Thứ Sáu, 2 tháng 12, 2016

Fidel Castro

Ảnh chụp bên ngoài Tòa Đại sứ Cuba tại Hà Nội hôm 28/11/2016. AFP

Kính Hòa - Mới tháng trước lũ làm chết mấy chục mạng người thì không thấy lãnh đạo nào cạy răng nói nửa lời, nay thương thuê khóc mướn cho đồng chí Cuba thì làm cho hình ảnh Đảng Ta đẹp hơn chăng?... Nhà báo độc lập Phạm Chí Dũng viết trên blog của mình rằng chắc hẳn một bộ phận trong giới lãnh đạo Việt Nam – những người như ông Nguyễn Phú Trọng – phải có cảm giác như vừa mất đi một chỗ dựa an toàn, và có thể là chỗ dựa cuối cùng, về hệ tư tưởng một chiều chỉ đóng không mở... Blogger Trịnh Hữu Long cho rằng quyết định quốc tang của nhà nước Việt Nam rơi vào một tình thế lố bịch vì không lường hết được tình cảm của dân chúng: Vì giữ lối suy nghĩ và cách tuyên giáo từ những năm 60, Đảng Ta lố bịch hoá những người mà họ ca ngợi, mà lần này nạn nhân là Fidel Castro.
Mời đọc thêm

Thứ Năm, 1 tháng 12, 2016

CSVN bắt người dân cả nước để tang cho Fidel Castro

Nguyễn Phú Trọng bắt 90 triệu dân Việt Nam phải để tang cho Fidel Castro
Danlambao - Tổ chức quốc tang cho Fidel Castro là việc làm ngu xuẩn của những kẻ cuồng cộng sản...Thậm chí, quyết định này cũng vi phạm các văn bản pháp lý hiện hành về việc tổ chức quốc tang, dù đó là những điều luật do chính chế độ cộng sản ban hành...Nếu xem đây là một ngoại lệ, thì không lẽ sau này - khi những quan chức của Trung Cộng như Hồ Cẩm Đào, Giang Trạch Dân, Tập Cận Bình… qua đời, nhà cầm quyền CSVN cũng sẽ bắt người dân cả nước phải để tang? Việc nhà cầm quyền CSVN bắt người dân cả nước phải để tang cho Fidel Castro - một kẻ độc tài tàn ác, đã tạo nên làn sóng chỉ trích dữ dội trên các mạng xã hội. 
Mời đọc thêm

Thứ Tư, 30 tháng 11, 2016

Xây dựng văn hóa tranh luận và phản biện

Ls Nguyễn Văn Thân - Nếu một dân tộc, chẳng hạn như dân tộc Việt Nam không tạo điều kiện cho văn hóa tranh luận và phản biện có cơ hội phát triển thì có nghĩa là dân tộc đó sẽ mãi tụt hậu và bị thế giới bỏ xa. Tranh luận và phản biện là nền tảng của một xã hội dân chủ, đa nguyên và sáng tạo. Một tập thể, tổ chức cộng đồng cũng không ngoại lệ. Thiếu tranh biện lành mạnh sẽ dẫn đến kết quả là tập thể đó chấp nhận những ý tưởng cũ kỹ giáo điều không phù hợp với thực tế. Hậu quả là tập thể đó ngày càng xa rời và tự đánh mất sự hậu thuẫn của quần chúng.

Không thể chối cãi là trong vài trăm năm qua, sự tiến bộ vượt bực của khoa học kỹ thuật đã nâng cao đời sống của nhân loại rất đáng kể. Từ phương tiện sản xuất, máy móc đến hệ thống giao thông, y tế và thông tin liên lạc đã biến đổi đời sống làng xã, nông nghiệp thành những đô thị công nghiệp tân tiến. Thời nay, người ta có đủ phương tiện để đi vòng quanh thế giới. Thậm chí có thể thám hiểm cả vũ trụ. Tất cả là nhờ vào khoa học và phương pháp khoa học. Mà phương pháp khoa học căn bản là dựa trên văn hóa tranh luận và phản biện. Có nghĩa là các giả thuyết và lý thuyết khoa học phải trải qua một tiến trình trắc nghiệm để loại bỏ mọi khiếm khuyết đến nỗi có thể áp dụng trong đời sống thực tế một cách hiệu quả và đạt lòng tin hầu như tuyệt đối của tất cả mọi người.
Mời đọc thêm

Thứ Ba, 29 tháng 11, 2016

Chủ tịch Mobifone đã có Visa đi Mỹ, liệu có "thoát thân" thành công?

Công Lý - Lê Nam Trà, chủ tịch Mobifone, người đang bị chỉ mặt đích danh cho vụ "tham nhũng 9.000 tỷ" Mobifone mua AVG, vừa được Đại sứ quán Mỹ cấp Visa B-1 theo diện công tác. Nếu đi Mỹ thành công, Trà có thể dễ dàng trốn sang Canada rồi từ đó "bốc hơi" khỏi tầm mắt của Cộng sản Việt. Manh mối chính của vụ án biến mất, phe Tổng Trọng liệu có thêm lần bị đem làm trò cười trước toàn dân thiên hạ?

Điểm lại một chút về vụ Mobifone mua AVG. Ban đầu khi những cáo buộc đầu tiên phát đi từ các báo lề trái nhắm thẳng vào Lê Nam Trà và Nguyễn Thanh Phượng, người ta còn bán tín bán nghi. Rất nhiều người còn đặt câu hỏi liệu đây có phải là một vụ vu khống nhằm hạ thấp uy tín của cá nhân Trà hay không? Bây giờ, khi thông tin cụ thể bắt đầu được các báo lề phải công bố, người ta mới ngã ngửa ra, hóa ra lề trái nói gì cũng đúng cả, số má chả lệch đồng nào, mà còn nói trước lề phải đến cả năm chứ không ít. Một nhóm tác giả lấy bút danh là Nguyễn Văn Tung đều đặn viết ra đến nay 11 kỳ báo tung hê hết thâm cung bí sử của Mobifone, nhóm này chắc chắn được hậu thuẫn lớn nên có nguồn thông tin rất cụ thể và chính xác.
Mời đọc thêm

Thứ Hai, 28 tháng 11, 2016

Ông Trump: “Fidel Castro là một nhà độc tài tàn ác”

Những đứa trẻ mang theo những bức ảnh của Fidel Castro và Che Guevara trong một đoàn diễu hành tại Regla, Cuba, 08 tháng 1, 2015.
VOA - Trong khi Tổng thống Obama ngỏ lời chia buồn với nhân dân Cuba về cái chết của lãnh tụ Fidel Castro của họ, và hứa sẽ tiếp tục làm việc để bình thường hoá quan hệ với Cuba, Tổng thống tân cử Donald Trump tải lên trang Twitter của ông dòng chữ này:

“Fidel Castro đã chết!”

Sau đó ông Trump ra thông báo, miêu tả nhà lãnh đạo Cuba là “một kẻ độc tài tàn bạo” đã đàn áp nhân dân nước ông trong suốt 60 năm qua.

Thông báo của ông Trump có đoạn viết:

“Di sản mà Fidel Castro để lại là di sản của các đội xử bắn, trộm cắp, những gian khổ vượt ngoài sức tưởng tượng, dân nghèo đói và bị tước các quyền làm người căn bản.”

Trong khi đưa ra một quan điểm cứng rắn chống cá nhân ông Fidel Castro, ông Trump nói ông hy vọng rằng cái chết của ông Castro đánh dấu “một bước tiến bỏ xa những sự tàn bạo mà người dân Cuba đã chịu đựng từ quá lâu.”

Ông Trump viết:

“Tôi xin được cùng sát cánh với nhiều người Mỹ gốc Cuba, những người đã nhiệt liệt ủng hộ tôi trong cuộc vận động tranh cử- kể cả Lữ đoàn 2506 của Hội Cựu Chiến binh, trong niềm hy vọng rằng một ngày nào đó không xa, chúng ta sẽ được chứng kiến một nước Cuba tự do.”

Có cha mẹ di cư sang Hoa Kỳ trước khi ông chào đời, Thượng nghị sĩ bang Florida Marco Rubio cũng chia sẻ quan điểm với ông Trump và gọi ông Castro là “một kẻ độc tài giết người.”

Ông Rubio nói trong một thông báo:

“Ông Fidel Castro đã chiếm quyền lực với lời hứa sẽ mang lại tự do và thịnh vượng cho Cuba, nhưng chế độ cộng sản của ông đã biến đảo quốc này thành một hòn đảo ngục tù nghèo đói.”

Ông nói tiếp:

“Trong hơn 6 thập kỷ, hàng triệu dân Cuba bị đẩy vào thế phải bỏ nước ra đi, những người bị tố cáo là chống đối chế độ thường xuyên bị bỏ tù và thậm chí bị giết.”

Thượng nghị sĩ Rubio nói cái chết của ông Castro không có nghĩa là nhân dân Cuba giờ đã được tự do, mà có nghĩa là tương lai của Cuba bây giờ đang nằm trong tay của nhân dân Cuba. Ông kêu gọi quốc hội và tân chính phủ Mỹ của ông Trump hãy hậu thuẫn nhân dân Cuba trong cuộc “đấu tranh đòi tự do và quyền làm người căn bản.”

“Nhà độc tài đã chết, nhưng chế độ độc tài vẫn tồn tại. Một điều rõ rệt là, lịch sử sẽ không xoá tội ác của Fidel Castro. Lịch sử sẽ nhắc đến ông như một kẻ ác, một nhà độc tài giết người đã gây biết bao gian khổ cho chính nhân dân nước ông.”

Source: VOA

Mời đọc thêm

Chủ Nhật, 27 tháng 11, 2016

Cá nhân “anh hùng” nhưng người dân thì cùng khổ

Hồ Phú Bông - Nhân vật lừng lẫy của đảng cộng sản Cuba mới qua đời. Ông Fidel Castro.

Người Cuba lưu vong thì “ăn mừng” còn người tại Cuba lại lặng lẽ. Thái độ tương phản đó nói lên sự chia rẽ trong lòng người Cuba. Và ai là trung tâm gây nên chia rẽ đó?

Một người, được gọi là “anh hùng”, mà là trung tâm của chia rẽ tình tự dân tộc, theo tôi, không đáng được trân trọng. Có thể ông Fidel yêu nước nhưng cho đến cuối đời vẫn tôn thờ chủ nghĩa cộng sản, một thứ chủ nghĩa chỉ đem lại nghèo đói và lạc hậu khắp thế giới và riêng cho đất nước và dân tộc ông, thì câu hỏi phải có, đó là ông yêu nước hay yêu tham vọng quyền lực của chính ông?

Chính việc ông nhường lại chức vụ vì lý do sức khỏe, năm 2006, và trao toàn quyền cho em trai ông, ông Raul Castro năm 2011, là câu trả lời. Vì, nếu cộng sản là con đường đúng thì tại sao không có người tài giỏi nào khác tiếp nối mà chỉ trong vòng anh em?

Không riêng gì ông Fidel, cộng sản Bắc Hàn cũng cha truyền con nối. Còn cộng sản Tàu, cộng sản Việt thì ma mãnh hơn, kết thành nhóm cộng sản ròng để chia nhau quyền lực. Cứ xem thế hệ “Thái tử đảng” thì rõ. Giới lãnh đạo chóp bu không gửi con cháu qua học hỏi ở các nước đàn anh cộng sản nhưng lại gửi qua các nước tư bản, một kẻ thù không đội trời chung của cộng sản, để học hỏi rồi trở về cai trị.
Mời đọc thêm

Thứ Sáu, 25 tháng 11, 2016

Thư cho người bạn trẻ: Khi chúng ta thất bại

TuanKhanhQuả là chúng ta đang đối diện với hàng loạt thất bại. Nhưng đôi khi, có cả những thất bại không phải do chúng ta gây ra, nhưng phải gánh chịu.

Thật thất bại khi phải chấp nhận một Bộ trưởng giáo dục như Phùng Xuân Nhạ, khi cười vui, bán danh dự nhà giáo vào những cuộc chè chén, coi đó là những điều bình thường. Chúng ta đang phải sống và giáp mặt với thất bại từ một nền giáo dục loay hoay với những kẻ cầm đầu vô trách nhiệm cũng như vô liêm sỉ.

Trong một thời gian ngắn, rất nhiều sự kiện trên thế giới đem lại cho chúng ta những bài học về sự thất bại. Từ thất bại của một ứng cử viên tổng thống cho đến thất bại của một quốc gia bất ngờ về người lãnh đạo của mình. Rất nhiều những câu chuyện về thất bại được kể lại với nhiều ngôn ngữ, chủng tộc. Nhưng điều đáng để ghi lại, là khi giáp mặt với thất bại, con người đã hành xử như thế nào.

Điều tôi muốn nói với bạn là vậy.

Ngay tại Việt Nam, người ta cũng nhìn thấy vô số các biểu cảm về sự thất bại. Có người cảm thấy thất bại trong việc đã đặt niềm tin vào ai đó. Có người cảm thấy thất bại vì đã trông chờ vào những chuyển biến của thời cuộc tốt hơn, nhưng chỉ thấy toàn là nhiễu nhương. Trên một status của Facebook, một người bạn trẻ viết rằng anh sẽ rời bỏ trang mạng xã hội này vì đã quá mệt mỏi nuôi hy vọng về tương lai của đất nước mình.

Quả là chúng ta đang đối diện với hàng loạt thất bại. Nhưng đôi khi, có cả những thất bại không phải do chúng ta gây ra, nhưng phải gánh chịu.

Thật thất bại khi phải chấp nhận một Bộ trưởng giáo dục như Phùng Xuân Nhạ, khi cười vui, bán danh dự nhà giáo vào những cuộc chè chén, coi đó là những điều bình thường. Chúng ta đang phải sống và giáp mặt với thất bại từ một nền giáo dục loay hoay với những kẻ cầm đầu vô trách nhiệm cũng như vô liêm sỉ.

Thật thất bại khi mỗi ngày người dân chúng ta nói về biển, về đảo và lòng yêu nước. Nhưng rồi bàng hoàng nhìn tàu kiểm ngư oai vệ đâm chìm tàu ngư dân, hành động hung ác và tàn nhẫn không khác gì tàu Trung Quốc đâm tàu Việt Nam ngoài khơi xa. Loại tàu kiểm ngư không bao giờ dám xuất hiện giải cứu ngư dân khi họ gặp kẻ cướp trên biển, chỉ vênh váo gần bờ.

Thật thất bại, khi mỗi ngày các câu chuyện công an, cảnh sát giao thông đánh chết dân vẫn diễn ra, nhưng pháp luật thì bâng quơ. Những kẻ phạm pháp tồi tệ nhất được nâng đỡ chỉ bởi là đảng viên đảng cộng sản. Chúng ta cũng là những kẻ thất bại, khi nhìn thấy chung quanh mình những điều bất cập diễn ra như một sự thách thức lương tri và lẽ phải, nhưng bất lực đối diện với sự thất bại của mình mỗi ngày.
Mời đọc thêm

Thứ Năm, 24 tháng 11, 2016

Chuyện hoà hợp hoà giải và Hùng "cửu long"

Trần Nhật Phong - Trong tuần, cộng đồng mạng lại rộ lên chuyện ông “Tưng” Hùng Cữu Long đòi mặc áo cờ đỏ sao vàng đến Bolsa, và cuối cùng ông “Tưng” này đã xuất hiện nhưng không mặc áo cờ đỏ sao vàng, và đã bị cảnh sát Westminster tống lên xe đưa ra khỏi khu vực, để tránh khiêu khích đối với công dân Mỹ gốc Việt, những người vốn là nạn nhân của Cộng Sản trong quá khứ.

Từ câu chuyện ông “thần Tưng” này, mấy hôm nay cộng đồng mạng lại đem chuyện “hòa hợp hòa giải” lên mổ xẻ, ý kiến ý còn tùm lum. Đặc biệt nhất là những người “bạn lương tháng ba củ”, mạnh miệng nói về cái gọi là "chính sách hòa hợp hòa giải dân tộc" của cái “nghị quyết 36 bộ chính trị năm 2004”.

Các “bạn” này thuộc bài lắm, nào là đã 40 năm rồi, sao còn thù hận? Nào là bây giờ đã "thoáng" hơn xưa nhiều, việc gì cũng phải từ từ. Nào là còn quốc gia nào thừa nhận Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ nữa đâu. Nào là các bác đều là “Việt Kiều” thì nên đóng góp cho quê cha đất tổ. 

“Bài bản” của Ban Tuyên giáo chỉ có bấy nhiêu, được lập đi lập lại nhiều lần, và “vốn lý luận” của ban tuyên giáo cũng chỉ tới chừng đó, tranh luận thêm thì các “bạn” bí lối “chửi đổng” rồi… chạy làng. 

Trước hết là sau cuộc chiến, gia đình chúng tôi chả có thù hận gì nhau cả, tôi vẫn còn bà con thân thuộc ở ngoài bắc, trước ngay tôi rời khỏi Việt Nam ở thập niên 80, bác của tôi khi vào năm thăm gia đình tôi (lúc bố tôi đang ở trong nhà tù Suối Máu), ông vẫn tiếc nuối rằng, năm 1954, đã không kịp về để theo gia đình lên tàu “Há Mồm” vào nam. 

Kể chuyện này cho thấy là hoàn toàn không có thù hận gì cả giữa những con người chúng tôi, dù trong cuộc chiến cả gia đình đều ở hai bên chiến tuyến, do đó cụm từ "hòa hợp hòa giải dân tộc" chỉ là cụm từ “lấp liếm” của đảng Cộng Sản mà thôi, dân tộc không có thù hận với nhau nhé, chỉ có “chủ nghĩa Cộng Sản ngoại lai” luôn thù hận những người theo “chủ nghĩa dân tộc”, bằng chứng thì đã nhìn thấy rồi, 40 năm qua, chỉ có Cộng Sản cướp đất đai, tài sản, nhà cửa của những người theo đuổi “chủ nghĩa dân tộc”, đuổi họ ra khỏi nhà, đuổi họ đi lên rừng sâu nước độc, chứ những người theo “chủ nghĩa dân tộc” thì không hề cướp một mảnh đất, một tài sản nào của ngoài bắc nhé. 
Mời đọc thêm

Thứ Tư, 23 tháng 11, 2016

Các "đồng chí" lại tố nhau: Tố cáo Tổng Giám đốc đài THVN Trần Bình Minh tham nhũng

Danlambao - Một lá đơn của "Những cán bộ tâm huyết Đài THVN" gửi đến các chóp bu của đảng nhưng không gửi đến truyền thông lề đảng mà gửi đến Dân Làm Báo nhằm tố cáo Trần Bình Minh, TGĐ đài THVN. Qua đây, bản chất không có gì mới của các quan chức cộng sản lại được các "đồng chí đảng ta" vạch trần: tham ô, tham nhũng, độc đoán, chỉ biết tiền.

Dân Làm Báo đăng tải để các bạn trong thôn đọc... chơi. Nội dung chính xác bao nhiêu thì cần các "đồng chí" công an thuộc phe bên này vào cuộc để giải quyết tình trạng bê bối của phe bên kia.

*

Chúng tôi là CBCNVC thuộc Đài Truyền Hình Việt Nam, xin báo cáo đến các đồng chí về những sai phạm của UVTWĐ, Tổng Giám đốc Trần Bình Minh tại Đài THVN trong 5 năm qua về việc tham ô, tham nhũng, chỉ đạo chệch hướng chỉ đạo của Đảng, Nhà nước. Cụ thể:

Trong nhiệm kỳ của Ông Minh 2011 - 2016, với cách điều hành trù dập, độc đoán, chỉ có tiền; Ông Minh đã gây ra hàng loạt sai phạm về điều hành kinh tế:
Mời đọc thêm

Thứ Ba, 22 tháng 11, 2016

Từ ‘tiền án EVN’ đến vụ Hố Hô xả lũ giết dân bị cho chìm xuồng

Phạm Chí Dũng - Thói bao che từ trên xuống dưới trong thể chế chính trị ở Việt Nam đã trút mọi tang thương lên đầu dân nghèo. Hẳn Công ty cổ phần thủy điện Hố Hô đã quá đủ thời gian để rút ra bài học là cả EVN lẫn Vũ Huy Hoàng đều được những bàn tay bí mật nào đó từ cấp cao che chắn đến mức tối đa để không phải chịu bất cứ hình thức xử lý nào, tạo thành một tiền lệ đắt giá để những kẻ đi sau vẫn ung dung xả lũ lên đầu nhân dân.

Ba năm sau vụ 15 nhà máy thủy điện của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đồng loạt xả lũ giết chết hơn năm chục mạng dân nghèo ở rốn lũ miền Trung, lịch sử lại tái diễn trên mảnh đất xơ xác này vào mùa bão lũ cuối năm 2016. Những tờ báo nhà nước phẫn nộ nhất cũng chỉ dám úp mở đánh tiếng vụ Thủy điện Hố Hô ở Hà Tĩnh là “xả lũ sai quy trình”, nhưng không dám nói gì về hơn 20 người Hương Khê bị những kẻ vận hành xả lũ làm thiệt mạng. Sau đó, như một hiệu lệnh bất thành văn đầy dấu hiệu tuyên giáo, giới truyền thông quốc doanh im bặt.

Ngày 29/10/2016, vụ Thủy điện Hố Hô xả lũ giết chết dân Hương Khê ở tỉnh Hà Tĩnh đã có thể bị xem như chìm xuồng, với báo cáo trong cuộc họp báo của Thứ trưởng Bộ Công Thương Hoàng Quốc Vượng: “Công ty Thủy điện Hố Hô đã có những sai sót nhất định trong việc chấp hành về Luật Tài nguyên nước cũng như quy trình vận hành hồ chứa”.

Trong toàn bộ bản báo cáo cực kỳ vô cảm trên, điều khiến những nạn nhân không thể nhắm mắt là đã không có một dòng nào đề cập đến hơn 20 mạng người Hương Khê bị lũ Hố Hô cuốn trôi và dìm chết.
Mời đọc thêm

Thứ Hai, 21 tháng 11, 2016

Cứ để các đồng chí “nguyên, cựu” nhận trách nhiệm cho nó đúng quy trình

Người Quan Sát - Sau khi thảm họa môi trường xảy ra gần 3 tháng, màn kịch lãnh đạo Formosa sụt sùi nhận lỗi đã được dựng lên hôm 30/6/2016 nhằm trấn an dư luận. Tiếp theo đó là hàng loạt những vụ lên đồng tập thể của chính phủ ma-dzê-in Việt Nam mà vai diễn đã được ưu tiên cho những người đứng đầu Bộ 4T và Bộ tài môi.

Ngay sau màn kịch ngày 30/6 được trình chiếu, tôi đã phản hồi bằng bài viết “Formosa nhận lỗi, đảng nhận tiền, nhân dân nhận thảm họa” để mô tả bản chất của nhà nước cộng sản trong việc giải quyết những chuyện hệ trọng của đất nước, cụ thể ở đây là vấn đề thảm họa môi trường. Mọi thứ đều phải giải quyết theo hướng có lợi cho đảng, bảo vệ quyền lợi cho bọn quan tham và dồn mọi hậu quả cho nhân dân gánh chịu.

Trong bài viết này tôi sẽ không nhắc lại các cuộc biểu tình, phản đối Formosa của người dân. Không nhắc lại những nỗ lực của người dân miền Trung trong cuộc chiến chống lại Formosa, bảo vệ miếng cơm manh áo của mình. Không nhắc lại hay tiếp tục phân tích những hậu quả mà người dân phải gánh chịu. Bởi hậu quả ấy chưa bao giờ kết thúc và chúng ta, những người dân Việt Nam vẫn hàng ngày phải đối mặt, kéo dài đến tận tương lai. Nhưng đảng cộng sản thì đã hoàn tất quy trình đúng với những gì họ mong muốn. 
Mời đọc thêm

Chủ Nhật, 20 tháng 11, 2016

Của chung ai khéo vẫy vùng…?

Bùi Tín - "Của chung ai khéo vẫy vùng... thành riêng"...Đó cũng là tâm lý của các quan chức Cộng sản. Hàng trăm tỷ đôla của các quỹ ODA và FDI là của trời cho, lấy chia chác ngầm cho nhau là chuyện nhỏ, dại gì mà không lấy!

Trong cuốn sách Le Capital au 21ème Siècle (Tư bản thế kỷ 21) nhà nghiên cứu Thomas Piketty cho rằng về kinh tế học, vấn đề bao trùm quan trọng nhất trong mọi xã hội xưa nay là vấn đề phân phối và tái phân phối của cải xã hội.

Cuốn sách ông đồ sộ hơn nghìn trang, có hàng nghìn thống kê, biểu đồ, hàng vạn số liệu, tỷ lệ, ghi lại các nền sản xuất từ thời cổ đại đến nay, hơn 20 thế kỷ. Cuốn sách của ông phát hành năm 2013, được dịch ngay ra 14 thứ tiếng, bán chạy đến mức kỷ lục suốt 2 năm 2014 và 2015, và nay vẫn còn ăn khách, trở thành sách kinh điển mới nhất về kinh tế cho giới nghiên cứu và sinh viên. Cuốn sách của ông làm chấn động công luận, nhất là giới kinh tế học trẻ về tình trạng căng thẳng, bi thảm, nguy hiểm nhất hiện nay, đó là tình trạng thu nhập chênh lệch nhau giữa nhóm người giàu nhất và nhóm người nghèo nhất, giữa người giàu nhất và người nghèo nhất trong xã hội,và đang ngày càng mở rộng đến mức kinh hoàng, phi lý nhất.

Thomas Piketty mất hàng chục năm sưu tầm số liệu về vấn đề bất công xã hội lớn nhất hiện nay, đó là người giàu cứ giàu thêm mãi, và người nghèo ngày càng nghèo thêm. Một lao động châu Phi với lợi tức trung bình 600 đôla/năm phải làm việc 1.000 năm mới có thu nhập bằng 1 năm của 1 tỷ phú Hoa Kỳ. Nhìn chung trên thế giới, nhóm 10% những kẻ giàu nhất sở hữu hơn 50% tài sản toàn cầu, trong khi nhóm 90% số dân chúng chia nhau 50% tài sản còn lại. Và 86 người gìàu nhất thế giới thuộc các nước phát triển cao hiện chiếm hơn một nửa giá trị - trên 50% - tài sản của toàn thế giới. Có những kẻ giàu hàng trăm, nghìn tỷ đôla và có người nghèo không có 1 đôla dính túi, không đất, không nhà, còn mắc nợ dài dài.

Ở Việt Nam không ai biết rõ tình trạng thu nhập thật sự của cả quan chức lẫn dân thường vì tài chính không công khai minh bạch. Tình trạng bất công xã hội ngày càng thêm gay gắt, người giàu nhanh do quyền lực ngày càng đông đảo, người dân càng nghèo thêm do lương thấp, năng suất kém, thuế má cao, thất nghiệp nhiều và nhất là tham nhũng tràn lan, càng chống càng phát triển mạnh hơn.

Một tâm lý xã hội rất nguy hiểm đang lan rộng: của chung không ai xót. Của xã hội, tha hồ vét.
Mời đọc thêm

Thứ Bảy, 19 tháng 11, 2016

Mồi lửa Cấn Thị Thêu

truongduynhatHiếm có phụ nữ nào như chị. Ra tù ngày trước, hôm sau đã lại phất băng rôn biểu ngữ, dẫn đầu đoàn dân oan Dương Nội tiếp tục chiến cuộc biểu tình giữ đất.

"Ngày hôm nay các ông bắt một người, sẽ có 100 người đứng lên. Ngày mai các ông giết 1 người, sẽ có 1 triệu người đứng lên". Khi cất lên câu này, Cấn Thị Thêu đã không chỉ dừng lại ở tâm thế một dân oan đòi đất. Khởi phát từ sự phản kháng của một nông dân mất đất, nhưng không dừng ở việc đòi đất. Suốt mấy năm qua, cái tên Cấn Thị Thêu đã trở nên như một biểu tượng quả cảm, bất khuất của phong trào dân quyền.

Nhìn hình ảnh chị trước toà, nhiều khi cứ tự hỏi: Hay phải chăng chị, chính những nông dân mất đất như chị (chứ không phải giới học thức, trí nhân khoa bảng) đang gánh vai trò thắp lửa?


Hình như, đang có tranh cãi, bất đồng về giải "Nhân quyền Việt Nam 2016", với việc vinh danh hai nhân vật Cấn Thị Thêu và Trần Ngọc Anh. 

Không rõ lắm về "giải nhân quyền" này. Nhưng tôi đồng cảm, và chia sẻ với quan điểm của Linh mục Phan Văn Lợi:

"Dân oan là vấn đề nhân quyền lớn nhất ở Việt Nam lúc này", và "phong trào dân oan đấu tranh đòi đất chính là đòi nhân quyền".

Trần Ngọc Anh, tôi cũng không rõ lắm. Nhưng tôi quí trọng và khâm phục Cấn Thị Thêu. Không phải vì chị là vợ người bạn tù thân quí của tôi, mà bởi sự dấn thân đầy quả cảm, can trường của chị. Và cũng không bởi riêng chị, mà cả một gia đình bất khuất của chị. Là anh Trịnh Bá Khiêm chồng chị, là các cháu Trịnh Bá Phương, Trịnh Bá Tư, đặc biệt cháu Phương với tuyên ngôn "nếu tôi chết, đừng chôn, hãy khiêng xác tôi khắp phố phường Hà Nội".
Mời đọc thêm

Thứ Sáu, 18 tháng 11, 2016

Cách chống tham nhũng và cách chống người lên tiếng

Cát Linh - Trong thời gian gần đây, hàng loạt những vụ việc liên quan đến hình thức xử lý sai phạm đối với các cán bộ cấp cao của nhà nước liên tục được cho là ‘khó khăn’ và ‘chưa có tiền lệ’. Lý do là những người đó đã không còn tại chức hoặc đã xuất cảnh sang nước ngoài với lý do chữa bệnh.

Bên cạnh đó thì hàng loạt những nhà đấu tranh dân chủ và hoạt động xã hội bị bắt giam với tội danh “chống phá nhà nước”.

Điều này được những nhà quan tâm theo dõi tình hình trong nước nhìn nhận như thế nào?
Những phiêp họp và phát ngôn

Chỉ trong vòng ba tháng gần đây, chính phủ Việt Nam, và cả bộ máy truyền thông nhà nước đã có rất nhiều cuộc họp, bài viết liên quan đến hàng loạt những sai phạm của cán bộ cấp cao khi còn tại chức, khi không còn trong nước và hình thức xử lý những sai phạm đó.
Mời đọc thêm

Thứ Năm, 17 tháng 11, 2016

Một số anh thư thời đại

LS Đào Tăng Dực - Khi duyệt xét lại lịch sử của nhiều quốc gia, tôi đáng giá rằng, dân tộc Việt Nam không hề thua kém các dân tộc khác, trong các công cuộc tranh đấu chống ngoại xâm hoặc cường quyền và bất công xã hội, hầu đưa dân tộc đi lên.

Tuy nhiên có một điều tôi tin tưởng và hãnh diện, là phụ nữ Việt Nam can trường và bất khuất hơn phụ nữ của nhiều quốc gia khác trên thế giới và tôi vô cùng ngưỡng mộ. Chúng ta chỉ cần nhìn vào Trung Quốc, một quốc gia có dân số gấp 15 lần Việt Nam, nhưng số phụ nữ Trung Hoa tranh đấu cho tiến trình dân chủ hóa tại đây rất hiếm hoi và thua xa Việt Nam.

Thông thường, chúng ta có thói quen ca ngợi những anh hùng và anh thư của lịch sử, sau khi họ đã qua đời và qua những sách vở, đôi khi có nhiều phần thêu dệt, về khả năng, đức hạnh hoặc thành tích của họ.

Tuy nhiên, theo tôi nghĩ, trong thời đại tin học này, chúng ta có khả năng đánh giá sự đóng góp của con người, trực tiếp, ngay bây giờ, qua những thông tin cập nhật nhất.

Tôi mạn phép sử dụng phương pháp này, viết vắn tắt về một số anh thư thời đại, mà tôi được biết như sau:
Mời đọc thêm

Thứ Tư, 16 tháng 11, 2016

Giáo dục bằng đớn hèn, chúng ta không thể dựng được thế hệ của hy vọng

tuankhanh - Đầu tuần này, có một chuyện khá thú vị diễn ra ở Viện đại học Virginia, Hoa Kỳ. Có gần 500 sinh viên và giảng viên của Viện đại học này cùng ký tên vào một bức thư phản đối bà giám đốc của trường là Terasa Sullivan, vì đã phát đi một bức thư kêu gọi sự hợp nhất của toàn Viện đại học, nhưng trích dẫn trong đó ý văn của tổng thống đời thứ 3 của Hoa Kỳ là Thomas Jefferson.

Mục đích của sự phản đối, là các sinh viên lo ngại về việc giới thiệu các tư tưởng của tổng thống Thomas Jefferson vào lúc này, có thể bị coi là gợi ý “liên quan sâu sắc về lịch sử phân biệt chủng tộc”. Từ bản tin của The Richmond Time Dispatch, người đọc có thể rằng trong bối cảnh tổng thống Mỹ Donald Trump vừa nhậm chức, khuynh hướng dân tộc cực đoan đang lan đi, việc trích dẫn bị coi là đầy ngụ ý này có thể làm ảnh hưởng tinh thần của Viện đại học nên hàng trăm sinh viên đã cùng ký vào thư phản đối này. Hoàn toàn không ai kich động hay xúi giục họ cả.

Sự phản ứng tức thì này khiến bà giám đốc Teresa Sullivan đã phải viết một lá thư trần tình, giải thích rằng “mọi việc trích dẫn đều không có nghĩa là ngầm tán thành các cấu trúc xã hội hay niềm tin của thời đại đó, chẳng hạn như về chế độ nô lệ, xem thường phụ nữ và không cho người da màu vào trường đại học”. Trong một khung cảnh văn minh, giám đốc của một trường đại học đã phải minh bạch, như một cách tôn trọng thế hệ của tương lai, thay vì coi mình là “người lớn”, và sinh viên chỉ là “kẻ nhỏ” và đến chỉ để đóng tiền học phí. 

Sự kiện này nhắc tôi về những gì đang diễn ra ở đại học Hoa Sen, Saigon, vài ngày trước, nơi có các cuộc tranh chấp giữa các Hội đồng quản trị mới và cũ. Hãy nhích một bước, đứng ngoài các giá trị được và mất của các nhà đầu tư và điều hành, sự kiện đáng nói ở đây, liên quan đến các sinh viên của trường Hoa Sen.
Mời đọc thêm

Thứ Ba, 15 tháng 11, 2016

Đất nước ta có bao giờ như thế này không?

Định An - Sáng ngày 13/11, tại ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc ở thôn Phật Tích (xã Phật Tích, Tiên Du, Bắc Ninh), Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng có phát biểu rằng: "Có lẽ nhìn lại chưa bao giờ quê hương ta đẹp như thế này...mặc dù bây giờ ra đường lắm chuyện khó chịu, nghe báo chí nói rất nhiều chuyện tiêu cực hàng ngày, rất là bực mình. Tệ nạn tham nhũng, cán bộ hư hỏng có cả nhưng nhìn tổng quát lại đất nước ta có bao giờ được thế này không?" (http://vietnamnet.vn, 13/11/2016)

Tôi không bàn luận về câu nói trên của Tổng bí thư nhưng nghĩ có điều gì đó không đúng trong lời phát biểu trên. Lẽ ra câu: "nhìn tổng quát lại đất nước ta có bao giờ như thế này không?" nên nói ngược lại rằng: "có bao giờ đất nước ta như thế này không".

Tôi xin đưa ra một vài số liệu thống kê để mọi người tự nhận xét và luận bàn:

- Trước hết nói về nợ công: Tính đến thời điểm hiện tại nợ công của Việt Nam đã lên tới 86 tỉ USD (mỗi người dân Việt Nam phải gánh khoản nợ gần 29 triệu đồng) và đang đối mặt với nguy cơ vỡ nợ. Báo cáo của Chính phủ cũng thừa nhận: “Tổng thu ngân sách nhà nước không đủ bảo đảm nguồn chi thường xuyên và trả nợ. Toàn bộ chi đầu tư đều phải dựa vào nguồn vay nợ của Chính phủ. Nợ công tăng, áp lực trả nợ lớn”. Chỉ tính trong quý I/2016 đã phải vay 116 nghìn tỷ đồng, mục đích chính là để “trang trải nợ nần”, đầu tư phát triển.

- Vị thế: Việt Nam nằm trong nhóm 4 nước lạc hậu của ASEAN (gồm Việt Nam, Lào, Campuchia và Myanmar), đứng thứ thứ 48 trên thế giới. Chỉ số phát triển con người (HDI) của Việt Nam ở mức thấp (đứng thứ 7/11 trong khu vực, thứ 35/45 ở châu Á và thứ 117/173 trên thế giới).
Mời đọc thêm

Thứ Hai, 14 tháng 11, 2016

Bầu tổng thống Mỹ và Phong trào Dân chủ Việt Nam

Trump từng rất thân thiện với nhà Clinton. Ảnh: AP
Nguyễn Tường Thụy - Bầu tổng thống thứ 45 của nước Mỹ và kịch tính của nó là một sự kiện chính trị lớn nhất trong năm 2016.

Với vai trò của Mỹ trên thế giới, việc ai làm Tổng thống Mỹ đều có ảnh hưởng đến Việt Nam trên các mặt chính trị, kinh tế trong đó có Phong trào Dân chủ Việt Nam.

Không thể có con số thống kê, nhưng vẫn có thể thấy hơn nửa người Việt ở hải ngoại và trong nước mong muốn bà Hillary Clinton làm tổng thống. Người VN trong nước thì bày tỏ thiện cảm, người Mỹ gốc Việt thì dồn phiếu cho bà.

Đến khi ông Donald Trump trúng cử, nhiều người tỏ ra ái ngại. Quả là chính sách của ông Trump chú trọng hơn về hướng nội mà thu hẹp hướng ngoại. Có người lo ngại rằng Mỹ sẽ không hoặc ít quan tâm hơn đến nhân quyền ở VN.

Tổng thống Mỹ và Việt Nam

Trước hết, cần điểm lại những năm qua, sự ủng hộ của Mỹ đến đâu và có tác dụng như thế nào đối với Phong trào Dân chủ VN?

Trong hai nhiệm kỳ liên tiếp gần đây, tổng thống Mỹ là người của Đảng Dân chủ. Không thể phủ nhận việc người Mỹ thành tâm muốn cải thiện nhân quyền ở VN cũng như ở các quốc gia kém về thành tích nhân quyền.

Tuy nhiên, sự can thiệp của Mỹ đối với nhân quyền VN về cơ bản mới dừng lại ở mức quan ngại.

Những người hoạt động dân chủ không thể không đặt câu hỏi: Tại sao trong khi Mỹ làm việc với Chính phủ VN về tình trạng nhân quyền thì tình hình nhân quyền vẫn không được cải thiện. Tất cả những cam kết, hứa hẹn trong các buổi làm việc trở thành vô nghĩa khi những chiếc cặp ngoại giao gấp lại. Việc đàn áp, bắt bớ những nhà hoạt động nhân quyền vẫn tiếp diễn.
Mời đọc thêm

Chủ Nhật, 13 tháng 11, 2016

Điều nữ giáo viên đi hầu rượu: Trầm trọng đấy, thưa bộ trưởng Nhạ

Võ Văn Tạo - Báo Dân Trí 14-11-2016 đăng bài “Bộ trưởng GD-ĐT Phùng Xuân Nhạ nói về việc nữ giáo viên của thị xã Hồng Lĩnh (Hà Tĩnh) bị “ép” đi tiếp rượu”, tường thuật ngày 13-11, Bộ trưởng GD-ĐT Phùng Xuân Nhạ trả lời báo chí phỏng vấn tại hành lang Quốc hội về việc UBND thị xã điều nữ giáo viên có nhan sắc đi làm lễ tân, tiếp bia rượu quan khách ăn nhậu, hát karaoke dịp lễ lạt do thị xã tổ chức. Trước đó, nhiều tờ báo phản ánh, nhiều quan khách lợi dụng hơi men, có hành vi ngả ngớn, sàm sỡ các cô. Đã xảy ra ghen tuông, cãi vã, dằn vặt giữa vợ chồng nhiều cô giáo. Nhiều nữ giáo viên vô cùng bức xúc.

Ghi nhận hiện tượng trên là “không phù hợp”, ông Nhạ nói: “Nếu thuộc thẩm quyền địa phương thì chúng tôi nhắc nhở, nếu thuộc thẩm quyền Bộ thì chúng tôi có ý kiến”; “Trách nhiệm tới đâu xử lý tới đấy, nói là xử lý thì hơi nặng nhưng phải nghiêm túc rút kinh nghiệm”; “chưa tới mức độ trầm trọng”; “Các thầy cô phải tự xem xét lại chính mình, khi thấy không đúng thì phải đề nghị, kiến nghị. Còn lãnh đạo địa phương cứ ép thì mình phải kiến nghị lên, chứ mình thực hiện là vi phạm. Khi đã giữ nguyên tắc phẩm chất mà vẫn bị lôi kéo, ép buộc thì trước hết phải hỏi trách nhiệm của thầy cô đã, xong đó mới tính đến người ép buộc. Tôi đề nghị nghiêm túc từ trong ngành, từng thầy cô một phải nghiêm túc đã”…

Thưa ông Nhạ, ông nên vào mạng để xem công luận nghĩ gì về vụ việc động trời trên. “Khốn nạn”, “đồi bại”, “tởm lợm”, “táng tận”… là những từ ngữ rất nhiều người dùng để bày tỏ mức độ, bất bình, phẫn nộ. Rõ ràng việc điều động nữ giáo viên đi làm chuyện ấy bộc lộ tư duy coi phụ nữ (lại là nữ giáo viên) chẳng khác món đồ chơi, làm nô tì mua vui quan khách, bất chấp hậu quả như một sự sỉ nhục, làm tổn thương lòng tự trọng, danh dự, nhân phẩm các cô, làm xã hội coi thường nhân cách nhà giáo – với chức năng dạy dỗ, bồi dưỡng tâm hồn, nhân cách thế hệ trẻ. Vậy mà ông lại nhận định “chưa tới mức độ trầm trọng”? Chắc theo ông, phải diễn ra trò lột truồng các cô, bắt diễu qua diễu lại cho quan khách công khai thưởng lãm, bình phẩm, sờ mó, tấn công tình dục, mới là trầm trọng?
Mời đọc thêm

Tuyên Cáo của Tuổi Trẻ Việt Nam