Chủ Nhật, 30 tháng 4, 2017

Xuân sắc 30 tháng tư cười ra nước mắt

Nguyễn Lộc Yên - Hiện nay, Bộ Chính trị Cộng Sản Việt Nam (CSVN) là bầy tôi của Bắc Kinh (Tàu), nói chính xác là Việt gian đang quỵ lụy “Kẻ thù truyền kiếp”. Nguy hiểm hơn “Quan Tàu đã làm việc tại Hà Nội”, tiêu biểu như: Hoàng Trung Hải (1) đang là Bí thư Thành ủy Hà Nội là thành phố thủ đô, từ ngày 5-2-2016 đến nay?! Trước đấy, họ Hoàng từng là: Phó Thủ tướng Chính phủ Việt Nam, Bộ trưởng Bộ Công nghiệp Việt Nam?!

Uông Chu Lưu (1) hiện nay là Phó Chủ tịch Quốc hội Việt Nam, Uông Chu Lưu giữ chức này từ ngày 23-7-2007 đến nay, trong 10 năm qua, họ Uông là người quyết định cao nhất trong Quốc hội Việt Nam, còn Nguyễn Sinh Hùng hoặc Nguyễn Thị Kim Ngân trên danh nghĩa là Chủ tịch Quốc hội là chỉ để làm vì, chỉ để cho bàn dân thiên hạ khỏi dị nghị là “Quan Tàu đã làm Chủ tịch Quốc hội Việt Nam!” mà Việt Nam chưa chính thức là tỉnh Quảng Nam của nước Tàu, chưa tới thời điểm nhập Trung như “Mật ước Thành Đô” mà các giới chức Việt-Tàu đã thỏa thuận?! 

Dù vậy, mất nước lắm khi nhà cầm quyền còn tồn tại vẫn xem là mất nước, như vào thời triều Nguyễn, đại diện triều đình Huế gồm các ông: Nguyễn Văn Tường, Phạm Thận Duật, Tôn Thất Phan vào ngày 6-6-1884 đã ký Hòa ước Giáp Thân với Jules Patenôtre đại diện Pháp, nên còn gọi là hòa ước Patenôtre, kể từ khi ký xong Hòa ước Patenôtre thì cả nước Việt Nam trở thành thuộc địa của Thực dân Pháp (Pháp thuộc), dẫu rằng triều đình Huế (nhà Nguyễn) vẫn còn vua quan làm việc, nhưng mọi việc quan trọng của đất nước đều do Pháp quyết định từ Ba Lê (Paris, thủ đô nước Pháp) dưới sự giám sát của Khâm sứ Pháp tại Huế, giống như hiện nay nhà cầm quyền CSVN, mọi việc quan trọng của nước Việt Nam đều do Bắc Kinh (thủ đô nước Tàu) quyết định và giám sát bởi một số “Quan Tàu tại Hà Nội” như thượng dẫn!. 
Mời đọc thêm

Thứ Bảy, 29 tháng 4, 2017

Nhân ngày Quốc Hận 30/4, nhớ về Sài Gòn của tôi: Một thời dễ thương, một thời để nhớ

Nguyễn Lương Tuyền - Tôi xa Sài Gòn đã hơn 40 năm. Sài Gòn là nơi nuôi tôi lớn lên, trưởng thành. Những ngày hoa mộng của đời tôi được bắt đầu ở thành phố yêu dấu này, để rồi bị chấm dứt một cách tức tưởi vào ngày 30 tháng 4 năm 1975 khi Sài Gòn bị đổi chủ, đổi tên. Tôi bị buộc phải rời xa Sài Gòn, năm đó tôi vừa tròn 30 tuổi.

Tôi mở mắt chào đời ở Miền Bắc nước Việt. Khi Hồ Chí Minh và các đồng chí của ông từ các An Toàn Khu ở Việt Bắc về tiếp thu Hà Nội theo đúng Hiệp Định Genève, ký ngày 20 tháng 7 năm 1954, tôi theo gia đình di cư vào Nam, đúng hơn là vào sống ở Sài Gòn. Đó là ngày 28 tháng 8 năm 1954 - chỉ hơn 1 tháng sau khi Hiệp Định Genève chia đôi đất nước được ký kết. Tôi đặt chân đến Sài Gòn vào khoảng nửa đêm. Mệt mỏi rã rời, tôi ngủ vùi cho đến sáng bảnh mắt ngày hôm sau mới thức dậy.
Mời đọc thêm

Thứ Sáu, 28 tháng 4, 2017

30/4/1975 có phải là giải phóng miền Nam?







Lư Văn Bảy - Nhìn lại hiện tình của miền Nam VN trước ngày 30/4/1975 để nhận định coi miền nam VN có cần phải được giải phóng từ CSBV? Không ai chối cãi là trong suốt thời gian chiến tranh 1954-1975, sự phát triển và cuộc sống của nhân dân miền Bắc VN đã thua rất xa miền Nam VN về hầu hết các phương diện. Trong khi miền Nam VN đang là con rồng Đông Nam Á, Sài Gòn là Hòn ngọc Viễn Đông đến nỗi mà cố thủ tướng Lý Quang Diệu, người lập ra đất nước Singapore từng mơ ước là, xây dựng nước Singapore của ông ngang bằng với Sài Gòn thì ông mãn nguyện rồi.

Nhưng, thật là nỗi đau cay đắng khi mà Hòn ngọc Viễn Đông của miền Nam VN lại phải rơi vào sự giải phóng của miền Bắc VN với sự hậu thuẫn của Tàu cộng và Liên Sô cũ để rồi, sau 42 năm thống nhất đất nước, các nhà lãnh đạo của ĐCSVN vẫn ôm giấc mộng của CNCS, mặc dù con đường CNCS chỉ còn là quá khứ trên thế giới cho nên, ngày nay đất nước VN chẳng những không còn là con rồng ĐNÁ mà trái lại, thua cả Campuchia và Lào, đứng vào danh sách chậm tiến và nghèo của thế giới. Kinh tế thì đang lụn bại và hoàn toàn lệ thuộc vào Tàu cộng. Tàu cộng thì đang lợi dụng sự thần phục của các nhà lãnh đạo để công khai tung hoành, phá nát VN bằng nhiều hình thức khác nhau, từ hàng hóa có chứa chất độc tràn lan trên thị trường đến các công ty xã độc để giết dần dân tộc VN.
Mời đọc thêm

Thứ Năm, 27 tháng 4, 2017

Xử lý Võ Kim Cự, cộng sản cầu an bằng cách tế dê

Hải Âu - Dưới sự thống lĩnh trong cách cai trị của đảng CSVN, cụm từ “quy trình” được xem là một phương châm trong cách làm việc của nhà cầm quyền. Đã gọi là quy trình thì không thể nào sai, không thể nào đi lệch ra ngoài và không kẻ nào được phép bất tuân.

Võ Kim Cự, một kẻ vấy máu ăn phần trong dự án thảm họa Formosa Hà Tĩnh, từng giữ chức vụ Trưởng ban quản lý Khu kinh tế Vũng Áng, cơ quan cấp phép đầu tư cho dự án Formosa với thời hạn 70 năm vào năm 2008. Võ Kim Cự cho thấy khả năng xử lý quan hệ của mình khi Bộ Kế hoạch và Đầu tư kiến nghị lên Nguyễn Tấn Dũng và mọi chuyện liên quan đến dự án Formosa đã được chấp thuận. Điều này cho thấy Võ Kim Cự thời đương quyền từng là một thế lực lớn tại khu vực miền Trung.
Mời đọc thêm

Thứ Tư, 26 tháng 4, 2017

Dân ném dép tới tấp vào mặt Phó chánh án TAND Tối cao



Chiều 24/4/2017 TAND cấp cao đã tổ chức công khai xin lỗi người 4 lần bị kết án oan Hàn Đức Long tại hội trường UBND xã Phúc Sơn, huyện Tân Yên, Bắc Giang.

Khi ông Trần Văn Tuân, Phó chánh án TAND Tối cao đứng đọc bản xin lỗi thì đã bị người dân ném hàng chục chiếc dép vào mặt. Trong khoảng thời gian 3 phút, hàng chục chiếc dép các loại đã bay thẳng vào mặt vị quan chức cộng sản cao cấp này.

Ông Hàn Đức Long bị bắt giữ 2005 với cáo buộc là hung thủ trong vụ án một cháu bé 5 tuổi bị hiếp giết, rồi vứt xác ngoài cánh đồng xảy ra tại địa phương.

Mời đọc thêm

Thứ Ba, 25 tháng 4, 2017

Formosa với nỗi buồn Tháng Tư

Le Nguyen - “Diệt chủng là một tiến trình. Không phải là một biến cố.”(Genocide is a Process. Not an Event.)

Lịch sử cổ, trung, cận đại của Trung Hoa đã chỉ ra, có nhiều quốc gia, dân tộc bị bá quyền Đại Hán xóa tên trên bản đồ thế giới. Gần đây nhất là lãnh thổ của các sắc dân Mông, Mãn, Tạng, Hồi đã bị xóa sổ, sáp nhập vào nhà nước Tàu Cộng. May mắn thay cho dân tộc Việt Nam, dù bị một ngàn năm đô hộ giặc Tàu, với chính sách đồng hóa thâm độc và nhiều thủ đoạn dã man, tàn bạo nhưng kẻ thù phương bắc đều thất bại. Bá quyền Đại Hán không thành công với Việt Nam vì nòi việt vẫn còn đó tinh thần bất khuất, kiêu hùng trên dưới một lòng với tâm tư tình cảm của kiệt nữ Triệu Trinh Nương:

Mời đọc thêm

Thứ Hai, 24 tháng 4, 2017

Vụ Đồng Tâm, Mỹ Đức: Dân thả “con tin”, Chủ tịch Hà Nội cam kết không khởi tố hình sự

Danlambao - Vụ khủng hoảng đất đai tại xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức đã tạm thời lắng xuống sau khi ông Nguyễn Đức Chung, Chủ tịch UBND TP. Hà Nội ký vào bản cam kết không truy cứu trách nhiệm hình sự đối với những người dân trong xã.

Đáp lại, vào lúc 14h30’ chiều ngày 22/4, người dân Đồng Tâm đã trả tự do 19 CSCĐ bị bắt giữ làm “con tin” sau vụ xô xát diễn ra hôm 15/4/2017, kết thúc 7 ngày đối đầu căng thẳng giữa những nông dân địa phương và nhà cầm quyền Hà Nội.

Tước đó, trong buổi sáng cùng ngày, một đoàn công tác hùng hậu do ông Nguyễn Đức Chung dẫn đầu đã có buổi làm việc với người dân tại trụ sở UBND xã Đồng Tâm. Đoàn công tác bao gồm nhiều thành phần khác nhau như: Ban dân nguyện của Quốc hội, Thanh tra Chính phủ, Bộ Công an, quan chức huyện Mỹ Đức...

Trong bản cam kết viết tay với người dân, ông Nguyễn Đức Chung cam kết: “Trực tiếp tham gia đoàn thanh tra, chỉ đạo sát sao đoàn thanh tra làm đúng sự thật, khách quan và đúng pháp luật. Khu vực đất Đồng Sênh. đâu là đất quốc phòng, đâu là đất nông nghiêp. không mập mờ, đúng quyền lợi cho dân Đồng Tâm theo quy định của pháp luật". 

"Không truy cứu trách nhiệm hình sự toàn thể nhân dân xã Đông Tâm. Cam kết chỉ đạo điều tra xác minh việc bắt và gây thương tích cho cụ Lê Đình Kình. Xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật.”
Mời đọc thêm

Chủ Nhật, 23 tháng 4, 2017

Đồng Tâm chưa xong, lại có đụng độ vì đất ở Bắc Ninh

Cuộc đụng độ giữa dân và nhà chức trách tại thôn Vọng Đông, xã Yên Trung, huyện Yên Phong, Bắc Ninh, ngày 20/4/2017. (Facebook)
VOA - Một số người dân ở một thôn của tỉnh Bắc Ninh đưa thông tin lên mạng xã hội cho hay trong ngày 20/4 đã có đụng độ giữa dân và nhà chức trách do tranh chấp đất đai.

Địa điểm xảy ra đụng độ là thôn Vọng Đông, xã Yên Trung thuộc huyện Yên Phong của tỉnh. Nơi này chỉ cách ranh giới với Hà Nội chưa đầy 10 kilomet.

Thông tin của người dân trên Facebook, được nhiều nhà hoạt động vì tiến bộ xã hội chia sẻ, chứa các bức ảnh và video cho thấy nhiều người dân và cảnh sát cơ động đã đối đầu. Số người của cả hai bên ước tính lên đến hàng ngàn người.

Người dân nói chính quyền đã tìm cách “thu hồi đất với giá đền bù rẻ mạt” ở khu ruộng 14 mẫu có tên là Đồng Cốc. Họ khẳng định vẫn canh tác ở đó và nộp thuế đầy đủ qua nhiều thế hệ.

Dẫn luật đất đai, người dân xác định đất của họ là ruộng lâu dài. Nhưng vì một lý do nào đó còn chưa được làm sáng tỏ, cách đây 3 năm, ông trưởng thôn – người nay đã từ chức – đã ký một biên bản “biến” khu đất đó thành ruộng công ích.
Mời đọc thêm

Thứ Bảy, 22 tháng 4, 2017

Ngày Trái Đất 2017- Kiến Thức Môi Trường và Khí Hậu

Mai Thanh Truyết - Chúng ta bước vào năm thứ 47 của Ngày Trái Đất, ngày 22 tháng Tư năm 2017. Ngày nầy được xem như là ngày nhắc nhở hơn 7,4 tỷ người trên trái đất cần nên có thêm cảm hứng, trao đổi ý kiến, khơi dậy ước mơ, và nhứt là vận động và kích thích để mọi người cần hành động để bảo vệ môi trường sống của tất cả chúng ta. Hàng năm có trên một tỷ người khắp nơi, tùy theo điều kiện hiện có của mỗi quốc gia, tổ chức các cuộc vui chơi, vận động cho mọi người ý thức nhiều hơn nữa về tình trạng môi trường chung cho thế giới và riêng cho từng quốc gia.

Chủ đề cho Ngày Trái Đất năm nay là “Kiến thức Môi trường và Khí hậu” (Environmental and Climate Literacy) nhằm mục đích chuyển tải thông điệp bảo vệ Trái Đất chung như:

- Cần xây dựng một công dân toàn cầu thông thạo các khái niệm về thay đổi khí hậu và nhận thức được mối đe dọa chưa từng có trước đây đối với hành tinh chúng ta. 

- Cần khuyến khích mọi người mang sự hiểu biết để truyền tải ý thức cho việc hành động bảo vệ môi trường chung.
Mời đọc thêm

Thứ Sáu, 21 tháng 4, 2017

"Đất quốc phòng" để bảo vệ tổ quốc hay "Đất làm ăn" để bảo vệ sự nghiệp làm giàu của quân đội và các quan chức?






Vũ Đông Hà - Trong vụ cướp đất của dân tại Đồng Tâm - Mỹ Đức, nhà cầm quyền Hà Nội cũng như tuyên giáo đảng vẫn một mực rêu rao rằng 46ha thuộc xã Đồng Tâm là "đất quốc phòng" được giao cho Tập đoàn Viễn thông Quân đội (Viettel) sử dụng cho "công trình quốc phòng A1", dựa vào Quyết định số 551/QĐ-TM ban hành vào ngày 27/3/2015.

Thực sự nó có phải là "công trình quốc phòng A1"? (và cho đến bây giờ không ai biết chính xác nội dung của công trình A1 này!)

Nhìn lại những diễn tiến:

Vào ngày 4/6/2016, Nguyễn Đức Chung - Chủ tịch UBND TP Hà Nội đã ký kết biên bản hợp tác giữa UBND Hà Nội với Viettel để đẩy mạnh phát triển viễn thông và ứng dụng công nghệ thông tin giai đoạn 2016-2020 (1).
Mời đọc thêm

Thứ Năm, 20 tháng 4, 2017

Hãy đồng hành với Đồng Tâm








Đồ Hiếm - Gần 42 năm sống trong đất nước, mà người dân vẫn bị ù tai hoa mắt bởi những rác rưởi thông tin sai láo do hơn 700 báo/đài nô cộng, nên một thường dân như Đồ tui phải tự điều chỉnh lý luận thông tin đầu vào, để kết luận đầu ra như sau: Nhà cầm quyền CSVN tuyên bố gần 50 ha đất tại xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức vốn thuộc hoàn toàn quyền xử lý của Bộ Quốc phòng từ năm 1980. Trước đây, chóp bu CS định xây sân bay Miếu Môn, dành cho các loại phi cơ vận tải hoặc trực thăng sử dụng trong trường hợp khẩn cấp để đưa đàn cá tra trong Bộ Chính trị di tản (quy mã) khi quân Tàu ô bất ngờ chiếm đánh thủ đô. Nhưng nay thì không cần nữa, vì ĐCS Tàu đã trở thành thằng cha (hoang) tốt, nên chuyển mục tiêu xử dụng cho quyền lực mềm: USD & Tình báo. Nhà sản đã giao toàn bộ khu đất này cho Tập đoàn Viễn thông Quân đội Viettel (thuộc Bộ Tư Lệnh Thông tin Quân đội) để làm kinh tài. Một mặt có lợi cho tâm tư của các tướng tá tại Bộ Quốc phòng, hòng mua đứt sự trung thành của lực lượng quân đội qua việc nắm thóp các tướng QĐND, một mặt làm vừa lòng Bắc Kinh qua việc tạo cơ hội cho Viettel - cánh tay nối dài của tình báo Hoa Nam phát triển (nghe lén, nhiễu sóng, thu thập thông tin…) ngay tại thủ đô.

Người dân Đồng Tâm dù chân chất đến mấy cũng trở nên phẫn nộ trước quyết định của đảng đã cưỡng chiếm đất nông nghiệp của dân để sang tay cho quân đội kinh doanh. Bằng chứng là ngay từ năm 2012, khi đo đạc đất đai, nhà cầm quyền đã cố tình đo lấn sang đất của dân, và cho dù dân Đồng Tâm làm đơn khiếu kiện nhiều lần nhưng đến nay vẫn chưa được giải quyết.

Hôm 15/04/2017, chính quyền địa phương có mời đại diện người dân trong xã ra khu vực đất đang tranh chấp để cùng đo đạc, xác định mốc, ranh giới giữa đất quốc phòng và đất nông nghiệp của xã Đồng Tâm nhưng sau đó, đã xảy ra chuyện côn an bắt 15 người dân xã, và đổi lại, phía dân Đồng Tâm bắt 38 côn an, cảnh sát cơ động. Đến hôm nay, người dân đã thả tự do cho 18 cảnh sát cơ động về nhà, chỉ giữ lại 20 tên côn an và cán bộ.

Thực tâm người dân Đồng Tâm chỉ mong thành phố Hà Nội cử đại diện xuống giải quyết thấu đáo về việc đất đai tranh chấp nhưng đến nay, việc đối thoại với người dân mới chỉ thực hiện được "qua điện thoại". Lãnh đạo Hà Nội giao điều kiện sẽ xem xét các kiến nghị đất đai một cách thỏa đáng nhưng về phía Đồng Tâm phải đảm bảo an toàn tính mạng cho 20 côn an đang bị giam giữ.

Tất cả dân đen đang sống dưới chế độ cộng sản không cần phải kiểm chứng dài dòng chứng từ cho mất thì giờ, chúng ta đều biết chắc như đinh đóng cột rằng, đảng cộng sản là đảng cướp nên trong vụ việc này, lẽ phải thuộc về người dân Đồng Tâm.

Đồng Tâm đã tức nước vỡ bờ, Đồng Tâm đã trên dưới đoàn kết một lòng, Đồng Tâm đã vượt qua sợ hãi để cùng nhau vùng lên đối kháng với đảng nô cộng.

Trong không khí đấu tranh sôi sục này, Đồng Tâm đã bắn phát đầu tiên, bây giờ là việc của chúng ta:
Mời đọc thêm

Thứ Tư, 19 tháng 4, 2017

Bí mật của biển

TuanKhanh - Mới đây, có một bản tin nhỏ của Úc phát đi, mà có lẽ ít ai lưu tâm, đó là chuyện Bộ Tư lệnh Biên giới Hàng hải của Úc (Maritime Border Command – MBC) cho biết họ đã tăng cường gắt gao trên toàn bộ các vùng biển của Úc, liên tục tuần tra suốt 24g/ngày để chống lại nạn xâm nhập vùng biển (Australian Fishing Zone) của họ và đánh cá lậu. Thủ phạm chính gây lo ngại, là ngư dân Việt Nam.

Từ giữa năm ngoái đến nay, những chiếc tàu cá tội nghiệp từ Việt Nam đi thật xa và đến tận Úc để đánh bắt như vậy ngày càng nhiều hơn. Cơ quan quản lý Ngư nghiệp Úc (Australian Fisheries Management Authority – AFMA) nói rằng họ sửng sốt vì số lượng ngư dân Việt xuất hiện với mật độ dày đặc. Có đến 13 vụ xâm nhập bị phát hiện trong 11 tháng, 161 người bị bắt, còn bao nhiêu thoát được thì chưa biết. Những cuộc bắt giữ và thẩm tra đều có một kết quả chung: các thủy thủ phần lớn là mù chữ và nghèo khó. Lý do đi tận đến Úc để đánh cá, theo lời khai của họ vì bởi khu vực quần đảo Trường Sa vốn là nơi họ vẫn đánh bắt cá những năm qua, nay đã bị Trung Quốc kiểm soát và không còn an toàn để ra khơi nữa. 
Mời đọc thêm

Thứ Ba, 18 tháng 4, 2017

Một cuộc đối đầu có thể trở thành cuộc chiến tại xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức

Hải Âu - Mỹ Đức là một huyện nằm cách trung tâm thủ đô Hà Nội khoảng 40km về phía Tây Nam, hiện có khoảng 2.572 hộ dân với dân số hơn 8.600 người.

Những diễn biến xung quanh vụ việc người dân xã Đổng Tâm, huyện Mỹ Đức cố thủ chống lại lực lượng cưỡng chế của nhà cầm quyền Hà Nội đang là đề tài nóng trên các diễn đàn, mạng xã hội trong những ngày qua. Điểm mấu chốt của vụ việc cho đến lúc này là người dân đang giam giữ 32 người gồm công an, cảnh sát cơ động, an ninh giả dạng côn đồ.

Sự việc đang diễn ra tại xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức được dư luận biết đến khi một số trang mạng lề Dân đăng tải, chia sẻ đoạn clip cho thấy hàng chục công an bỏ chạy khi bị người dân rượt đuổi. Liền sau đó, những thông tin, hình ảnh một nhóm cảnh sát cơ động bị người dân “giam lỏng” tại nhà văn hóa của huyện được lan tỏa nhanh chóng. Nguyên nhân dẫn đến vụ việc trên bắt nguồn từ những mâu thuẫn trong việc nhà cầm quyền dùng vũ lực cưỡng chiếm đất đai của người dân xã Đồng Tâm huyện Mỹ Đức. Đây không phải là lần đầu cộng sản Hà Nội hành xử thô bạo và trái pháp luật khi thực hiện những quyết định thu hồi đất.
Mời đọc thêm

Thứ Hai, 17 tháng 4, 2017

42 tháng Tư và cuộc chiến không bom đạn

Vũ Đông Hà - Những ngày này năm xưa, chỉ trong 55 ngày đêm, với tốc độ “một ngày bằng 20 năm”, toàn bộ miền Nam bị “giải phóng”. Cuộc chiến bom đạn chấm dứt. Xác người thôi còn phơi khô trên những đại lộ kinh hoàng. Việt Nam “thống nhất”. Những người lính Việt Nam Cộng Hòa gãy súng giữa trời, nhìn nhau bằng đôi mắt uất hận. Những bộ đội cộng sản Bắc Việt ngồi dọc vỉa hè, ngơ ngác ngước nhìn Sài Gòn tráng lệ, và có người ôm mặt khóc. 

Bao năm trôi qua. Trong từng năm tháng ấy, xác người dọc theo Đại Lộ Kinh Hoàng đã được thay thế bằng hàng vạn thây người trên những hải trình xuyên biển Đông. Các cuộc tổng tấn công quân sự được đổi lại bằng những đại chiến dịch tập trung cải tạo, cải tạo công thương nghiệp, hợp tác hóa nông nghiệp. “Ý thức đoàn kết dân tộc lại một lần nữa bị phần nào xao lãng bởi bệnh chủ quan và say sưa vì chiến thắng, bởi những cách nhìn hẹp hòi, biệt phái, bởi chuyện phân biệt thắng-thua, bởi những kỳ thị ta-ngụy...” (cố Thủ tướng CSVN Võ Văn Kiệt). Trong im lặng hòa bình, trong thống nhất đất nước nhưng phân ly lòng người, một cuộc chiến không bom đạn đã khởi đầu. “Ngụy quân, ngụy quyền” được thay thế bằng “bè lũ phản động”. Chiến tranh xâm lược được thay trang đổi phục thành diễn tiến hòa bình. Những khẩu AK-47 được thế chỗ bởi điều 79, 88, 258... Những quả bom trải thảm B52 của đế quốc Mỹ đã nhường chỗ cho những ngọn hải đăng, tàu chiến, khoan dầu hiện đại và công trình xả thải của đế quốc Trung Hoa. Và những người bộ đội từ rừng về phố ngày xưa, bây giờ già nua, lặng nhìn cơ đồ và vận mạng của tổ quốc đang đắm chìm trong tăm tối. 
Mời đọc thêm

Chủ Nhật, 16 tháng 4, 2017

Mar-a-Lago luận kiếm







Ls Nguyễn Văn Thân - Thế là sau gần 3 tháng gườm nhau, rốt cuộc rồi hai cao thủ sẽ có cơ hộ so gươm đối đầu tại Mar-a-Lago vào ngày 6 và 7 tháng 4 vừa qua. Có thể nói là không có điều gì tác động mạnh đến tình hình an ninh và kinh tế thế giới ngày nay bằng quan hệ Mỹ Trung. Cả hai đều muốn biến nước họ trở thành vĩ đại lần nữa. Với Tập thì sau một thế kỷ ô nhục, đã đến lúc Trung Quốc trở lại vai trò trung tâm của vũ trụ. Còn Trump thì cho là Hoa Kỳ đã bị hạ nhục trong suốt một thập niên qua. Từ một siêu cường độc cô cầu bại, Trump có cảm giác là Mỹ ngày càng xuống dốc và đang bị coi thường. Tư duy chính trị sỉ nhục, tổn thương và rửa hận đang là thời thượng. Lãnh tụ nào đánh gục được đối thủ sẽ được tôn vinh như là cứu tinh của dân tộc họ.

Từ quan điểm của Trung Quốc, quan hệ Trung-Mỹ dựa trên nền tảng chính sách một nước Trung Hoa. Tuy Tổng Thống Trump không còn hăm he từ bỏ chính sách này nhưng ý định tăng cường quan hệ quân sự và bán thêm nhiều vũ khí tối tân cho Đài Loan làm Trung Quốc rất bực mình. Đài Loan là một lá bài lớn của Mỹ trong tiến trình thương thuyết và thương nhượng với Trung Quốc.
Mời đọc thêm

Thứ Bảy, 15 tháng 4, 2017

Nhận định về Tổng Thống Trump qua hai việc: Tiếp đón Tập Cận Bình và pháo kích vào Syria







Gs Lê Đại Tường - Tôi vốn thích theo dõi thời cuộc, nhưng không thích làm chính trị. Sự theo dõi thời cuộc nước Mỹ sau kỳ bầu cử năm nay càng thu hút sự chú ý của tôi, vì tôi nghĩ rằng: ảnh hưởng của việc ông Trump đắc cử sẽ liên hệ đến Quốc gia VN. Theo dõi tình hình, nhưng tôi cũng rất dè dặt khi nói ra những cảm nghĩ của mình vì ngay trong Đại gia đình của tôi cũng có những đứa cháu bất đồng quan điểm với tôi. Không muốn có những xích mích, tôi chờ đợi vào một thời điểm khi có những sự kiện thuận lợi rõ ràng để biện minh cho những quan điểm của mình sẽ tránh khỏi bị chê trách là mù quáng, đầu óc già rồi thiếu minh mẫn.

Trước hết nhận xét và theo dõi những nguồn tin về TT Trump tiếp đón ông Tập cận Bình. Khi tin này mới được công bố, cả thế giới đã có phản ứng nhìn ông Trump như một tên ba trợn, lếu láo thay đổi chính sách, lập trường hơn cả chong chóng. Chuyện TT sẽ tiếp đón ông Bình tại Florida, một nơi rất đặc biệt, ông chỉ dành cho những người được ông sắp vào thành phần những bạn đồng minh hay người thân thiết của ông; như nơi này ông đã từng tiếp đón nồng hậu Thủ Tướng Abe của nước Nhật vào tháng trước. Chính ngay cả nước Nhật khi nghe tin ông TCB được tiếp đón tại địa điểm trên, báo Chí Nhật đã cảnh cáo chính quyền Nhật không nên trông cậy vào một đồng minh có tính tráo trở như vậy. 

Ngay cả Trung Cộng cũng hí hửng trước nguồn tin TCB được TT Trump ưu ái đón tiếp tại dinh cơ tráng lệ tư. Trước những ngày sang Mỹ, Trung Cộng đã nắn gân chính phủ Mỹ bằng những lời tuyên bố, ngang ngược, xấc xược về chủ quyền ở Biển Đông mà Trump vẫn im lặng. Thái độ im lặng được hiểu như một sự nhượng bộ nên ông Bình đã có cái nhìn coi thường TT Trump cũng chẳng hơn gì TT Obama. Tin tức chuyến công du của ông Bình được tiếp đón đặc biệt ở Mỹ đem ra phổ biến trên toàn quốc chủ ý gây uy tín làm tăng uy thế của TCB mà ông cần trong kỳ họp Đại Hội Đảng vào những tháng tới. 
Mời đọc thêm

Thứ Sáu, 14 tháng 4, 2017

Khởi tố vụ biểu tình Lộc Hà là ‘thêm dầu vào lửa’

Người dân biểu tình trước UBND huyện Lộc Hà, tỉnh Hà Tĩnh, ngày 3/4/2017. (Ảnh Facebook Nhật ký Yêu nước)











VOA - Công an tỉnh Hà Tĩnh hôm 12/4 quyết định khởi tố vụ án “gây rối trật tự công cộng và bắt giữ người trái pháp luật” liên quan đến một cuộc biểu tình ở một xã thuộc huyện Lộc Hà, do người dân bức xúc về vấn đề đền bù sau thảm họa môi trường do Formosa gây ra.

Nhà hoạt động Hoàng Đức Bình, thuộc Phong trào Lao động Việt, nói với VOA hôm 13/4 rằng quyết định khởi tố không khác nào là đổ thêm dầu vào lửa.
Nếu mà họ [công an] bắt người ở vùng Lộc Hà, thì sẽ dấy lên một làn sóng căm phẫn của người dân tại vì người dân họ rất bức xúc. Cái việc họ lên bao vây trụ sở không phải hành vi vi phạm luật mà là hành vi đi đòi quyền lợi rất chính đáng. Đấy là việc cần thiết của người dân lúc bấy giờ. Họ lên đối thoại chứ không đập phá. Nếu họ [công an] bắt người ở vùng Lộc Hà, đó là sai lầm nghiêm trọng, giống như hành động đổ thêm dầu vào lửa, không giải quyết được sự việc, càng làm sự việc căng thẳng thêm . Ông Hoàng Đức Bình, Phong trào Lao động Việt
Vụ việc xảy ra hồi đầu tháng, khi người dân ở xã Thạch Bằng và Thạch Kim cáo buộc công an hành hung các thanh niên địa phương và một số nhà hoạt động vào đêm 2/4, công an còn bị cáo buộc đã nổ súng. Ngày 3/4, hàng nghìn người dân của hai xã này đã kéo đến trụ sở chính quyền huyện Lộc Hà để phản đối vụ đánh đập, đồng thời tiếp tục đòi đền bù thỏa đáng sau vụ ô nhiễm bị quy trách cho công ty Formosa.
Mời đọc thêm

Thứ Năm, 13 tháng 4, 2017

Khởi tố vụ án "hủy hoại tài sản" liên quan biểu tình ở Lộc Hà

Người dân huyện Lộc Hà, tỉnh Hà Tĩnh biểu tình sáng ngày 3 tháng 4 năm 2017. Hình Facebook Bạch Hồng Quyền
RFA - Công an huyện Lộc Hà, tỉnh Hà Tĩnh vào ngày 13 tháng tư ra quyết định khởi tố một vụ án mà họ gọi là ‘hủy hoại tài sản’ tại xã Thạch Bằng thuộc huyện này.

Theo phía công an thì vào đêm 2 tháng tư khoảng 50 người dân đã vây đánh một tổ công an làm nhiệm vụ bảo vệ trật tự tại xã Thạch Bằng, làm cho một nhân viên công an bị thương, và sau đó những người dân này đã đập phá tài sản trong nhà của viên trưởng công an xã.

Một người dân địa phương thì lại cho biết khác và vụ việc được nêu ra với cơ quan chức năng trong cuộc làm việc vào ngày 4 tháng 4 sau đó:

“Vụ công an quấy rối và làm mất trật tự trong đêm ngày 2 tháng tư 2017: đồng chí Thu công an Huyện và đồng chí Giáp công an Xã có hành vi nổ súng gây rối an ninh trật tự và gây rối cộng đồng. Công an dùng súng như vậy đúng hay sai?”

Một số nhà hoạt động xã hội cũng nói rằng trong đêm 2 tháng tư một công an đã vô cớ nổ súng vào đám đông, mặc dù không làm ai bị thương vong nhưng vụ nổ súng đã góp phần kích động cuộc biểu tình ngày 3 tháng tư.
Mời đọc thêm

Thứ Tư, 12 tháng 4, 2017

Việt Nam thuộc nhóm các nước tham nhũng hàng đầu

Việt Nam là nước có tỷ lệ tham nhũng cao dựa theo bản đồ do Transparency International cung cấp.
Courtesy of transparency.org
RFA - Tham nhũng tại Việt Nam đe dọa sự phát triển bền vững của kinh tế và xã hội, Việt Nam đứng thứ 133/176 bảng xếp hạng tham nhũng toàn cầu của Minh Bạch Quốc Tế, nằm trong nhóm các quốc gia có tình trạng tham nhũng nghiêm trọng.

Đây là thông tin được công bố tại hội thảo hôm 12 tháng tư ‘Thúc Đẩy Xây Dựng Môi Trường Kinh Doanh Liêm Chính’ do Phòng Thương Mai Và Công Nghiệp Việt Nam tổ chức với sự phối hợp của Trung Tâm Nghiên Cứu Quản Trị Xã Hội, gọi tắt là CENSOGOR.

Bà Nguyễn Thị Kiều Viễn của Trung Tâm Nghiên Cứu Quản Trị Xã Hội cho rằng doanh nghiệp tại Việt Nam như mắt xích kép, ý nói như con dao hai lưỡi, khi vừa là nạn nhân vừa là tác nhân gây tham nhũng. Bà nói trên 61% doanh nghiệp có hành vi đút lót tiền bạc, hầu hết đều có chuyện lại quả cho đối tác của mình. Ngoài ra, có đến 66% doanh nghiệp dân doanh phải chi trả những khoản phí không chính thức, gần 60% doanh nghiệp FDI tức có vốn đầu tư nước ngoài phải chi trả chính thức khi làm thủ tục hải quan.
Mời đọc thêm

Thứ Ba, 11 tháng 4, 2017

Tìm về những ngôi mộ thuyền nhân

Thuyền nhân vượt biển trong trại tị nạn ở Galang, Indonesia 1986. (Ảnh: Bùi Văn Phú) 
Thiện Ý - Trong suốt tuần qua, Đài phát thanh Saigon ở Houston, tiểu bang Texas, đã truyền đi các bản tường trình trực tiếp về chuyến đi thăm mộ phần những tuyền nhân Việt Nam đã bỏ mình ở Biển Đông trên đường tìm tự do. Theo đó, một phái đoàn khoảng 60 người đến từ Hoa Kỳ, Canada và Úc Châu, phần nhiều là những thuyền nhân đã sống sót sau các cuộc vượt biển đầy hiểm nguy với sóng gió và hải tặc. Chuyến đi thăm này dự định kéo dài trong ba tuần đi đến một số hải đảo trong vịnh Thái Lan, Mã Lai và Nam Dương, nơi có nhiều xác thuyền nhân bị chôn vùi dưới ba tấc đất, không quan tài, không kim tĩnh! 

Theo những thuyền nhân vượt thoát trong những phoản thời gian khác nhau các năm trước đây, nay tham gia phái đoàn cho biết, mục đích và ý nghĩa chuyến đi này là để thăm viếng, tưởng niệm và cầu nguyện theo niềm tin tôn giáo cho các thuyền nhân có số phận không may đã bỏ mình trên biển cả do sóng dữ hay bị hải tặc sát hại trên đường vượt biển.Vì vậy trong phái đoàn này có sự tham gia của một số tu sĩ như một linh mục Công giáo và một Hòa thượng ở thành phố Houston, Hoa Kỳ và một linh mục Công giáo đến từ Đài Loan. 

Ngoài ra còn có năm Nhà sư và một số tu sĩ Phật giáo Thái Lan tình nguyện tham gia phái đoàn đến các hải đảo để cầu nguyện cho linh hồn các thuyền nhân tử nạn còn vất vưởng nơi đây được sớm siêu thoát. Đồng thời, phái đoàn cũng mang theo khoảng 70 bảng mộ bia đề tên những người mà thân nhân họ biết đã bị vùi chôn trên các hoang đảo mà họ từng trôi dạt vào bờ, đã chết đói chết khát hay bị hải tặc hãm hiếp, sát hại… 
Mời đọc thêm

Tuyên Cáo của Tuổi Trẻ Việt Nam