Thứ Hai, 17 tháng 2, 2014

Trùm dư luận viên miệng sặc mùi rượu trổ tài 'hùng biện'



Video toàn văn bài phát biểu hùng hồn của trùm dư luận viên Trần Nhật Quang. 

CTV Danlambao - Sáng ngày 16/2, buổi lễ tưởng niệm 35 năm Chiến tranh Biên giới chống quân Trung Quốc tại Hà Nội đã được diễn ra với sự tham dự của đông đảo người dân khắp nơi. Đáp lại, nhà cầm quyền Hà Nội vì sợ mất lòng Bắc Kinh nên đã huy động lực lượng và sử dụng nhiều chiêu trò nhằm ngăn cản, phá hoại sự kiện này.

Mời đọc thêm

Chủ Nhật, 16 tháng 2, 2014

Súng hoa cải và sự khủng bố

Nông dân Văn Giang kỷ niệm một năm ngày cưỡng chế đất - Ảnh: Nguyễn Xuân Diện Blog


Dự án Ecopark tại Văn Giang Hưng Yên đã bộc lộ âm mưu thâu tóm đất đai của nhóm lợi ích, khi một lực lượng hàng ngàn công an, cảnh sát cơ động được huy động đàn áp nông dân trong ngày 24 tháng 4 năm 2012, để lấy đất giao cho doanh nghiệp tư nhân.

Một cuộc đàn áp quy mô và dã man mà cụ Lê Hiền Đức, một công dân chống tham nhũng nổi tiếng, đã phải thốt lên "phản cách mạng đã rõ ràng" và nhiều tiếng nói khác của nhân sĩ, trí thức trong nước bày tỏ sự phẫn nộ.

Nhà văn Thùy Linh bấy giờ đã viết trong bài "Đất vỡ":

Mời đọc thêm

Thứ Bảy, 15 tháng 2, 2014

Mối tình đêm trước khởi nghĩa (Phần một)

Published 15/02/2014 By Lâm Thao

Tinh thần Yên Bái vẫn sống mãi trong lòng dân tộc, người trong nước bây giờ đang muốn khai quật những bí ẩn lịch sử để soi sáng sự thật. Truyên ký của nhà văn Nguyễn Tham Thiện Kế đi tìm thân nhân của đảng trưởng Việt Nam Quốc Dân Đảng viết về thân thế đảng trưởng Nguyễn Thái Học.

Mời đọc thêm

Thư gửi bạn ta


Ngày 23 tháng 1 năm 2014

Bạn ta,

Một người đàn ông tên Lê Hiếu Đằng vừa qua đời tại Sài Gòn hôm 22 tháng 1, ở tuổi 70. Một vài tờ báo loan tin này và gọi đó là một tin buồn.

Tôi không thấy buồn một chút nào về chuyện ông ta chết. Ông đã sống một cuộc đời dài: 70 năm, trong chiều dài này, ông có 45 năm là đảng viên đảng Cộng Sản Việt Nam. Chuyện buồn, thôi thì cứ để cho các đồng chí của ông, các bạn sinh viên trong các tổ chức tranh đấu nội thành của ông buồn là đủ. Những nạn nhân của ông không coi đó là tin buồn.

Mời đọc thêm

Thứ Sáu, 14 tháng 2, 2014

Sochi: nước Nga đoạn tuyệt cộng sản

Nước Nga trong lịch sử. Courtesy of keepingscore.blogs.time.com

Đặc điểm

Hầu hết mọi người theo dõi Thế Vận Hội Sochi đều trông chờ lễ khai mạc thế vận hội Sochi hôm thứ sáu ngày 7 tháng 2. Mỗi buổi lễ khai mạc một thế vận hội đều là một công trình hoành tráng của cả quốc gia tổ chức thế vận, nhưng đặc điểm của lễ khai mạc thế vận Sochi là lịch sử nước Nga, một trong những lịch sử quốc gia lâu đời nhất trên thế giới, đã được trình diễn theo một phong cách khách quan gây ấn tượng mạnh mẽ.

Lịch sử nước Nga là những trang sử đầy bi tráng của một dân tộc đã khai phá một lãnh thổ bao la bát ngát mà không một nước nào trên thế giới có thể sánh bằng, nói về diện tích, với những điều kiện địa lý và thời tiết vô cùng khắc nghiệt.

Mời đọc thêm

Nhân quyền tại VN theo quan điểm của Bộ Ngoại Giao

Mời đọc thêm

Thứ Năm, 13 tháng 2, 2014

Nhìn từ đại án lừa đảo 4.000 tỷ của siêu lừa Huyền Như – Vietinbank: Năm 2014, nhiều ngân hàng sẽ khủng hoảng nặng, đối mặt với đổ vỡ



Phạm Bảo Ân: Xin ông cho biết từ đại án Huỳnh Thị Huyền Như lừa đảo 4.000 tỷ đồng liên quan đến Vietinbank (Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam) cho thấy những lỗ hổng gì trong hệ thống ngân hàng hiện nay? 

TS Phạm Chí Dũng: Từ vấn đề Vietinbank nhìn rộng ra cho thấy những lỗ hổng và rác rất lớn trong hệ thống ngân hàng hiện nay. Cách quản lý của ngân hàng như thế nào mà để xảy ra vụ đại án Huỳnh Thị Huyền Như có thể lấy trọn gói 4.000 tỷ đồng của ngân hàng một cách ngon trớn như thế? Và không chỉ Vietinbank mà nhiều ngân hàng khác cũng dính chùm trong đó. 

Mời đọc thêm

Quốc tế báo động tình hình tự do báo chí tại Việt Nam





Chính phủ Việt Nam duy trì một trong những chính sách kiểm duỵêt truyền thông gắt gao nhất Châu Á, thể hiện rõ nhất qua việc nghiêm cấm báo chí tư nhân, kiểm soát chặt chẽ tất cả phương tiện truyền thông nhà nước.

Quốc tế báo động tình hình tự do báo chí tại Việt Nam


Trà Mi - VOA - 12.02.2014 - Hai tổ chức bảo vệ ký giả có uy tín trên thế giới đồng loạt lên án tình hình kiểm duyệt, đàn áp tự do báo chí tại Việt Nam chỉ vài ngày sau khi Hà Nội tuyên bố tôn trọng nhân quyền và bảo vệ quyền tự do báo chí trước Hội đồng Nhân quyền Liên hiệp quốc nhân kỳ Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát UPR.

Tổ chức Phóng viên Không biên giới RSF có trụ sở tại Pháp ngày 11/2 phổ biến báo báo cáo Chỉ số Tự do Báo chí toàn cầu 2014 trong đó xếp hạng Việt Nam 174 trên 180 quốc gia được đánh giá.

Mời đọc thêm

Thứ Tư, 12 tháng 2, 2014

Không còn ai bảo vệ chúng tôi



Mặc Lâm - RFA - Sáng ngày 12 tháng 2, bà con nông dân xã Phụng Công tiếp tục kéo nhau ra đồng giữ đất mặc dù không ai trong chính quyền từ cấp xã cho tới huyện có tiếp xúc với bà con để tìm hiểu về vụ côn đồ dùng súng hoa cải bắn bị thương 5 người vào ngày 10 tháng 2 vừa qua tại cánh đồng mà người dân phải ra sức bảo vệ không cho tập đoàn Ecopark chiếm lấy. Mặc Lâm có thêm chi tiết.

Vào lúc 6 giờ 30 sáng hôm nay, một nông dân có mặt rất sớm ngoài đồng cho chúng tôi biết người dân Phụng Công đang kéo ra đồng để tiếp tục giữ đất:

Dân chúng tôi có ít nhất từ 5 tới 7 trăm người vẫn đang giữ đất. Hiện nay thì nhân dân vẫn phục để đuổi bọn cướp đất ra khỏi chỗ đất của mình.

Mời đọc thêm

Thứ Ba, 11 tháng 2, 2014

Phỏng vấn nhà hoạt động Nguyễn Bắc Truyển sau khi được phóng thích

Nhà hoạt động Nguyễn Bắc Truyển (phải) đã được thả tối ngày 10/2, một ngày sau khi bị bắt tại Đồng Tháp.

Trà Mi-VOA - 10.02.2014 - 24 giờ sau khi thông tin về vụ hàng trăm công an bao vây, dùng võ lực tấn công, bắt giam nhà bất đồng chính kiến Nguyễn Bắc Truyển tại Đồng Tháp hôm 9/2 nhanh chóng được loan tải trên các trang mạng xã hội, ông Truyển đã được phóng thích vào tối hôm nay 10/2 tại Sài Gòn.

Trao đổi với VOA Việt ngữ khi về tới nhà, nhà hoạt động cổ xúy nhân quyền và tự do tôn giáo và cũng là một cựu tù nhân lương tâm, Nguyễn Bắc Truyển, thuật lại chi tiết vụ bắt giữ gây xôn xao cộng đồng mạng chỉ vài ngày sau khi Việt Nam kiểm điểm thành tích nhân quyền UPR tại Liên hiệp quốc.




Mời đọc thêm

Thứ Hai, 10 tháng 2, 2014

Thư kêu cứu đòi trả tự do cho chồng

Ông Nguyễn Bắc Truyển kêu gọi trả tự do cho gia đình luật sư Lê Quốc Quân

Tôi tên là Bùi Thị Kim Phượng, vợ của Tù nhân lương tâm Nguyễn Bắc Truyễn, hiện sinh sống tại ấp Hưng Nhơn, xã Long Hưng, huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp.

Ngày 9/2 vừa qua, công an đã huy động một lực lượng khoảng 100 người, đã dùng sà ben phá cổng nhà, bắn 3 phát súng áp đảo tinh thần, tràn vào nhà uy hiếp chúng tôi, dùng bạo lực đạp vào mặt chồng tôi té xuống đất, lấy băng keo dán miệng, tát vào mặt, và còng tay anh. Sau đó chúng mở băng bịt mắt, và đọc lịnh bắt vì lý do “chiếm đoạt tài sản của người khác”. Chúng còn chà đạp lên hình thờ Đức Huỳnh Phú Sổ, phá bàn thờ của Ngài.

Tôi và chị tôi đã chứng kiến cảnh đánh đập và bắt chồng tôi đi. Chúng phá hoại nhà cửa của chúng tôi, đập bể hết những cửa sổ, bàn ghế, và tịch thu tất cả những đồ dùng của anh Nguyễn Bắc Truyễn như: laptop, cell phone, máy chụp hình và nhiều thứ khác mà chúng tôi chưa kiểm chứng được.Sau khi chúng lôi chồng tôi ra xe chở tù nhân bít bùng và đưa đi đâu tôi không hề biết, chúng ép tôi tới đồn công an tỉnh Đồng Tháp và hỏi cung tôi 5 tiếng đồng hồ. Tôi đã phản đối hành vi bạo lực của chúng, cho nên tôi hoàn toàn không ký nhận bất cứ bản điều tra nào.


Mời đọc thêm

Phỏng vấn LS Nguyễn Bắc Truyễn




Mời đọc thêm

Tin giờ chót: Anh Nguyễn Bắc Truyển hoàn toàn mất tích, nhà cửa bị đập phá tan hoang



Chị Bùi Kim Cang, chị vợ anh Nguyễn Bắc Truyển kể lại việc CA tấn công, đập phá nhà cửa

Danlambao - Lúc 23:30' khuya ngày 9/2/2014, chị Bùi Thị Kim Phượng đã về đến nhà sau hơn 5 tiếng đồng bị thẩm vấn và khủng bố tinh thần tại trụ sở CA xã Long Hưng B, huyện Lấp Vò, Đồng Tháp. Tuy nhiên, chồng sắp cưới của chị là anh Nguyễn Bắc Truyển cho đến thời điểm này vẫn hoàn toàn bặt vô âm tính, không rõ bị công an giam giữ ở đâu.


Mời đọc thêm

Chủ Nhật, 9 tháng 2, 2014

Việt Nam hãy thôi lừa bịp thế giới về thành tích nhân quyền

Ông Benjamin Ismail, Giám đốc phụ trách khu vực Châu Á-Thái Bình Dương của tổ chức Phóng viên Không biên giới

Trà Mi - VOA - Một tổ chức bảo vệ nhân quyền có uy tín trên thế giới đề nghị Việt Nam chớ nên tiếp tục lừa bịp và phớt lờ các quan tâm của quốc tế về lĩnh vực nhân quyền trong thời đại thông tin kỹ thuật số.

Phản hồi về buổi Kiểm điểm nhân quyền Định kỳ Phổ quát UPR hôm 5/2 của Hà Nội tại Hội đồng Nhân quyền Liên hiệp quốc, tổ chức Phóng viên Không biên giới (RSF) có trụ sở tại Pháp nói thay xem những phê phán của thế giới là ‘thù địch’, chính phủ Việt Nam nên hữu nghị mời giới bảo vệ nhân quyền quốc tế sang tìm hiểu thực trạng nhân quyền và mời gọi sự giúp đỡ để cải thiện.

Giám đốc phụ trách khu vực Châu Á-Thái Bình Dương trong tổ chức RSF, ông Benjamin Ismail, đã dành cho VOA Việt ngữ cuộc trao đổi về việc này.

Bấm vào đây để nghe cuộc phỏng vấn

Phóng viên Không biên giới chúng tôi luôn sẵn sàng hợp tác, đối thoại, và hỗ trợ về nhân quyền như chúng tôi đã làm ở Miến Điện kể từ khi quốc gia này mở cửa, dân chủ hóa. Chúng tôi không ‘thù địch’, chúng tôi chỉ muốn bảo vệ các quyền căn bản mà mọi người trên thế giới phải được thụ hưởng bình đẳng như nhau trong đó có quyền tự do bày tỏ quan điểm và tự do báo chí, vốn là những điều đã được toàn cầu công nhận qua Công ước Quốc tế về Nhân quyền. Benjamin Ismail

Mời đọc thêm

Thứ Bảy, 8 tháng 2, 2014

Vì sao phái đoàn ngoại giao VN đột nhiên bỏ chạy giữa trụ sở LHQ?



CTV Danlambao - Hôm 5/2/2014, sau khi kết thúc phiên điều trần Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát (UPR) về tình trạng nhân quyền Việt Nam, phóng viên Đỗ Phủ của đài truyền hình SBTN đã có những nỗ lực bất thành trong việc phỏng vấn phái đoàn ngoại giao chính phủ CS Việt Nam.

Đoạn video phổ biến trên trang web đài SBTN cho thấy những hình ảnh khá hài hước, phóng viên Đỗ Phủ phải liên tục 'rượt đuổi' hết người này đến người khác trong phái đoàn CS để thực hiện cuộc phỏng vấn. Đáp lại, các 'nhà ngoại giao' của phía Việt Nam liên tục né tránh hoặc viện lý do từ chối, thậm chí có trường hợp đột nhiên vùng chạy như bị ma đuổi.

Mời đọc thêm

Đi rải tro hài cốt Lê Hiếu Đằng xuống sông Sài Gòn









Ra tới giữa dòng rồi, mới thấy sông Sài Gòn khá rộng, không hẹp như tôi vẫn tưởng. Chị Giang Thị Hồng – vợ anh Hiếu Đằng – và người con rể vẫn rải đều tay tro hài cốt của anh Đằng xuống mặt sông Sài Gòn êm ả. Hôm nay là 26 tết rồi, dậy từ 4 giờ sáng đi dự lễ truy điệu anh ở chùa Xá Lợi. Chiều nay trời se lạnh và nắng dìu dịu. Lúc còn sống, anh Đằng là một con người quyết liệt mà hiền hòa. Có lẽ vì thế mà lúc tiễn anh về cõi vĩnh hằng, đất trời cũng hiền hòa lắng dịu.

Tôi chăm chú nhìn theo các nắm tro hài cốt màu trắng từ tay chị Hồng rải xuống dòng nước trong xanh. Các nắm tro này kết thành các hạt nhỏ màu trắng như những hạt đá quý rồi tan dần trong nước. Đây là lần đầu tiên tôi dự một lễ rải tro cốt trên sông nên quan sát rất kỹ. Tôi đập nhẽ tay vào lưng anh Huỳnh Tấn Mẫm ngồi trước và hỏi: “Sao tro cốt lại màu trắng hả anh?”. Bác sĩ Huỳnh Tấn Mẫm giải thích: “Vì là tro của xương nên màu trắng anh ạ!”.

Mời đọc thêm

Thứ Sáu, 7 tháng 2, 2014

Phạm Đình Trọng - Sự vỗ ngực kể công vô lối






Từ khi có được chính quyền, đảng Cộng sản Việt Nam liền tự huyễn hoặc bằng một khẩu hiệu mang đầy đủ sự kiêu ngạo cộng sản, mang cả vẻ lấp lóa vàng son của những ngai vàng trung cổ và mang âm hưởng tiếng tung hô của những vương triều phong kiến: Đảng Cộng sản Việt Nam quang vinh muôn năm.

Năm nay, mùa xuân thứ 84 đất nước chìm trong hận thù giai cấp, chia rẽ dân tộc bởi cuộc cách mạng giai cấp sắt máu khi đảng cộng sản lấy giai cấp thống trị dân tộc, xã hội đang xao xác vì tham nhũng làm trống rỗng, kiệt quệ nền kinh tế đất nước, người dân đang xót xa nhận ra máu xương và năm tháng cuộc đời bấy lâu nay họ đã mang cống hiến cho một giá trị giả và đang vô cùng hoang mang vì họ vẫn bị buộc phải theo đuổi cái giá trị giả mù mịt đó “đến cuối thế kỉ này chưa chắc đã có chủ nghĩa xã hội hoàn thiện” như lời của chính ông Tổng bí thư đảng Cộng sản đã nói với họ, thì đảng Cộng sản lại đưa ra khẩu hiệu mà giá trị thực tế còn kém xa cả giá trị thực tế của chủ nghĩa xã hội: Đảng Cộng sản Việt Nam – người tổ chức và lãnh đạo nhân dân giành những thắng lợi vĩ đại!

Mời đọc thêm

Thứ Năm, 6 tháng 2, 2014

“Đồng chí Nguyễn Ái Quốc và tôi.” (tuyển tập HCM)


“Gần đây những bí mật của ông Hồ Chí Minh đã bị phơi bày. Chúng tôi, hầu hết là đảng viên, vẫn thường vui vẻ đùa cợt, có những bài vè chế giễu, nhưng rất đúng về nhân vật này. Ông Hồ Chí Minh đã bị nghi ngờ là một người Trung quốc, có tên là Hồ Tập Chương, do Quốc tế cộng sản dựng lên, thay thế cho Nguyễn Ái Quốc, người đã chết năm 1932. Mọi niềm tin đã bị đánh cắp. Tôi tuyên bố ra khỏi đảng.” - Đặng Xương Hùng.

Bảo Giang - Danlambao - Lời đoạn tuyệt với Hồ Chí Minh và đảng cộng sản của Đặng Xương Hùng biểu lộ một tâm tình trong sáng về với cái thật. Cái thật mà anh đã bị đánh cắp bằng lừa dối, bằng gian trá của cộng sản. Nó hoàn toàn khác với cái toan tính, có thể vẫn là không thật của Lê Hiếu Đằng - cũng đã thoái đảng, nhưng với lý do: “Đảng Cộng sản Việt Nam bây giờ không còn như trước - đấu tranh giải phóng dân tộc - mà đang suy thoái biến chất, thực chất chỉ là đảng của những tập đoàn lợi ích, trở thành lực cản cho sự phát triển đất nước, dân tộc, đi ngược lại lợi ích dân tộc, nhân dân...”

Mời đọc thêm

Người dân không kỳ vọng VN cải thiện sau Kiểm điểm Nhân quyền UPR

Trà Mi-VOA - 05.02.2014 - Buổi Kiểm điểm Nhân quyền Định kỳ Phổ quát UPR của Việt Nam đang diễn ra tại trụ sở Liên hiệp quốc ở Geneva, từ 2 giờ rưỡi đến 6 giờ chiều nay 5/2 (giờ địa phương).

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Hà Kim Ngọc mở đầu bản báo cáo dài hơn 20 trang của phái đoàn chính phủ Việt Nam tại buổi kiểm điểm UPR rằng: “Chính phủ Việt Nam đã tăng đôi các nỗ lực thực thi các chính sách nhân quyền kể cả những khuyến nghị được Hà Nội chấp thuận từ đợt UPR lần trước vào năm 2009.”


Người dân không kỳ vọng Việt Nam cải thiện sau Kiểm điểm Nhân quyền UPR



Mời đọc thêm

Không thuyết phục được dân, tháo nước nhấn chìm nhà

Bà Phạm Thị Đạt bên khu nhà ở của mình, giờ đã mênh mông nước. Ngôi nhà hoàn toàn chìm còn duy nhật cái chuồng gà trên gò đất cao. Photo Bang Tam/nguoiduatin

An Vũ - RFA - Không đồng ý với phương án bồi thường khi nhà nước thu hồi đất, bà Phạm Thị Đạt đã đi kêu cứu khắp nơi. Thế nhưng khi chưa thuyết phục được bà Phạm Thị Đạt nhận tiền bồi thường, thì phía Ban quản lý dự án hồ Suối Mỡ đã nhẫn tâm chặn dòng nước nhấn chìm ngôi nhà cùng toàn bộ tài sản của bà.

Đã không vì dân mà còn coi thường sinh mạng dân

Căn nhà nằm trên miếng đất diện tích khoảng 6.000 m2 của gia đình bà Phạm Thị Đạt ở thôn Bà Gò, xã Nghĩa Phương, huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang nằm trên con đường vào khu du lịch Suối mỡ, đây cũng là cửa hàng bán hàng của bà để nuôi con ăn học.

Mời đọc thêm

Tuyên Cáo của Tuổi Trẻ Việt Nam