là trình tự, cách thức thực hiện hồ sơ và yêu cầu, điều kiện do cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền quy định để giải quyết một công việc cụ thể liên quan đến cá nhân, tổ chức.

Hơn nữa, trong thời kỳ hội nhập phát triển kinh tế hiện nay công cuộc cải cách hành chính là một trong những nhiệm vụ cấp thiết để thực hiện mục tiêu xây dựng một nền hành chính dân chủ, trong sạch và vững mạnh, chuyên nghiệp lấy dân làm gốc.
Mời đọc thêm

Thứ Năm, 7 tháng 1, 2016

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng 'giả chết bắt quạ'

TS Luật Cù Huy Hà Vũ - Trong cổ tích Việt Nam có chuyện “Giả chết bắt quạ”.

Xưa có một thằng đi ở có tính cờ bạc, thành ra mắc nợ nhiều lắm. Một buổi sớm mai, nó đem trâu ra cày, bị các chủ nợ bắt mất trâu. Không dám về nhà vì sợ chủ đánh, buồn bã nó lên bờ ruộng nằm giả chết. Một chốc có con quạ bay qua, ngỡ là xác người chết, sà xuống định móc mắt ăn. Nó giơ tay ra, vớ ngay được con quạ, mắng rằng: “Mày tưởng tao chết, định móc mắt tao. Nay tao bắt được mày, tao giết mày chết”.

Trước thềm Đại hội 12 Đảng cộng sản Việt Nam tích cũ này lại tái xuất với Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.

Vừa qua trên Ba Sàm, một trang mạng bất đồng chính kiến với chính quyền Việt Nam, xuất hiện một thư đề ngày 10/12/2015 của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng gửi Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, các Ủy Viên Bộ Chính Trị, Ban Bí thư, Ban Chấp hành Trung ương và Ủy ban Kiểm tra Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam. Nội dung của thư này là giải trình về 12 tố cáo nhằm vào Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng mà Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã tập hợp lại.
Chữ ký trên văn bản còn có thể gây nghi ngờ về tính xác thực của văn bản vì cùng một người không có chữ ký nào là giống tuyệt đối chữ ký nào nên không dễ nói đó là chữ ký của đương sự. Ngược lại, con dấu thì không thể gây nghi ngờ vì không thể có hai con dấu cho cùng một cơ quan hay chức danh. Do đó, việc Chính phủ Việt Nam đã không hề phủ nhận dưới bất cứ hình thức nào con dấu “Thủ tướng Chính phủ” ở thư mà người gửi có tên Nguyễn Tấn Dũng cho thấy đây là “hàng thật”.
Do tầm quan trọng của tác giả bức thư nên không ít người hoài nghi về tính xác thực của nó. Về phần mình, tôi khẳng định thư này đích thị là của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.

Trước hết, chữ ký trên văn bản còn có thể gây nghi ngờ về tính xác thực của văn bản vì cùng một người không có chữ ký nào là giống tuyệt đối chữ ký nào nên không dễ nói đó là chữ ký của đương sự. Ngược lại, con dấu thì không thể gây nghi ngờ vì không thể có hai con dấu cho cùng một cơ quan hay chức danh. Do đó, việc Chính phủ Việt Nam đã không hề phủ nhận dưới bất cứ hình thức nào con dấu “Thủ tướng Chính phủ” ở thư mà người gửi có tên Nguyễn Tấn Dũng cho thấy đây là “hàng thật”.

Mặc dầu vậy, vẫn có ý kiến cho rằng đó không phải là thư của Nguyễn Tấn Dũng vì con dấu “Thủ tướng Chính phủ” được đóng ở ngay trang đầu, nơi có tên ông ta mà lẽ ra phải được đóng vào chữ ký của ông ta ở trang cuối. Thực ra không phải vậy: chỉ khi nào Nguyễn Tấn Dũng với thẩm quyền Thủ tướng ký các văn bản pháp quy như Quyết định, Nghị định thì con dấu “Thủ tướng Chính phủ” mới được đóng vào chữ ký ở trang cuối. Còn đây chỉ là một báo cáo hay giải trình của Nguyễn Tấn Dũng với Ban lãnh đạo Đảng, không phải là văn bản pháp quy, nên dấu không thể được đóng vào chữ ký ở trang cuối. Mặc dầu vậy, để xác định người ký văn bản thuộc cơ quan nào thì con dấu vẫn được sử dụng nhưng được đóng trên trang đầu, có tên nơi gửi, gọi là “dấu treo”.
Mời đọc thêm

Thứ Tư, 6 tháng 1, 2016

'Đảng họp cả năm không xong nhân sự'

Người dân Việt Nam không được có ý kiến gì về chọn lựa nhân sự cao cấp trong Đảng Cộng sản
TS. Đoàn Xuân Lộc từ Anh quốc - BBC - Tám tháng trước, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nói với cử tri Hà Nội rằng công tác chuẩn bị nhân sự cho Đại hội Đảng Cộng sản 12 ‘rất khó khăn, phức tạp’.

Khi gặp cử tri cách đây chỉ ba tuần, ông lại nói công tác nhân sự cấp cao cho khóa 12 ‘cũng còn rất nhiều khó khăn phải tháo gỡ’.

Cả năm không xong ‘nhân sự’

Đến tận tháng 12, những ‘khó khăn’ ấy vẫn chưa được hoàn toàn ‘tháo gỡ’ tại khi hội nghị 13 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng vừa mới kết thúc hôm 21 vừa qua.

Kéo dài đến tám ngày – tương đương với thời gian của đại hội 12 (từ ngày 21 đến 28/01/2016) – hội nghị này vẫn chưa giải quyết xong trường hợp ủy viên Bộ Chính trị (BCT) và Ban Bí thư khóa 11 quá tuổi tái cử để đảm nhiệm chức danh lãnh đạo chủ chốt.

Như VietnamNet hôm 21/12 tường thuật, kết thúc hội nghị này BCH đã giao BCT ‘tiếp tục chuẩn bị nhân sự trường hợp đặc biệt’ và ‘trình hội nghị Trung ương 14 xem xét, quyết định’.

Vậy chuyện nhân sự cấp cao còn kéo sang cả năm 2016 và cần thêm một hội nghị BCH Trung ương nữa trước đại hội 12 để quyết định.

Trong năm 2015, BCH Trung ương đã có đến bốn hội nghị và nhân sự luôn là trọng tâm của những hội nghị này.

Vì sao vấn đề nhân sự lại khó khăn, phức tạp, kéo dài?
Mời đọc thêm

Thứ Ba, 5 tháng 1, 2016

Phóng viên Báo điện tử Một Thế Giới điều tra tài sản tham nhũng của Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc

Được biết, Nguyễn Công Khế - ông chủ của báo Một Thế Giới và Phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc có mối quan hệ “không bình thường” từ hàng chục năm qua
Blog PhucPhanPhuc - Đấu tranh phòng, chống tham nhũng là nhiện vụ của toàn Đảng, toàn dân và của cả hệ thống chính trị, trong đó có vai trò không thể thiếu của báo chí. Thực hiện chủ trương của lãnh đạo tòa soạn, nhóm phóng viên nội chính Báo điện tử Một Thế Giới đã thực hiện việc tập hợp, chứng thực các tư liệu được quần chúng nhân dân cung cấp về khối tài sản của gia đình Phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đồng thời thực hiện phỏng vấn lãnh đạo các cơ quan hữu quan. Tuy nhiên, việc làm đúng chức năng nhiệm vụ quy định rõ trong luật báo chí này đã bị ngăn chặn không thương tiếc bởi chính những người trong cuộc. 

Thời gian gần đây, mạng xã hội liên tục lan truyền thông tin về khối tài sản khổng lồ của gia đình Phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc,… thậm chí một vị lão thành ở Tam Kỳ, Quảng Nam đã gửi đơn “Đề nghị thanh tra khối tài sản của Phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc” liệt kê đầy đủ các hạng mục tài sản khủng mà gia đình ông Nguyễn Xuân Phúc đang sở hữu. Trả lời dư luận, Văn phòng Chính phủ nơi ông Nguyễn Xuân Phúc đang lãnh đạo chỉ phản ứng yếu ớt rằng “các đơn tố cáo là nặc danh, không có thực”(?!). Thực hiện chức năng của báo chí trong công tác đấu tranh chống tham nhũng, nhóm phóng viên báo điện tử Một Thế Giới đã tập hợp những tư liệu mà quần chúng nhân dân cung cấp. Trong đó đáng chú ý là nhiều tài liệu scan giấy tờ sở hữu, kê khai tài sản và các giấy tờ liên quan có độ tin cậy rất cao. Trước mắt, phóng viên đã chứng thực một số khối tài sản thuộc sở hữu của gia đình ông Nguyễn Xuân Phúc:
Tiếp tục thực hiện phóng sự, phóng viên nội chính Nguyễn Tuấn Nam (0987.707.036) đã tìm hiểu tiến độ điều tra của các cơ quan chức năng bằng cuộc phỏng vấn ông Phạm Anh Tuấn (0903.411.825) - Phó Ban Nội chính Trung ương, người trong thời gian qua có nhiều phát ngôn quyết liệt về phòng, chống tham nhũng. Nội dung cuộc phỏng vấn xoay quanh thông tin dư luận về khối tài sản của Phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc trên blog, mạng xã hội. Tuy nhiên, ông Tuấn chỉ trả lời loanh quanh: “các thông tin trên mạng là các thông tin không chính thống”, “Phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc do Bộ Chính trị quản lý nên Ban Nội chính không thể can thiệp”, “phải bảo đảm cái ổn định để tránh mất lòng tin lớn quá” và dặn đi dặn lại rằng “tốt nhất không nên có ý kiến gì”. Xin giới thiệu đến quý độc giả nguyên văn đoạn phỏng vấn:
Mời đọc thêm

Thứ Hai, 4 tháng 1, 2016

Đại hội 12 - cuộc tranh giành quyền lực quyết liệt, bất ngờ

Trần Hoàng Lan - Danlambao - Ở Việt Nam ngày nay các câu "phi thương bất phú”, “nhất bản vạn lợi” (không buôn bán thì chẳng thể giàu và buôn bán là nghề sinh lợi nhiều nhất) đã lỗi thời vì có một nghề làm giàu nhanh hơn nghề đi buôn, đó là nghề “làm cán bộ". Ai còn hồ nghi xin mời hãy vào mạng để chiêm ngưỡng phòng khách của cựu tống bí thư Lê Khả Phiêu, Nông Đức Mạnh, nhà thờ họ của đương kim thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, biệt thự của cựu tổng thanh tra Trần Văn Truyền. Hình ảnh cặp ngà voi, chiếc trống đồng, vườn rau sạch, bức tượng đồng bán thân đắt tiền, bộ bàn ghế dát vàng... do các báo nhà nước chụp quyết không thể là ngụy tạo được.

Cảm thấy chưa thuyết phục bạn có thể tới các dinh thự của lãnh đạo các tỉnh hoặc tương đương. Dù có chó dữ phải đứng ngoài nhìn từ xa, bạn vẫn thấy được vẻ bề thế, khang trang của nó. Nếu vẫn chưa thỏa mãn bạn cứ tìm cơ ngơi của lãnh đạo một huyện hoặc thành phố bất kỳ, hoặc của một cán bộ cỡ vừa vừa nào đó để kiểm chứng. Công dân bình thường muốn làm giàu một cách thực sự phải là người tài, giỏi làm ăn, mạo hiểm và phải chọn được cách làm giàu phù hợp cộng với một chút may mắn. Còn với cán bộ nhất là cán bộ càng to thì việc làm giàu đối với họ càng dễ, thậm chí chẳng cần phải “làm”mà vẫn cứ “giàu”. Chẳng hạn: Ký một quyết định chuyển đổi mục đích sử dụng biến đất nông nghiệp thành đất phân lô để bán ở đô thị bao giờ cũng được những người đề xuất “lại quả” vài mảnh giá trị bạc tỉ. Cất nhắc, đề bạt thậm chí kỷ luật cán bộ luôn là những cơ hội để cấp trên nhận những khoản chạy chức, chạy tội không nhỏ từ đương sự. Muốn làm những công trình, dự án béo bở mà không phải là gia đình, người thân, phe cánh của quan chức thì chỉ còn cách "lì xì" cho cán bộ có quyền phân phối. Tổ chức cưới xin, ma chay cho thân nhân của sếp luôn là dịp để cấp dưới hối lộ hợp pháp bằng cách mừng hoặc phúng những phong bì “dày bất thường”. Vì "một người làm quan cả họ được nhờ" nên nghề "làm cán bộ" còn tạo cơ hội làm giàu cho cả người thân trong gia đình, họ hàng thân cận cùng phe nhóm nữa. 
Mời đọc thêm

Chủ Nhật, 3 tháng 1, 2016

Đường cùng của lưu manh đỏ và quy luật "cùng tất biến"

Nguyễn Xích Long - Dân Luận - Trong bộ phim Chu Nguyên Chương có một câu ông này dạy con “triều đình là nơi tập hợp những kẻ ghê gớm nhất thiên hạ”, nhưng ông ta không được sống ở thời “Đại Vệ chí dị” để hiểu rằng những kẻ tập hợp về triều đình bây giờ đã phát triển đến mức thái cực cửa sự ghê gớm trở thành “lưu manh đỏ” và sự lưu manh cũng đã đi đến bước đường cùng như nhiều người đã từng phân tích.

Trong xã hội “Đại Vệ chí dị” từ lâu người ta đã có cụm từ “lưu manh trí thức” để chỉ ra loại lưu manh cao cấp đã thâm nhập vào khắp triều đình từ cấp cao nhất đến cấp cơ sở,mức độ lưu manh thì đểu cáng vô nhân kinh khủng vượt xa loại lưu manh hạ cấp đầu đường xó chợ. Loại lưu manh này phát triển đến nay đã trở thành “lưu manh đỏ” biết dựa vào lý luận triết học để lừa bịp mị dân, nhưng do vẫn chỉ là đầu óc lưu manh nên cũng chỉ là trình độ lừa bịp mà qua những phát ngôn gần đây của cả đống “lưu manh đỏ” cấp cao trong triều đình thiên hạ đã nhìn thấy sự biến thái đến bế tắc của đường cùng.

Có thể thấy rõ sự cùng quẫn khi không còn biết cách nào để lý luận bịp bợm mà đành ăn nói bừa bãi quàng xiên một cách láo lếu kiểu của bọn lưu manh đầu đường xó chợ không coi dân chúng ra gì, thiên hạ không còn ai hiểu biết nữa. Những câu nói mà nhiều người đã đưa lên FB dưới dạng “Mỗi ngày một thằng ngu” với rất nhiều ví dụ như “Tăng giá điện toàn dân đều có lợi”, “bán vé số có thu nhập cao cần nghiên cứu phát triển”, “công khai tài sản công chức là vi hiến”, “biên cương bờ cõi biển đảo để cho con cháu đòi”, “Ngậm tăm khi giặc cướp biển dảo là đúng nếu không bây giờ chúng ta có ngồi đây mà họp hành bầu bán được không”, “trận đánh lớn của nghành giáo dục là bỏ môn sử”, “Tâm lý người dân ai cũng ghét Trung quốc rất nguy hiểm”, “luật sư bị đánh do gây bụi đường”, “Dân xem pháo hoa để quên đói nghèo”….. Sau những câu nói cùng quẫn là những chính sách cùng quẫn kiểu tận thu bóc lột đến đồng tiền cuối cùng của người dân như thu bảo hiểm y tế bắt buộc toàn dân, thu phí đường bộ xe máy, chặt cây xanh hàng loạt, tăng giá điện, nước, vô tội vạ, giảm giá xăng nhỏ giọt khi giá dầu thế giới giảm, tăng phí dịch vụ y tế vô tội vạ…. tất cả những điều này thể hiện sự bế tắc của “lưu manh đỏ” đã đến đường cùng được thấy rõ bằng các biểu hiện cạn kiệt ngân sách, nhiều địa phương đã không có tiền trả lương, nợ công tăng vọt, các công trình dự án vô bổ kém hiệu quả đua nhau mọc ra….
Mời đọc thêm

Thứ Bảy, 2 tháng 1, 2016

Nhìn lại Việt Nam 2015

Bùi Văn Phú - Năm 2015 đã khép lại, nhưng tình hình chính trị Việt Nam vẫn đang nóng, cái nóng kéo dài từ đầu năm với cái chết không rõ nguyên do của Nguyễn Bá Thanh, Trưởng ban Nội chính Trung ương. Cơn sốt chính trị sẽ còn kéo dài cho đến hết mùa đông vì những đấu đá trong nội bộ Đảng Cộng sản Việt Nam trước Đại hội Đảng XII, dự trù sẽ diễn ra vào tuần cuối tháng Giêng 2016.

Nguyễn Bá Thanh qua đời đầu năm 2015, sau khi được chữa trị, vì cho là bị nhiễm phóng xạ, ở Singapore rồi đưa sang Mỹ nhưng cũng không cứu được. Sau Nguyễn Bá Thanh đột tử là sự vắng mặt đầy nghi vấn của Bộ trưởng Quốc phòng Phùng Quang Thanh cũng đã gây xôn xao dư luận một thời gian với nghi ngờ là đã có những thanh trừng nội bộ cho đến khi tướng Thanh tái xuất hiện.

Suốt năm qua đã có nhiều dấu chỉ cho thấy tranh giành quyền lực đã diễn ra. Từ đầu năm, Hội nghị 10 Ban Chấp hành Trung ương (BCHTƯ) Đảng có cuộc bỏ phiếu mức tín nhiệm các ủy viên Bộ Chính trị, theo sau cuộc bỏ phiếu tín nhiệm của Quốc hội dành cho gần 50 lãnh đạo chính phủ và các bộ vào cuối năm 2014. Tuy nhiên, Hội nghị 13 BCHTƯ kết thúc hai tuần trước đây vẫn chưa sắp xếp được nhân sự lãnh đạo cho Đại hội Đảng XII.
Mời đọc thêm

Thứ Sáu, 1 tháng 1, 2016

Vấn đề của chúng ta

Lê Văn - Danlambao - Thưa quí bạn,

Từ đây cho đến 28/1/2016, dự trù là ngày cuối của đại hội csvn 12, sẽ có biết bao nhiêu bài viết nữa về phe nầy phái nọ, bàn ra, nói vô đôi khi rất giựt gân là Việt Nam sẽ có thể thế này thế nọ... nhưng một điều chắc chắn là đảng csVN, sau 28/1 sẽ có 1 Tổng bí thư mới, Bộ chính trị mới, Ban bí thư mới, Ban chấp hành trung ương mới nhưng toàn bộ đều gồm những khuôn mặt cũ, đều từ các nhiệm kỳ trước hoặc được bầu lên hay tái cử tiếp cho nên không cần phải là chiêm tinh gia lỗi lạc hay bốc sư thượng thừa ai cũng hình dung được là đất nước VN sẽ ra sao trong vòng 5 năm tới.

Đảng csVN, một đảng luôn họp đại hội rất kín, rất lâu, bàn rất kỹ, tự cử, tự bầu với nhau nhưng dân không hề biết, không có ý kiến và cũng không có quyền chọn lựa nhưng sau đó bộ sậu nầy tản ra thành tứ trụ cùng vô số ban bệ của cái gọi là “nhà nước nhân dân” để trọn quyền sinh sát quyết định đến mọi lãnh vực đời sống của toàn xã hội, cơ cấu cai trị đó được gọi là “chế độ dân chủ XHCN” mà bất cứ ý kiến khác họ sẽ là “phản động”, “lợi dụng tự do dân chủ”, “tay sai nước ngoài, chống lại nhân dân”.!!!
Mời đọc thêm

Thứ Tư, 30 tháng 12, 2015

Đó là chính trị

LS Luân Lê - Đem con đến viện, đi tiêm vaccine, chờ suốt cả đêm để tiêm chỉ một mũi 5 trong 1, mệt rã rời sau một đêm thức trắng, sáng hôm sau bỗng nó báo "do hỗn loạn thế này nên hôm nay không tiêm", điên tiết chỉ muốn xiên cho nó một nhát nhưng không làm gì được, đó là chính trị.

Đưa con đến trường, đạp đổ cổng sắt nộp hồ sơ xin học, hay đứa con đầu thi xong đại học tới 27 điểm mà cả nhà vẫn run như cầy sấy vì sợ trượt, thế rồi đùng một cái đứa em được 15 điểm lại đỗ ngành Y, cả nhà bán trâu, lợn cả đám để đóng học phí đủ loại đắt đỏ, đó là chính trị.

Dắt xe ra ngoài đổ xăng, giá tăng thì nhiều mà giảm thì ít, đến chợ mua mớ rau, con cá, rồi làm tạm cân hoa quả, chẳng biết nó từ đâu ra, có nhiễm độc hay không mà vẫn phải mua để đút vào mồm vì cái bụng đói, đó là chính trị.

Đi trên đường chở người yêu gặp anh công an giao thông hay ông cảnh sát cơ động, chẳng hiểu gì về luật cứ ú a ú ớ, van xin để được đi trong khi chưa chắc mình đã có lỗi, đó là chính trị.

Ngồi bàn hút điếu thuốc, vừa nheo mắt vừa xem, mai giá truyền hình cáp tăng lên 100 nghìn một tháng, giật mình tắt tivi, đó là chính trị.
Mời đọc thêm

Tuyên Cáo của Tuổi Trẻ Việt Nam