Thứ Sáu, 25 tháng 8, 2017

Quân Đội làm kinh tế: củ cà rốt cho tướng lãnh

Huy Phương  - Trên thế giới, lực lượng quân đội nào, với vũ khí, quân cụ trong tay cũng có khả năng làm đảo chính, lật đổ chính quyền. Có trường hợp vì chính phủ độc tài, tham nhũng, cũng có khi vì phe cánh hay có bàn tay bên ngoài của các quốc gia khác.

Việt Nam Cộng Hòa cũng đã có hai cuộc đảo chánh do quân đội cầm đầu năm 1960 (bất thành) và năm 1963, giết Tổng Thống Ngô Đình Diệm.

Với truyền thống can thiệp vào nền chính trị, quân đội Thổ Nhĩ Kỳ đã ba lần làm đảo chính vào những năm 1960, 1971 và 1980. Năm 1987, quân đội Thổ không làm đảo chánh, nhưng lo ngại về sự hiện diện ngày càng tăng của các đảng phái Hồi Giáo trong nước, quân đội Thổ Nhĩ Kỳ dưới sự chỉ huy của tướng İsmail Hakkı Karadayı đã áp lực với chính quyền đóng cửa các trường học tôn giáo, cấm sinh viên đại học đeo mạng che mặt. Thủ Tướng Necmettin Erbakan bị các tướng lĩnh ép phải từ chức, một chính phủ lâm thời được lập ra, và quân đội cuối cùng cầm quyền vào năm 1998.

Thái Lan đã có tất cả 11 lần quân đội làm đảo chánh vào những năm 1932, 1933, 1946, 1951, 1957, 1971, 1976, 1977, 1991, 2006, 2014.

Một cuộc đảo chính Xô Viết năm 1991, được gọi là Cuộc Nổi Dậy Tháng Tám hay cuộc Đảo Chính Tháng Tám, một nhóm các thành viên của chính phủ Xô Viết đã hạ bệ trong một thời gian ngắn vị Tổng Bí Thư Liên Xô Mikhail Gorbachev và tìm cách nắm quyền kiểm soát đất nước.

Tháng Tám, 1982, Không Quân Kenya (Phi Châu) nổi dậy chống Tổng Thống Daniel arap Moi. Năm 2009, Tổng Thống Yahya Jammeh của Gambia bị quân đội đảo chánh. Năm 2015 Tướng Godefroid Niyombare của Burundi, làm đảo chánh chống Tổng Thống Pierre Nkurunziza, nhưng bất thành.
Mời đọc thêm

Thứ Năm, 24 tháng 8, 2017

Các Dân biểu Đức yêu cầu trừng phạt CSVN

Nhân viên điều tra của cộng hòa Czech đã tịch thu chiếc xe bắt cóc Trịnh Xuân Thanh và chuyển giao cho chính phủ Đức

Danlambao - Phát ngôn viên của các dân biểu thuộc đảng Dân chủ Xã hội Đức (The Social Democratic Party of Germany) tuyên bố với tuần báo Spiegel rằng: “Theo quan điểm của tôi, việc phải trục xuất thêm nhiều nhân viên mật vụ tình báo Việt Nam và đóng băng các khoản tiền viện trợ hợp tác phát triển là một điều cần thiết." ("Aus meiner Sicht ist es erforderlich, weitere bekannte Mitarbeiter des vietnamesischen Geheimdienstes auszuweisen und einzelne projektbezogene Gelder im Rahmen der Entwicklungszusammenarbeit einzufrieren.")

Ông Jürgen Hardt, phát ngôn viên về chính sách đối ngoại của đảng Dân chủ Thiên Chúa giáo (The Christian Democratic Union of Germany) cũng lên tiếng kêu gọi Cộng đồng chung Âu châu có những biện pháp chung đối với nhà nước CSVN. Ông Hardt cũng yêu cầu trục xuất thêm nhân viên sứ quán của Hà Nội tại Đức. Tuy nhiên, ông Hardt đề nghị rằng các biện pháp trừng phạt Hà Nội không nên ảnh hưởng đến người dân Việt Nam.

Tin mới nhất từ BBC tiếng Anh cũng cho biết là chiếc xe do tình báo Hà Nội mướn để bắt cóc Trịnh Xuân Thanh đã được các nhà điều tra Séc thu giữ và chuyển giao cho Đức. 
Mời đọc thêm

Thứ Tư, 23 tháng 8, 2017

Tình đồng chí có giúp giữ được chủ quyền biển đảo?

Ls Nguyễn Văn Thân - Vào ngày 24/7, ký giả BBC Bill Hayton đưa tin là Việt Nam phải ra lệnh ngưng khai thác dầu khí ở Lô 136-03 tại bãi Tư Chính (Vanguard Bank) vì Trung cộng đe dọa là sẽ tấn công các thực thể mà Việt Nam đang xây dựng tại Trường Sa. Hayton cho biết là nguồn tin xuất phát từ một công ty khai thác dầu khí tại Châu Á và đã được nhân viên Bộ Ngoại Giao Việt Nam xác nhận. Chỉ vài ngày trước đó, Repsol (công ty mẹ của Talisman Vietnam) là công ty có hợp đồng khai thác dầu khí với Việt Nam đã công bố là tìm thấy một mỏ dầu lớn tại khu vực này. Qua ngày hôm sau, Gs Carl Thayer trong cuộc phỏng vấn với Sydney Morning Herald cũng xác nhận là theo nguồn tin của ông từ Hà Nội cho biết thì Việt Nam đã yêu cầu Repsol ngưng khai thác từ ngày 15/7.

Cả Bill Hayton và Carl Thayer đều là những chuyên gia về Việt Nam có uy tín. Hayton là tác giả của quyển sách ''Vietnam - Rising Dragon" (Việt Nam - Con Rồng trỗi dậy) và quyển ''The South China Sea: the Struggle for Power in Asia''(Biển Đông: Cuộc chiến tranh giành quyền lực tại Châu Á). Gs Carl Thayer là một gương mặt quen thuộc của người Việt tại Úc. Ông đã nhiều lần tham gia vào các chương trình hội luận của Đài Truyền Hình SBTN Úc Châu và Vietface TV và làm diễn giả trong các buổi hội thảo của do Cộng đồng Người Việt Tự do và Nhóm Nghiên Cứu Văn hóa Đồng Nai Cửu Long tổ chức. Vào tháng 6 năm ngoái, ông nhận lời diễn thuyết về Biển Đông và tình trạng nhân quyền tại Việt Nam trong Đại Hội của Cộng Đồng Người Việt Tự Do Úc Châu tại Dapto. Đó là một trong những lý do mà ông bị nhà cầm quyền CSVN loại ra khỏi chương trình hội thảo về Biển Đông trong trung tuần tháng 7 vừa qua do Trung Tâm Nghiên Cứu Chiến Lược và Quốc Tế CSIS (Centre for Strategic and International Studies) của Mỹ tổ chức mà Bộ Ngoại giao Việt Nam là một trong những nhà tài trợ.
Mời đọc thêm

Thứ Ba, 22 tháng 8, 2017

Bất chấp đối diện tù đày, nhà tranh đấu cho dân chủ Joshua Wong vẫn nói “Hồng Kông đang bị đe dọa”

Joshua Wong, khi 17 tuổi đã là nhà lãnh đạo của nhóm hoạt động dân chủ Scholarism, ngồi bên cạnh những thanh rào chắn dựng trước tòa nhà chính phủ trung ương tại quận Admiralty, Hồng Kông, Trung Quốc, vào thứ Tư 10-12-2014. Ảnh: Lam Yik Fei / nguồn Getty Images đăng trên Bloomberg.
tuankhanh - Khi các anh chị đọc bài phỏng vấn dưới đây, cũng là lúc nhà tranh đấu trẻ Joshua Wong (Hoàng Chí Phong) đã bị chính quyền tay sai của Trung Quốc ở Hồng Kông kết án tù anh và các đồng sự.

Tin cho hay, Joshua Wong, Nathan Law (La Quán Thông) và Alex Chow (Châu Vĩnh Khang) lần lượt bị tuyên 6 tháng, 8 tháng và 7 tháng tù giam trong phiên tòa diễn ra tại Hong Kong ngày 17/8/2017. Tội danh của những thanh niên này cũng giống như “lợi dụng quyền tự do dân chủ” nhằm khép một mức án, cản bước họ không thể hoạt động chính trị chính thức, vận động cho tự do và dân chủ tại Hồng Kông.

Đây là những thủ lĩnh và là biểu tượng hy vọng của người dân Hồng Kông, qua phong trào Cách mạng Dù Vàng vào năm 2014.

Bài phỏng vấn của Time chỉ 24 giờ trước khi bản án bỏ túi được đưa ra. Nhưng nói lên rất nhiều điều, đặc biệt với thế hệ trẻ.

Tôi gửi bản dịch này ở đây, dành tặng cho tất cả những bạn đã nhắn tin, gửi thư và chia sẻ những suy nghĩ về đất nước lâu nay. Xin được nhắc lại câu nói cuối của Joshua Wong, để chúng ta giữ gìn cùng nhau “Tôi mệt mỏi, và tôi sợ hãi, nhưng tôi sẽ vẫn tiếp tục chiến đấu”.

=======================================================
Tác giả: Feliz Solomon và Aria Chen / Hong Kong / Tuấn Khanh chuyển ngữ (16-8-2017)
=======================================================

Joshua Wong (Hoàng Chí Phong) là một người tự do, trẻ tuổi. Chiều thứ Tư vừa rồi, khi anh đến trước một quảng trường ở Hồng Kông, mà anh hay gọi Quảng trường Công Dân, đó là lúc anh có thể không còn là một người tự do nữa.
Mời đọc thêm

Thứ Hai, 21 tháng 8, 2017

“Đuổi Mỹ đi, lại đón Mỹ về”

tuankhanh - Ghi chép, nhân một bản tin của báo chí Nhà nước – về Mỹ và Việt Nam

Năm 1995, trong buổi học cuối cùng của môn chính trị, tôi được nghe ông thầy (cũng là bí thư đảng ủy) nói với giọng tức giận “đánh Mỹ chạy đi, giờ lại trải thảm đỏ đón Mỹ về”.

Ông nói vậy, bởi Việt Nam và Mỹ mở lại bang giao vào tháng 7-1995. Lúc đó, đại diện nước Mỹ là tổng thống Bill Clinton, còn Việt Nam là thủ tướng Võ Văn Kiệt.

Tâm trạng hoang mang và tức giận đó của ông bí thư đảng ủy, là điều mà tôi vẫn nhìn thấy ở những người bỏ một đời đi theo chủ nghĩa cộng sản, rồi bất chợt một ngày cảm thấy bị hụt hẩng vì cảm giác như mình bị phản bội – đồng thời mơ hồ mình có thể bị bỏ rơi vào lúc nào đó.

20 năm sau, với những nỗ lực không ngừng từ phía Mỹ, Việt Nam đã có những cuộc phối hợp đầu tiên giữa quân đội hai nước. Mặc dù đó chỉ là khởi đầu các hoạt động cứu trợ nhân đạo và cứu trợ thảm hoạ trong khuôn khổ chương trình Thiên thần Thái Bình Dương.

Vào tháng 8/2015, hải quân Việt Nam dè dặt bước vào cộng tác trong chương trình Đối tác Thái Bình Dương, là bước đi gấp rút sau sự kiện giàn khoan dầu HD 981 của Trung Quốc tiến vào vùng của Việt Nam trong năm 2014. Vai trò của một cựu thù lúc này ở VN thật đầy tính “ấm áp”.

Đến thời điểm đó, rất nhiều người già đã bỏ một đời đi theo lý tưởng cộng sản mà tôi gặp lại, đều thay đổi. “Trung Quốc mới chính là kẻ thù”, tôi nghe những câu nói như vậy thường xuyên và lớn giọng hơn. Thậm chí, có những người đã cùng tham gia xuống đường chống Trung Quốc rồi bị đánh đập hay tù đày.

Hơn vậy, tôi nghe khắp trên các con đường mình đi qua, từ Nam chí Bắc, là những lời bàn không chỉ về kẻ thù của Việt Nam mà còn bàn về những kẻ sẵn sàng bán mình cho kẻ thù của Việt Nam. Nghe như một cuộc chuyển mình rầm rộ mà thinh lặng.

Hôm nay, hàng không mẫu hạm của Mỹ nói sẽ ghé vào Cam Ranh với cuộc “bảo trì” đầy ý nghĩa, nhất là sau khi Bắc Kinh ép Hà Nội phải ngừng khoan dầu trên biển, và Bộ trưởng Quốc phòng Ngô Xuân Lịch vừa sang Mỹ. Tôi lại nhớ về ông bí thư đảng ủy đó.
Mời đọc thêm

Chủ Nhật, 20 tháng 8, 2017

Hoàng Đức Bình bị khởi tố thêm một tội danh

tuankhanh - Tin từ gia đình của nhà tranh đấu vì môi trường Hoàng Đức Bình cho biết, vào cuối tháng 7/2017, công an Nghệ An đã quyết định khởi tố thêm một tội danh nữa với anh. Như vậy cho đến nay, Bình đã bị khép tất cả là 3 tội danh.

Theo luật sư Hà Huy Sơn và luật sư Lê Luân, thì Hoàng Đức Bình bị cáo buộc vào điều 257 (chống người thi hành công vụ), điều 258 (lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức công dân) và điều 143 (hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản).

Ngày 15/5/2017, anh Hoàng Đức Bình bị một nhóm công an thường phục lẫn sắc phục phối hợp bắt giữ anh bất ngờ, khi anh đang cùng linh mục Nguyễn Đình Thục đi trên đường bằng xe ô tô. Trước đó vào ngày 11/5, một người bạn tranh đấu của anh Bình là Bạch Hồng Quyền cũng bị công an phát lệnh truy nã.

Hoàng Đức Bình là thành viên của phong trào Lao Động Việt, một tổ chức tranh đấu vì quyền lợi người lao động.

Anh Hoàng Đức Hảo, em trai anh Hoàng Đức Bình, có cung cấp thêm một số chi tiết về sự kiện về tội danh thứ ba như sau:

“Cách đây khoảng 3 tuần, vào khoảng giữa cuối tháng 7, hai luật sư đang tham gia bào chữa cho anh Bình là luật sư Hà Huy Sơn và luật sư Lê Luân cho biết, hiện anh Bình đang bị khép vào một tội danh mới là tội cố ý phá hoại tài sản.

Như vậy là anh Bình có 3 tội danh, xét theo điều 257, điều 258 và điều 143. Khi gia đình nghe phía luật sư thông báo đã hết sức ngạc nhiên vì những tội danh như vậy là vô lý, không đúng sự thật.

Nếu xét về điều 257, thì anh Bình chưa hề chống lại chuyện gì. Em biết là anh Bình không hề chống công an, không chống ai cả. Điều 258 lại càng đáng ngạc nhiên vì nếu gọi là lợi dụng quyền tự do dân chủ, thì Việt Nam làm gì có điều ấy mà lợi dụng. Anh Bình chỉ nói lên ý kiến của mình, và trái chiều với nhà nước thôi. Nếu kết tội như vậy thì mơ hồ vô cùng. Còn tội danh 143 là phá hoại tài sản, thì làm gì có chuyện nào như vậy? Bên chính quyền đưa ra tội danh này thì thật không hiểu nổi”.
Mời đọc thêm

Thứ Bảy, 19 tháng 8, 2017

Cho những người không quen

tuankhanh - Tháng 12 năm 2012, tôi nhận được một email rất lạ. Người gửi cũng từ một người không quen, ở mãi tận Nam Phi. Lá thư điện tử đó từ Tổng giám mục Desmond Tutu. Ông là nhà lãnh đạo tôn giáo lừng danh chống lại chủ nghĩa kỳ thị và đấu tranh cho giá trị con người, đã từng nhận giải Nobel Hòa Bình vào năm 1984, giải Gandhi Hòa Bình năm 2007, và nhiều giải thưởng cao quý khác.

Lá thư của ngài Desmond Tutu kể với tôi rằng, ở đâu đó tại nước Trung Quốc cộng sản, có một người bạn của ông tên là Lưu Hiểu Ba đang bị cầm tù và chịu đựng bệnh tật như một cách trả thù của chính quyền. Đơn giản chỉ vì ông Lưu lên tiếng tranh đấu cho tự do và quyền làm người. Ngài Desmond Tutu muốn tôi cùng góp một chữ ký vào thư kêu gọi Nhà cầm quyền cộng sản Trung Quốc hãy trả tự do cho ông Lưu Hiểu Ba, trong một chiến dịch của thế giới văn minh cùng gõ vào cánh cửa độc tài, mà đứng ở hàng đầu là hơn 130 khôi nguyên của các giải Nobel qua nhiều thời kỳ. 

Vào thời điểm khi tôi nhận được lá thư này, giáo sư Lưu Hiểu Ba đã được vinh danh với giải Nobel Hòa Bình vào năm 2010, nhưng Bắc Kinh đã từ chối không cho ông sang Thụy Điển nhận giải, thậm chí đã phản ứng gay gắt, gọi việc xướng danh ông Lưu Hiểu Ba là một sỉ nhục của giải Nobel. Có đến 19 nước trong số 65 quốc gia được Viện Hàn Lâm Thụy Điển mời đến dự lễ trao giải, đã phải lên tiếng sẽ vắng mặt vì bị áp lực của Trung Quốc, trong đó có Cuba, Venezuela, Nga… và dĩ nhiên, có cả Việt Nam.

Ông Lưu Hiểu Ba bị kêu án 11 năm tù giam, với luận điệu “âm mưu lật đổ chính quyền”, loại tội danh mà một số quốc gia độc tài vẫn luôn sử dụng trong niềm hoang mang thầm kín về chuyện “lật” và “đổ” của chế độ mình, bất chấp sức cai trị luôn được ngày đêm củng cố bằng công an, quân đội và các loại luật lệ áp đặt thô bỉ.

Khi đó, ông Lưu vẫn là một người khỏe mạnh.

Trước khi bị giam cầm, ông Lưu Hiểu Ba, trong vai trò là một giáo sư vẫn dùng tiếng nói của mình để thúc giục sự đổi thay và cảnh tỉnh về sự dã man của chế độ trong cơn bấn loạn quyền lực. Những chi tiết ghi lại trong thời điểm 1989 ở Thiên An Môn cho biết, ông Lưu Hiểu Ba đã tìm mọi cách để thương thuyết, giải cứu hàng trăm sinh viên không bị thiệt mạng dưới lưỡi lê và xích xe tăng của quân đội. Giống như nhiều nhà bất đồng chính kiến khác ở Trung Quốc, thông tin và tên của ông Lưu bị kiểm duyệt trên báo chí, trên internet nhằm tẩy não người dân quên lãng ông. Chính vì vậy, giải Nobel Hòa Bình như sự tỉnh thức về lương tâm và nhân cách của một người Trung Quốc đã khiến cả thế giới dõi theo và xao động.

Đây không phải là lần đầu tiên trong đời mình, tôi để xuống một chữ ký vô danh của mình trong một thế giới quá rộng lớn và mỗi ngày hiện thực càng thêm tàn bạo. Đó là lần đầu tiên, tôi ký trong sự bồi hồi về một con người không quen biết, và cầu mong ông được tự do, như chính ông hy vọng trong câu nói quen thuộc “Hy vọng rằng tôi sẽ là nạn nhân cuối cùng trong cách đối xử có chiều dài kỷ lục của chính quyền Trung Quốc luôn xem việc lên tiếng như là tội phạm”.

Và rồi, hôm nay, tôi hay tin ông Lưu Hiểu Ba qua đời ở tuổi 61. Hàng triệu người ở đại lục hay Hồng Kông, Đài Loan chắc sẽ rất buồn. Hàng triệu người khác không cùng màu da tiếng nói với ông Lưu chắc cũng vậy, cũng sẽ thất vọng, trong đó, không thể thiếu những người đã từng góp một chữ ký vào bức thư mà ngài Desmond Tutu khởi xướng.
Mời đọc thêm

Thứ Sáu, 18 tháng 8, 2017

Quyền lực của kẻ bị trị

tuankhanh - Thật ngạc nhiên, bản PDF từ một cuốn sách cũ của học giả Trần Trọng Kim đột nhiên trở thành thứ được săn tìm trong suốt nhiều ngày ở Việt Nam, kể từ khi có lệnh “ở trên” là phải thu hồi bản in lại của nhà sách Phương Nam từ ngày 26/6/2017. Dù đó là một phiên bản bị kiểm duyệt và cắt xén một cách tồi tệ.

Những câu chuyện bị xoá đi, những chi tiết quan trọng liên quan đến những nhân vật lịch sử như Hồ Chí Minh, Võ Nguyên Giáp được giấu lại sau lưỡi kéo kiểm duyệt của chính quyền. Nhưng chính điều đó, lại khiến vô số người săn tìm và đọc lại những bản in gốc để ngẫm nghĩ về chuyện tình của ông Hồ Chí Minh với cô Đỗ Thị Lạc, rồi chuyện những người kháng Pháp đầu tiên từ chối không muốn theo cộng sản đã bị Việt Minh thủ tiêu… Thậm chí đây là cơ hội-đánh động để nhiều người nhìn thấy lại một chính phủ dân chủ đầu tiên của người Việt với chủ nghĩa quốc gia, chỉ trong 4 tháng tồn tại đã tạo ra những tiền đề cho một nước Việt Nam độc lập, thống nhất và văn minh như thế nào.

Bản văn Một cơn gió bụi của ông Trần Trọng Kim cũng nhắc về nguồn gốc của lá cờ vàng ba sọc đỏ - vốn là nguồn cơn của các cuộc tranh cãi giữa phe cộng sản cực đoan với phe chống cộng – đó là lá cờ có từ thời khởi nghĩa đòi độc lập của bà Triệu Thị Trinh. “Lá cờ vàng là từ xưa nước ta vẫn dùng. Trong sách Quốc sử diễn ca nói khi bà Triệu Ẩu nổi lên đánh quân Tàu, đã dùng lá cờ ấy khởi nghĩa, nên có câu rằng: "Đầu voi phất ngọn cờ vàng". Vậy lấy sắc cờ vàng là hợp với cái ý cách mệnh của tổ quốc...Chữ ly còn có nghĩa là lửa, là văn minh, là ánh sáng phóng ra bốn phương”. (Sách Một cơn gió bụi).

Quả là thú vị, khi sự ngăn cấm lại tạo cơ hội cho lớp người bị trị có được thứ quyền lực to lớn nhất, quan trọng nhất: tri thức và sự thật.

Cũng tương tự như vậy, khi quyển sách về học giả Petrus Trương Vĩnh Ký bị cấm, người ta cũng tìm đọc những bản hiếm hoi, photo chuyền ra ngoài. Thậm chí những dữ liệu khác về Petrus Ký cũng được dò tìm nhiều hơn trên Google. Thế hệ mới lại có dịp học-biết về một trí thức bậc nhất của người Việt bị nhấn chìm vào quên lãng trong một xã hội mà mọi góc nhìn đều phải soi qua lỗ kim tư tưởng cách mạng-cộng sản. Loại lỗ kim mà những bản văn đầy máu và nước mắt ghi chép về Gạc Ma và cuộc xâm lược của Quốc dứt khoát không được phép ấn hành, nhưng sách ca ngợi hết lời Đặng Tiểu Bình, kẻ chủ trương xua quân đánh và dạy “một bài học” cho Việt Nam vào 1979, thì được phát hành bản đẹp và trưng bày trang trọng ở nhiều nhà sách.
Mời đọc thêm

Thứ Năm, 17 tháng 8, 2017

Chuyện kể nhân ngày của Cha

tuankhanh - Tôi ghi lại câu chuyện có thật, với bản video dưới đây như một phút suy niệm dành cho những người Cha đang - hay sẽ - đối diện với con cái của mình, mỗi ngày, từ nay và đến về sau.

Câu chuyện diễn ra ở toà án tại Mỹ. Một ông bố ra toà vì tội đậu xe sai chỗ và có thể bị phạt đến 90$.

Bất ngờ, khi phiên toà bắt đầu, cậu bé 5 tuổi - con trai của bị cáo - đột nhiên leo xuống ghế và tiến đến gần chỗ bố cậu đang đứng. Những ai đang có mặt tại phiên toà đều buồn cười. Vị quan toà cũng vậy. Điều đáng yêu là ông đã mời cậu bé lên chỗ của ông để phỏng vấn về tình trạng phạm tội của bố cậu.

Khi vị quan toà hỏi cậu bé, tên là Jacob, rằng nếu cậu chọn lựa mức phạt nào, số tiền 90$ và 30$, hoặc miễn phạt cho bố cậu thì Jacob đã đáp nhanh là nên phạt mức 30$. Mọi người trong phòng xử án đều bật cười.

Vị quan toà với gương mặt phúc hậu cũng bật cười. Và ông hỏi rằng cậu có đồng ý không nếu ông phạt bố cậu bé số tiền 30$ nhưng là dùng số tiền đó đưa cậu đi ăn sáng, Jacob gật đầu. Câu chuyện kết ở đó, có hậu như một cổ tích ở đời thường.

Nhưng điều tôi muốn kể với các bạn ở đây, đó là thái độ của cậu bé về bố của cậu. Khác với những điều mà nền văn học hay giáo dục cũ mòn hay thích thêu dệt về bố hay mẹ của mình như siêu nhân hay tô vẽ như huyền thoại, cậu bé Jacob khi được hỏi bố cậu giỏi nhất là gì, cậu đã trả lời nhanh, không chút do dự rằng "dạ là nấu ăn".

Và ngay khi quan toà hỏi rằng lớn lên, cậu bé ước mình sẽ làm giỏi nhất điều gì, Jacob nói ngay - với sự tự hào thấy rõ về bố mình - rằng cậu cũng sẽ nấu ăn, nhất là pizza, vì bố cậu cũng vậy.

Cuộc sống thật lạ lùng và cảm động, bạn thấy không? Một người bố lương thiện dù chỉ là vô danh cũng có thể làm cho đứa con mình tự hào, trưởng thành và tự tin noi theo về cuộc đời lương thiện của mình mà không màng một ánh hào quang danh lợi xa xôi nào khác.

Tôi tạm gọi đó là cuộc sống tử tế, mà người cha đó đã đối diện với con mình mỗi ngày, rồi giản dị tạo nên một thế hệ tử tế nối tiếp. Bình thường mà cao đẹp đến cảm động.

Tôi viết những dòng này, và nhớ đến những công an viên đang hung ác bạo hành với người dân trong đất nước mình, Việt Nam. Những công an viên đã tàn bạo đạp gãy xương đùi ông Kình ở Đồng Tâm, những công an viên đã giết chết anh Nguyễn Hữu Tấn ở Vĩnh Long hay anh Ngô Chí Tâm ở Thủ Đức... trong những trại tạm giam ngột ngạt sự thật. Dù truyền thông nhà nước có bao biện hay che đậy thế nào, ai ai cũng hiểu điều gì đã xảy ra. Và quan trọng nhất là chính những thủ phạm đó đều biết rõ họ đã làm gì.

Chắc không ít người trong số công an viên đã là những người cha. Và chắc chắn từng người ấy rồi sẽ có một gia đình và những đứa con mà họ sẽ đối diện mỗi ngày.
Mời đọc thêm

Thứ Tư, 16 tháng 8, 2017

Công tố viên Liên Bang Đức "vào cuộc" và Chính phủ Đức cân nhắc những biện pháp để trừng trị hành vi bắt cóc Trịnh Xuân Thanh của Hà Nội

Danlambao - Chính phủ Đức hôm thứ Tư, 09/08/2017 cho biết sẽ cân nhắc và xem xét những biện pháp cần thiết đối với nhà nước CSVN nếu yêu cầu trao trả Trịnh Xuân Thanh trở về Đức không được Hà Nội đáp ứng.

Theo một phát ngôn nhân của Bộ Ngoại giao Đức thì hành vi bắt cóc Trịnh Xuân Thanh tại Berlin là một điều vô cùng đáng tiếc, một sự việc rất nghiêm trọng và không thể "đóng sổ".

"Chúng tôi đã hy vọng là sẽ có cơ hội để hàn gắn mọi thứ sau vụ vi phạm nghiêm trọng luật pháp Đức và quốc tế... Nhưng thật không may là những điều đó đã không xảy ra và vì vậy chúng tôi đang cân nhắc những gì có thể làm được để xác định rõ với nhà cầm quyền Việt Nam là chúng tôi không thể chấp nhận hành vi của họ" - Người phát ngôn của Bộ Ngoại giao Đức tuyên bố.
Mời đọc thêm

Thứ Ba, 15 tháng 8, 2017

Gân gà Trịnh Xuân Thanh, đặc sản của chế độ CSVN

Kông Kông  - Vụ đảng viên tham nhũng Trịnh Xuân Thanh chạy trốn qua Đức, bị an ninh mật vụ VN sang bắt cóc đem về, là một cú sốc không chỉ riêng cho người VN mà còn làm ngạc nhiên dư luận thế giới. Vì thế chắc chắn từ nay thế giới sẽ chú mục hơn vào mọi hoạt động của chế độ cộng sản tại VN. Nếu trước kia rất nhiều người yêu nước dù chống đối chế độ bằng phương pháp ôn hòa nhưng đã bị khủng bố, bị đánh đập dã man, bị bắt cóc, bị giam tù với những bản án vô nhân tính, truyền thông thế giới có thể chưa quan tâm đúng mức thì qua sự kiện nầy, chắc chắn sẽ được theo dõi kỹ hơn.

Nói khác đi, mặt trận thông tin của người bất đồng chính kiến trong nước sẽ có sức lan tỏa nhanh, rộng và mạnh hơn rất nhiều. Còn những giải thích của Hà Nội chắc chắn không khác gì cách giải thích rất xấc xược và trâng tráo của Bắc Hàn, sẽ không mấy ai tin. Như vậy trong cuộc chiến cân não về thông tin thì tiếng nói của người yêu nước đang thắng lớn! Hệ thống tuyền thông mạng xã hội internet đang thắng áp đảo.

Lịch sử đã từng chứng minh là khi một chế độ bị cả thế giới lên án thì sớm muộn gì chế độ đó cũng phải sụp đổ. Còn những người tranh đấu được ca ngợi thì cuối cùng sẽ chiến thắng.

Hiện tại nội tình đảng CSVN đang vô cùng hỗn loạn, thay vì phải ưu tiên bảo vệ đất nước thì phe cánh đang tìm mọi cách thanh toán nhau mang tính một mất một còn! Việc đảng trưởng Nguyễn Phú Trọng bất chấp thể diện quốc gia, bắt cóc cho bằng được Trịnh Xuân Thanh, là một nhân chứng quan trọng trong hệ thống tham nhũng của “triều đại” Nguyễn Tấn Dũng, đã nói lên điều đó.
Mời đọc thêm

Thứ Hai, 14 tháng 8, 2017

Ếch không bắt, lại đi bắt cóc

Cu Tèo - Suốt mười ngày nay, hễ mở mắt ra, leo lên mạng là Cu Tèo cứ thấy người ta "bạt mạng" về chuyện bắt cóc. Cu ta bèn “bức xúc” tại sao đảng ta Ếch không bắt lại đi bắt Cóc.

Nếu có ai cắc cớ thắc mắc bắt cóc để mần chi, thì có đù như cu cũng biết: không ai giở hơi bỏ công lặn lội đi bắt cóc về để chơi, mà là - nói theo “...người bắc có lý luận”- để xơi, còn người miền nam mình, để thịt.

Bắt cóc để xơi, để thịt, “rõ ràng là như thế chứ còn gì nữa”, nhưng mà so với thịt Cóc, Ếch còn ngon hơn, chất lượng lẫn số lượng "hoành tráng" hơn, lại sờ sờ “trương mắt ếch” ra đó, nhỡn nhơ trước mặt mà không phải thò tay vào hang mới bắt được như bắt cóc. 

Ngoài tính ưu việt hơn hẳn của Ếch so với Cóc, như tính ưu việt của Chủ nghĩa Xã hội vượt trội Chủ nghĩa Tư bản kể trên, thịt Ếch hiền, thịt cóc ác; bắt cóc mần thịt không kỹ, cả băng nhậu ngáp ngáp, thậm chí mất mạng như chơi.

Mời đọc thêm

Chủ Nhật, 13 tháng 8, 2017

Việc Trịnh xử lý thế nào?

Bùi Quang Vơm - ...Mọi việc sẽ được huy động vận hành hết tốc lực: cơ quan ngoại giao bằng mọi nguồn, mọi biện pháp xoa dịu, tranh thủ và thuyết phục phía Đức giữ được im lặng, tránh những phát ngôn gay gắt. Mọi việc rồi sẽ được giải quyết đúng như ý muốn của Đức, nhưng không ngay lập tức. Có nghĩa là, Trịnh Xuân Thanh sẽ được đưa trở lại Đức, nhưng sau khi hồ sơ vụ án PVN đã được hoàn tất từ sự hiện diện của Trịnh Xuân Thanh và việc dàn xếp nội bộ đã hoàn thành, tức là trong lãnh đạo đã quyết định được việc thí mạng ai, thí uy tín của ai, của những ai, theo nguyên tắc giữ cho uy tín của đảng và chính phủ không bị sứt mẻ. Một kịch bản có thể phải được cả phía Đức chấp nhận, để việc bắt cóc không thuộc trách nhiệm của những nhà lãnh đạo CSVN...

*
Cứ theo những tư liệu mà phía bộ Ngoại Giao Đức khẳng định, thì việc Trịnh Xuân Thanh bị bắt cóc là không thể chối cãi. “Bộ ngoại giao Đức có đầy đủ bằng chứng”.

Nếu tự thú, Trịnh Xuân Thanh chỉ mất khoảng 25 phút từ khách sạn, nơi ở, đến Đại sứ quán Việt Nam tại Berlin để khai báo và sẽ được bảo vệ và săn sóc, không phải lặn lội vượt biên phi pháp, và phải “ném chiếc điện thoại vào bụi rậm” trước khi “đi”.

Việt Nam không ra mặt thừa nhận, nhưng cũng không bác bỏ. Theo tập quán hành xử của nhà cầm quyền Hà Nội, thì không bác bỏ, có nghĩa là ngầm xác nhận.

Tuy vậy, thái độ chính thức của Chính phủ Việt Nam cho đến nay chỉ là lời phát ngôn có tính nước đôi của bà Lê Thị Thu Hằng, mặc dù tuyên bố trước báo giới với tư cách đại diện Bộ ngoại giao, nhưng lại lấp lửng như phát ngôn cá nhân: “Tôi lấy làm tiếc” chứ không phải “chúng tôi lấy làm tiếc”?!

“Tiếc” cái gì? tại sao lại lấp lửng như vậy? “Tiếc”vì những “quy kết thiếu chính xác của bộ ngoại giao Đức”? hay “tiếc” vì các “cơ quan cấp dưới của chúng tôi đã có những hành vi không chuẩn mực và có lỗi với luật pháp Đức”?
Mời đọc thêm

Thứ Bảy, 12 tháng 8, 2017

OBOR, kế hoạch bành trướng của Trung cộng

Từ Thức  - ...Những người đáng lo ngại hơn một ngàn lần là người Việt Nam. Nhìn những gì xảy ra ở Lào, đang diễn ra ở Boten, nghe lại câu nói của Hồ Cẩm Đào, chúng ta không khỏi ớn lạnh. Mua Đài Loan dễ và rẻ hơn là đánh chiếm Đài Loan. Đối với Đài Loan, đó là lý thuyết, vì Đài Loan là một nước dân chủ, không có lãnh tụ bán nước, và nhân dân Đài Loan sẽ không để cho ai bán một tấc đất. Ở VN, trái lại, đó là một thực tế. Lãnh thổ đã dần dần bán cho Tàu. Mua VN dễ và rẻ hơn đánh chiếm Việt Nam...

*

Bắc Kinh đang thực hiện một kế hoạch đại quy mô để chinh phục thế giới nhằm thay thế vai trò cường quốc số một của Hoa Kỳ và giải quyết những khó khăn nội bộ. Kế hoạch gọi là ‘’Cuộc chạy đua 100 năm‘’ (The Hundred-Years Marathon) chính giới Tây Phương đều biết, nhưng không ai đề cập tới vì sợ dư luận lo sợ.
Mời đọc thêm

Thứ Sáu, 11 tháng 8, 2017

Trần Đại Quang mất tích: một hiện tượng “không không thấy” khác như Nguyễn Bá Thanh!?

Danlambao - ...Câu hỏi đặt ra là liệu khi người dân “thấy” lại được Trần Đại Quang thì sẽ thấy theo kiểu nào? Theo kiểu “thấy” một Trần Đại Quang lơ láo, không biết thật giả như trường hợp Phùng Quang Thanh; hay là thấy mà như “không không thấy” như cuốn phim “tau có chi mô” của Nguyễn Bá Thanh?...

*
Lần cuối cùng người ta thấy được hình ảnh của Chủ tịch nước Trần Đại Quang là vào ngày 26/7 trong một chuyến đi thăm và tặng quà thương binh tại trạm điều dưỡng Kim Bảng Ba Sao của ông. Từ đó đến nay nhiều buổi lễ, tổ chức có mặt 3 “trụ” Trọng, Phúc, Ngân nhưng Trần Đại Quang trở thành Trần Không Thấy!

Nhiều ngày qua, và nhất là trong ngày 7/8/2017 tin đồn Trần Đại Quang “mất tích” được thổi đi khắp Facebook. Trước tình hình tin đồn giống như tin thật, vào lúc 8:11 tối cùng ngày, báo chí lề đảng đăng tin, giật tít “Chủ tịch nước, Thủ tướng quyên góp ủng hộ nhân dân Tây Bắc”.
Mời đọc thêm

Thứ Năm, 10 tháng 8, 2017

Gian dối mụ mị không bao giờ là nền tảng của xã hội tốt

Nguyên Thạch - Một thể chế lấy sự gian xảo làm nền tảng cho xã hội là một thể chế không bao giờ được tồn tại lâu bền, đó là một trong những nguyên tắc căn bản nhất để vận hành đất nước. Sự trí trá, lừa dối của thể chế chính trị chỉ lừa được một số người vào một thời gian nhất định chứ không lừa được toàn dân trong dòng thời gian mãi được.

Bối cảnh lịch sử của Việt Nam vào thời kỳ thực dân Pháp, đế quốc Nhật là những giai đoạn thuận lợi cho bất cứ cuộc cách mạng nào đứng lên giành Độc lập và chủ quyền cho dân tộc, điều đó có nghĩa là không nhất thiết phải là đảng cộng sản Việt Nam mới làm được. Đơn cử những thí dụ điển hình như Mã Lai, Indonesia, Brunei, Mayanmar, Ấn độ… đều hưởng độc lập mà không phải gây chiến với thực dân. Riêng dân tộc Việt Nam, 6 năm trước đó, dưới sự lãnh đạo của ông Hồ và đảng cộng sản đã hy sinh hơn 800 ngàn sinh mạng (có hồ sơ ghi hơn 3 triệu) để đánh Pháp giành độc lập. Có lẽ mình không biết kiên nhẫn như Mã Lai hay Indonesia?. Lý do khiến các đế quốc thực dân xưa phải trả lại sự độc lập cho các nước thuộc địa là nhờ vào Tuyên bố về trao trả Độc Lập cho các nước và dân tộc thuộc địa, 1960. Được thông qua theo Nghị quyết số 1514 (XV) ngày 1/4/1960 của Đại Hội đồng Liên Hợp Quốc. (1) Ấn Độ cũng đã được Anh trả lại độc lập cho tiểu lục địa này vào năm 1947. Riêng ở Bắc Mỹ thì căn cứ theo Hòa ước Véc-xai (9 - 1783), Anh công nhận nền độc lập của 13 thuộc địa ở Bắc Mĩ. (2). Tất cả những quốc gia thuộc địa nêu trên đã giành lại được nền độc lập mà không phải cần đến đảng cộng sản.
Mời đọc thêm

Thứ Tư, 9 tháng 8, 2017

Công an láo khoét trong kịch bản Thanh Đầu Thú


Vũ Đông Hà - Trong cuốn phim ngắn củn Trịnh Xuân Thanh đầu thú được trình chiếu bởi Bộ Công an mà mới ngày trước đó ông Bộ trưởng tuyên bố ngu ngơ (hay láo lếu) - không biết gì; có nhiều điều cần phải xét lại và đặt câu hỏi cho cuốn phim này. Nhìn lại chỉ để thấy rõ thêm bản chất lừa đảo của những tên công an mang máu côn đồ bị dân gọi là côn-an này.

Chỉ có 2 trường hợp "Thanh ở nơi nào" trong gần một năm qua:

1. Lẫn trốn trong 1 nơi nào đó tại Việt Nam;

2. Vượt biên trốn ra nước ngoài.

Nếu là (1):

- An ninh cộng sản thường tự cho mình là đội quân xuất sắc trong nghiệp vụ tình báo, truy nã, có một mạng lưới an ninh + mafia + côn đồ + dân phòng + "tình báo nhân dân" bao trùm khắp nước, đã quá tệ trong việc truy nã một người "nổi tiếng", ai cũng biết mặt, mọi quan hệ của hắn với người thân, bạn bè, cộng sự đều có thể nắm được.
Mời đọc thêm

Thứ Ba, 8 tháng 8, 2017

Bắt giam Trầm Bê, Nguyễn Phú Trọng bắt đầu cuộc càn quét mới nhắm vào cánh Ba X

Danlambao - Sau khi bắt lại được con ruồi xanh Trịnh Xuân Thanh, ngay lập tức - vào sáng 31/7 Nguyễn Phú Trọng triệu tập Ban chỉ đạo TƯ về phòng chống tham nhũng và tuyên bố "Lò nóng lên rồi thì củi tươi vào cũng phải cháy."Thông điệp truy cùng diệt tận được gửi đến khúc củi khô đã tuyên bố xin về làm đồ tử tế lẫn những khúc củi tươi vẫn còn bám trụ trong guồng máy "làm kinh tế" của chế độ.

Thanh củi đầu tiên được đưa vào "lò nóng lên rồi" là Trầm Bê - một đàn em thân tín của Nguyễn Tấn Dũng.

Khoảng trưa ngày 01/08/2017 C46 tức Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về kinh tế và tham nhũng của Bộ Công an đã ra quyết định khởi tố, đến khám xét nơi cư trú và bắt tạm giam Trầm Bê 4 tháng.

Trầm Bê là nguyên Phó chủ tịch HĐQT kiêm Chủ tịch Hội đồng tín dụng Sacombank. Ông từng là Phó chủ tịch Ngân hàng TMCP Phương Nam và sau đó sát nhập vào Sacombank.

Sau khi Nguyễn Tấn Dũng bị loại ra khỏi chính trường, Trầm Bê và con trai là Trầm Khải Hòa bị loại ra khỏi Sacombank vào tháng 2/2017.
Mời đọc thêm

Thứ Hai, 7 tháng 8, 2017

Đinh Thế Huynh sẽ trở thành một Nguyễn Bá Thanh hay Phùng Quang Thanh thứ 2?

Danlambao - Văn phòng TƯ đảng cộng sản vừa ra thông báo là Đinh Thế Huynh đã bị thay thế bởi Trần Quốc Vượng cho cái ghế Thường trực Ban Bí thư. Lý do được đưa ra cho sự đổi người cho ghế này là Đinh Thế Huynh bị bệnh, phải đi điều trị.

Nghe quen quen, biết đâu chừng lại giống như trường hợp "tau có chi mô!" của Nguyễn Bá Thanh!?

Vào cuối tháng 10, 2016 Đinh Thế Huynh sang thăm Hoa Kỳ. Đây là một trường hợp khá đặc biệt và hiếm hoi khi Hoa Kỳ tiếp đón một đảng viên cao cấp cộng sản, không phải là Tổng Bí thư, cũng không có một vị trí nào trong chính phủ.
Mời đọc thêm

Chủ Nhật, 6 tháng 8, 2017

Những "thắc mắc" về bản tin của Thờibáo.de - "Trịnh Xuân Thanh bị bắt cóc tại Đức"

Người Quan Sát - Trang tin Thờibáo.de đưa tin Trịnh Xuân Thanh đã bị Việt Nam bắt cóc tại Đức vào sáng Chủ nhật 23.7.2017 ở Berlin. Bản tin này đã được sự chú ý của cư dân mạng. Tuy nhiên, đọc kỹ bản tin thì thấy có nhiều điểm không ổn.

Những chữ in nghiêng là trích từ bài viết đăng trên Thờibáo.de

1: Trong cuộc gặp với luật sư của ông Trịnh Xuân Thanh ở Berlin ngày 31.7.2017, phóng viên Thoibao.de đã được cung cấp đầy đủ các thông tin về vụ việc nghiêm trọng này.

Ông luật sư này là ai? Tại sao không công bố tên tuổi trong một xứ tự do tại Đức?

2. Sáng Chủ nhật, ngày 23.7.2017 tại Berlin, lúc 10 Giờ 30 trong lúc đang đi dạo ở công viên Tiergarten (vườn thú) ở Berlin, ông Trịnh Xuân Thanh cùng 1 nữ cán bộ Bộ Công thương đã bị nhóm đối tượng người Việt Nam có trang bị vũ khí xông tới, dùng vũ lực khống chế bắt cóc đưa lên một chiếc xe đợi sẵn để chở thẳng sang một nước châu Âu có chung đường biên giới với Đức.

Cho dù có người chứng kiến sự việc xảy ra tại công viên, làm thế nào người nàybiết được xe chạy thẳng sang một nước châu Âu?
Mời đọc thêm

Tuyên Cáo của Tuổi Trẻ Việt Nam